Tưởng và hành vi tự sát:

Một phần của tài liệu nhận xét một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần (Trang 50 - 108)

Bảng 3.15: Ý tưởng và hành vi tự sát ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Giới Triệu chứng Nam Nữ Tổng số n % n % n % Ý tưởng tự sát 9 39,1 10 40,9 19 42,.2 Hành vi tự sát 8 34,9 9 40,0 17 37,8 Tiền sử có YTHVTS 0 0 1 4,5 1 2,2 Nhận xét:

- Có 19 trường hợp có YTHVTS (42,2%), trong đó tỷ lệ giữa nam và nữ là tương đương nhau, không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

- Trong 19 trường hợp có ý tưởng tự sát, thì đã thực hiện hành vi tự sát là 17 trường hợp, chỉ có 2 trường hợp chưa thực hiện.

- Có 1 trường hợp đã thực hiện hành vi tự sát lần thứ 2. 3.2.5.8. Các triệu chứng khác Bảng 3.16: Các triệu chứng khác Triệu chứng n % Lo âu 32 71,1 Ám ảnh 4 8,9 Nghi bệnh 4 8,9 Nhận xét: - Có 71,1% bệnh nhân có lo âu - Ám ảnh có 4 bệnh nhân, chiếm 8,9% - Nghi bệnh có 4 bệnh nhân, chiếm 8,9%

3.2.6. Đặc điểm cận lâm sàng

Bảng 3.17: Kết quả các trắc nghiệm tâm lý

Trắc nghiệm Nam Nữ p Test Beck 22,83±7,43 23,41±10,03 >0,05 23,11±8,70 Test Zung 50,17±10,00 49,68±8,49 >0,05 49,93 ± 9,19 Nhận xét:

- Điểm trung bình của thang beck: 23,11±8,70 - Điểm trung bình của thang zung: 49,93 ± 9,19 - Không có sự khác biệt giữa nam và nữ với p > 0,05

3.3. Các yếu tố liên quan đến RLTC ở tuổi từ 19 đến 29

3.3.1. Các yếu tố stress trong gia đình

Bảng 3.18: Các yếu tố stress trong gia đình

Các yếu tố stress n %

Có mâu thuẫn, xung đột 11 24,4

Bố, mẹ bị tù đày, phạm pháp 0 0

Gia đình bị phá sản, làm ăn thua lỗ 1 2,2

Bố, mẹ ly dị, ly thân 1 2,2

Tổng số 13 28,9

Nhận xét:

- Bảng 3.18 cho thấy lứa tuổi từ 19 đến 29 bị trầm cảm thường ở trong những gia đình có cấu trúc không hoàn thiện (có mâu thuẫn, xung đột, li dị, li thân, làm ăn thua lỗ...) với 13 trường hợp (28,9%), trong đó có mâu thuẫn, xung đột là 11 trường hợp (24,4%), gia đình bị phá sản có 1 trường hợp (2,2%) và bố mẹ ly dị có 1 trường hợp (2,2%).

Bảng 3.19: Các yếu tố stress trong mối quan hệ của nhóm NC

Các yếu tố stress n %

Xung đột với bạn 7 15,6

Xung đột với người thân 9 20,0

Xung đột với thủ trưởng 1 2,2

Tổng số 17 37,8

Nhận xét: Trong bảng 3.19 cho thấy:

- Có 17 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có các yếu tố sang chấn tâm lý trong mối quan hệ của bệnh nhân (37,8%), trong đó, xung đột với bạn là 15,6%; xung đột với người thân là 20,0% và xung đột với thủ trưởng là 2,2%.

3.3.3. Các yếu tố stress trong học tập của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.20: Các yếu tố stress trong học tập của nhóm NC

Các yếu tố stress n % Học tập căng thẳng, áp lực 9 20,0 Bị thi trượt 4 8,9 Bị thày cô mắng 3 6,7 Tổng số 16 35,6 Nhận xét: Bảng 3.20 cho thấy:

- Có 16 trường hợp có gặp áp lực trong học tập, trong đó: học tập căng thẳng có 9 bệnh nhân (20,0%); Bị thi trượt, bị điểm kém có 4 bệnh nhân (8,9%) và bị thày cô mắng có 3 bệnh nhân (6,7%).

Bảng 3.21: Các yếu tố stress trong công việc của nhóm NC

Các yếu tố stress n %

Chưa có việc làm 13 28,9

Công việc căng thẳng, vất vả 10 22,2

Làm ăn bị thua lỗ 2 4,4

Tổng số 25 55,6

Nhận xét: Bảng 3.21 cho thấy:

- Có 25 bệnh nhân có tình trạng công việc không thuận lợi, có áp lực (55,6%), trong đó: chưa có việc làm với 13 trường hợp (28,9%); công việc căng thẳng, vất vả với 10 trường hợp (22,2%) và có 1 trường hợp làm ăn bị thua lỗ (4,4%).

3.3.5. Tổng hợp các yếu tố liên quan của nhóm nghiên cứu

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ các yếu tố liên quan

Nhận xét:

- Yếu tố liên quan gặp nhiều nhất là những áp lực trong công việc (55,6%), trong đó, do không có việc làm nhiều nhất (28,9%), công việc vất vả căng thẳng (22,2%).

- Tiếp đến là yếu tố tình trạng áp lực, căng thẳng trong học tập (35,6%); trong đó học tập căng thẳng gặp nhiều nhất (20,0%), bị thi trượt (8,9%)

- Tình trạng bất hòa trong quan hệ của bản thân gặp (37,8%), trong đó xung đột với người thân nhiều nhất (20%).

- Hoàn cảnh gia đình thường xuyên có mâu thuẫn, xung đột gặp ở 28,9%.

3.3.6. Liên quan của giữa yếu tố stress với các thể lâm sàng

Bảng 3.22.Liên quan giữa các yếu tố stress với các thể lâm sàng

Các yếu tố stress Thê lâm sàng

BN có yếu tố các yếu tố stress

Tổng số

Không có 1 yếu tố 2 yếu tố 3 yếu tố

GĐTC 0 2 10 13 25

RLTC tái diễn 3 8 8 0 19

RLCXLC GĐTC 1 0 0 0 1

Tổng số 4 10 18 13 45

Nhận xét:

- Có 41 bệnh nhân có các yếu tố liên quan đến sang chấn tâm lý (91,1%). Trong đó, 10 bệnh nhân chỉ có 1 yếu tố sang chấn; 18 bệnh nhân có 2 yếu tố sang chấn và 13 bệnh nhân có 3 yếu sang chấn.

- Bệnh nhân chẩn đoán GĐTC: 100% có liên quan đến các yếu tố sang chấn, chính các yếu tố này là nguyên nhân dẫn đển khủng hoảng tâm lý và dẫn đến RLTC ở lứa tuổi 19 đến 29. Thường bệnh nhân có từ 2 đến 3 yếu tố sang chấn.

- Bệnh nhân chẩn đoán RLTC tái diễn: Trong 19 bệnh nhân, có 16 bệnh nhân có các yếu tố sang chấn tâm lý. Các yếu tố này thường là các yếu tố thuận lợi, thúc đẩy làm tái phát các giai đoạn RLTC. Thường bệnh nhân có từ 1 đến 2 sang chấn và các yếu tố sang chấn không mạnh và không lớn, đôi khi chỉ là những mâu thuẫn, xung đột nhỏ trong công việc hoặc trong quan hệ của bệnh nhân.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm giới tính, tình trạng hôn nhân, tiền sử gia đình, trình độ văn hoá, nghề nghiệp

Trong 45 bệnh nhân nghiên cứu có 22 bệnh nhân nam chiếm 48,9%, 23 bệnh nhân nữ chiếm 51,1%; tỷ lệ nữ/nam là 1,05/1. Như vậy, không thấy có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ giữa nam và nữ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Trần Thu Hà năm 2007 khi nghiên cứu trầm cảm ở bệnh nhân RLCXLC, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh giữa nữ/nam là 1,1/1 [50]và tác giả Cao Vũ Hùng năm 2010 khi nghiên cứu trầm cảm ở tuổi VTN, kết quả cũng cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm của nam/nữ là 1/1,16. [57].

Các nghiên cứu khác ở người lớn và trẻ em đều cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ giữa nam và nữ bị trầm cảm.Trên thế giới, Shashi K.Bhatia và cộng sự cho rằng giới tính nữ là yếu tố nguy cơ rối loạn trầm cảm ở trẻ em và trẻ vị thành niên, đến tuổi dậy thì rối loạn trầm cảm ở trẻ gái gặp gấp đôi ở trẻ trai [58]. Essauvà cộng sự nghiên cứu 1035 trẻ vị thành niên, lứa tuổi 12 – 17 tuổi, thấy tỷ lệ trầm cảm cao ở nữ (21,5% ở nữ và 12,6% ở nam) [59].Nghiên cứu ở người lớn, H.I. Kaplan (1998) [60] và F. Rouillon (1995) cho thấy rối loạn trầm cảm ở nữ cao gấp 3 lần ở nam (nữ là 5 – 10% và nam là 2 – 3%). Ở Việt nam, Nguyễn Văn Siêm và Vương Văn Tịnh nghiên cứu dịch tễ học trầm cảm ở cộng đồng nhận thấy tỷ lệ mắc trầm cảm giữa nữ/nam là 5/1[61].

Trong nghiên cứu của tôi, với số lượng bệnh nhân không nhiều, được tiến hành tại một cơ sở điều trị bệnh tâm thần, nên mẫu nghiên cứu không mang tính đại diện cho quần thể dân số chung, do vậy sự khác nhau về giới trong nhóm nghiên cứu này không có ý nghĩa thống kê. Để thu được kết quả phản ánh đúng thực tế và có độ tin cậy cao hơn về mối liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh và giới tính, chúng ta cần phải tiến hành cứu về dịch tễ học của bệnh.

Bảng 1.1 cho thấy số bệnh nhân đã kết hôn có 20 bệnh nhân chiếm 44,4%. Số bệnh nhân đã kết hôn đều ở độ tuổi từ 25 đến 29 tuổi. Trong đó có 6 nam và 14 nữ. Tình trạng mắc bệnh sớm có thể ảnh hưởng đến tình trạng hôn nhân của người bệnh.

*Trình độ học vấn:

Trong số 45 bệnh nhân nghiên cứu, chúng tôi thấy có 24 trường hợp có trình độ Cao đẳng và đại học. Trình độ phổ thông trung học có 18 bệnh nhân, Trung học cơ sở có 2 bệnh nhân và tiểu học là 1 bệnh nhân.

Kết quả của chúng tôi không phù hợp với các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Trần Thu Hà và của Kaplan & Sadock. Thường gặp ở những người chưa tốt nghiệp cao đẳng, đại học.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có trình độ đại học và cao đẳng cao hơn, vì trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân đều đang trong độ tuổi học tập. Điều đó, phản ánh mối liên quan ảnh hưởng của quá trình học tập đến sự phát sinh và phát triển bệnh của bệnh.

* Nghề nghiệp:

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân có tỷ lệ như sau: Số bệnh nhân là học sinh và sinh viên có 15 trường hợp, chiếm tỷ lệ cao nhất (33,3%), số bệnh nhân chưa có việc làm là 13 trường hợp chiếm tỷ lệ 32,5%. Số bệnh nhân làm ruộng có 10 trường hợp chiếm tỷ lệ 22,2%, thấp nhất là nhóm cán bộ công chức có 7 trường hợp (15,6%).

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thu Hà (2007) cho thấy nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân có tỷ lệ như sau: số bệnh nhân làm ruộng có 12 trường hợp chiếm tỷ lệ cao nhất (30%), tiếp đến là nhóm cán bộ công chức có 10 trường hợp (27,5%), học sinh - sinh viên và công nhân đều có 4 trường hợp (10%), nhóm khác (nội trợ, hưu trí, buôn bán, …) có 10 trường hợp (22,5%) [50]. Như vậy có sự khác nhau về tỷ lệ nghề nghiệp của bệnh nhân trong

nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu của Trần Thu Hà. Sự khác biệt này có thể được giải thích là nghiên cứu được tiến hành trên các nhóm bệnh nhân khác nhau độ tuổi.

4.1.2. Đặc điểm về tiền sử gia đình của nhóm nghiên cứu

Trong 45 bệnh nhân nghiên cứu, chỉ có hai bệnh nhân có tiền sử gia đình liên quan đến rối loạn tâm thần, chiếm 4,4% (bảng 3.2). Như vậy, những bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi không có liên quan nhiều đến yếu tố gia đình.

4.1.3. Đặc điểm phân bố tuổi khởi phát của nhóm bệnh nhân

Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi thấy có 4 bệnh nhân khởi phát bệnh ở lứa tuổi trước 19 tuổi (8,9%); 41 bệnh nhân khởi phát từ 19 đến 29 tuổi.Trong đó, nam là 19 và nữ là 22. Tuổi khởi phát trung bình của nam là 24,43 ± 3,49 và của nữ là 22,32 ± 3,69.Tuổi khởi phát trung bình cả hai giới là 22,32 ± 3,69. Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có sự khác biệt về tuổi khởi phát ở nam và nữ với p > 0,05 (bảng 3.3). Tuy nhiên, tuổi khởi phát của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi sớm hơn so với các nghiên cứu khác như: Theo Weissmann và cộng sự (1996) tuổi khởi phát trung bình của RLCXLC là 21 tuổi sớm hơn so với trầm cảm điển hình khoảng 6 tuổi [16]. Lisa Jones (2005) và cộng sự nghiên cứu thấy tuổi khởi phát trung bình của trầm cảm tái diễn là 27,63 [49]. Nghiên cứu của Ben Abla (2006) thấy tuổi khởi phát của trầm cảm đơn cực là 38,7 ± 5 [62].Tuổi khởi phát sớm sẽ ảnh hưởng đến học tập và nghề nghiệp, sự phát triển và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

4.1.4. Đặc điểm phân bố tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.4 cho thấy.Tuổi trung bình của nam là 25,39± 2,94 tuổi và của nữ là 23,45 ± 3,42 tuổi. Tuổi trung bình của cả 2 giới là 24,44 ± 3,29 tuổi. Như vậy,không có sự khác biệt giữanam và nữ với p > 0,05 (bảng 3.6). Tuy

nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, với số lượng bệnh nhân không nhiều và chỉ nghiên cứu trong giai đoạn tuổi từ 19 đến 29 tuổi được điều trị tại bệnh viện tâm thần nên tuổi trung bình và sự khác biệt về giới trong nghiên cứu này không có ý nghĩa thống kê.

4.2.Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi 19 đến 29

4.2.1. Biểu hiện lâm sàng trước khi đến khám tại bệnh viện tâm thần 4.2.1.1. Lý do đến khám bệnh

Kết quả nghiên cứu (Biểu đồ 3.1) cho thấy 31,1% đến khám vì triệu chứng tâm thần. Đó là các biểu hiện về khí sắc như có vẻ mặt buồn ủ rũ, có những nỗi buồn mà không giải thích được lý do. Các biểu hiện mất quan tâm thích thú trong học tập hay trong các sinh hoạt hàng ngày, trong công việc, điều mà trước đây bệnh nhân không có. Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ kéo dài, các triệu chứng về tâm thần khác như hoang tưởng, ảo giác, ám ảnh, từ chối tiếp xúc, từ chối nói chuyện với mọi người, khóc lóc, không học tập được, không làm việc được như trước hoặc biểu hiện tình trạng bi quan về cuộc sống và tương lai. Một số trường hợp nặng nề hơn, bệnh nhân có ý định tự sát, thực hiện hành vi tự sát. Với các triệu chứng này, bệnh nhân dễ dàng được phát hiện và được đến khám tại các cơ sở chuyên khoa tâm thần sớm hơn. Đối với nhóm bệnh này thường ít khi bị bỏ sót, có chăng chỉ bỏ sót đối với những trường hợp biểu hiện lâm sàng nhẹ, các triệu chứng trầm cảm không điển hình hoặc thoáng qua như mất ngủ, kém tập trung chú ý, hạn chế giao tiếp với mọi người.

Bệnh nhân lứa tuổi từ 19 đến 29 tuổi đến khám và được chẩn đoán RLTC bởi các triệu chứng cơ thể kết hợp với cả các triệu chứng tâm thần (49%), có 20% trường hợp đến khám chỉ vì các triệu chứng cơ thể. Có thể nói đây là nét đặc biệt ở lứa tuổi 19 đến 29 bị trầm cảm. Thường là biểu hiện rối loạn chức năng của các hệ thống cơ quan trong cơ thể như triệu chứng cơ

năng hệ thần kinh, tiêu hóa, tim mạch, hô hấp, nội tiết ... Thực tế lâm sàng cho thấy, đa số những bệnh nhân này đã được khám tại các chuyên khoa về bệnh lý nội khoa và được chẩn đoán bệnh nội khoa như: viêm dạ dày, viêm xoang, rối loạn tuần hoàn não, rối loạn thần kinh tim, suy nhược cơ thể ....và được điều trị các bệnh cơ thể tương ứng. Chỉ đến khi các triệu chứng cơ thể này không cải thiện, hoặc không phát hiện thấy tổn thương thực thể thị mới được đến khám tại chuyên khoa tâm thần. Các triệu chứng cơ thể thường biểu hiện đa dạng, ở các mức độ khác nhau, khó chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý nội khoa. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trầm cảm ở trẻ VTN điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương của Cao Vũ Hùng (2010): Lý do đến khám vì các triệu chứng tâm thần của trẻ VTN là 55% và vì các triệu chứng cơ thể là 45%.[57].

Ở người lớn, Trần Hữu Bình nghiên cứu ở những bệnh nhân có bệnh lý dạ dày ruột cho kết quả[4]: rối loạn trầm cảm chiếm 5% bệnh nhân tổn thương thực thể dạ dày – ruột và 14,6% bệnh nhân có triệu chứng dạ dày ruột chức năng.Nghiên cứu của Boland.R ở những bệnh nhân điều trị nội trú trong bệnh viện, phát hiện 9,9% rối loạn trầm cảm trong các bệnh tiêu hóa nói chung. [63].

4.2.1.2.Thời gian xuất hiện các triệu chứng và tính chất khởi phát bệnh. * Thời gian xuất hiện các triệu chứng:

Kết quả nghiên cứu (Bảng 3.5) cho thấy lứa tuổi 19 đến 29 tuổi bị rối loạn trầm cảm thường được phát hiện muộn, có 26 bệnh nhân(57,8%) có thời gian bị bệnh trước đó trên 6 tháng, trong đó 4 bệnh nhân đã xuất hiện trên 12 tháng, 22 bệnh nhân xuất hiện từ 7 – 12 tháng; 9 bệnh nhân được phát hiện sau từ 4 – 6 tháng (20%); 7 bệnh nhân được phát hiện sau từ 1 – 3 tháng (15,6%), chỉ có 3 bệnh nhân (6,7%) được phát hiện và điều trị sớm trước 1

tháng. Thời gian trung bình từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi được chẩn đoán và điều trị là: 6,62 ± 4,11 tháng. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết

Một phần của tài liệu nhận xét một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần (Trang 50 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w