1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh công ty tnhh mtv giao nhận vận tải ngôi sao sài gòn vina tại hải phòng giai đoạn 2011-2013

84 626 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 140,87 KB

Nội dung

Hiệu quả kinh doanh còn thể hiện sự vận dụng khéo léo của các nhà quản trị DN giữa lí luận và thực tiễn nhằmkhai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất như máy móc, thiết bị, nguy

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH 8

1.1 Khái quát chung về hiệu quả kinh doanh 8

1.1.1 Các quan niệm về hiệu quả kinh doanh 8

1.1.2 Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh 9

1.1.2.1 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh 9

1.1.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 11

a) Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 11

b) Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 12

c) Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn (TSDH) 13

d) Phân tích hiệu quả tài sản cố định (TSCĐ) 14

1.1.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (VCSH) 15

1.1.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 16

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 17

1.2.1 Các nhân tố khách quan 17

1.2.2 Các nhân tố chủ quan 19

1.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 20

1.3.1 Biện pháp gia tăng đầu ra 21

1.3.2 Biện pháp sử dụng hợp lí các yếu tố đầu vào 22

1.3.2.1 Phát triển đội ngũ lao động và đội ngũ quản trị 22

1.3.2.2 Công tác tổ chức sản xuất 23

1.3.2.3 Các biện pháp nhằm làm giảm chi phí 23

1.3.2.4 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 25

1.3.2.5 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản 27

Trang 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MTV GIAO NHẬN VẬN TẢI NGÔI SAO SÀI GÒN VINA TẠI HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN

2011-2013 28

2.1 Giới thiệu về chi nhánh Cty TNHH MTV Giao nhận vận tải Ngôi sao Sài Gòn VINA tại Hải Phòng 28

2.1.1 Khái quát sơ lược về công ty TNHH MTV giao nhận vận tải Ngôi sao Sài Gòn VINA 28

2.1.1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH MTV Giao nhận vận tải Ngôi Sao Sài Gòn VINA 28

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV Giao nhận vận tải Ngôi sao Sài gòn VINA 29

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty TNHH MTV Giao nhận vận tải Ngôi sao Sài gòn VINA 31

2.1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 31

2.1.2.2 Quan hệ khách hàng và nhà cung cấp tại Chi nhánh Công ty 31

2.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lí Chi nhánh Công ty tại Hải Phòng 32

2.1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lí chi nhánh 32

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể 33

2.1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yêu của CN Cty TNHH MTV Giao nhận vận tải Ngôi sao Sài Gòn VINA tại Hải Phòng giai đoạn từ năm 2011-2013 34

2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại CN Cty TNHH MTV Giao nhận vận tải Ngôi sao Sài Gòn VINA tại Hải Phòng giai đoạn 2011-2013 36

2.2.1.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc 43

2.2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh tại CN Công ty TNHH MTV Giao nhận vận tải Ngôi Sao Sài Gòn VINA – Hải Phòng 47

2.2.2.1 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh 47

2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 51

a) Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản 51

b) Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 54

c) Phân tích hiệu quả sử dụng TSDH 57

Trang 3

d) Phân tích hiệu quả sử dụng Tài sản cố định ( TSCĐ) 60

2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng Vốn chủ sở hữu 63

2.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 66

2.3 Đánh giá hiệu quả kinh doanh tại CN Công ty TNHH MTV giao nhận vận tải Ngôi sao Sài Gòn VINA tại Hải Phòng 69

2.3.1 Những kết quả đạt được 69

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 70

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CN CÔNG TY TNHH MTV GIAO NHẬN VẬN TẢI NGÔI SAO SÀI GÒN VINA 72

3.1 Phương hướng phát triển của CN Cty TNHH MTV Giao nhận vận tải ngôi sao Sài Gòn VINA tại Hải Phòng thời gian tới 72

3.1.1 Phương hướng phát triển của ngành giao nhận vận tải trong thời gian tới 72

3.1.2 Phương hướng phát triển của CN Cty trong thời gian tới 73

3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại CN Cty TNHH MTV Giao nhận vận tải ngôi sao Sài Gòn VINA tại Hải Phòng 73

3.2.1 Tăng cường quản lí chi phí, hạ giá thành dịch vụ giao nhận vận tải 74

3.2.1.1 Về chi phí vân tải 74

3.2.1.2 Về chi phí giao nhận 74

3.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ đầu ra, tăng doanh thu, củng cố thị trường cũ, tìm kiếm thị trường mới 75

3.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động 75

3.2.4 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 77

3.2.3.4 Đối với vốn cố định 77

3.2.3.4 Đối với vốn lưu động 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới nói chung và nềnkinh tế của nước ta nói riêng đòi hỏi các công ty phải có nỗ lực rất lớn mới cóthể tồn tại và phát triển được Điều này đòi hỏi các nhà quản trị công ty phải biết

rõ thực lực của công ty mình mà đề ra các phương hướng phát triển phù hợp Đểlàm được điều này nhà quản trị phải thực hiện nghiêm túc việc phân tích kết quảhoạt động kinh doanh của công ty mình

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp công ty tự đánh giá về thếmạnh, thế yếu để củng cố, phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý Từ đó, công

ty tận dụng và phát huy mọi tiềm năng, khai thác tối đa những nguồn lực nhằmđạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh

Kết quả của phân tích là cơ sở để đưa ra các quyết định quản trị ngắn hạn vàdài hạn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạnchế những rủi ro trong kinh doanh

Vì vậy, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh có vai trò rất quan trọng đốivới mọi công ty Việc hoàn thành hay không đạt được kế hoạch kinh doanh đã đề

ra sẽ quyết định sự sống còn của một công ty Để rút ngắn khoảng cách giữanhững dự tính kế hoạch thì việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh củacông ty phải được thực hiện cẩn trọng nhằm có sự đánh giá đúng đắn, chính xác.Thông qua việc xem xét đánh giá những chỉ tiêu của những năm trước sẽ giúpcho Ban lãnh đạo thấy được những mặt tích cực cần phát huy, những mặt tiêucực cần phải hạn chế, xóa bỏ

Trang 7

Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanhnên em chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánhCông ty TNHH MTV Giao nhận vận tải Ngôi sao Sài Gòn VINA – tại HảiPhòng” làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại CN Cty để đánh giá đúng thựctrạng hoạt động, từ đó phát huy những mặt tích cực, đồng thời đưa ra những biệnpháp khắc phục những mặt hạn chế nhằm đem lại hiệu quả cho CN ngày càngcao

3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại CN Công ty TNHH MTVGiao nhận vận tải Ngôi sao Sài Gòn VINA tại Hải Phòng

- Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu qua các năm 2011,2012 và 2013

- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh nhưdoanh thu, chi phí, lợi nhuận của CN Cty

4 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập thông tin và xử lí số liệu

Trang 8

Chương 2 : Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại CN Công ty TNHH MTV

Giao nhận vận tải Ngôi sao Sài Gòn VINA tại Hải Phòng giai đoạn 2011-2013

Chương 3 : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại CN Công ty

TNHH MTV Giao nhận vận tải Ngôi sao Sài Gòn VINA tại Hải Phòng

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH

1.1 Khái quát chung về hiệu quả kinh doanh

1.1.1 Các quan niệm về hiệu quả kinh doanh

- Hiệu quả kinh doanh là một phạm chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình

độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất Hiệu quả kinh doanh còn thể hiện

sự vận dụng khéo léo của các nhà quản trị DN giữa lí luận và thực tiễn nhằmkhai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất như máy móc, thiết bị, nguyênvật liệu, nhân công để tạo thuận lợi

- Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sửdụng các nguồn lực, tài chính của DN để đạt được hiệu quả cao nhất

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những biện pháp cực kì quantrọng của các DN để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao, và bền vững Do vậy,phân tích hiệu quả kinh doanh là một nội dung cơ bản của phân tích tài chínhnhằm góp phần cho DN tồn tại và phát triển không ngừng Mặt khác, hiệu quảkinh doanh còn là chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của DN, góp phần tăngthêm sức cạnh tranh cho các DN trên thị trường

- Thực chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ravới các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xét trong một kì nhất định,

Trang 9

tùy theo yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh Các chỉ tiêu tài chính phản ánhhiệu quả kinh doanh là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lí,căn cứ đưa ra quyết định trong tương lai Song độ chính xác của thông tin từ cácchỉ tiêu hiệu quả phân tích phụ thuộc vào nguồn số liệu, thời gian, không gianphân tích.

- Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh có thể khái quát như sau :

1.1.2 Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh

Khi phân tích hiệu quả kinh doanh, các nhà phân tích có thể tiếp cận theonhiều cách khác nhau Bên cạnh việc đi sâu phân tích các hình thức biểu hiện củahiệu quả kinh doanh ( hiệu suất hoạt động, hiệu năng hoạt động, hiệu quả hoạtđộng ) các nhà phân tích còn chú trọng vào các nội dung sau đây :

Trang 10

1.1.2.1 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh

Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh nhằm nêu lên những nhận xét, đánhgiá sơ bộ ban đầu về hiệu quả kinh doanh của DN Qua đó giúp các nhà quản lí,các nhà đầu tư, các đối tác…có căn cứ để có thể đề ra các quyết định cần thiết vềđầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết, mua bán, cho vay, đi vay…

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROA E )

ROA E=T ổ ng l ợ i n h u ậ n k ế¿á ntr ướ c t h u ế +lã i vay ¿

T ổ ng T à i s ả n b ì n h qu â n

Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tích, DN bỏ ra một đồng vốn đầu tư,thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này mới thể hiện hiệu quả thựcchất của một đồng vốn sử dụng trong kinh doanh Chỉ tiêu này càng cao càngchứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tốt

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE= L ợ i n h u ậ n saut hu ế

V ố n c hủ sở h ữ u b ìn h qu â n

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kì phân tích, DN đầu tư một đồng vốn chủ

sở hữu, sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng caocàng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của DN là tốt Đó là nhân tốgiúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

ROA= L ợ i n h u ậ n sau t hu ế

T à i s ả n b ìn h qu â n

Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tích, DN bỏ ra 1 đồng tài sản đầu tưthì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏhiệu quả sử dụng tài sản là tốt Đó là nhân tố giúp cho nhà quản trị đầu tư theo

Trang 11

chiều rộng như xây dựng nhà xưởng, mua thêm máy móc, thiết bị, mở rộng thịphần tiêu thụ…

Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)

ROS= L ợ i n h u ậ n saut hu ế

T ổ ng Doan h t h u(DTT )

Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tích DN thu được 1 đồng DTT thì sẽthu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế (LNST) Chỉ tiêu này càng caochứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của DN là tốt Đó là nhân tố giúp nhà quản trị

mở rộng thị trường, tăng doanh thu

1.1.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Hiệu quả kinh doanh của DN chỉ có thể đạt đc khi tài sản của DN được sửdụng một cách có hiệu quả Vì thế, khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản sẽ xácđịnh được một đơn vị giá trị tài sản đem lại mấy đơn vị đầu ra phản ánh kết quảsản xuất hay mấy đơn vị đầu ra phản ánh lợi nhuận Đồng thời cũng qua phântích hiệu quả sử dụng tài sản, các nhà quản lí biết được : để có một đơn vị đầu raphản ánh kết quả sản xuất hay một đơn vị đầu ra phản ánh lợi nhuận, DN phảihao phí bao nhiêu đơn vị giá trị tài sản mà DN sử dụng vào kinh doanh

a) Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

ROA= L ợ i n h u ậ n sau t hu ế

T à i s ả n b ìn h qu â n

Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tích, DN bỏ ra 1 đồng tài sản đầu tưthì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏhiệu quả sử dụng tài sản là tốt Đó là nhân tố giúp cho nhà quản trị đầu tư theo

Trang 12

chiều rộng như xây dựng nhà xưởng, mua thêm máy móc, thiết bị, mở rộng thịphần tiêu thụ…

Số vòng quay của tài sản

Suất hao phí của tài sản so với DTT

Suất hao phí của tài sản so với LNST

b) Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn (TSNH)

T ỷ su ấ t sinhl ờ i

c ủ aTSNH =

LNST TSNH b ìn h qu â n

Trang 13

Chỉ tiêu này cho biết trong kì phân tích DN đầu tư 1 đồng TSNH thì thu lạiđược bao nhiêu đồng LNST Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng TSNH làtốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho DN

Số vòng quay của TSNH

S ố v ò ng quay

c ủ a TSNH =

T ổ ng DTT TSNH b ì n h qu â n

Chỉ tiêu này cho biết trong kì phân tích các TSNH quay được bao nhiêuvòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH là tốt

Suất hao phí của TSNH so với DTT

Su ấ t h ao p h í c ủ a TSNH

so v ớ i DTT =

TSNH b ìn h qu â n DTT

Chỉ tiêu này cho biết DN muốn có 1 đồng DTT trong kì thì cần có bao nhiêuđồng giá trị TSNH Đó là căn cứ để đầu tư TSNH sao cho phù hợp Chỉ tiêu nàycàng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng cao

Suất hao phí của TSNH so với lợi nhuận

Su ấ t h ao p h í c ủ a TSNH

so v ớ i LNST =

TSNH b ìn h qu â n LNST

Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng LNST cần có bao nhiêu đồng TSNH bìnhquân Chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng cao Chỉtiêu này còn là căn cứ để các DN xây dựng dự toán về nhu cầu TSNH khi muốn

có mức lợi nhuận như mong muốn

c) Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn (TSDH)

Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn (TSDH)

T ỷ su ấ t sinhl ờ i

c ủ a TSDH =

LNST TSDH b ìn h qu â n

Trang 14

Chỉ tiêu này cho biết trong kì phân tích DN đầu tư 1 đồng TSDH thì thu lạiđược bao nhiêu đồng LNST Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng TSDH làtốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho DN

Suất hao phí của TSDH so với DTT

Su ấ t h ao p h í c ủ a TSDH

so v ớ i DTT =

TSDH b ì n h qu â n DTT

Chỉ tiêu này cho biết DN muốn có 1 đồng DTT trong kì thì cần có bao nhiêuđồng giá trị TSDH Đó là căn cứ để đầu tư TSDH sao cho phù hợp Chỉ tiêu nàycòn là căn cứ để xác định nhu cầu vốn dài hạn của DN

Suất hao phí của TSNH so với lợi nhuận

Su ấ t h ao p h í c ủ a TSDH

so v ớ i LNST =

TSDH b ì n h qu â n LNST

Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng LNST cần có bao nhiêu đồng TSDH bìnhquân Chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH càng cao Chỉtiêu này còn là căn cứ để các DN xây dựng dự toán về nhu cầu TSDH khi muốn

có mức lợi nhuận như mong muốn

d) Phân tích hiệu quả tài sản cố định (TSCĐ)

Tỷ suất sinh lời của TSCĐ

T ỷ su ấ t sinhl ờ i

c ủ a TSC Đ =

LNST TSC Đ b ìn h qu â n

Chỉ tiêu này cho biết trong kì phân tích DN đầu tư 1 đồng TSCĐ thì thu lạiđược bao nhiêu đồng LNST Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ làtốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho DN

Suất hao phí của TSCĐ so với DTT

Su ấ t h ao p h í c ủ a TSC Đ

so v ớ i DTT =

TSC Đ b ìn h qu â n DTT

Trang 15

Chỉ tiêu này cho biết DN muốn có 1 đồng DTT trong kì thì cần có bao nhiêuđồng giá trị TSCĐ Đó là căn cứ để đầu tư TSCĐ sao cho phù hợp Chỉ tiêu nàycòn là căn cứ để xác định nhu cầu vốn dài hạn của DN.

Suất hao phí của TSCĐ so với lợi nhuận

Su ấ t h ao p h í c ủ a TSC Đ

so v ớ i LNST =

TSC Đ b ìn h qu â n LNST

Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng LNST cần có bao nhiêu đồng TSCĐ bìnhquân Chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao Chỉtiêu này còn là căn cứ để các DN xây dựng dự toán về nhu cầu TSCĐ khi muốn

có mức lợi nhuận như mong muốn

1.1.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (VCSH)

Vốn chủ sở hữu là bộ phận nguồn vốn quan trọng để hình thành nên tài sảncủa DN Hoạt động kinh doanh suy cho cùng – cũng là nhằm mục đích nâng caohiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu Vì vậy phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ

sở hữu sẽ cho nhà quản lí biết được tình hình hiệu quả sử dụng vốn theo thờigian, biết được sức sản xuất, sức sinh lời và mức hao phí vốn chủ sở hữu để cóđược một đơn vị kết quả kinh doanh

Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE)

ROE= L ợ i n h u ậ n saut hu ế

V ố n c hủ sở h ữ u b ìn h qu â n

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kì phân tích, DN đầu tư một đồng vốn chủ

sở hữu, sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này cao thườnggiúp cho nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tàitrợ cho sự tăng trưởng của DN Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và VCSH dướimức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, DN sẽ gặp khó khăn trong việcthu hút vốn

Trang 16

Suất hao phí của VCSH so với DTT

Su ấ t h ao p h í c ủ a VCSH

so v ớ i DTT =

VCSH b ì n h qu â n DTT

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kì phân tích, để thu được 1 đồng DTT, thìcần có bao nhiêu đồng VCSH bình quân Chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏhiệu quả sử dụng VCSH càng cao

Suất hao phí của VCSH so với LNST

Su ấ t h ao p h í c ủ a VCSH

sov ớ i LNST =

VCSH b ì n h qu â n LNST

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kì phân tích, để thu được 1 đồng LNST, thìcần có bao nhiêu đồng VCSH bình quân Chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏhiệu quả sử dụng VCSH càng cao

1.1.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Chi phí kinh doanh là những khoản chi phí đã tiêu hao trong kỳ để tạo rađược những kết quả trực tiếp hữu ích cho doanh nghiệp, sự biến động chi phíkinh doanh có tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp Do đó,phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ chi phí có ý nghĩa to lớn đối với hoạtđộng quản lý Vì nó cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin cần thiết để raquyết định kinh doanh, nhất là các quyết định có liên quan đến việc lựa chọn mặthàng kinh doanh, xác định giá bán, thị trường tiêu thụ…Những vấn đề này càngtrở nên quan trọng hơn trong một thị trường cạnh tranh Mặt khác, phân tích chiphí kinh doanh và giá thành sản phẩm còn giúp các nhà quản lý nắm được cácnguyên nhân, các nhân tố tác động đến tình hình chi phí kinh doanh Từ đó cócác quyết sách để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán (GVHB)

Trang 17

T ỷ su ấ t sinhl ờ i

c ủ a GVHB =

LNG v ề b á n h à ng∧cung c ấ p d ị c h v ụ

GVHB

Chỉ tiêu này cho biết, trong kì phân tích, khi DN đầu tư 1 đồng GVHB thì

sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mứclợi nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn

Tỷ suất sinh lời của chi phí kinh doanh

Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

1.2.1 Các nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan chính là những nhân tố nằm bên ngoài DN Trongquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, cần chú ý đến các nhân tố này,nhằm có sự điều chỉnh về các chiến lược kinh doanh của DN một cách hợp línhất, tạo đà phát triển cho DN

- Môi trường kinh tế, nhân tố này bao gồm các chính sách đầu tư, chínhsách phát triển kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô có tác động tích cực hay tiêu cực

Trang 18

đến sự phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực hay khu vực kinh tế Thôngthường DN phải dự báo được mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đối với DNmình Môi trường kinh tế bao gồm lãi suất ngân hàng, lạm phát trong giai đoạncủa chu kì kinh tế, dân số, cán cân thanh toán, chính sách tiền tệ, tỉ lệ thấtnghiệp…Vì các yếu tố này tương đối rộng nên DN cần chọn lọc, để nhận biếtcác tác động cụ thể nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến DN Việc đánh giá chính xáccác yếu tố trên có ý nghĩa to lớn đối với DN trong việc lập kế hoạch cũng nhưtiến hành sản xuất kinh doanh trong thời điểm hiện nay.

- Đường lối chính sách của Đảng, đây là nhân tố có tác động ở tầm vĩ mô cóảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Khi nhànước có sự thay đổi, điều chỉnh trong các chính sách về thuế, nhập khẩu, … sẽlàm ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh của DN và đi kèm với nó sẽ là những cơhội cho mỗi DN hay thách thức tiềm ẩn DN cần có những biện pháp dự phòng,xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp khi có sự thay đổi

- Môi trường văn hóa, xã hội, mỗi yếu tố văn hóa, xã hội đều có tác độngtrực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của DN theo cách tiêu cực hoặctích cực như điều kiện xã hội, phong tục tập quán từng địa phương, tôn giá, trình

độ giáo dục, thị hiếu của người tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của ngườitiêu dùng…

- Môi trường công nghệ, DN cần phải luôn cập nhật các công nghệ mới,nhất là với DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Sự phát triển của công nghệ cótác động rất lớn đến năng suất lao động và chi phí kinh doanh Khi DN tiến hànhđưa các máy móc, thiết bị hiện đại vào quá trình sản suất kinh doanh, năng suấtlao động sẽ được cải thiện, bên cạnh đó, chi phí nhân công trực tiếp được giảmxuống Chính điều này làm cho giá thành của sản phẩm sản xuất ra được hạxuống nhưng chất lượng của sản phẩm vẫn được giữ vững Từ sự nhận biết đó,

Trang 19

DN cần xác định được xu hướng tiêu dùng của tương lai, xây dựng những chiếnlược phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đều sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đếnkết quả tiêu thụ của DN Trong trường hợp đối thủ cạnh tranh có nhiều điều kiệnthuận lợi sẽ gây ra không ít khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm hoặc kinhdoanh dịch vụ của DN Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hình thức cạnhtranh : cạnh tranh giá, chất lượng, mẫu mã, dịch vụ sau bán hàng,…Muốn giànhđược lợi thế trên thị trường, DN cần phải biết những đặc điểm của sản phẩmcùng loại, từ đó nghiên cứu ra những sản phẩm có ưu điểm tốt hơn, phù hợp thịhiếu người tiêu dùng

- Các yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng, như giao thông, hệ thống thông tin liênlạc…Nếu DN được đặt tại những nơi có giao thông thuận tiện, hệ thống thôngtin liên lạc tốt, sẽ là điều kiện thuận lợi cho DN phát triển tốt

1.2.2 Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan của DN chính là thể hiện tiềm lực bên trong mỗi DN

Cơ hội, chiến lược kinh doanh, hiệu quả kinh doanh đều phụ thuộc vào tiềm lựccủa mỗi DN Chính vì vậy, trong quá trình kinh doanh, DN luôn cần chú ý đếncác nhân tố này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

- Các nhà quản trị DN, năng lực và phẩm chất của các nhà quản trị DN cóảnh hưởng mang tính chất quyết định cho sự thành công của DN Kết quả vàhiệu quả hoạt động của DN đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn củađội ngũ quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí Việc xác định chứcnăng, quyền hạn của từng bộ phận, từng cá nhân và thiết lập các mối quan hệgiữa các bộ phận, cá nhân là vô cùng quan trọng

Trang 20

- Tình hình tài chính của DN đây là nhân tố thể hiện tiềm lực của DN.Thông qua khối lượng tài chính mà DN có thể huy động được đưa vào hoạt độngsản xuất kinh doanh của DN Một DN có khả năng tài chính mạnh là điều kiệnthuận lợi để DN đó có thể độc lập về mặt tài chính Điều này giúp cho DN cóđiều kiện phát triển nguồn lực còn yếu ( máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,nhà xưởng,…) Yếu tố tài chính là then chốt quyết định đến quy mô và cơ hội sảnxuất kinh doanh của DN.

- Nhân tố con người, lực lượng lao động trong mỗi DN góp phần không nhỏtrong sự phát triển của DN Dù máy móc có hiện đại tới đâu, nhưng nếu lao độngkhông có trình độ tay nghề, DN cũng không thể phát triển tốt Lực lượng laođộng có tác động trực tiếp đến năng suất lao động và sử dụng các nguồn lực khác

có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của DN

- Chiến lược kinh doanh, một DN có chiến lược kinh doanh phù hợp vớithời điểm hiện tại sẽ tạo cho DN đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, mở rộngthị trường, nâng cao uy tín về sản phẩm của DN, tạo dựng lòng tin của kháchhàng về sản phẩm Từ đó đẩy nhanh doanh thu, đẩy nhanh vòng quay vốn, nângcao hiệu quả kinh doanh của đơn vị

1.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, ngoài việc dựa vào các yếu tốkhách quan từ bên ngoài tác động vào DN như nhu cầu của thị trường về hànghóa, dịch vụ của DN hay môi trường kinh doanh mà DN đang hoạt động Bêncạnh đó, để giúp cho DN có thể tồn tại trên thị trường, các DN cần có một sốbiện pháp, chiến lược kinh doanh hợp lí, giải pháp tài chính để tăng lợi nhuậncủa DN, nhằm đưa DN từng bước phát triển

Trang 21

1.3.1 Biện pháp gia tăng đầu ra

Tùy theo điều kiện riêng của mỗi doanh nghiệp mà họ đưa ra các biện pháptăng doanh thu cho doanh nghiệp mình một cách hợp lý và hiệu quả

- Nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng

- Chú trọng nâng cao chất lượng các dịch vụ gia tăng, đưa ra các dịch vụ giatăng mới để tăng sự thỏa mãn của khách hàng

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến có hiệu quả như quảng cáo, khuyếnmại, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm,…

Các biện pháp tăng doanh thu chủ yếu tập trung vào việc thu hút kháchhàng, kích thích nhu cầu của khách hàng, khơi gợi các nhu cầu tiềm ẩn hoặc kíchthích các nhu cầu mới của khách hàng nhằm tăng doanh số bán ra, từ đó tăngdoanh thu bán hàng hoặc tăng doanh thu nhờ tăng giá trị của hàng hóa – dịch vụcung ứng

Các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở điều tra,nghiên cứu nhu cầu trị trường và khai thác tối đa các thời cơ, các thuận lợi, cácnguồn lực để sản xuất ra các sản phẩm với số lượng, chất lượng, chủng loại vàthời hạn thích hợp Có thể coi “chiến lược phải thể hiện tính làm chủ thị trườngcủa doanh nghiệp” Việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải làm tăng được thếmạnh của doanh nghiệp, giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường Bên cạnh đó,chiến lược phải thể hiện tính linh hoạt cao và vì thế xây dựng chiến lược chỉ đềcập những vấn đề khái quát, không cụ thể

Trang 22

1.3.2 Biện pháp sử dụng hợp lí các yếu tố đầu vào

1.3.2.1 Phát triển đội ngũ lao động và đội ngũ quản trị

Nguồn nhân lực là một nguồn lực của doanh nghiệp Suy cho cùng thì mọihoạt động đều do con người thực hiện vì vậy cần phải có chính sách chú trọngtới nguồn lực này Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là cơ sở để thựchiện nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác Đây là một phần trong côngtác quản trị nhân sự của doanh nghiệp đòi hỏi phải có nghệ thuật và kinh nghiệmquản trị Tùy theo đặc điểm của nguồn nhân lực ở doanh nghiệp để nhà quản trị

có các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực Sauđây là một số biện pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồnnhân lực:

- Tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ có tài năng, trình độchuyên môn cao, có kinh nghiệm quản lý và có đạo đức kinh doanh

- Tuyển chọn đội ngũ nhân viên lành nghề, giỏi công tác nghiệp vụ, giỏingoại ngữ và có tinh thần trách nhiệm

- Đưa ra hệ thống chính sách đối với cán bộ công nhân viên chức trong laođộng, các chính sách thưởng phạt phân minh rõ ràng, chính sách thưởng đểkhuyến khích sự phấn đấu đóng góp của người lao động và chính sách phạt đểtăng cường trách nhiệm của người lao động Hệ thống chính sách này phải đượcnghiên cứu để phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng lao động để đảmbảo tính công bằng

- Có chính sách tiền lương hợp lý phù hợp với đặc thù công việc

- Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có điều kiện nâng cao kiến thức,trình độ nghiệp vụ cũng như tạo điều kiện thăng tiến cho người lao động đểngười lao động có động lực phấn đấu và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp

Trang 23

- Quan tâm tới đời sống của người lao động và gia đình.

- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hợp tác, gắn bó giúp đỡ nhau vàcùng vì mục tiêu chung của doanh nghiệp…

1.3.2.2 Công tác tổ chức sản xuất

Dự đoán đúng cầu của thị trường và cầu của doanh nghiệp về loại sản phẩmdoanh nghiệp có ý định đầu tư phát triển Dựa trên cầu dự đoán này doanhnghiệp mới có những mục tiêu cụ thể trong đổi mới công nghệ

Lựa chọn công nghệ phù hợp Các doanh nghiệp trên cơ sở mục tiêu của sảnxuất đã đề ra có những biện pháp đổi mới công nghệ phù hợp Cần tránh việcnhập công nghệ lạc hậu, lỗi thời, tân trang lại, gây ô nhiễm môi trường,

Có giải pháp đúng về huy động và sử dụng vốn hiện nay, đặc biệt là vốncho đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì cần sửdụng vốn có hiệu quả, đúng mục tiêu nguồn vốn đầu tư công nghệ

Rút ngắn thời gian xây dựng để nhanh chóng đưa dự án đầu tư vào hoạtđộng luôn là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế củađầu tư kỹ thuật công nghệ

1.3.2.3 Các biện pháp nhằm làm giảm chi phí

Cùng với việc tăng doanh thu thì các biện pháp giảm chi phí cũng là nhómbiện pháp đầu tiên được quan tâm để nâng cao hiệu quả kinh doanh Một doanhnghiệp có doanh thu cao nhưng sẽ không đạt được hiệu quả khi chi phí quá lớn,đôi lúc chi phí quá lớn có thể làm doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ mặc dùdoanh thu rất cao Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thì phải tiến hành

Trang 24

đồng thời hai nhóm biện pháp tăng doanh thu – giảm chi phí hoặc giữ vữngdoanh thu – giảm chi phí hoặc doanh thu và chi phí cùng tăng nhưng tốc độ tăngchi phí nhỏ hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thì mới đạt được hiệu quả.

Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thường bao gồm các bộ phận: chi phímua hàng, chi phí lưu thông, chi nộp thuế và chi mua bảo hiểm Giảm chi phíkinh doanh đòi hỏi giảm các khoản mục tạo thành chi phí kinh doanh Trong đókhoản mục chi thuế và chi mua bảo hiểm về nguyên tắc là không giảm được vìkhoản mục chi phí này gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp Cònlại hai khoản mục chi phí còn lại có thể có các biện pháp để giảm chi phí

- Nhóm biện pháp giảm chi phí mua hàng: chi phí mua hàng là khoản mụcchi phí chính liên quan tới việc mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho công việckinh doanh của doanh nghiệp Đối với nhóm đối tượng này để có thể giảm thiểuchi phí thì biện pháp đầu tiên và tối ưu nhất là biện pháp liên quan tới công táctạo nguồn hàng Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn nhàcung ứng thích hợp, một nhà cung ứng thích hợp là nhà cung ứng đáp ứng đầy

đủ các tiêu chuẩn của doanh nghiệp: cung ứng hàng hóa – dịch vụ đủ về sốlượng, tốt về chất lượng, đúng về thời gian giao hàng và cơ cấu hàng hóa, bên códoanh nghiệp còn xét đến các yếu tố khác như các uy tín, các dịch vụ kèm theo,khoảng cách giữa nguồn cung ứng và doanh nghiệp…Khi tìm hiểu nguồn hàngdoanh nghiệp nên đưa ra một danh mục các nhà cung ứng tiềm năng, sau đó tùyvào các điều kiện thỏa thuận giữa hai bên để lựa chọn nhà cung ứng đáp ứng đầy

đủ các tiêu chuẩn cơ bản của doanh nghiệp trong điều kiện ràng buộc phải tốithiểu hóa chi phí để lựa chọn nhà cung ứng hay cơ cấu các nhà cung ứng manglại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp

Trang 25

- Nhóm biện pháp giảm chi phí lưu thông: Chi phí lưu thông bao gồm chiphí vận tải, bốc dỡ hàng hóa; chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ (bán hàng); chiphí hao hụt hàng hóa; chi phí quản lý hành chính.

Các biện pháp giảm chi phí vận tải, bốc dỡ: rút ngắn quãng đường vận tảibình quân và lựa chọn đúng đắn phương tiện vận tải hàng hóa; kết hợp chặt chẽmua và bán, chủ động tiến hành các hoạt động dịch vụ; phân bố hợp lý mạnglưới kinh doanh tạo cho hàng hóa có đường vận động hợp lý và ngắn nhất; hợptác chặt chẽ với đơn vị vận chuyển và hai đầu tuyến vận chuyển; …

Các biện pháp giảm chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ: tổ chức bộ máykinh doanh và mạng lưới kinh doanh có quy mô phù hợp với khối lượng hànghóa luân chuyển; tăng cường quản lý và sử dụng tốt tài sản dùng trong kinhdoanh; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới trong bảo quản hàng hóa; tăngcường bồi dưỡng, nâng cao trình kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách

Biện pháp giảm chi phí hao hụt hàng hóa: hao hụt hàng hóa có liên quanđến nhiều khâu, nhiều yếu tố vì vậy để giảm chi phí hao hụt có thể áp dụng cácbiện pháp: kiểm tra chặt chẽ số lượng, chất lượng hàng hóa nhập; có sự phân loạihàng hóa và biện pháp bảo quản thích hợp ngay từ đầu; xây dựng các định mứchao hụt và quản lý chặt chẽ các khâu, các yếu tố có liên quan đến hao hụt tựnhiên; tăng cường bồi dưỡng kỹ thuật bảo quản và tinh thần trách nhiệm củacông nhân bảo quản, bảo vệ hàng hóa

1.3.2.4 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường được phân chia làm hai nhóm cơbản là vốn lưu động và vốn cố định Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tàisản cố định và vốn lưu thông, vốn lưu động dùng trong kinh doanh thương mại

Trang 26

tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại hình thái banđầu (tiền) sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hóa Vốn cố định là biểu hiện bằngtiền của tài sản cố định của doanh nghiệp thương mại dùng trong kinh doanh, tàisản cố định dùng trong kinh doanh thương mại tham gia hoàn toàn vào quá trìnhkinh doanh hay nói cách khác là về mặt thời gian phải trên một năm.

- Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: tăng nhanh vòng quaycủa vốn lưu động hay rút ngắn số ngày của một vòng lưu chuyển hàng hóa Điều

đó có nghĩa là doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động bán hàng, thu hút thêmnhiều khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, áp dụng các biện pháp

để tăng năng suất lao động,…; tiết kiệm chi phí kinh doanh, sử dụng hợp lý tàisản, giảm bớt rủi ro thiệt hại Doanh nghiệp cần giảm tối đa chi phí trong đơn giáhàng mua (mua tận gốc, mua buôn, bán tận ngọn,…), tiết kiệm chi phí lưu thông

và tìm hiểu đón đầu các xu hướng tiêu dùng mới để bán hàng nhanh chóng,thuận tiện…; tăng cường công tác quản trị vốn, quản trị tài chính ở doanh nghiệpbằng cách áp dụng chế độ hạch toán kinh doanh đầy đủ ở các chi nhánh, bộphận, chấp hành đầy đủ kỷ luật thanh toán, vay trả, quản trị chặt chẽ vốn, cáckhoản thu chi chống lãng phí, tham ô, giảm các khoản phí phát sinh không đángcó,…

- Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: Vốn cố định là vốndùng để xây dựng và mua sắm, trang bị các loại tài sản cố định khác nhau ởdoanh nghiệp thương mại vì vậy để nâng cao hiệu quả của vốn cố định phải nângcao hiệu quả của công tác xây dựng, mua sắm,trang bị và sử dụng tài sản cố địnhcủa doanh nghiệp Các công tác xây dựng, mua sắm và trang bị tài sản cố địnhphải được tiến hành trên cơ sở xét duyệt tính khả thi và khả năng phục vụ chohoạt động kinh doanh nghĩa là mục đích thực hiện việc xây dựng hay mua sắmphải là góp phần mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh của

Trang 27

doanh nghiệp hay nói cách khác là phải xét đến tính kinh tế Bên cạnh công tácxây dựng, mua sắm, trang bị hay sửa chữa tài sản cố định thì vấn đề quản lý, bảoquản sử dụng hợp lý tài sản cố định cũng là một vấn đề cần quan tâm khi muốnnâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Tài sản trong doanh nghiệp càng được

sử dụng hợp lý, sử dụng hết công suất cho phép thì hiệu quả mang lại càng caohay nói cách khác là doanh nghiệp đã hợp lý nguồn lực

1.3.2.5 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

Thực chất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đã được đề cậptrong các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhưng nói tóm lại để có thểnâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thì doanh nghiệp khi lập kế hoạch mua sắm tàisản cần phải nắm rõ đặc trưng của tài sản như chức năng, công dụng, bảo quản,cách vận hành, sử dụng…để có kế hoạch sử dụng hợp lý đảm bảo sử dụng đúngcông dụng chức năng, vận hành đúng cách, đúng quy trình,đúng công suất,…

Trang 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MTV GIAO NHẬN VẬN TẢI NGÔI SAO SÀI GÒN VINA TẠI HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN

Địa chỉ chi nhánh : Tầng 8, P801A, Tòa nhà Việt Úc, Số 2/16D Trung Hành

5, Lê Hồng Phòng, P Đằng Lâm, Q Hải An, Hải Phòng

Kho của chi nhánh : Cảng Đoạn Xá, P.Đông Hải, Q.Hải An, Hải Phòng

Điện thoại : +84-8-3925 9610~11

Fax : +84-8-3925 9612

Mã số thuế : 0309519369

Trang 29

Giấy phép kinh doanh ( chi nhánh tại Hải Phòng ) cấp ngày 16/3/2013 Cấplần đầu ngày 19/10/2010

Ngành nghề kinh doanh :

- Hoạt động dịch vụ khác liên quan đến vận tải

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy nội địa

- Bán lẻ gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh cho cửa hàng, đại lí

- Bán buôn vật liệu xây dựng : sắt, thép, gạc xây, gạch ốp lát

- Buôn bán máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện, điện gia dụng ( máy phátđiện, động cơ điện, dây điện…)

- Buôn bán linh kiện điện tử, viễn thông ( RAM, HDD, Flash,…)

- Buôn bán máy móc, thiết bị y tế( máy xét nghiệm, máy đo thị lực, máychụp X-quang,…)

- Buôn bán hàng may mặc

- Buôn bán các loại mĩ phẩm, nước hoa các loại, và các chế phẩm vệ sinh(trừ dược phẩm)

- Buôn bán đồ nội thất ( giường, tủ, bàn ghế gỗ, )

- Buôn bán đồ dùng gia đình khác ( sách, báo, tạp chí, văn hóa phẩm đượcphép ấn hành)

- Đại lí môi giới, đấu giá ( không bao gồm chứng khoán và bảo hiểm)

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV Giao nhận vận tải Ngôi sao Sài gòn VINA.

Kinh tế Việt Nam đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ, kéo theo đó là sựphát triển của thi trường Việt Nam ngày càng sôi động và đầy tính cạnh tranh.Nhận thấy được điều đó, Nhà nước đã khuyến khích phát triển nền kinh tế với 5thành phần kinh doanh cơ bản, dưới 3 hình thức chủ yếu : Kinh doanh là sở hửu

Trang 30

nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá nhân Cùng với công cuộc đổi mới, luậtDoanh nghiệp 2005 ( đổi mới 2009) đã tại hành lang pháp lí cho nhiều tập thể, cánhân có khả năng về vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghiệ kĩ thuật có điềukiện phát triển.

Công ty được thành lập dựa trên cơ sở luật Doanh nghiệp, có tư cách phápnhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộhoạt động kinh doanh của mình trong số vốn do công ty quản lý Có con dấuriêng, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quyđịnh của Nhà nước Đảm bảo thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn,tài sản, các quỹ về hạch toán kế toán, chế đọ kiểm toán và các chế đội khác doNhà nước quy định Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sáchNhà nước theo quy định của pháp luật

Do mới được thành lập từ năm 2009, và là một doanh nghiệp trẻ, nên Công

ty TNHH MTV Giao nhận vận tải Ngôi sao Sài Gòn VINA gặp phải rất nhiềukhó khăn : cơ sở vật chất chưa hoàn thiện, đội ngũ cán bộ công nhân viên chưanhiều, lượng khách hàng đến với công ty chưa lớn Tuy nhiên, đội ngũ lãnh đạocông ty hết sức khắc phục những khó khăn đó, không ngừng chăm lo đời sốngcông nhân viên, năng động học hỏi, sáng tạo, đề ra những chiến lược kinh doanhphù hợp nhằm bắt nhịp với xu thế phát triển hiện tại

Trong 5 năm hình thành và phát triển, công ty đã có những bước tiến đáng

kể trong công tác quản lí và kinh doanh Điển hình là Công ty đã mở rộng quy

mô hoạt động, có thêm nhiều chi nhánh tại nhiều tỉnh, thành phố trên cảnước( Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng), có những khách hàng thườngxuyên, đây là điều kiện then chốt để Công ty đứng vững, ngày càng phát triểnlớn mạnh tròn thời gian tới Đặc biệt doanh thu cảu Công ty liên tục tăng trongnhững năm gần đây

Trang 31

Cùng với sự phát triển của thị trường, Công ty đã đề ra chiến lược cụ thểcho sự phát triển của mình trong những năm tiếp theo :nâng cao chất lượng cuộcsống của cán bộ nhân viên trong công ty, đề ra những chiến lược marketing phùhợp, mở rộng các chi nhánh ra nhiều tỉnh thành khác trên cả nước, nhằm tối đahóa lợi nhuận của công ty.

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty TNHH MTV Giao nhận vận tải Ngôi sao Sài gòn VINA.

2.1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty.

Là một công ty mới được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực giao nhậnvận tải là chủ yếu, trong những năm vừa qua, hoạt động chính của Công ty là vậnchuyển hàng theo đường thủy nội địa và đường bộ, giao nhận hàng hóa, xuất bánhàng hóa Tuy mới ra đời, Công ty hoạt động một cách độc lập, tự chịu tráchnhiệm về các nghĩa vụ của mình

Chi nhánh công ty tại Hải Phòng được thành lập vào ngày 20/10/2010, tuymới thành lập được 3 năm nhưng đã có được một vị trí vững chắc trong thịtrường Hải Phòng Chi nhánh đã có được những khách hàng thân thuộc tại HảiPhòng : Công ty Cổ phần vận tải và thương mại chuyển phát nhanh Việt Nam,Công ty TNHH Đại Huy, Công ty tư vấn xây dựng Sơn Hà, Công ty TNHH Máytính Nam Khánh, …

2.1.2.2 Quan hệ khách hàng và nhà cung cấp tại Chi nhánh Công ty.

Hiện nay, chi nhánh công ty tại Hải Phòng đã tạo được uy tín trên thị trườngHải Phòng Đó là việc chi nhánh đã có được những nhà cung cấp uy tín, chuyêncung cấp nguồn hàng cho chi nhánh, phục vụ cho việc bán buôn : Công ty

Trang 32

TNHH Máy tính Nam Khánh, Công ty TNHH Đại Huy… Bên cạnh đó còn cónhững khách hàng thân thuộc, chuyên sử dụng dịch vụ vận chuyển của chi nhánh: Công ty TNHH MTV Minh Thắng, Công ty Cổ phần Đá quý Minh Châu…

2.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lí Chi nhánh Công ty tại Hải Phòng.

2.1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lí chi nhánh

Doanh nghiệp vận tải là doanh nghiệp chuyên làm nhiệm vụ vận chuyểnhàng hóa, vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp Để thực hiện tốt và có hiệuquả đồng thời hai chức năng, doanh nghiệp cần tổ chức bộ máy quản lý trên cơ

sở hiệu quả và chặt chẽ và quản lý tốt các bộ phận trong doanh nghiệp

Và để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh luôn diễn ra liên tục và có hiệuquả cao, Chi nhánh công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình chức năng,

có quyền hạn trực tiếp

Đứng đầu công ty là Giám đốc chi nhánh - người có quyền điều hành caonhất Giúp việc cho Giám đốc chi nhánh có 1 phó GĐ chi nhánh, 1 kế toántrưởng, 1 trưởng bộ phận kinh doanh, 1 trưởng bộ phận nhân sự, 1 trưởng bộphận marketing

Sơ đồ : Bộ máy quản lí Chi nhánh Công ty TNHH MTV Giao nhận vận tải

Ngôi sao Sài Gòn Vina

Trang 33

Giám đốc chi nhánh

Phó Giám đốc chi nhánh

Trưởng bộ phận nhân sự Trưởng bộ phận marketing Thủ kho

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức cũng như quy mô, Chi nhánh công ty đã tổchức bộ máy quản lí một cách tương đối phù hợp, đáp ứng nhu cầu quản lí, chỉđạo và kiểm tra Đứng đầu là Giám đốc chi nhánh giữ vai trò lãnh đạo chungtoàn bộ hoạt động của chi nhánh Giúp việc cho Giám đốc chi nhánh là phó giámđốc chi nhánh có thể nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của chinhánh

- Giám đốc chi nhánh : là đại điện trước pháp luật của chi nhánh trong hoạt

động kinh doanh, có quyền và nghĩa vụ cao nhất trong chi nhánh Giám đốc chinhánh chịu trách nhiệm chung và trực tiếp quản lý các khâu trọng yếu, chịu tráchnhiệm về mọi mặt hoạt động kinh doanh và hiểu quả kinh tế của công ty

- Phó giám đốc chi nhánh : đảm nhiệm chức năng tham mưu, thu thập và

cung cấp thông tin kinh tế đầy đủ về hoạt động kinh doanh giúp Giám đốc đưa raquyết định đúng đắn nhất nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty.Thay mặt cho Giám đốc chi nhánh điều hành các hoạt động khi Giám đốc chinhánh không có mặt Thẩm định các hợp đồng, dự án xúc tiến bán hàng, cungcấp dịch vụ, tổ chức điều hành các bộ phận hoạt động hiệu quả

Trang 34

- Trưởng bộ phận kinh doanh : có nhiệm vụ chủ yếu là tìm nguồn hàng,

thực hiện các chiến lược bán hàng, kinh doanh, báo giá cho khách hàng, soạnthảo hợp đồng kinh tế Xây dựng các kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn vàtrong dài hạn của chi nhánh công ty

- Trưởng bộ phận nhân sự : có nhiệm vụ tổ chức nhân sự, sắp xếp nhân viên

trong các phòng ban Đề nghị mức lương, hệ số lương, mức thưởng cho nhânviên với Phó giám đốc Và có nhiệm vụ quản lí hồ sơ nhân viên, cùng với hồ sơ

10 thuyền viên trên tàu Saigon Star Vina

- Trưởng bộ phận marketing : có nhiệm vụ tìm hiểu và phân tích nhu cầu thị

trường thông qua việc tiếp thị, phát triển dịch vụ vận tải để mở rộng thị trường.Cùng với phòng kinh doanh đề xuất ra các chiến lược marketing phục vụ chohoạt động bán dịch vụ vận tải và bán buôn các mặt hàng tại kho của chi nhánh

- Kế toán trưởng : thực hiện công tác hạch toán và tài chính của chi nhánh.

Có nhiệm vụ lập các báo cáo tài chính theo định kì, phân tích kết quả hoạt độngkinh doanh, tình hình công nợ của chi nhánh trong các kì báo cáo Bên cạnh đó

kế toán trưởng còn là người tham gia các cuộc họp, đề nghị các biện pháp nhằmthúc đẩy tình hình tài chính của chi nhánh được tăng cao

- Bộ phận quản lí kho : bộ phận này đặt tại kho của chi nhánh công ty, tách

biệt với văn phòng công ty Có trách nhiệm quản lí hàng hóa lưu kho, lưu bãi,việc xuất, nhập hàng hóa tại kho Quản lí các vật dụng tại kho, chịu trách nhiệmhướng dẫn và kiểm soát việc bốc dỡ tại kho Đề xuất các giải pháp nhằm quản líkho hiệu quả

2.1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yêu của CN Cty TNHH MTV Giao nhận vận tải Ngôi sao Sài Gòn VINA tại Hải Phòng giai đoạn từ năm 2011-2013.

Trang 35

Bảng số 2.01 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU

5 Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước 104,289,080 153,496,346 248,209,220

(Nguồn : Báo cáo tài chính GĐ 2011-203)

Nhìn vào bảng chỉ tiêu tổng hợp cho thấy, tổng tài sản đưa vào quá trìnhhoạt động kinh doanh đều tăng qua mỗi năm Cụ thể năm 2011 là hơn 7tỷ đồng,qua 2 năm hoạt động kinh doanh đã tăng lên hơn 11 tỷ đồng Điều này chothấyhoạt động kinh doanh của CN được mở rộng hơn về mặt quy mô Bên cạnh

đó VCSH của DN cũng có xu hướng tăng, với vốn điều lệ ban đầu là 2.2tỷ đồngtrong năm 2010, qua 3 năm hoạt động, đã ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối làmcho chỉ tiêu VCSH tăng lên đến hơn 2.4tỷ đồng Tuy nhiên, với nguồn lực bỏ ratăng dần qua mỗi năm nhưng doanh thu ghi nhận được trong kì là chưa cao Năm

2011 là hơn 9tỷ đồng, năm 2012 là hơn 10tỷ đồng, năm 2013 là hơn 14tỷ đồng.Doanh thu thuần tăng qua mỗi năm chứng tỏ CN hiện đã dần đi vào hoạt động ổnđịnh Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế lại có biến động giảm trong năm

2013 so với năm 2012 và 2011 Nguyên nhân là do DN đã sử dụng chưa thực sựhiệu quả nguồn lực về tài chính, nguồn vật lực hiện có Chính điều này đã làmcho lợi nhuận sau thuế là chưa cao Chỉ tiêu thuế và ngân sách nhà nước liên tụctăng trong 3 năm qua, chứng tỏ DN đã đi chiếm dụng vốn của Nhà nước Trongnhững năm tiếp theo, DN cần chủ động hơn nữa trong việc sử dụng vốn, tiếnhành việc thanh toán nợ đọng nguồn ngân sách nhà nước

Trang 36

2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại CN Cty TNHH MTV Giao nhận vận tải Ngôi sao Sài Gòn VINA tại Hải Phòng giai đoạn 2011-2013.

2.2.1 Phân tích khái quát kết quả kinh doanh

2.2.1.1 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang

Bảng số 2.02 : BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (chiều ngang)

(Đơn vị tính : đồng)

So sánh 11/12 So sánh 12/13 Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối %

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 9,463,954,942 10,085,002,194 14,340,086,882 621,047,252 6.56 4,255,084,688 42.19

2 Các khoản giảm trừ doanh thu

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9,463,954,942 10,085,002,194 14,340,086,882 621,047,252 6.56 4,255,084,688 42.19

4 Giá vốn hàng bán 7,929,390,420 8,328,555,501 12,582,762,602 399,165,081 5.03 4,254,207,101 51.08

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,534,564,522 1,756,446,693 1,757,324,280 221,882,171 14.46 877,587 0.05

Trong đó : Chi phí lãi vay 76,090,154 78,424,444 79,607,867 2,334,290 3.07 1,183,423 1.51

8 Chi phí quản lí kinh doanh 1,259,944,806 1,470,116,445 1,485,510,883 210,171,639 16.68 15,394,438 1.05

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 198,873,927 208,540,812 192,776,658 9,666,885 4.86 (15,764,154) (7.56)

11 Chi phí khác 36,090,154 3,065,896 49,348,239 (33,024,258) (91.50) 46,282,343 1509.59

12 Lợi nhuận khác (31,715,918) (1,023,595) (14,122,875) 30,692,323 (96.77) (13,099,280) 1279.73

13 Lợi nhuận kế toán trước thuế 167,158,009 207,517,217 178,653,783 40,359,208 24.14 (28,863,434) (13.91)

(Nguồn : Báo cáo tài chính giai đoạn 2011-2013)

Trang 37

So sánh giai đoạn năm 2012/2011

Qua bảng phân tích trên, ta thấy, LNTT các năm lần lượt : năm 2011 là167,158,009đ, năm 2012 là 207,517,217đ Năm 2012 so với năm 2011, LNTTtăng 40,359,208đ, tương ứng với tỉ lệ tăng 24.14% Điều này cho thấy kết quảkinh doanh năm 2012 tốt hơn so với năm 2011 song tốc độ tăng không cao, doảnh hưởng của 2 nhóm nguyên nhân :

Nhóm 1 : Nhóm nguyên nhân có tính chất ảnh hưởng cùng chiều với LNTT

là doanh thu thuần, Doanh thu tài chính, thu nhập khác Trong đó,

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 9,463,954,942đ,năm 2012 là 10,085,002,194đ, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 621,047,252đ,tương ứng với tỷ lệ tăng 6,56% Điều này cho thấy khối lượng dịch vụ tiêu thụtrong kì tăng Doanh thu tăng chưa cao nhưng đặt trong nền kinh tế Việt Namgiai đoạn 2010-2013, là giai đoạn kinh tế suy thoái, tỷ lệ lạm phát cao, việc CNCty vẫn hoạt động ổn định và doanh thu có sự tăng nhẹ là tín hiệu đáng mừng.Đây là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải và cung ứng các dịch

vụ liên quan đến vận tải Đồng thời, cùng với đó là sự tăng lên của các khoảnphải thu trong năm 2012 ( cụ thể, năm 2011, các khoản phải thu là2,206,957,127đ, năm 2012 là 4,990,174,267đ, năm 2012 tăng so với năm 2011 là2,783,217,140đ, tương ứng với tỷ lệ tăng 126,11%) Trong năm qua, DN đã hoànthành và cung cấp dịch vụ vận tải cũng như các dịch vụ khác liên quan đến vậntải và ghi nhận doanh thu làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng Chỉ tiêu này tăng làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2012 tăng so vớinăm 2011 là 621,047,252đ

- Chỉ tiêu tiếp theo có ảnh hưởng cùng chiều với LNTT là Doanh thu tàichính CN Cty TNHH MTV Giao nhận vận tải Ngôi sao Sài Gòn VINA tại HPhiện nay không có hoạt động đầu tư tài chính vào các DN khác, doanh thu tài

Trang 38

chính năm 2011 là 344,365đ, năm 2012 là 635,008đ Năm 2012 tăng so với năm

2011 là 290,643đ tương ứng với tỉ lệ tăng 84.4% Doanh thu tài chính ghi nhậnđược tại công ty là từ các khoản tiền lãi nhập tiền gửi ngân hàng hàng tháng củatiền gửi không kì hạn dùng để thanh toán tại Vietcombank – chi nhánh HảiPhòng Doanh thu tài chính tăng làm cho LNTT tăng 290,643đ

- Chỉ tiêu cuối cùng là Thu nhập khác Thu nhập khác năm 2011 là4,374,236đ, năm 2012 là 2,042,301đ, năm 2012 giảm so với năm 2011 là2,331,935đ, tương ứng với tỷ lệ giảm 53.31% Thu nhập khác của CN Cty chủyếu đến từ các khoản thu phạt vi phạm hợp đồng, thu khác Việc chỉ tiêu thunhập khác giảm làm cho LNTT giảm 2,331,935đ

Tổng hợp nhóm nguyên nhân thứ nhất, LNTT tăng 619,005,960đ

Nhóm 2 : Nhóm nguyên nhân có ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận

trước thuế Trong nhóm nguyên nhân này gồm có các chỉ tiêu : các khoản giảmtrừ doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lí kinh doanh, chiphí khác

- Trong năm vừa qua, CN Cty không có phát sinh các khoản giảm trừdoanh thu Đây là kết quả của việc CN Cty đã siết chặt công tác kiểm soát cácgiấy tờ, chứng từ liên quan đến dịch vụ với mục đích phục vụ tốt nhất cho kháchhàng Chính điều này đã làm cho doanh thu của CN Cty tăng trong năm 2012 và

CN Cty dần có được uy tín với các khách hàng, giúp đứng vững trên thị trường

- Giá vốn hàng bán năm 2012 là 8,328,555,501đ, năm 2011 là7,929,390,420đ Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 399,165,081đ tương ứng với

tỷ lệ tăng 5.03% Xét trong mối quan hệ với chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn so với tốc độ tăng củadoanh thu thuần Điều này cho thấy CN Cty đã có những chính sách hợp lí trongviệc sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào, thực hiện tốt công tác tiết kiệm chi phí

Trang 39

liên quan đến giá vốn hàng bán CN Cty cần áp dựng các chính sách này trongnhững năm tiếp theo, nhằm nâng cao lợi nhuận Giá vốn hàng bán tăng, làm choLợi nhuận trước thuế giảm 399,165,081đ.

- Chi phí tài chính : năm 2012, chi phí tài chính là 78,424,444đ, năm 2011

là 76,090,154đ Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2,334,290đ tương ứng với tỉ

lệ tăng 3.07% Trong năm qua, chi phí tài chính của CN Cty phát sinh là do trảlãi vay khoản vay dài hạn cho Chi nhánh Ngân hàng cổ phần thương mại Ngoạithương Việt Nam (Vietcombank) tại Hải Phòng Việc tăng lên của chi phí tàichính là cho lợi nhuận trước thuế giảm 2,334,290đ

- Chỉ tiêu tiếp theo là chi phí quản lí kinh doanh, năm 2012 là1,470,116,445đ, năm 2011 là 1,259,944,806đ Năm 2012 tăng so với năm 2011

là 210,171,639đ tương ứng với tỉ lệ tăng 16.68% Đặt trong mối quan hệ vớidoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ta thấy tốc độ tăng của chi phí quản líkinh doanh lớn hơn so với doanh thu ( 16.68% > 6.56%), chứng tỏ CN Cty đãkhông thực hiện tốt việc tiết kiệm các chi phí quản lí kinh doanh Việc tăng lêncủa chi phí quản lí kinh doanh làm cho hiệu quả kinh doanh của CN Cty bị giảmsút Điều này làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 210,171,639đ

- Chỉ tiêu cuối cùng là chi phí khác, năm 2012 là 3,065,896đ, năm 2011 là36,090,154đ Năm 2012 giảm so với năm 2011 là 33,024,258đ tương ứng tỷ lệgiảm 91,5% Chi phí khác giảm xuống, làm cho lợi nhuận kế toán trước thuếgiảm 33,024,258đ

Tổng hợp nhóm nguyên nhân thứ 2 làm cho lợi nhuận kế toán trước thuếgiảm 578,646,752đ

Tổng hợp 2 nhóm nguyên nhân ảnh hưởng, lợi nhuận kế toán trước thuếtăng 40,359,208đ Tuy lợi nhuận kế toán trước thuế trong năm 2012 tăng so vớinăm 2011 nhưng lượng tăng chưa đáng kể CN Cty cần có những chính sách

Trang 40

kinh doanh, cũng như chính sách thực hiện việc sử dụng chi phí một cách phùhợp nhất giúp cho lợi nhuận kế toán trước thuế của CN Cty tăng cao trong nhữngnăm tiếp theo.

So sánh giai đoạn năm 2012-2013

Trong năm 2013, lợi nhuận kế toán trước thuế là 178,653,783đ, giảm so vớinăm 2012 là 28,863,434đ tương ứng với tỉ lệ giảm 13.91% Điều này cho thấykết quả kinh doanh năm 2013 giảm sút so với năm 2012 do ảnh hưởng của 2nhóm nguyên nhân :

Nhóm 1 : nhóm nguyên nhân có ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận trước

thuế bao gồm : doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính, thunhập khác

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 là 14,340,086,882đ, sovới năm 2012, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 4,255,084,688đtương ứng với tỷ lệ tăng 42,19% Doanh thu tăng là do CN Cty thực hiện tốtchính sách cung cấp dịch vụ tốt nhất đến các khách hàng Vừa tạo uy tín cho CNCty, vừa làm tăng doanh thu trong kì Doanh thu tăng làm cho lợi nhuận kế toántrước thuế tăng 4,255,084,688đ

- Doanh thu tài chính năm 2013 là 1,194,579đ, so với năm 2012, doanh thutài chính tăng 559,571đ tương ứng với tỉ lệ tăng 88.12% Doanh thu tài chính CNCty ghi nhận trong kì là các khoản tiền lãi nhập tiền gửi ngân hàng tại chi nhánhVietcombank - Hải Phòng Doanh thu tài chính tăng là cho lợi nhuận kế toántrước thuế tăng 559,571đ

- Thu nhập khác năm 2013 là 35,225,364đ, tăng so với năm 2012 là1624,79% tương ứng 33,183,063đ Năm qua, thu nhập khác của CN Cty tăng độtbiến là do CN Cty đã tiến hành thanh lí hệ thống thiết bị văn phòng, cùng với đó

Ngày đăng: 08/10/2014, 19:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số 2.01 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU - thực trạng hiệu quả kinh doanh tại  chi nhánh công ty tnhh mtv giao nhận vận tải ngôi sao sài gòn vina tại hải phòng giai đoạn 2011-2013
Bảng s ố 2.01 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU (Trang 32)
Bảng số 2.02 : BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (chiều ngang) - thực trạng hiệu quả kinh doanh tại  chi nhánh công ty tnhh mtv giao nhận vận tải ngôi sao sài gòn vina tại hải phòng giai đoạn 2011-2013
Bảng s ố 2.02 : BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (chiều ngang) (Trang 33)
Bảng số 2.03 : BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (chiều dọc) - thực trạng hiệu quả kinh doanh tại  chi nhánh công ty tnhh mtv giao nhận vận tải ngôi sao sài gòn vina tại hải phòng giai đoạn 2011-2013
Bảng s ố 2.03 : BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (chiều dọc) (Trang 40)
Bảng số 2.05 : BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỔNG TÀI SẢN - thực trạng hiệu quả kinh doanh tại  chi nhánh công ty tnhh mtv giao nhận vận tải ngôi sao sài gòn vina tại hải phòng giai đoạn 2011-2013
Bảng s ố 2.05 : BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỔNG TÀI SẢN (Trang 50)
Bảng số 2.06: BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN - thực trạng hiệu quả kinh doanh tại  chi nhánh công ty tnhh mtv giao nhận vận tải ngôi sao sài gòn vina tại hải phòng giai đoạn 2011-2013
Bảng s ố 2.06: BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN (Trang 53)
Bảng số 2.07 : BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN - thực trạng hiệu quả kinh doanh tại  chi nhánh công ty tnhh mtv giao nhận vận tải ngôi sao sài gòn vina tại hải phòng giai đoạn 2011-2013
Bảng s ố 2.07 : BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN (Trang 56)
Bảng số 2.08 : BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - thực trạng hiệu quả kinh doanh tại  chi nhánh công ty tnhh mtv giao nhận vận tải ngôi sao sài gòn vina tại hải phòng giai đoạn 2011-2013
Bảng s ố 2.08 : BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (Trang 59)
Bảng số 2.09 : BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CHỦ SỞ HỮU - thực trạng hiệu quả kinh doanh tại  chi nhánh công ty tnhh mtv giao nhận vận tải ngôi sao sài gòn vina tại hải phòng giai đoạn 2011-2013
Bảng s ố 2.09 : BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CHỦ SỞ HỮU (Trang 62)
Bảng số 2.10 : BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ - thực trạng hiệu quả kinh doanh tại  chi nhánh công ty tnhh mtv giao nhận vận tải ngôi sao sài gòn vina tại hải phòng giai đoạn 2011-2013
Bảng s ố 2.10 : BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w