1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,

120 539 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Mục đích yêu cầu của đề tài: - Tìm ra loài Protozoa chuyên biệt cho từng loài sâu hại trên rau (cải xà lách, cải bẹ xanh, cải vún, cải bông, cải bắp…) và cây màu (đậu xanh, đậu nành và các loại đậu khác…). - Đánh giá hiệu lực của Protozoa đối với sâu hại rau màu như: sâu ăn tạp, sâu xanh. - Ứng dụng trên đồng ruộng để trừ nhóm sâu ăn lá hại rau màu (chọn ít nhứt một trong ba đối tượng, tùy theo kết quả thu mẫu thực tế: sâu ăn tạp, sâu xanh hoặc sâu nhiếu đọt...) - Xây dựng quy trình sản xuất ra ít nhất một dạng chế phẩm sinh học từ nguyên sinh động vật (Protozoa) bằng thiết bị hiện đại của Nhật viện trợ trong dự án NEDO-VN (Phát triển chế phẩm sinh học tại Việt Nam) có chất lượng tương đương với sản phẩm của nước ngoài (NoLoc® đạt 108 spore/mL của Mỹ). -Tạo ra sản phẩm rau màu an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân để từ đó thay dần thói quen sử dụng thuốc hóa học độc hại bằng thuốc sinh học không độc hại cho con người và môi trường sản xuất nông nghiệp

1 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây chiến lược bảo vệ cây trồng trên thế giới đã có sự thay đổi cơ bản, người ta đã thấy rõ những mặt hạn chế của biện pháp sử dụng thuốc hóa học trong bảo vệ thực vật. Hàng năm, một số lượng rất lớn thuốc trừ sâu đã được sử dụng. Theo số liệu của Cục Bảo Vệ Thực Vật thì trong năm 2004 tổng khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được nhập khẩu vào Việt Nam là 48.288 tấn (Nguyễn Hữu Huân, 2005). Việc áp dụng quá nhiều nông dược đã làm cho những loài sâu hại quan trọng ở vùng ĐBSCL như sâu tơ (Plutella xylostella Linnaeus), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hübner), sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabricius), sâu vẽ bùa cam quít (Phyllocnistis citrella Stainton) và sâu đục trái đậu nành (Etiella zinckenella Treitschke),… trở nên kháng với rất nhiều loại thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, các vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng và phổ biến nhất là ở các mặt hàng rau quả, cụ thể như Cần Thơ (23/07/2002) xí nghiệp Cafatex bị ngộ độc tập thể 41 nữ công nhân nhập viện trong tình trạng nôn mữa, hôn mê, tay chân bủn rủn do ăn đậu đũa có chứa thuốc trừ sâu (Báo Tuổi Trẻ 25/07/2002); theo VietnamNet, hàng năm có khoảng 300 ca tử vong nhập viện tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, trong đó có khoảng 34 - 35 trường hợp ngộ độc thuốc BVTV (chiếm khoảng 10%); theo báo cáo của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Tp. Hà Nội, từ 01/01/2002 đến 16/06/2002 đã xảy ra 20 vụ ngộ độc thức ăn với 202 nạn nhân, trong đó có 13 vụ ngộ độc do rau xanh nhiễm hoá chất BVTV với 85 nạn nhân (không có tử vong), năm 2009 tại bệnh viện chợ rẫy Tp. HCM có tổng cộng 403 ca ngộ độc thuốc trừ sâu thì có đến 86 ca tử vong. Theo những số liệu vừa nêu trên ta thấy rõ những mặt tác hại của thuốc BVTV có thể dẫn đến tử vong cho người nếu ăn phải thực phẩm xanh có chứa hàm lượng hoá chất BVTV vượt mức cho phép. Vì vậy biện pháp sinh học ngày càng thể hiện rõ tính ưu việt và vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược tổng hợp bảo vệ cây trồng và cũng là một giải pháp kỹ thuật khả thi trong sản xuất thực phẩm xanh an toàn, giúp cho nông dân có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất mức độ tồn dư độc chất nông nghiệp trong sản phẩm có hại cho sức khoẻ. Kunimi, 2002 cho biết côn trùng bị các loại vi sinh vật có ích tấn công bao gồm: virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật (Protozoa), tuyến trùng,…. Và các tác nhân này đã được ứng dụng rộng rãi trong công tác phòng trừ sinh học trên toàn thế giới. Tại Úc các nhà khoa học đã sử dụng nấm Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliae để phòng trừ bọ hung hại mía, ở Trung Quốc từ những năm 80 đã sử dụng vi khuẩn Bacillus thurigensis (Bt) để phòng trừ sâu hại rau… Trong ba thập kỷ gần đây cùng với sự phát triển nhanh của các ngành khoa học và công nghệ sinh học, việc nghiên cứu tạo ra các thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn, virus, vi nấm, các thuốc kháng sinh… ngày càng được nhân rộng và đã có nhiều thành tựu to lớn như: công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu Bt, virus NPV, vi nấm Boverit và Mat (Metarhizium anisopliae). Mặc dù vậy nhưng chưa có những nghiên cứu sâu sắc và thành tựu đáng kể về việc sử dụng nguyên sinh động vật (Protozoa) trong phòng trừ sinh học. 2 Mục đích yêu cầu của đề tài: - Tìm ra loài Protozoa chuyên biệt cho từng loài sâu hại trên rau (cải xà lách, cải bẹ xanh, cải vún, cải bông, cải bắp…) và cây màu (đậu xanh, đậu nành và các loại đậu khác…). - Đánh giá hiệu lực của Protozoa đối với sâu hại rau màu như: sâu ăn tạp, sâu xanh. - Ứng dụng trên đồng ruộng để trừ nhóm sâu ăn lá hại rau màu (chọn ít nhứt một trong ba đối tượng, tùy theo kết quả thu mẫu thực tế: sâu ăn tạp, sâu xanh hoặc sâu nhiếu đọt ) - Xây dựng quy trình sản xuất ra ít nhất một dạng chế phẩm sinh học từ nguyên sinh động vật (Protozoa) bằng thiết bị hiện đại của Nhật viện trợ trong dự án NEDO-VN (Phát triển chế phẩm sinh học tại Việt Nam) có chất lượng tương đương với sản phẩm của nước ngoài (NoLoc® đạt 10 8 spore/mL của Mỹ). -Tạo ra sản phẩm rau màu an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân để từ đó thay dần thói quen sử dụng thuốc hóa học độc hại bằng thuốc sinh học không độc hại cho con người và môi trường sản xuất nông nghiệp. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH 1.1 Vài nét về hiện trạng canh tác rau màu tại thành phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ có vị trí trung tâm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, với diện tích sản xuất lúa (khoảng 94.000 ha) chiếm trên 70% diện tích canh tác. Với những điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, con người, hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh và hệ thống đê bao khép kín tạo điều kiện cho việc thâm canh tăng vụ, phần lớn các diện tích được canh tác trung bình từ 2 - 3 vụ lúa/ năm, năng suất trung bình từ 5 - 6 tấn/ ha. Đặc biệt trong những năm gần đây thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Cần Thơ. Diện tích trồng rau màu hàng vụ tăng lên, đến nay có trên 5.000 ha rau màu được gieo trồng hàng vụ, tập trung tại các quận Cái Răng, Bình Thuỷ, Ô Môn, huyện Phong Điền, Thốt Nốt,… Tuy nhiên phần lớn nông dân canh tác theo phương pháp truyền thống , còn lạc hậu, chậm áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không chú ý đến dư lượng thuốc trong nông sản và thời gian cách ly của thuốc BVTV và phân bón. Theo báo cáo khoa học về đề tài "Triển khai ứng dụng kỹ thuật sản xuất và nghiên cứu khả năng tiêu thụ rau an toàn ở thành phố Cần Thơ, 2006" thì: - Thông tin cơ bản về nông hộ: Tỷ lệ nam tham gia trồng rau gấp 8 lần tỷ lệ nữ, chứng tỏ lực lượng nữ chủ yếu làm công việc nội trợ hoặc phụ trách buôn bán rau; lực lượng trồng rau có độ tuổi tập trung từ 18 - 50 cho thấy họ có khả năng canh tác rau, ham học hỏi và có khả năng tự đúc kết kinh nghiệm trong quá trình sản xuất; đa số lực lượng tham gia trồng rau trong khu vực có trình độ học vấn thấp (cấp 1 là 54,4% cấp 2 là 38,5%) do trình độ nhận thức kém nên thấy rằng trồng rau lấy ngắn nuôi dài là chắc chắn thành công, kỹ thuật canh tác đơn giản, đầu tư ít rủi ro do đó làm giới hạn khả năng tính toán cũng như khả năng mở rộng tầm nhìn một cách xa hơn. Tỷ lệ nông dân có nhiều kinh nghiệm trong canh tác rau còn thấp chủ yếu tập trung ở nhóm có từ 1-9 năm kinh nghiệm, chứng tỏ cây rau mới được nông dân thành phố quan tâm sản xuất trong những năm gần đây. - Về diện tích đất canh tác rau: Phần lớn nông dân trồng rau trên diện tích nhỏ lẻ manh múng không tập trung (diện tích từ 100 - 4.500 m 2 chiếm tỷ lệ 69,5%; từ 4.600 - 8.000 m 2 chiếm 30,5%). - Về thời vụ trồng: Nông dân có thể trồng rau quanh năm, nhưng khoảng tháng 7 - 9 do điều kiện thời tiết không thuận lợi (nhiều mưa bão) nên có ít nông dân trồng rau, từ tháng 1 - 6 chiếm 70,8% nông dân trồng rau và rất phù hợp với tình hình sản xuất rau chung của khu vực. - Về giống và loại rau trồng: Nông dân canh tác chủ yếu sử dụng 2 nguồn giống: giống nhập nội từ địa phương (87,3 - 90,9%), tỷ lệ tự để giống chuẩn bị cho vụ sau chiếm tỷ lệ ít; càng về sau nông dân thích chọn giống nhập nội để trồng vì có khả năng kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất và chất lượng cao. Thông thường các loại rau ăn lá dễ trồng hơn các loại rau ăn trái nên được nông dân trồng nhiều hơn. Qua điều tra 4 cho thấy ở đầu kỳ (Đông Xuân) rau ăn lá (56,6%) chiếm tỷ lệ cao hơn rau ăn trái (43,4%). - Về sâu bệnh hại rau và sử dụng nông dược: Hầu hết nông dân đều am hiểu về các đối tượng sâu bệnh hại trên rau như: sâu tơ, sâu ăn tạp, sâu xanh da láng; bệnh héo cây con, thối nhũn, thán thư…trong đó các đối tượng sâu hại quan trọng như sâu ăn tạp, sâu xanh da láng, sâu tơ, bọ nhảy… mỗi đối tượng chiếm tỷ lệ hơn 13,5%. Theo các kết quả điều tra của nông hộ tại những vùng trồng rau của TP Cần Thơ - vụ Đông Xuân 2003 - 2004 thì nông dân vẫn còn sử dụng thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ khá cao chiếm 13,2%, gốc carbamat chiếm 17,7%, bên cạnh cũng đã sử dụng các loại thuốc trừ sâu thế hệ mới chiếm 14,9% và thuốc trừ sâu vi sinh chiếm 17,2% khá cao và rất nhiều những loại thuốc khác với tỷ lệ từng loại thấp. Qua kết quả điều tra cho thấy nông dân vẫn còn phun thuốc trừ sâu phổ biến từ 3 - 5 lần/ vụ chiếm 60,5% và 10 lần/ vụ chiếm 3,9%, có khi phun đến 12 lần/ vụ. Nhưng bên cạnh đó các loại thuốc nông dân sử dụng để phòng trừ chuyển đổi từ các loại thuốc gốc lân và carbamat sang sử dụng thuốc gốc cúc thế hệ mới và đặc biệt là sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc vi sinh sẽ có ý nghĩa rất lớn trong công tác phòng trừ sinh học. 1.2 Đặc điểm của sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabricius) Họ Ngài đêm (Noctuidae) Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) 1.2.1 Phân bố và ký chủ Sâu ăn tạp còn có tên gọi là sâu khoang, sâu đàn, sâu keo, là loài phân bố rộng khắp thế giới, ở các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á, Bắc Phi. Ở nước ta sâu có ở khắp nơi. Đây là loài đa thực, theo ước tính có thể gây hại trên 290 loại cây trồng thuộc 99 họ thực vật. Ở nước ta chúng là loài gây hại quan trọng trên các loại rau họ thập tự, cà chua, đậu đũa, bầu bí, rau muống, khoai lang, thuốc lá, bông, thầu dầu điền thanh,… (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) thì sâu có thể gây hại khoảng 200 loại cây trồng. Loài này phân bố khắp nơi ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, kể cả một số nước ôn đới, châu Úc, châu Á và đảo Thái Bình Dương (Feaking và Franz, 1977 được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thuỳ Dung, 2008). 1.2.2 Đặc điểm gây hại Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006), sâu non tuổi nhỏ tập trung thành từng đám gặm nhắm ăn lá, chừa lại biểu bì trên và gân lá nên người ta còn gọi là sâu ổ hay sâu đàn. Sau khi sâu lớn thì phân tán, ăn thủng lá chỉ để lại gân lá, có thể cắn trụi hết lá, cắn trụi cành hoa, chui và đục khoét trong quả, nụ hoa. Khi sâu ăn tạp phát sinh thành dịch, chúng gây thiệt hại khá nặng cho cây trồng. Đối với rau ăn lá thì bị giảm sản lượng và giá trị thương phẩm, đối với cây lấy quả như cà chua, đậu đũa thì hoa nụ sẽ bị rụng và quả bị hại cũng sẽ rụng sớm hoặc trở nên thối khi gặp trời mưa. 5 1.2.3 Đặc điểm hình thái và sinh học Bướm có chiều dài thân từ 20 - 25 mm, sải cánh rộng từ 35 - 45 mm. Cánh trước màu nâu vàng. Phần giữa từ mép trước cánh tới mép sau cánh có một vân ngang rộng màu trắng. Trong đường vân này có 2 đường vân màu nâu (ở con đực không rõ). Cánh sau màu trắng loáng phản quang màu tím. Bướm có đời sống trung bình từ 1 - 2 tuần tuỳ thuộc vào điều kiện thức ăn. Trung bình một bướm cái có thể đẻ 300 trứng, nhưng khi gặp điều kiện thích hợp bướm có thể đẻ từ 900 - 2.000 trứng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004) . Theo Phạm Thị Nhất (2000) ở điều kiện Việt Nam thì tổng số trứng trung bình của sâu ăn tạp là 1000 trứng/ổ. Thời gian đẻ trứng trung bình kéo dài từ 5 - 7 ngày nhưng cũng có khi lên đến 10 hoặc 12 ngày. Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006) trứng hình bán cầu, đường kính 0,5 mm. Bề mặt trứng có những đường khía dọc từ đỉnh trứng xuống đáy trứng (36 - 39 đường) và bị cắt ngang bởi những đường khía ngang tạo thành những ô nhỏ. Trứng mới đẻ có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm. Trứng xếp với nhau thành từng ổ có lông từ bụng bướm mẹ phủ bên ngoài. Thời gian ủ trứng từ 4 - 7 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Sâu có 5 - 6 tuổi tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường và phát triển trong khoảng thời gian từ 20 - 25 ngày. Sâu lớn đủ sức dài khoảng 35 - 53 mm, hình ống tròn. Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn chuyển dần sang màu nâu đen hoặc nâu đậm . Sâu tuổi nhỏ toàn thân có màu xanh và chuyển dần sang màu nâu khi tuổi lớn với 1 sọc màu vàng sáng ở hai bên hông chạy từ đốt thứ nhất của bụng đến đốt cuối, dọc theo những đường ấy có những điểm hình bán nguyệt. Từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng mỗi đốt có một chấm đen rõ, đây là điểm đặc biệt của loài sâu này để phân biệt với các loài sâu khác cùng giống; trong đó có 2 chấm đen ở đốt thứ nhất là to nhất và gần như giao nhau khi sâu tuổi lớn tạo thành một khoang đen trên lưng nên người ta còn gọi sâu này là "Sâu Khoang" (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Nhộng dài 18 - 20 mm màu nâu tươi hoặc nâu tối, hình ống tròn. Mép trước đốt bụng thứ 4 và vòng quanh các đốt bụng thứ 5, 6, 7 có nhiều chấm lõm . Cuối bụng có một đôi gai ngắn (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) thì thời gian nhộng từ 7 - 10 ngày. Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển của sâu ăn tạp, ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho tất cả các giai đoạn phát triển của sâu ăn tạp là 37 0 C, sâu ngừng hoạt động và sẽ chết khi nhiệt độ >40 0 C, trứng sâu ăn tạp sẽ nở khoảng 4 ngày trong điều kiện nhiệt độ ẩm và có thể lên 11–12 ngày ở nhiệt độ thấp hơn (Rang Rao và ctv., 1989 được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thuỳ Dung, 2008). Ẩm độ cùng với nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động bắt cặp của thành trùng. Khi ẩm độ thấp và nhiệt độ cao sẽ làm tăng khả năng hoạt động của thành trùng và ngược lại. Tuy nhiên nếu nhiệt độ cao, kết hợp với ẩm độ thấp sẽ làm giảm số lượng cũng như tỷ lệ trứng nở. Ẩm độ thích hợp cho sự sinh trưởng của ấu trùng sâu ăn tạp dao động từ 85% - 100%. 6 1.2.4 Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại Theo Lê Thị Sen (1999) bướm thường vũ hoá vào buổi chiều và bay ra ngoài hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ. Thời gian hoạt động từ tối đến nửa đêm. Bướm bay rất khoẻ, có khi bay xa đến vài chục mét và có thể cao đến 6 - 7 m. Sau khi bắt cặp vài giờ bướm có thể bắt cặp và 1 ngày sau là có thể đẻ trứng. Bướm có xu tính mạnh với mùi vị chua ngọt và với ánh sáng đèn, đặc biệt là đối với đèn có bước sóng ngắn (3,650 A 0 ) . Thành trùng đẻ trứng vào đêm thứ 2 sau khi vũ hóa. Một đời con cái giao phối 3 - 4 lần, trong khi đó con đực có thể giao phối 10 lần (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Bướm có tính chọn lọc ký chủ để đẻ trứng, bướm đẻ trứng thành từng ổ khoảng vài trăm trứng, thường đẻ ở mặt dưới lá, ổ trứng có phủ lông màu vàng. Thời gian đẻ trứng kéo dài 6 - 8 ngày. Thời gian sống của bướm ở nhiệt độ cao (hè - thu) ngắn hơn ở nhiệt độ thấp (đông - xuân), bướm được cho ăn thêm sống lâu hơn là không ăn. Sâu non vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống quần tụ với nhau quanh ổ trứng. Lúc này nếu bị khua động nhẹ chúng có thể bò phân tán ra chung quanh hoặc nhả tơ buông mình xuống đất, ở giai đoạn này sâu chỉ ăn gặm ở mặt dưới lá, chừa lại lớp biểu bì trên và gân lá. Sang tuổi 2 sâu bắt đầu phân tán và ăn gặm lá nhiều hơn. Từ tuổi 4 sâu có phản ứng rõ rệt đối với ánh sáng, nghĩa là sâu thường trốn ánh sáng nên ban ngày sâu thường ẩn vào những nơi tối hoặc chui xuống kẻ đất nứt, ban đêm mới chui lên cây; vào những ngày râm mát hoặc có mưa nhẹ thì ban ngày sâu có thể bò lên hoạt động trên cây (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Sâu có thể di chuyển từ cánh đồng này sang cánh đồng khác, ở đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ sâu có thể ăn cả bộ phận dưới mặt đất của cây trong thời gian ẩn nắp ban ngày (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Sâu có 6 tuổi, sâu tuổi cuối có thể nặng tới 800 mg, trung bình giai đoạn sâu non có thể ăn hết 4g lá, trong đó 80% bị tiêu thụ bởi sâu tuổi cuối. Sâu tuổi lớn có tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành và trái non. Khi sắp hoá nhộng sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó để hoá nhộng bên trong. Đất có hàm lượng nước 20% là thích hợp cho sâu hoá nhộng, đất quá khô hoặc quá ẩm đều không thuận lợi (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). Sâu ăn tạp là loài ưa điều kiện nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sâu sinh trưởng và phát dục là 29 - 30 o C và độ ẩm không khí thích hợp là trên 90%. Ở Việt Nam điều kiện thời tiết khí hậu và cây trồng thuận lợi cho sâu phát sinh và phát triển và thường gây hại cho cây trồng vào các tháng mùa hè và mùa thu (từ tháng 4 – 10). Dịch sâu thường phát sinh vào tháng 5 - 6, còn các tháng khác có thể gây hại nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào điều kiện địa diểm và cây trồng. Sâu ăn tạp phát sinh quanh năm trên rau. Mỗi năm có 7 đỉnh cao mật độ sâu trên đồng ruộng, thời gian giữa 2 đỉnh cao là 20 - 26 ngày. Trong thời gian từ tháng 5 đến 7 tháng 11 thì các đợt mưa lớn kết hợp với sự phát sinh bệnh thối nhũn do virus NPV là nguyên nhân làm giảm mật số sâu ăn tạp trên đồng ruộng (Nguyễn Đức Khiêm, 2006). 1.2.5 Biện pháp phòng trị Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006) thì trong những năm gần đây để phòng trừ sâu ăn tạp trên thế giới cũng như ở nước ta đã và đang áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (JA Wightman, ICRISAT, Andhra Pradesh, India, 1996) vì sâu này kháng thuốc rất mạnh nên áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sâu trước khi phát sinh thành dịch, bao gồm các biện pháp sau: Dùng bẫy đèn và bẫy chua ngọt để bắt và tiêu diệt. Vừa có ý nghĩa trong dự báo vừa làm giảm số lượng thành trùng trước khi đẻ trứng. Bắt sâu tuổi nhỏ lúc chưa phân tán và ngắt bỏ ổ trứng là biện pháp có hiệu quả. Khi dự tính được thời gian trưởng thành ra rộ thì định kỳ 2 - 3 ngày 1 lần đi thu bắt sâu tuổi nhỏ và ngắt ổ trứng chưa nở. Tiến hành cày bừa, phơi ải kỹ đất trước khi trồng rau, kết hợp với làm cỏ xung quanh bờ ruộng để tiêu diệt chỗ ẩn náu của thành trùng. Có thể cho ruộng ngập nước từ 2 - 3 ngày để diệt nhộng. Sử dụng bẫy pheromone. Bảo vệ và thả các loài ong ký sinh sâu non, có thể sử dụng loài bắt nồi ăn thịt Conocephalus sp Sử dụng ong ký sinh trứng để hạn chế số lượng sâu: ở giai đoạn trứng của SAT có khoảng 4 loài ong mắt đỏ (Trichogramma), một loài ong thuộc họ Selionidae và một loài ong họ Braconidae; ngoài ra còn có thêm loài Chelonus sp. và Telenomus spp Ở giai đoạn ấu trùng, ngay từ giai đoạn nhỏ đến khi trưởng thành và hoá nhộng có khoảng 8 loài ký sinh đã được ghi nhận trong đó có ong Ichneumon sp. và loài Chelonus sp. kí sinh chủ yếu ở giai đoạn nhộng non (Phạm Huỳnh Thanh Vân và Lê Thị Thuỳ Minh, 2001). Sử dụng các loài nấm ký sinh trên côn trùng: theo Trịnh Thị Xuân (2006), thì có 4 loại nấm ký sinh trên sâu ăn tạp: Paecilomyces sp., Nomurae rileyi, Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliae. Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv. (2002) được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Kiều Khuyên (2002) thì sâu ăn tạp ở Đồng bằng Sông Cửu Long bị ký sinh bởi loài Nosema bombycis. Theo một số tác giả sâu ăn tạp còn bị chết bởi N. carpocapsae tại nhiều nơi trên thế giới. Sử dụng vi khuẩn Bacillus thuringiensis hoặc sử dụng NPV (sử dụng 500 sâu non nhiễm virus/ ha). Ở nước ta hiện nay, các chủng virus nhân đa diện (NPV) đã được nghiên cứu và sử dụng có kết quả trên sâu xanh hại bông, sâu tơ bắp cải, sâu ăn tạp, sâu keo da láng…Đây là những triển vọng rất lớn để sử dụng trong chương trình phòng trừ sinh học trên cây trồng ở Việt Nam (Nguyễn Công Thuật, 1996). 8 Khi cần có thể phun thuốc theo liều khuyến cáo, tránh sử dụng một loại thuốc quá nhiều lần có thể gây ra tính kháng thuốc ở sâu. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị khi sâu còn nhỏ. Các loại thuốc thường dùng như Cyperan 10EC, Karate 2,5EC, Regent 800WG,… nên phun thuốc vào chiều mát và phun lúc sâu còn tuổi nhỏ để chúng ít kháng thuốc. 1.3 Vài nét về vấn đề sử dụng nguyên sinh động vật (Protozoa) trong phòng trừ sâu hại 1.3.1 Mối liên hệ giữa nguyên sinh động vật với bệnh côn trùng Theo Yoshimori Tanada và Harry K. Kaya (1992): - Có khoảng 1200 loài trong số 15000 loài nguyên sinh động vật đã được miêu tả có quan hệ đến côn trùng (Lipa,1963). Nguyên sinh động vật ký sinh trên côn trùng được tìm thấy phổ biến trong đường tiêu hoá của côn trùng như sinh vật hội sinh hoặc chúng có quan hệ cộng sinh với côn trùng. Một số côn trùng làm môi giới cho việc lây nhiễm của bệnh Protozoa cho động vật cớ sương sống và cây trồng. Trong nhiều trường hợp, nguyên sinh động vật nhân mật số lên trong cơ thể côn trùng môi giới và có thể là nguyên nhân gây hại cho côn trùng môi giới. Nhưng phần lớn Protozoa thì gây bệnh cho côn trùng. - Nhiều tính chất khác nhau trong mối quan hệ giữa Protozoa và côn trùng đã được tìm thấy. Một số loài trong ngành nguyên sinh động vật là mầm bệnh của cả động vật có xương sống và côn trùng; những loài khác thì sống hội sinh hoặc ít độc có trong đường tiêu hoá của côn trùng; mặc dù vậy, có những loài thuộc dạng độc tính rất cao. - Hầu hết những chủng protozoa gây bệnh cho côn trùng được tìm thấy nằm trong nghành phụ Apicomplexa và Microsporia. Đặc điểm sinh học của các chi trong hai ngành phụ trên thể hiện rất giống nhau. 1.3.2 Đặc trƣng của Protozoa Động vật nguyên sinh (Protozoa) là vi sinh vật đơn bào, kết cấu tế bào giống như tế bào động vật bậc cao, bao gồm màng tế bào, tế bào chất và có một hoặc nhiều nhân. Phương thức dinh dưỡng của động vật nguyên sinh bao gồm 3 hình thức: (1) Dinh dưỡng thực vật; (2) Dinh dưỡng động vật; (3) Dinh dưỡng hoại sinh. Nguyên sinh động vật ký sinh trong côn trùng phần lớn là dinh dưỡng hoại sinh, nghĩa là dựa vào tác dụng thẩm thấu hút chất dinh dưỡng trong cơ thể côn trùng thông qua bề mặt của tế bào động vật nguyên sinh (Trần Văn Mão, 2002). Theo Trần Văn Mão (2002), sinh sản của động vật nguyên sinh bao gồm 2 hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Sinh sản vô tính có mấy hình thức sau: phân đôi, phân nhiều và mọc mầm. Động vật nguyên sinh ký sinh sinh sản theo kiểu phân chia nhiều là chủ yếu, tức là nhân tế bào phân chia ra nhiều nhân mới sau đó phân chia tế bào, mỗi nhân mang tế bào chất và cuối cùng hình thành nhiều cá thể mới. Sinh sản hữu tính gồm hai phương thức: sinh sản theo kiểu tiếp hợp và theo kiểu giao phối. Sinh sản giao phối là hai phôi đồng hình hoặc khác hình tiếp xúc với nhau và phát triển thành cá thể hay hợp tử mới, hợp tử lại phân chia hình thành nhiều các thể mới. Sinh sản tiếp hợp là hai phôi không tiếp xúc nhau mà chỉ trao đổi một phần nhân và tế bào 9 chất, sau đó tách ra mà phân chia tế bào. Phần lớn động vật nguyên sinh gây bệnh côn trùng sinh sản hữu tính theo kiểu sinh sản giao phối, chỉ có trùng roi tiến hành sinh sản tiếp hợp. Hầu hết động vật nguyên sinh ký sinh chỉ sống trong tế bào còn sống, thông qua miệng vào trong ruột, có lúc thông qua trứng để lây lan hoặc thông qua các côn trùng ký sinh hoặc ăn thịt để lay lan. Tác dụng của chúng đối với vật chủ khá chậm. Côn trùng chết nhanh thường là do sự xâm nhiễm cộng hưởng của cá sinh vật khác. Cho nên nguyên sinh động vật gây bệnh côn trùng thường biểu hiện giảm sức sống, sức sinh sản, rút ngắn tuổi thọ và phản ứng kích thích đối với môi trường một cách chậm chạp. 1.3.3 Những đặc điểm của bệnh protozoa trên côn trùng 1.3.3.1 Con đƣờng xâm nhiễm Theo Yoshimori Tanada và Harry K. Kaya (1992), thì: - Phần lớn protozoa xâm nhiễm vào côn trùng thông qua miệng vào ống tiêu hoá. Sự xâm nhiễm xuyên qua thành ruột xảy ra nhờ những sợi lông rung Lambornella spp. cuối cùng bào nang gắn chặt với lớp cutin. Bộ phận truyền nhiễm thông thường là bào tử hoặc nang, nhưng cũng có thể là hình thức sinh dưỡng hoặc hình thức tái sản. Những protozoa sót lại trong ống tiêu hoá thì bám vào biểu mô hoặc thêm vào đó là sự kết hợp với ống tiêu hoá và thông thường dạng này không biểu hiện bệnh rõ ràng. Đó là những dạng có lông rung, có roi, hoặc có sự kết hợp cả hai. Những loài khác thì xâm nhập vào đường huyết và sống ngoại bào trong huyết tương hoặc sống nội bào bên trong tế bào của các mô và cơ quan khác nhau, và là nguồn bệnh chính gây bệnh. Chúng là đại diện của Apicomplexans và Microsporidia. - Sự lây nhiễm chiều dọc từ bố mẹ qua thế hệ con tìm thấy trên nhiều protozoa, đặc biệt là Microsporidia. Sự truyền nhiễm thông qua buồng trứng hoặc bề mặt của trứng bị nhiễm mầm bệnh. Bề mặt trứng bị nhiễm từ bào tử bên trong phân của con mẹ với ống tiêu hoá bị nhiễm protozoa. Sự lây nhiễm do bề mặt trứng bị nhiễm thì chắc chắn không quan trọng bằng sự lây nhiễm bên trong trứng đối với sự căn bằng của các quần thể côn trùng. 1.3.3.2 Triệu chứng bệnh Hầu hết protozoa ký sinh trên côn trùng có tính độc thấp, là trường hợp gây nhiễm mãn tính và thường không gây chết côn trùng. Hơn nữa, côn trùng bị nhiễm bệnh mãn tính thường không thể hiện rõ những dấu hiệu và triệu chứng. Tuy nhiên, một số protozoa có tính độc cao, và còn tuỳ vào loại mô bào bị tấn công mà có thể nhiễm cấp tính và gây chết cao. Một số trường hợp, côn trùng bị nhiễm trở nên hơi vàng hoặc nhạt đi, giảm kích thướt, thời gian sinh trưởng ở các tuổi bị kéo dài hơn so với con không bị nhiễm. Một số lượng lớn bào tử protozoa chưa đầy trong ruột giữa, và có trường hợp huyết tương chuyển sang màu trắng sữa. Lớp da của những con chết trở nên dai và rất khó có thể làm vỡ ra được (Yoshimori Tanada và Harry K. Kaya, 1992). Theo George O. Poinar, Jr.,và Gerard M. Thomas (1978), cho rằng có rất ít triệu chứng đặc trưng trong biểu biểu của côn trùng bị nhiễm protozoa. Tất cả là những triệu chứng chung chung, không rõ tùy thuộc vào những tác nhân gây bệnh khác nhau bao 10 gồm kích thước nhỏ, hình dạng méo mó, lờ đờ, kém ăn, cơ thể mất cân bằng, phân thường có màu trắng. Ký chủ có lớp da trong suốt khi bị nhiễm bệnh thường có màu trắng đục hoặc những vùng phồng lên trên biểu bì, côn trùng có màu nâu sậm thì biểu hiện những chấm đen trên da. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp sự suy giảm hoặc chết là những biểu hiện đầu tiên của sự lây nhiễm nguyên sinh động vật và cần được xác định lại dưới kính hiển vi. 1.3.4 Phân loại protozoa Ngành động vật nguyên sinh có khoảng 35000 loài, được chia ra 5 ngành phụ. Nhóm trùng lông roi và chất thịt nhập vào loại trùng chân lông (Sarcomastigophora), trùng bào tử chia ra trùng bào tử thật (Apicomplexa) trùng bào tử nhầy (Myxospora) và trùng vi bào tử (Microspora), loại lông roi lại thuộc về trùng roi (Ciliophora). Trong những ngành phụ này thì trùng vi bào tử và trùng bào tử thật bao gồm các trùng nguyên thuỷ gây bệnh cho côn trùng. Trùng chân lông và trùng bào tử nhầy không gây bệnh cho côn trùng (Trần Văn Mão, 2002). Theo Chu Thị Thơm và ctv. (2006), nguyên sinh động vật gây bệnh côn trùng bao gồm: Lớp trùng roi Flagellata, lớp trùng chân giả Sarcodia, lớp trùng bào tử Aporozoa, lớp thảo trùng Ciliophora. Trong đó, bộ trùng bào tử nhỏ Microsporidia của lớp Aporozoa có nhiều loài gây bệnh cho côn trùng và có ý nghĩa thực tiển trong phòng trừ sâu hại. Lớp Microsporea của ngành phụ Microspora (trùng vi bào tử) bao gồm 2 bộ, Minisporida và Microsporida. Trong đó bộ Minisporida ít được đề cặp tới bởi vì chỉ có rất ít chi gây bệnh trên côn trùng và ít được nghiên cứu, cũng như những hiểu biết hạn chế về đặc tính sinh học của chúng. Có khoảng 800 loài của bộ Mocrosporida đã được miêu tả. Những khảo sát đáng kể trên Microsporidia đã ra đời sau 1975, đó là của những tác giả như Vavra 1976a,b; Sprague 1977a,b, 1982; Weiser 1985; Lacey và Undeen 1986; Iss 1986; Larsson 1986, 1988; Brooks, 1988; và Canning 1990, (Yoshimori Tanada và Harry K. Kaya, 1992). Trùng vi bào tử còn được gọi là Microsporidia gây bệnh côn trùng là ngành phụ động vật nguyên sinh gây bệnh côn trùng quan trọng nhất được ứng dụng để phòng trừ sâu hại mang lại nhiều triển vọng nhất hiện nay. Microsporidia là ký sinh vật chuyên ký sinh trong tế bào, tổng số có 500 loài, ký sinh trên côn trùng chiếm 40% phần lớn thuộc bộ cánh màng, bộ hai cánh, bộ cánh vảy, bộ cánh cứng (Trần Văn Mão, 2002). Theo Yoshimori Tanada và Harry K. Kaya (1992), vi bào tử trùng chứa hầu hết những mầm bệnh nguyên sinh động vật quan trọng của côn trùng. Xét về mặt kinh tế thì mầm bệnh protozoa thật sự có ý nghĩa đối với những côn trùng gây hại. Và vi bào tử trùng hầu hết rất có triển vọng để sử dụng trong phòng trừ sinh học. Tất cả vi bào tử trùng đều là mầm bệnh phụ thuộc và sự nhân sinh khối chỉ xảy ra trong tế bào còn sống. Có khoảng 700 loài côn trùng đã được ghi nhận là ký chủ của vi bào tử trùng. Tất cả các phân bộ của côn trùng không hoàn toàn mẩn cảm với vi bào tử trùng và hầu như phân nữa ký chủ đã được ghi nhận nằm trong hai bộ, bộ cánh vảy và bộ cánh đều. Côn trùng thường có kiểu miệng nhai là thời kỳ mẩn cảm của chúng, nhưng cũng có [...]... bào tử Nosema sẽ được cứng dần tiến tới hoàn thiện các bộ phận khác của bào tử 1.3.5.3 Loài Nosema bombycis Ngành: Động vật nguyên sinh: Protozoa Bộ vi bào tử trùng: Microsporidia H : Nosematidea Giống: Nosema Theo Drion G Boucias và Jacquelyn C Pendland (1998), Nosema bombycis là tác nhân gây bệnh tằm gai ở ấu trùng tằm, triệu chứng gây bệnh thường là những đốm màu đen xuất hiện trên lớp biểu bì vào. .. về tình hình sản xuất rau cũng như biện pháp phòng trị sâu hại rau màu của nông dân 2.1 Điều tra khảo sát tình hình sản xuất rau màu của nông dân 2.1.1 Phƣơng tiện - Dụng c : sử dụng phiếu điều tra soạn sẵn (có đính kèm) - Địa điểm: tại một số xã thuộc huyện Phong Điền và Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ 2.1.2 Phƣơng pháp - Thu thập số liệu thứ cấp tại Trạm khuyến nông của xã, huyện nh : diện tích, đất đai,... thức 2: 40 % Nosema bombycis + 60% SpltNPV Nghiệm thức 3: 50% Nosema bombycis + 50% SpltNPV Nghiệm thức 4: Nosema bombycis (108 bào tử/ml) Nghiệm thức 5: SpltNPV (108 OBs/ml) Nghiệm thức 6: Nước cất Sử dụng phương pháp cho ăn nhỏ giọt tương tự như thí nghiệm 1 Ghi nhận chỉ tiêu - Tỷ lệ (%) sâu chết ở các thời điểm sau khi chủng - Tính độ hữu hiệu bằng công thức Abbott, 1925 Nội dung 4: Thí nghiệm trong. .. Nosema bombycis theo 4 cấp: 0, 1, 2 và 3 2.11 Đánh giá hiệu quả các nồng độ của Nosema bombycis trên cây cải bẹ xanh mỡ trong điều kiện nhà lƣới Địa điểm thực hiện: Ruộng thực nghiệm Trường Đại học Cần Thơ Mục đích: Đánh giá hiệu quả của các nồng độ Nosema bombycis trong điều kiện nhà lưới dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh nắng mặt trời) 2.11.1 Phƣơng tiện Nguồn Nosema bombycis: ... chuột bạch được phân loại như sau: Giới: Animalia Ngành: Cordata Phụ ngành: Vertebrata Lớp: Mammalia B : Rodentia 22 H : Muridae Giống: Mus Loài: Musculus 1.6.1 Nguồn gốc Tổ tiên có thể từ chuột nhà hoang dã (Mus musculus) sống ở cánh đồng và kho thóc Người rành về chuột đã bắt chuột hoang sinh sản theo biểu hiện không thông thường hay màu sắc lông để cung cấp chuột dùng trong thí nghiệm suốt đầu thế... thu nguồn Nosema bombycis và SpltNPV Nguồn Nosema bombycis: Sử dụng nguồn đã được trữ tại Bộ môn BVTV và đã được định danh tên loài 2.9.2 Phƣơng pháp thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với sáu nghiệm thức và bốn lần lặp lại Mỗi lần lặp lại gồm 24 con sâu ăn tạp tuổi 2 Các nghiệm thức sử dụng virus NPV và Nosema bombycis đều có nồng độ là 108/ml Nghiệm thức 1: 30% Nosema bombycis. .. dimetridazole trong nước (Rahway, 1986) * Trichomonas spp o Triệu chứng: không biểu hiện lây nhiễm o Hậu qu : chưa nghiên cứu o Chẩn đoán: tìm trophozoite trong ruột tịt (manh tràng), kết tràng hay ruột non Điều tr : không cần thiết * Giardia muris: o Triệu chứng: không biểu hiện lây nhiễm, tiêu chảy, bụng sưng phồng o Chẩn đoán: tìm trophozoite trong mặt nước của ruột non, tìm cyst trong phương pháp... thái hoàn toàn Chu kỳ sống trải qua 4 giai đoạn: - Trứng - Ấu trùng - Nhộng - Trưởng thành a) Giai đoạn trứng Trứng bọ rùa hình trứng ngắn hoặc dài, màu vàng nhạt hoặc vàng cam Màu sắc của trứng phụ thuộc vào thức ăn và độ “chín” của trứng (Balduff, 1935) Kiểu đẻ trứng của bọ rùa khác nhau tùy loài như đẻ từng chiếc, từng nhóm…Ở loài bọ rùa đỏ Micraspis sp trứng của chúng được đẻ thành từng nhóm dài b)... trứng Thu những ổ trứng tốt để làm thí nghiệm - Chuẩn bị lá thức ăn: Cải bẹ xanh xuống giống khoảng 1 tháng tiến hành phun Nosema bombycis khi phun Nosema bombycis có pha thêm 0,5% dầu khoáng - Tiến hành thí nghiệm: Lá cải bẹ xanh sau khi phun thuốc được cắt hình tròn với đường kính 2 cm Cho lá vào hộp nhựa nhỏ có nắp đậy, sau đó cho sâu vào mỗi hộp tránh lây nhiễm lẫn nhau Bảng 2.1 Các dãy nồng độ Nosema. .. sinh sản: trong tự nhiên cá thành thục tập trung vào tháng 4 trở đi và cao điểm vào giữa mùa mưa (tháng 8) (Phạm Văn Khánh, 2002) Mùa vụ sinh sản của cá từ tháng 5 đến tháng 10 Mai Đình Yên (1983) cho rằng mùa vụ sinh sản của cá rô 20 từ tháng 4 đến tháng 6 Trứng cá rô đồng có màu vàng hoặc trắng, đường kính trứng là 0,8mm, trứng trôi nổi trên mặt nước khoảng 18-24 giờ thì nở, nhiệt độ tối ưu cho trứng . cây màu (đậu xanh, đậu nành và các loại đậu khác…). - Đánh giá hiệu lực của Protozoa đối với sâu hại rau màu như: sâu ăn tạp, sâu xanh. - Ứng dụng trên đồng ruộng để trừ nhóm sâu ăn lá hại rau. (Protozoa) trong phòng trừ sinh học. 2 Mục đích yêu cầu của đề tài: - Tìm ra loài Protozoa chuyên biệt cho từng loài sâu hại trên rau (cải xà lách, cải bẹ xanh, cải vún, cải bông, cải bắp…). truyền thống , còn lạc hậu, chậm áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không chú ý đến dư lượng thuốc trong nông sản và thời gian cách ly của thuốc

Ngày đăng: 08/10/2014, 20:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1  Hình thái của bào tử Nosema sp. - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Hình 1.1 Hình thái của bào tử Nosema sp (Trang 13)
Hình 1.2 Sơ đồ thể hiện các con đường lây truyền của Microsporidia - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Hình 1.2 Sơ đồ thể hiện các con đường lây truyền của Microsporidia (Trang 15)
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên cây đậu xanh - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên cây đậu xanh (Trang 42)
Hình 2.2:  Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên cây đậu nành - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên cây đậu nành (Trang 44)
Hình 2.3 Sơ đồ bố trí tại ruộng cải bắp ở phường Long Tuyền – TP. Cần - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Hình 2.3 Sơ đồ bố trí tại ruộng cải bắp ở phường Long Tuyền – TP. Cần (Trang 46)
Bảng 3.1: Tỉ lệ nhiễm kí sinh của ấu trùng sâu ăn tạp tại Bình Thủy, thành phố - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Bảng 3.1 Tỉ lệ nhiễm kí sinh của ấu trùng sâu ăn tạp tại Bình Thủy, thành phố (Trang 52)
Bảng 3.5: Tỉ lệ nhiễm ký sinh của thành trùng sâu ăn tạp tại Phong Điền, thành phố Cần Thơ - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Bảng 3.5 Tỉ lệ nhiễm ký sinh của thành trùng sâu ăn tạp tại Phong Điền, thành phố Cần Thơ (Trang 56)
Bảng 3.7: Tỷ lệ thành trùng sâu xanh Heliothis assulta bị nhiễm Nosema sp. và các tác - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Bảng 3.7 Tỷ lệ thành trùng sâu xanh Heliothis assulta bị nhiễm Nosema sp. và các tác (Trang 57)
Bảng 3.8: Tỷ lệ thành trùng sâu xanh nhiễm Nosema sp. theo cấp độ. - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Bảng 3.8 Tỷ lệ thành trùng sâu xanh nhiễm Nosema sp. theo cấp độ (Trang 58)
Bảng 3.11: Độ hữu hiệu của nồng độ Nosema bombycis lên ấu trùng sâu ăn tạp tuổi 2 - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Bảng 3.11 Độ hữu hiệu của nồng độ Nosema bombycis lên ấu trùng sâu ăn tạp tuổi 2 (Trang 61)
Bảng 3.15 Tỷ lệ (%) nhộng và thành trùng của các nghiệm thức ở thí nhiệm tuổi - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Bảng 3.15 Tỷ lệ (%) nhộng và thành trùng của các nghiệm thức ở thí nhiệm tuổi (Trang 63)
Bảng  3.18:  Độ  hữu  hiệu  (%)  của  các chủng  Nosema  bombycis  lên  sâu  ăn  tạp  tuổi  2 - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
ng 3.18: Độ hữu hiệu (%) của các chủng Nosema bombycis lên sâu ăn tạp tuổi 2 (Trang 65)
Bảng 3.22 Hiệu quả lưu tồn của Nosema bombycis đối với sâu ăn tạp tuổi 2 trong điều - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Bảng 3.22 Hiệu quả lưu tồn của Nosema bombycis đối với sâu ăn tạp tuổi 2 trong điều (Trang 69)
Bảng 3.23 Tác động lưu tồn của  Nosema bombycis lên sự phát triển trọng lượng, giai - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Bảng 3.23 Tác động lưu tồn của Nosema bombycis lên sự phát triển trọng lượng, giai (Trang 71)
Bảng 3.25: Một số hành vi của ong mật ở 15 ngày sau khi ăn thức ăn có trộn Nosema - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Bảng 3.25 Một số hành vi của ong mật ở 15 ngày sau khi ăn thức ăn có trộn Nosema (Trang 73)
Bảng 3.29: Tỉ lệ ong mật còn sống có Nosema bombycis  hiện diện ở 15 ngày sau khi - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Bảng 3.29 Tỉ lệ ong mật còn sống có Nosema bombycis hiện diện ở 15 ngày sau khi (Trang 76)
Hình 3.4: Biến động nhiệt độ ở thí nghiệm Nosema bombycis trên cá rô đồng - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Hình 3.4 Biến động nhiệt độ ở thí nghiệm Nosema bombycis trên cá rô đồng (Trang 77)
Hình 3.5: Biến động NH 3  ở thí nghiệm trên cá rô đồng - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Hình 3.5 Biến động NH 3 ở thí nghiệm trên cá rô đồng (Trang 78)
Hình 3.6: Đường hồi quy tương quan giữa nồng độ độc (log) với tỷ lệ chết (arcsin) - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Hình 3.6 Đường hồi quy tương quan giữa nồng độ độc (log) với tỷ lệ chết (arcsin) (Trang 79)
Bảng 3.32: Kết quả đo các yếu tố môi trường trên cá chép - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Bảng 3.32 Kết quả đo các yếu tố môi trường trên cá chép (Trang 80)
Hình 3.7: Biến động nhiệt độ ở thí nghiệm trên cá chép - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Hình 3.7 Biến động nhiệt độ ở thí nghiệm trên cá chép (Trang 81)
Bảng 3.33: Kết quả theo dừi số cỏ chết sau 96 giờ ở thớ nghiệm ảnh hưởng của Nosema - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Bảng 3.33 Kết quả theo dừi số cỏ chết sau 96 giờ ở thớ nghiệm ảnh hưởng của Nosema (Trang 82)
Hình 3.8: Biến động NH 3  ở thí nghiệm trên cá chép giống - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Hình 3.8 Biến động NH 3 ở thí nghiệm trên cá chép giống (Trang 82)
Hình 3.9: Đường hồi quy tương quan giữa nồng độ độc (log) với tỷ lệ chết (arcsin) - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Hình 3.9 Đường hồi quy tương quan giữa nồng độ độc (log) với tỷ lệ chết (arcsin) (Trang 83)
Bảng 3.41: Kết quả xét nghiệm chỉ tiêu sinh hóa của chuột bạch tại phòng thí nghiệm - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Bảng 3.41 Kết quả xét nghiệm chỉ tiêu sinh hóa của chuột bạch tại phòng thí nghiệm (Trang 89)
Bảng 3.47 Mật số sâu ăn tạp trên cây đậu xanh trước và sau khi phun thuốc tại huyện - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Bảng 3.47 Mật số sâu ăn tạp trên cây đậu xanh trước và sau khi phun thuốc tại huyện (Trang 94)
Hình 3.10 Năng suất đậu xanh (Phong Điền, Cần Thơ, 2010) - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Hình 3.10 Năng suất đậu xanh (Phong Điền, Cần Thơ, 2010) (Trang 97)
Hình 3.11 Năng suất lý thuyết trên ruộng đậu nành tại Bình Thủy, Cần Thơ, 2010 - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Hình 3.11 Năng suất lý thuyết trên ruộng đậu nành tại Bình Thủy, Cần Thơ, 2010 (Trang 102)
Hình 3.16 Năng suất thực tế trên ruộng đậu nành (Bình Thủy, Cần Thơ, 2010) - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Hình 3.16 Năng suất thực tế trên ruộng đậu nành (Bình Thủy, Cần Thơ, 2010) (Trang 103)
Bảng 3.54 Năng suất lý thuyết của bắp cải tại phường Long Tuyền, Cần Thơ. - Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh,
Bảng 3.54 Năng suất lý thuyết của bắp cải tại phường Long Tuyền, Cần Thơ (Trang 107)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w