1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhận xét một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần

108 916 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 308,89 KB

Nội dung

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn trầm cảm (RLTC) là một bệnh lý cảm xúc biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc trầm, giảm hoặc mất sự quan tâm, thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng mệt mỏi và giảm hoạt động, các biểu hiện này tồn tại trong thời gian ít nhất hơn hai tuần [1], [2], [3]. Ngày nay, trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến và có xu hướng ngày một tăng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Trầm cảm là một vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng trên 200 triệu người bị rối loạn trầm cảm điển hình, nghĩa là khoảng5% dân số toàn cầu mắc bệnh này, ở Việt Nam tỷ lệ này là 2,8%. Trầm cảm là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tự sát, 45 – 70% những người tự sát mắc bệnh trầm cảm và 15% số đó đã tử vong do thực hiện được hành vi tự sát [4], [5]. Trầm cảm có thể gặp ở mọi dân tộc, mọi vùng dân cư và mọi lứa tuổi, tần suất trầm cảm thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nghề nghiệp, giới tính, trình độ, mức sống, văn hoá, xã hội và lứa tuổi [6]. Ngày nay,tỷ lệ trầm cảm ở lứa tuổi trẻ có xu hướng ngày càng tăng. Kết quả nghiên cứu trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông Hà nội năm 2002 của Nguyễn Bá Đạt trên 566 học sinh THPT thì có 8,8% học sinh bị trầm cảm[7].Nghiên cứu của Tô Thanh Phương (2005) tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở độ tuổi từ 16 – 25 cao nhất (38,84%), độ tuổi từ 36 – 45 tỷ lệ trầm cảm thấp nhất (13,64%) [8]. Kết quả nghiên cứu của Coben (1993): trẻ từ 11 – 20 tuổi tỷ lệ trầm cảm là 1,6%. Kết quả nghiên cứu của Pine (1998): Trẻ 17 – 26 tuổi tỷ lệ rối loạn trầm cảm là 5,0%. Kết quả nghiên cứu của Kessler và Walter (1998): cho thấy độ tuổi từ 15 đến 24: tỷ lệ có rối loạn trầm cảm là 5,8% trong 1 tháng, 12,4% trong 1 năm và 15,3% mắc cả đời [9] 1 2 Đặcbiệt, giai đoạn từ 19 đến 29 tuổi là lứa tuổi có hoạt động sinh lý, tâm lý nổi bật, hoạt động nhận thức cũng phát triển không ngừng. Mặt khác, đời sống cảm xúc, tình cảm của độ tuổi này cũng rất phong phú và đa dạng. Trước những tác động của môi trường không thuận lợi, những người ở độ tuổi này thường phải đối mặt với nhiều áp lực trong cuộc sống như học tập quá căng thẳng, yêu cầu đòi hỏi quá cao nhất là những mốc lớn của quá trình học tập như tốt nghiệp trung học phổ thông, thi đại học hay cao đẳng và sau đó là tốt nghiệp đại học, cao đẳng, kiếm được việc làm hay thất nghiệp, xây dựng gia đình … dễ dẫn đến những phản ứng cảm xúc – hành vi lệch lạc, mà nổi bật là trầm cảm [10]. Theo số liệu của Viện sức khỏe Tâm thần (VSKTT) Quốc gia năm 2011 có 818 bệnh nhân ở độ tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại Viện, số bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn trầm cảm là 109 bệnh nhân(chiếm tỷ lệ 13%). Trong đó, chẩn đoán giai đoạn trầm cảm có 67 bệnh nhân, rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm có 11 bệnh nhân, trầm cảm tái diễn có 15 bệnh nhân và trầm cảm trong rối loạn sự thích ứng có 5 bệnh nhân [11]. Ở Việt nam, rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 đến 29còn chưa thực sự được quan tâm, chưa có các công trình nghiên cứu đầy đủ về rối loạn trầm cảm ở độ tuổi này. Với mong muốn tìm hiểu được toàn bộ bệnh cảnh lâm sàng, hình thái tiển triển của bệnh lý này một cách hệ thống, để giúp cho việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các rối loạn trầm cảm ở độ tuổi này. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ởlứa tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần” nhằm mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần. 2 3 Chương 1 TỔNG QUAN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM 1.1.Khái niệm và lịch sử bệnh 1.1.1. Khái niệm Trước đây, các nhà tâm thần học mô tả trầm cảm như là một giai đoạn bệnh điển hình, với tình trạng u sầu (melancholia), biểu hiện ức chế nặng nề các mặt hoạt động tâm thần. Chủ yếu là các quá trình: 1 Cảm xúc ức chế biểu hiện bằng khí sắc giảm, buồn rầu; 2/ Các quá trình tư duy bị ức chế, dòng tư duy chậm lại; 3/ hoạt động bị ức chế thể hiện tình trạng chậm chạp cả lời nói và hành vi, nhiều khi nặng đến mức sững sờ, bất động [1]. Hiện nay, theo mô tả trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-1-0), trầm cảm là một hội chứng bệnh lý, biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dễ mệt mỏi, phổ biến là tăng mệt mỏi rõ rệt nhiều khi chỉ sau một cố gắng nhỏ. Kèm theo là các triệu chứng phổ biến khác như: giảm sút tập trung chú ý, giảm sút lòng tự trọng và lòng tự tin; có ý tưởng bị tội và không xứng đáng; bi quan về tương lai; có ý tưởng và hành vi tự huỷ hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ; giảm cảm giác ngon miệng. Ngoài ra còn có các triệu chứng loạn thần. Các biểu hiện trên tồn tại trong một khoảng thời gian tối thiểu hai tuần liên tục [12]. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về trầm cảm Sầu uất (Melancholia) là thuật ngữ được dùng đầu tiên trong học thuyết thể dịch của Hyppocrate (460 – 377 trước công nguyên).Năm 1686 Bonet mô tả một dạng bệnh tâm thần với tên gọi: Hưng cảm –sầu uất “Maniaco – Melancolicus”; năm 1854 Falret lần đầu tiên mô tả hai trạng thái rối loạn trên cùng một người bệnh trong một bệnh cảnh chung, được gọi là loạn thần tuần 3 4 hoàn; năm 1882 nhà Tâm thần học người Đức Karl Kahlbaum dùng thuật ngữ “Cyclothymia” (bệnh khí sắc chu kỳ) để mô tả hưng cảm và trầm cảm là các giai đoạn cảm xúc của cùng một bệnh; năm 1899 nhà Tâm thần học người Đức Kraepelin mô tả thao cuồng và sầu uất là hai hình thái đối lập nhau trong một bệnh cảnh và đặt tên là loạn thần hưng trầm cảm (Psychose – Manico – Depressive) [1]. Năm 1950 Kleist phân ra hai thể loạn thần hưng trầm cảm lưỡng cực và đơn cực. Quan điểm này được chấp nhận cho đến năm 1962 khi Leonard và cộng sự đề xuất sự phân loại thành ba nhóm: Trầm cảm đơn cực, hưng cảm đơn cực và những bệnh nhân bị cả rối loạn TC và hưng cảm (lưỡng cực). Trầm cảm đã được các nhà Tâm thần học mô tả một cách cụ thể hơn vào những năm 80 của thế kỷ XX với đặc trưng: cảm xúc, hành vi và tư duy đều bị ức chế. - Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD 10: trầm cảm được xếp ở các mục [12]: + F06.32: Trầm cảm thực tổn. + F31.2, F31.3, F31.4: Giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực. + F32: Giai đoạn trầm cảm + F33: Trầm cảm tái diễn + F41.2: Rối loạn hỗn hợp lo âu – trầm cảm + F43.20 và F43.21: Trầm cảm trong rối loạn sự thích ứng + F20.4: Trầm cảm sau phân liệt. 1.2. Vài nét về dịch tễ học và tình hình nghiên cứu rối loạn trầm cảm 1.2.1.Trên thế giới Rối loạn trầm cảm là một bệnh lý khá phổ biến. Theo J.Angst (1992), L.Judd (1994) và một số tác giả khác, rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ 4 - 6,5% dân số [13]. Ở Pháp có khoảng 10% dân số mắc RLTC, tỷ lệ mắc bệnh chung tại một thời điểm là 2- 3% dân số và ở nhiều nước là từ 3 - 5%. Nghiên cứu 4 5 của M.M. Weissman và của nhiều tác giả khác cho thấy tỷ lệ mắc trong đời của rối loạn trầm cảm từ 1,5% - 19,0% dân số và tỷ lệ mắc hàng năm từ 0,8 - 5,8% [14], [15], [16]. Tỷ lệ tự sát ngày càng tăng có liên quan đến trầm cảm [17]. Ở Pháp số người tự sát tăng từ 8.300 người (năm 1975) lên 10400 người (năm 1980) và 12041 người (năm 1994). Theo M.L.Bourgeois (1998), trong số người tự sát, rối loạn tâm thần chiếm 90% (trong đó trầm cảm chiếm 46%) [9]. Tự sát nguyên nhân do trầm cảm không giảm, mà còn có xu hướng tăng cao hơn nhiều bệnh lý khác. 1.2.2. Ở Việt Nam Ở Việt nam, hơn một thập kỷ gần đây vấn đề sức khoẻ tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng được đề cập đến nhiều hơn, đã có nhiều công trình nghiên cứu về trầm cảm ở các khía cạnh khác nhau. Theo Ngô Ngọc Tản và Cao Tiến Đức (2001), rối loạn trầm cảm chiếm 3,4% khi điều tra các bệnh tâm thần ở một phường thuộc khu vực thành thị. Lã Thị Bưởi điều tra các bệnh tâm thần ở một phường của một thành phố lớn cho thấy rối loạn trầm cảm chiếm 4,1%. Nguyễn Văn Siêm và cộng sự thấy rối loạn trầm cảm chiếm 8,35% dân số khi điều tra ở một xã vùng nông thôn [18]. Theo Trần Văn Cường và cộng sự (2002), trầm cảm điển hình chiếm 2,8% khi điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế - xã hội khác nhau. [19]. Theo Tô Thanh Phương (2005). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm nặngcho thấy tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở độ tuổi từ 16 – 25 cao nhất (38,84%), độ tuổi từ 36 – 45 tỷ lệ trầm cảm thấp nhất (13,64%) [8]. 5 6 1.3. Bệnh nguyên, bệnh sinh của trầm cảm 1.3.1.Bệnh nguyên Kielholf.P. 1973 chia nguyên nhân gây trầm cảm làm 3 nhóm: 1.3.1.1. Do căn nguyên tâm lý Brice Pitte (1982) cho rằng trầm cảm là một đáp ứng cảm xúc tự nhiên và bình thường của con người trước những mất mát to lớn, tuyệt vọng, lo âu trước những mối nguy hiểm đe doạ Trầm cảm được xem là bệnh lý khi mức độ nặng của trầm cảm hoặc sự kéo dài các biểu hiện của trầm cảm không tương xứng với các tác nhân kích thích gây ra [20] Đây là nguyên nhân thường gặp gây trầm cảm. Sang chấn tâm lý có thể đến từ bên ngoài cơ thể như những mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè, công việc v.v hoặc những căng thẳng cũng có thể đến từ bên trong cơ thể như bị các bệnh nặng, nan y (HIV-AIDS, ung thư v.v ). Tuy nhiên cần đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của những stress này khi chẩn đoán vì có thể một mình yếu tố căng thẳng ấy đã đủ gây ra trầm cảm (như người thân qua đời hay thiên tai thảm khốc v.v hoặc những căng thẳng không nặng nhưng kéo dài, trường diễn như sức ép công việc kéo dài, mệt mỏi trong quan hệ vợ chồng, gia đình, bệnh nặng kéo dài v.v ). Các yếu tố gây stress và những biến cố trong cuộc sống nếu kéo dài, tích luỹ lại gây ra sự quá tải về tâm lý tác động vào nhân cách dễ bị tổn thương là nguyên nhân gây trầm cảm [21]Việc chẩn đoán đúng mức độ ảnh hưởng của những sang chấn tâm lý này sẽ rất có ích trong điều trị trầm cảm. Giai đoạn từ 19 tuổi đến 29 tuổi, là giai đoạn cuộc sống có nhiều áp lực như: học tập căng thẳng, công việc khó khăn, không có việc làm, tình trạng thất nghiệp, đời sống thiếu thốn. Đồng thời, đặc điểm tâm lý ở giai đoạn này có nhiều biến động không ổn định. Đó là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong rối loạn trầm cảm ở thanh niên độ tuổi này [10]. 6 7 1.3.1.2. Do các nguyên nhân là bệnh lý thực tổn, các rối loạn thoái triển hoặc do sử dụng các chất gây nghiện và thuốc ức chế tâm thần Bệnh lý thực tổn não được thừa nhận là đóng vai trò quan trọng và phổ biến trong lâm sàng tâm thần học người cao tuổi. Nhưng là nguyên nhân ít gặp trong lâm sàng rối loạn trầm cảm ở tuổi thanh niên. Robert C. Baldwin (1993) nêu ra 50% các bệnh nhân đột quỵ cấp có các biểu hiện trầm cảm rõ rệt trên lâm sàng. Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân Alzheimer là 15 – 40% [22]. Các chất gây nghiện hoặc các chất tác động tâm thần:Như Heroin, Amphetamin (thuốc lắc), rượu, thuốc lá v.v Đặc điểm chung của các chất này là giai đoạn đầu thường gây kích thích, sảng khoái, hưng phấn nhưng sau đó thường rơi vào trạng thái trầm cảm, mệt mỏi, uể oải, giảm sút và ức chế các hoạt động tâm thần (giai đoạn ức chế). Đặc biệt, lứa tuổi từ 19 đến 29, là lứa tuổi rất nhạy cảm, dễ bị lôi kéo. Trong xã hội hiện nay, tình trạng lứa tuổi này sử dụng các chất gây nghiện và các chất tác động tâm thần có xu hướng ngày càng tăng. Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về tình hình sử dụng ma tuý ở Việt nam năm 2011: gần 70% người nghiện ma túy ở độ tuổi dưới 30 tuổi (năm 1995 tỷ lệ này chỉ khoảng 42%). Hơn 95% người nghiện ma túy ở Việt Nam là nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ người nghiện là nữ giới cũng đang có xu hướng tăng trong những năm qua [23]. Do vậy, sử dụng ma tuý và các chất tác động tâm thần cũng là một trong những căn nguyên quan trọng gây nên trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 đến 29. 1.3.1.3. Do nội sinh Khi đã loại trừ tất cả các nguyên nhân trên. Do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não như: Serotonin, Noradrenalin thường là dẫn đến trầm cảm nặng, có thể có ý tưởng và hành vi tự sát, kèm theo các rối 7 8 loạn loạn thần như hoang tưởng bị tội, ảo thanh sai khiến tự sát v.v Loại trầm cảm này điều trị rất khó khăn và thường dễ tái phát. Cho đến nay trầm cảm nội sinh vẫn dựa vào giả thuyết đa yếu tố như là: Các giả thuyết về di truyền, giả thuyết về các amin sinh học, thuyết về thần kinh nội tiết và thuyết về hệ thần kinh trung ương. 1.3.2.Bệnh sinh Trầm cảm có cơ chế bệnh sinh khá phức tạp, có nhiều giả thuyết khác nhau về căn nguyên, cơ chế bệnh sinh, hình thái bệnh học, tiến triển bệnh, điều trị …. Tuy hiện chưa có một giả thuyết nào hoàn toàn thoả mãn được các nhà nghiên cứu, nhưng các học giả đã thống nhất: trầm cảm là một hình thái đáp ứng phức hợp tâm sinh – xã hội làm thay đổi rất nhiều không chỉ là những rối loạn đặc trưng về tâm thần, mà còn gây ra những biến đổi cơ thể (thần kinh, nội tiết, chuyển hoá…). Vai trò của các monoamine như serotonin, noradrenalin, dopamine … đã được ghi nhận. Những thay đổi này và những tác động của nó đến trầm cảm còn được tiếp tục quan sát, nghiên cứu [9], [24], [25], [26]. 1.3.2.1. Các Giả thuyết về sinh học  Các amin sinh học: Giả thuyết Amine sinh học nhận thấy Reserpine là chất gây trầm cảm, làm giảm các Amine sinh học (Cathecholamines) và Indoleamines trong khi các thuốc chống trầm cảm (CTC) làm tăng các Amine sinh học. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra sự thay đổi không giống nhau trong rối loạn điều hòa chất dẫn truyền thần kinh. Người ta đã tìm thấy những bất thường trong chuyển hóa Cathecholamine và Indoleamine (5-hydroxyindoleacetic acid [5HIAA], Homovanillic acid [HVA], 3-methoxy-4-hydroxyphenylglycol [MHPG] trong máu, nước tiểu, dịch não tủy ở những bệnh nhân rối loạn khí sắc [27], [28], [29], [30]. 8 9 - Norepinephrin: Sự tương quan được chỉ ra bởi các nghiên cứu sự điều chỉnh của thụ cảm β - adrenergic và những đáp ứng lâm sàng của thuốc CTC cho thấy vai trò trực tiếp của hệ thống noradrenergic trong trầm cảm. Trong trầm cảm, mật độ thụ thể β - adrenergic giảm sút đáng kể so với người bình thường. Bằng chứng khác cũng thấy có sự liên quan đến receptor trước synape β 2 - adrenergic trong trầm cảm, khi hoạt hoá thụ thể này sẽ làm giảm bớt lượng norepinephrine được giải phóng. Receptor trước synape β 2 - adrenergic được xác định nằm trên các neuron thần kinh serotonergic và điều hoà lượng serotonin. Hiệu quả lâm sàng các thuốc CTC tác dụng lên noradrenergic như Sertraline làm tăng cường vai trò của norepinephrine trong sinh lý bệnh các triệu chứng của trầm cảm [27], [29]. - Serotonin: Người ta nhận thấy trong rối loạn trầm cảm, nồng độ Serotonin tại khe synap thần kinh ở vỏ não giảm sút so với người bình thường (có trường hợp chỉ còn bằng 30% so với người bình thường). Bên cạnh đó, nồng độ các sản phẩm chuyển hóa của Serotonin trong máu, trong dịch não tủy cũng giảm thấp. Giảm Serotonin có thể làm suy nhược cơ thể nặng thêm và một số bệnh nhân có ý tưởng thôi thúc tự sát, có sự giảm tập trung các chất chuyển hóa Serotonin ở dịch não tủy và giảm tập trung ở vị trí hấp thụ Serotonin trên tiểu cầu. Tác dụng ức chế chọn lọc tái hấp thu Serotonin (SSRIs) như Fluoxetine sẽ làm tăng nồng độ Serotonin ở khe synap và có tác dụng trong điều trị trầm cảm. Hơn nữa SSRIs và các thuốc CTC khác giải phóng Serotonin cũng có hiệu quả trong điều trị chống trầm cảm. Như vậy Serotonin trở thành chất dẫn truyền thần kinh sinh học phổ biến nhất liên quan đến sinh lý bệnh của trầm cảm [27],[30]. - Dopamine: chất dẫn truyền thần kinh Dopamine không đóng vai trò lớn trong trầm cảm như Norepinephrine và Serotonin. Nhiều bằng chứng cho thấy 9 10 hoạt tính của Dopamine giảm trong trầm cảm và tăng trong hưng cảm. Khám phá các kiểu thụ thể Dopamine mới và tăng hiểu biết về sự điều tiết trước synap và sau synap được phong phú hơn khi tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa Dopamine và các rối loạn khí sắc. Các thuốc làm giảm độ tập trung Dopamine như Reserpine (Serpasil) và các bệnh giảm dopamine như bệnh Parkinson có sự liên quan với các triệu chứng trầm cảm. Ngược lại, các thuốc làm tăng độ tập trung dopamine như Tyrosine, Amphetamine và Bupropion (Wellbutrin), làm giảm các triệu chứng của trầm cảm. Hai học thuyết gần đây về Dopamine và trầm cảm là thuyết dẫn truyền trung gian hệ viền có thể hoạt động khác thường trong trầm cảm và thuyết thụ thể D 1 Dopamine có thể giảm hoạt động trong trầm cảm [27], [30].  Các yếu tố hóa học thần kinh khác: Mặc dù các số liệu cho đến nay vẫn chưa thuyết phục, acid amine dẫn truyền thần kinh (đặc biệt là γ- aminobutyric acid) và hoạt động các peptid thần kinh (vasopressin và các opiate nội sinh) liên quan đến bệnh sinh của các rối loạn khí sắc. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thống điều chỉnh thông tin thứ hai như adenylate cyclase, phosphatidylinositol và calcium cũng có thể vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả. Các acid amin glutamate và glycine là chất kích thích dẫn truyền thần kinh chủ yếu trong hệ thống thần kinh trung ương. Glutamate và glycine tập trung ở vị trí liên kết với thụ thể N-methyl-D aspartate (NMDA) và khi thừa quá có thể gây hậu quả nhiễm độc thần kinh. Hồi hải mã có sự tập trung cao thụ thể NMDA, thêm vào đó là glutamate có sự liên quan đến tăng cortisol máu làm ảnh hưởng khả năng nhận thức do stress mạn tính [6], [27]. 1.3.2.2. Các thuyết về những bất thường thần kinh nội tiết Hoạt động của hệ limbic có vai trò trung gian liên quan đến các trạng thái cảm xúc điều khiển giải phóng các hormone tuyến yên - một tuyến quan 10 [...]... 14 bệnh nhân nữ và 10 bệnh nhân nam.[50] Số liệu thống kê của VSKTT Quốc gia số bệnh nhân từ 19 đến 29 tuổi điều trị nội trú tại Viện được chẩn đoán là rối loạn trầm cảm trong năm 2011 là 109 bệnh nhân và năm 2012 là 97 bệnh nhân [11]: 2.5.2.Đặc điểm lâm sàng RLTC ở lứa tuổi từ 19 – 29 Với đặc thù phát triển ở giai đoạn từ 19 đến 29 tuổi rất phức tạp, sự chín muồi của 3 yếu tố cơ bản là sinh học, tâm. .. Trầm cảm vừa:  Trầm cảm nặng: + Trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần + Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần *Trầm cảm tái diễn: mục F33 chương F3.Bao gồm các chẩn đoán sau:  Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn nhẹ  Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn vừa  Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn nặng không có các triệu  chứng loạn thần Rối loạn trầm cảm tái... thời gian trước đây - Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần + Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng cảm hoặc hỗn hợp trong quá khứ II TRẦM CẢM Ở LỨA TUỔI TỪ 19 – 29 2.1 Quan niệm về tuổi trưởng thành  Theo Trường... lại nhiều nguy cơ dẫn đến các xung đột, áp lực căng thẳng và dẫn đến trầm cảm Đồng thời, chính những chất kích thích như rượu, ma tuý cũng là những tác nhân dẫn đến trầm cảm ở độ tuổi này trong giai đoạn xã hội hiện nay.[45], [46] 28 28 2.5 Các nghiên cứu về trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 – 29 2.5.1 Dịch tễ học trầm cảm lứa tuổi 19 – 29 Rối loạn trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào Hiện nay nhiều... diễn, hiện tại giai đoạn nặng có các triệu chứng loạn thần * RLCXLC hiện tại giai đoạn trầm cảm: gồm các chẩn đoán sau:  Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa (F31.3) 33 33  Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng không có các  triệu chứng loạn thần (F31.4) Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần (F31.5)... nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng  cảm hoặc hỗn hợp trong quá khứ Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần 19 19 + Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn của của một giai đoạn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần + Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng cảm hoặc hỗn hợp trong... một rối loạn trầm cảm tái diễn và giai đoạn hiện  nay phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn cho giai đoạn trầm cảm nhẹ Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn vừa Có đủ tiêu chuẩn cho một rối loạn trầm cảm tái diễn và giai đoạn hiện  nay phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn cho giai đoạn trầm cảm vừa Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn nặng không có các triệu chứng loạn thần Có đủ tiêu chuẩn cho một rối. .. khước từ hay là bỏ rơi dễ dẫn đến bị dồn nén, ức chế và dẫn đến bị trầm cảm [10], [39] 26 26 2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý ở lứa tuổi từ 19 – 29: 2.4.1 Yếu tố gia đình  Dù ở giai đoạn nào của cuộc đời, gia đình luôn là một yếu tố chiếm vai trò rất quan trọng đối với con người Những gia đình có tình trạng bất hòa, xung đột kéo dài sẽtạo nên cuộc sống căng thẳng, nhiều áp lực và thườngdẫn đến. .. nhất, yếu tố sinh học thường chín muồi sớm hơn yếu tố tâm lý, xã hội Giai đoạn từ 19 – 29 tuổi có đặc điểm là: tuy đã trưởng thành về mặt sinh học, nhưng về tâm lý có nhiều biến đổi phức tạp, chưa chín muồi Nên các biểu hiện trầm cảm ở lứa tuổi này có nhiều điểm tương đồng với trầm cảm ở tuổi vị thành niên [39], [51] 29 29 2.5.2.1 Đặc điểm lâm sàng thời kỳ khởi phát [10].[51], [51], [53] - Khí sắc: Ở lứa. .. phát triển của đời sống cảm xúc và tình cảm lứa tuổi 19 - 29: Ở giai đoạn này, sự phát triển đời sống tình cảm diễn ra theo hướng độc lập và tự chủ Tình cảm đặc trưng ở lứa tuổi này là tình yêu nam nữ Đây là một sự phát triển tâm sinh lý bình thường và tự nhiên của con người Mặt khác những cảm xúc, tình cảm của độ tuổi từ 19 đến 29 thường rất mãnh liệt và lãng mạn Nên khi bị ngăn cấm bởi gia đình, xã . trầm cảm lứa tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần nhằm mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần. 2 thần. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần. 2 3 Chương 1 TỔNG QUAN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM 1.1.Khái. của Viện sức khỏe Tâm thần (VSKTT) Quốc gia năm 2011 có 818 bệnh nhân ở độ tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại Viện, số bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn trầm cảm là 109 bệnh nhân(chiếm tỷ

Ngày đăng: 10/10/2014, 23:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w