1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhận xét lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật khe hở vòm miệng toàn bộ một bên bẩm sinh theo phương pháp veau – wardill - kilner

64 677 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 4,95 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Khe hở môi – vòm miệng (KHM – VM) là một dị tật bẩm sinh không những chiếm đa phần trong các dị tật của vùng hàm mặt mà còn có tỷ lệ mắc cao ở Việt nam và trên thế giới. Theo các tài liệu thống kê cho thấy trên thế giới, tỷ lệ bệnh chiếm khoảng 1/600 – 1/1000 trẻ sinh ra còn sống [1]. Ở Việt Nam theo tác giả Trần Văn Trường, tỷ lệ này khoảng 0,1 - 0,2%. Ước tính hàng năm, có khoảng 1500 - 3000 trẻ mới sinh mắc dị tật này trong đó khoảng 40% là khe hở vòm miệng (KHVM) [2]. Khe hở môi – vòm miệng gây ra những thay đổi về cấu trúc giải phẫu, gây rối loạn phát âm, khó ăn uống, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng và thẩm mỹ của khuôn mặt, vì vậy trẻ có thể bị tác động về tâm lý ngay khi có thể nhận thức được với thế giới xung quanh làm cho trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp khi trẻ lớn và và hiểu biết. Để đạt kết quả tốt trong điều trị dị tật khe hở môi - vòm miệng, đòi hỏi một kế hoạch điều trị toàn diện từ lúc trẻ mới sinh ra đến nhiều năm sau phẫu thuật, đồng thời có sự phối hợp nhiều chuyên khoa (nội khoa, tai mũi họng, răng hàm mặt, phục hồi chức năng phát âm). Trong đó, phẫu thuật tạo hình đóng kín khe hở môi - vòm miệng là biện pháp cơ bản nhất. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử,với nhu cầu phẫu thuật khe hở môi – vòm miệng ngày càng nhiều, đã có nhiều phương pháp tạo hình khe vòm miệng được đề xuất chẳng hạn: Langenbeck (1861), Limberg (1958), Kriens (1970), Furlow (1980) mỗi phương pháp được sử dụng trên một loại khe hở vòm miệng cho phù hợp. Nhìn chung, các phương pháp đều phải đạt được các mục tiêu: đóng kín khe hở, đẩy lùi được vòm miệng ra sau, tạo sự liên tục của các cơ vòm miệng, thu hẹp được họng giữa mà lại ít ảnh hưởng tới sự phát triển của xương hàm trên. 1 Phương pháp Veau (1931), Wardill và Kilner (1937) thường gọi là kỹ thuật đẩy lùi vòm miệng ra sau (push back) không sử dụng vạt 2 cuống mạch nuôi như Langenbeck mà dùng vạt niêm cốt mạc có cuống mạch nuôi ở phía sau do động mạch khẩu cái lớn nuôi dưỡng. Vạt được bóc tách đẩy lùi ra sau theo kiểu tạo hình V – Y nên đã đẩy được vòm miệng ra sau và tăng đáng kể chiều dài vòm mềm. Các cơ nâng màn hầu, căng màn hầu được bộc lộ và khâu đóng với nhau. Phương pháp này tỏ ra có nhiều ưu điểm đối với các khe hở vòm toàn bộ được nhiều phẫu thuật viên áp dụng. [3]. Tại Việt Nam, đã có tác giả Lê Xuân Thu đã đánh giá kết quả phẫu thuật khe hở vòm miệng hai bên bẩm sinh bằng phương pháp trên. Hiện tại, chưa có tác giả nào đánh giá với trường hợp khe hở vòm toàn bộ một bên. [4]. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nhận xét lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật khe hở vòm miệng toàn bộ một bên bẩm sinh theo phương pháp Veau – Wardill - Kilner, với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng khe hở vòm miệng toàn bộ một bên bẩm sinh được phẫu thuật theo phương pháp Veau – Wardill - Kilner. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật ban đầu nhóm bệnh nhân trên. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH KHE HỞ MÔI VÀ VÒM MIỆNG: Hầu hết các tác giả trên thế giới đều nhận xét rằng, KHM – VM gặp ở 1/800 trẻ mới sinh (Hayvard, 1979). Trong đó hơn 50% là KHM kết hợp với KHVM. Khe hở môi thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, trong khi đó KHVM đơn thuần lại gặp ở nữ nhiều hơn nam [5]. Theo tác giả Greory J Wiet, khe hở vòm miệng có thể chẩn đoán sớm ngay từ tuần thứ 17 của thai kỳ bằng phương pháp siêu âm. Tỷ lệ chung cho khe hở vòm đơn thuần hay kết hợp với khe hở môi là 1/1000 trẻ sinh ra còn sống. Tỷ lệ khe hở vòm thay đổi theo chủng tộc, ở nước Mỹ thì người Mỹ gốc Ấn Độ chiếm tỷ lệ cao nhất 3.6/1000 trẻ, thấp nhất là người Mỹ gốc phi có tỷ lệ bệnh là 0.3/1000 trẻ. Trong toàn bộ tổng số khe hở thì khe hở môi chiếm 20%, KHM – VM chiếm 50%, KHV chiếm 30%. Tỷ lệ KHV đơn thuần là 1/2000 trẻ sinh ra còn sống. Khe hở vòm màng cũng khá phổ biến, chiếm từ 1/1200 đến 1/2000 tổng số ca mắc bệnh.[6]. Ở Việt Nam, nghiên cứu trong 10 năm (1976 – 1986) tại bệnh viện Phụ sản và Viện RHM thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Kim Hương và Trần Ngọc Quang Phi báo cáo trong số 91.271 trẻ sinh ra thì có 183 trẻ bị dị tật môi – VM, chiếm tỉ lệ 0,2%. Trong 1664 trường hợp KHM – VM được mổ, nam chiếm 802 (48,2%), nữ gặp 862 (51,8%). Có 53,88% là KHM kết hợp KHVM, 14,2% là KHVM đơn thuần, còn lại 31,92% là KHM [7]. Nhận xét về tình hình dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt ở một số tỉnh biên giới phía bắc, Nguyễn Nguyệt Nhã (1996) ở Viện bảo vệ sức khoẻ trẻ em thấy 3 rằng trong 952 trẻ được phẫu thuật có 592 cháu bị KHM, 272 cháu bị KHM – VM, chỉ có 57 cháu bị KHVM [8]. Tại viện RHM Hà Nội, với 1447 cháu có dị tật bẩm sinh được phẫu thuật từ 1957 – 1974, Nguyễn Văn Thụ, Mai Đình Hưng đã đưa ra con số thống kê là 40,1% KHM phối hợp KHVM; KHM 43%; KHVM chiếm 14,3%, còn lại là khe hở mặt hiếm [9]. Cũng tại viện RHM Hà Nội, theo Trần Văn Trường, từ năm 1975 – 1997 có 1449 cháu bị dị tật khe hở môi – vòm miệng được phẫu thuật và năm 1998 có 134 cháu được phẫu thuật thì hơn một nữa là KHM kết hợp KHVM (51,49%); số còn lại là KHM và KHVM đơn thuần mà trong đó KHM chiếm 56,71%, KHVM là 43,29%. [2] Năm 1999, Vũ Thị Bích Hạnh nghiên cứu phục hồi chức năng lời nói cho 179 bệnh nhân bị KHM – VM sau mổ tại viện RHM Hà Nội và Trung tâm phẫu thuật tạo hình Hà Nội thì có 28 trường hợp bị KHM đơn thuần, KHVM đơn thuần và KHM kết hợp KHVM một bên hoặc hai bên là 151 trường hợp trong đó KHVM mềm 28 (18,54%), KHVM không toàn bộ 21 (13,91%), KHVM toàn bộ 11 (7,28%), KHVM toàn bộ một bên 73 (48,34%), KHVM toàn bộ hai bên 18 (11,92%) [10]. Cũng tại bệnh viện Từ Dũ và Hùng Vương, Phan Quốc Dũng và Hoàng Tử Hùng đã báo cáo kết quả theo dõi của 369.193 trẻ sơ sinh tại hai bệnh viện trên từ tháng 1năm 2000 đến tháng 12 năm 2005, có 520 trẻ bị KHM-VM không có dị tật bẩm sinh khác, chiếm tỷ lệ 1,41/1000 đã loại đi 90 trẻ bị KHM-VM có các dị tật bẩm sinh khác kèm theo. Nam có 293 trường hợp dễ bị dị tật bẩm sinh KHM có hoặc không kết hợp hợp với KHV hơn nữ là 227 và nữ dễ bị khe hở vòm hơn nam. Với tỷ lệ 1,41/1000 trẻ bị KHM-VM thì 4 tương đương với 1 trẻ dị tật/709 trẻ sơ sinh, phản ánh tình hình dị tật KHM- VM ở Việt Nam khá cao so với các nước khác trên thế giới. [11] Qua một phân tích, dân số Việt Nam vào năm 2004 là 82 triệu dân với tốc độ tăng dân số là 1,4%. Nếu tỷ lệ KHM-VM là 1/800 thì ước tính hàng năm số trẻ bị KHM-VM vào khoảng 1400 trẻ bị khuyết tật bẩm sinh vùng hàm mặt cần phải được phẫu thuật [11]. Đây cũng là một nhiệm vụ nặng nề của ngành y tế nói chung và ngành phẫu thuật tạo hình hàm mặt nói riêng. 1.2. GIẢI PHẪU VÙNG VÒM MIỆNG - HẦU HỌNG. Vòm miệng ngăn cách khoang miệng ở dưới và hốc mũi ở trên. Được giới hạn phía trước và hai bên bởi cung răng, phía sau là vòm miệng mềm và lưỡi gà. Như vậy, vòm miệng có 2 thành phần: VM cứng vàVM mềm [12]. 1.2.1. Vòm miệng cứng: (hình 1) Các vị trí của lỗ khẩu cái lớn, lỗ răng cửa và móc chân bướm là những mốc quan trọng trong phẫu thuật. 1 2 3 4 5 6 7 8 1. Mấu tiền hàm 2. Lỗ răng cửa 3. Mảnh khẩu cái của xương hàm trên 4. Xương khẩu cái 5. Lỗ khẩu cái lớn 6. Móc chân bướm 7. Mảnh ngoài chân bướm 8. Mảnh trong chân bướm 9. Gai mũi sau 10.Vách ngăn mũi 5 Hình 1.1: Hình vẽ giải phẫu bình thường của vùng VM, [13] 2/3 phía trước VM cứng được tạo bởi mảnh ngang của mặt trong xương hàm trên. Hai mảnh ở hai bên tiếp khớp với nhau ở đường giữa hình thành nên một mái vòm. Mặt dưới của vòm gồ ghề, mặt trong lõm là máng mũi, hai máng mũi ngăn cách nhau bởi vách lá mía. [14], [13] 1/3 sau của VM cứng được hình thành do mảnh ngang của xương khẩu cái. Bờ trước của mảnh này tiếp khớp với bờ sau mảnh ngang xương hàm trên, bờ trong tiếp khớp với mảnh ngang bên kia, bờ sau tạo thành vành dưới của lỗ mũi sau. [14], [13] Trên VM cứng, phía sau có lỗ khẩu cái sau cho bó mạch thần kinh khẩu cái lớn đi qua. Phía trước có lỗ ống răng cửa (còn gọi là lỗ khẩu cái trước) là nơi thoát ra của động mạch khẩu cái trước và dây thần kinh bướm khẩu. Lỗ này cũng là mốc phân định VM tiên phát và thứ phát trong thời kỳ hình thành của bào thai. [14], [13]. 1.2.2. Vòm miệng mềm (màn hầu) [14], [13]. Vòm miệng mềm là vách cân cơ chếch từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, ngăn cách miệng với hầu. Ở trước trên, vách này dính vào bờ sau 6 xương khẩu cái, hai bên liên tiếp với thành hầu, ở dưới thì lơ lửng và có lưỡi gà ở giữa. Cấu tạo của màn hầu: Gồm cân màn hầu và các cơ (hình 2). - Cơ khẩu cái màn hầu: là một cơ đơn, đi từ gai mũi sau tới lưỡi gà - Cơ căng màn hầu: đi từ xương bướm và vòi nhĩ, bám vào móc cánh trong xương chân bướm rồi toả ra, vào cân màn hầu. - Cơ nâng màn hầu: đi từ xương đá và mặt dưới vòi nhĩ đến tận hết ở màn hầu. - Cơ lưỡi màn hầu (cơ trụ trước): dính vào màn hầu qua trụ trước để toả vào lưỡi. - Cơ màn hầu (cơ trụ sau): gồm 3 bó: bó màn hầu, bó vòi nhĩ và bó chân bướm. 1. Cân màn hầu 2. Móc chân bướm 3. Cơ căng màn hầu 4. Cơ nâng màn hầu 5. Cơ khẩu cái – màn hầu (cơ lưỡi gà) Hình 1.2: Hệ thống cơ bình thường của VM mềm [ 14] [13]. Ba bó này chụm lại thành một thân cơ, chạy vào trụ sau rồi bám tận vào sụn giáp và các cơ ở hầu. Khi hoạt động, màn hầu được kéo lên trên bởi các cơ khẩu cái màn hầu, cơ nâng màn hầu, cơ căng màn hầu; kéo xuống dưới và mở rộng eo họng do tác động của các cơ lưỡi màn hầu và hầu màn hầu. Sự hoạt động của các cơ này có ý nghĩa quan trọng trong động tác nuốt và phát âm. 7 1.2.3. Mạch và thần kinh vùng vòm miệng [14], [13]: + Động mạch: - Niêm mạc VM cũng được nuôi dưỡng bởi động mạch khẩu cái trước và khẩu cái lớn, là các nhánh của động mạch hàm trong. Trong phẫu thuật vá khe hở vòm miệng, động mạch khẩu cái lớn rất được tôn trọng bởi nó là nguồn cung cấp máu chính cho vạt niêm mạc – màng xương khi được lật lên và di chuyển. - Vòm miệng mềm, giống như hầu, được nuôi dưỡng bởi các nhánh của động mạch hầu lên (thuộc động mạch hàm trong) và động mạch khẩu cái lên (thuộc động mạch mặt). + Tĩnh mạch đổ vào đám rối hầu rồi từ đó đổ vào tĩnh mạch cảnh trong. + Bạch mạch: đổ vào hạch sau hầu và chuỗi hạch cảnh trong. + Thần kinh: - Thần kinh cảm giác của vòm miệng do các dây khẩu cái trước, giữa và sau (là nhánh của dây thần kinh hàm trên) chi phối. - Thần kinh vận động vòm miệng mềm: Về mặt giải phẫu thì: . Cơ căng màn hầu do một nhánh của dây hàm dưới . Cơ nâng màn hầu và khẩu cái màn hầu do dây VII . Cơ lưỡi màn hầu và hầu màn hầu do đám rối hầu. Về phương diện sinh lý thì trừ cơ nâng màn hầu, các cơ còn lại đều do dây IX, X (đám rối hầu) chi phối. 1.2.4. Cấu tạo mô phôi của vòm miệng [14]. - Vòm miệng cứng được lợp bởi một lớp biểu mô lát tầng dày, chân bì gắn chặt với màng xương, có những nhú cao, nhiều sợi chun ở phần sâu và những tuyến hoàn toàn tiết nhầy. 8 - Màn hầu là một lá cơ vân kép mà hai mặt được lợp bởi niêm mạc: Ở mặt miệng là niêm mạc biểu mô lát tầng dày, chân bì thưa có nhú rõ rệt. ở mặt hầu, biểu mô mỏng hơn với phần sau là biểu mô lát tầng, phần trước là biểu mô trụ có lông chuyển. Trên cả hai mặt, có nhiều tuyến nước bọt hoàn toàn tiết nhầy. - Lưỡi gà tiếp nối với màn hầu ở đường giữa, là một khối mô liên kết thưa, được niêm mạc bao bọc và cũng có các tuyến tiết nhầy. 9 1.2.5. Các cơ ở thành họng [13], [14]. Trong hoạt động chức năng của vùng hầu họng, không thể không nói đến vai trò của các cơ thành họng bởi sự kết hợp hài hoà giữa chúng với các cơ vòm miệng sẽ đảm bảo cho những chức năng quan trọng của cơ thể đó là nuốt và phát âm. Tại thành họng, làm hẹp eo họng là nhiệm vụ của các cơ thắt hầu trên, giữa và dưới. các cơ này có đặc điểm là cơ nọ chồng lên phần trên của cơ kia, phía trên bám vào nền sọ, phía trước bám vào xương, cân hoặc sụn rồi đi vòng ra sau để hình thành nên một ống cơ. Đối ngược với các cơ thắt hầu là hai cơ trâm hầu và hầu màn hầu mà khi co chúng sẽ mở rộng eo họng. Tất cả các cơ ở thành họng, nhìn chung đều được nuôi dưỡng bằng động mạch hầu lên, động mạch chân bướm khẩu cái và động mạch khẩu cái lên. Chi phối vận động và cảm giác do các nhánh thần kinh tách rời từ đám rối hầu. Trong các cơ trên, quan trọng hơn cả là cơ thắt hầu trên, khi co sẽ làm cho thành sau và bên họng thu nhỏ và đưa ra trước, tạo ra một cái gờ ngang mức đốt sống cổ I (nụ Passavant), góp phần làm khít van vòm hầu mỗi khi đóng lại. Đặc biệt đối với những trẻ bị khuyết tật vòm miệng, nụ passavant càng thấy rõ hơn do cơ chế hoạt động bù trừ của thành sau họng. Hoạt động quá mức của các cơ thành họng cũng là một sự chỉ dẫn cho tình trạng thiểu năng vòm hầu, sau khi vòm miệng đã được phẫu thuật mà chưa được hoàn chỉnh. [15], [16]. 1.3. CƠ CHẾ BỆNH SINH [15], [14]. Sự hình thành khe hở môi và vòm miệng bẩm sinh, được giải thích bởi thuyết nụ mặt của Rathke (1832), Dursy (1869) và His (1888). Vào tuần lễ thứ 3 của bào thai, khi bào thai to 10mm, ở cung mang thứ nhất có một chỗ lõm vào gọi là miệng nguyên thuỷ. Xung quanh miệng nguyên thuỷ xuất hiện 5 nụ, bao gồm: nụ trán ở bờ trên, 2 nụ hàm trên và 2 nụ hàm dưới ở hai bên bờ miệng nguyên thủy. Từ mặt dưới của nụ trán, lại phát sinh 2 nụ mũi 10 [...]... vòm miệng mềm) D: Khe hở toàn bộ một bên của vòm miệng tiên phát và thứ phát E: Khe hở vòm miệng toàn bộ hai bên 1.5.1 Khe hở tiên phát: Bao gồm khe hở môi và khe hở cung hàm (trước lỗ răng cửa) a) Khe hở môi: - Độ 1: Khuyết môi đỏ - Độ 2: Khe hở làn môi đỏ tới 1/2 da môi – mũi - Độ 3: Khe hở môi tới hốc mũi b) Khe hở cung hàm - Độ 1: Có vết hằn ở vùng răng cửa bên - Độ 2: Khe hở ở vùng ổ răng - Độ... Độ 3: Khe hở tới lỗ răng cửa 1.5.2 Khe hở thứ phát (khe hở VM sau lỗ răng cửa) a) Khe hở vòm miệng mềm: - Độ 1: Khe hở lưỡi gà - Độ 2: khe hở luỡi gà tới 1/3 VM mềm - Độ 3: Khe hở toàn bộ VM mềm b) Khe hở vòm miệng cứng: - Độ 1: Khe hở từ lưỡi gà tới 1/3 sau VM cứng - Độ 2: Khe hở tới 2/3 sau VM cứng - Độ 3: Khe hở tới lỗ răng cửa 15 1.5.3 Khe hở phối hợp môi – vòm miệng tiên phát và thứ phát - Loại... phát và thứ phát [17] Theo đó, mỗi một dạng khe hở lại được chia thành 3 mức độ Hình 1.3: Phân loại khe hở vòm miệng (theo Kernahan và Stark) [17] Mốc phân chia giữa vòm miệng tiên phát và thứ phát là lỗ răng cửa: A: Khe hở không toàn bộ của vòm miệng thứ phát B: Khe hở toàn bộ của vòm miệng thứ phát: từ lưỡi gà tới lỗ răng cửa 14 C: Khe hở không toàn bộ của vòm miệng tiên phát và thứ phát (hở môi + vòm. .. pháp Furlow và 10 bệnh nhân mổ theo phương pháp Veau - Wardill - Kilner đã cho kết quả tương đương nhau Khác với phương pháp Furlow, Phương pháp này áp dụng tốt trong những trường hợp KHVM rộng, KHVM 2 bên toàn bộ, và khe hở vòm toàn bộ một bên [31], [61] 30 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu chọn từ những bệnh nhân bị KHVM toàn bộ một bên bẩm. .. chọn trên 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Tiến hành theo phương pháp can thiệp lâm sàng không đối chứng, đánh giá kết quả theo mô hình trước sau 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu: - Tham gia khám, chẩn đoán, phụ mổ ,phẫu thuật và theo dõi và đánh giá kết quả điều trị - Mỗi bệnh nhân được mời đến tái khám sau phẫu thuật ít nhât 2 – 3 tháng - Các thông tin được thu thập vào bệnh án... bên bẩm sinh được khám và điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương Hà Nội, bệnh viện Việt Nam - Cu Ba Hà Nội từ tháng 9/2014 đến tháng 09/2014 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nghiên cứu: - Bệnh nhân ≥ 1,5 tuổi - Bị KHVM toàn bộ 1 bên bẩm sinh - Có đủ điều kiện sức khỏe để phẫu thuật tạo hình vòm miệng - Bệnh nhân được phẫu thuật lần đầu theo phương pháp Veau – Wardill - Kilner. .. suốt: khe hở môi không toàn bộ và khe hở vòm miệng không toàn bộ - Loại 2: Hở thông suốt từ trước ra sau 1.5.4 Khe hở môi 2 bên và khe hở vòm miệng 2 bên: được chia độ giống như trên Để đơn giản hoá, Pfeiffer (Đức) đã đưa ra sơ đồ biểu thị [18]: Môi Cung hàm Vòm miệng Màn hầu Sơ đồ 1.1: Biểu thị phân loại KHM – VM của Pfeifer Trên sơ đồ này, được đánh dấu biểu thị tương đương với từng loại khe hở Năm... bệnh nhân khe hở vòm miệng bẩm sinh 2 bên kết quả sau sau phẫu thuật: kết quả tốt là 83,3%, 3 bệnh nhân nhiễm trùng nhẹ nhưng không bục vòm, 3 bệnh nhân bị bục vòm để lại lỗ thông miệng mũi 1.10.2 Ở nước ngoài: Về mặt kỹ thuật, cho đến nay, nhiều tác giả vẫn ưa chuộng phương pháp Veau - Wardill – Kilner bởi dễ thực hiện Thủ thuật này sử dụng vạt niêm mạc màng xương ở VM cứng đẩy lùi ra sau theo kiểu... được đánh giá với 3 mức độ theo bảng sau: Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả liền thương sau phẫu phẫu thuật khi ra viện Xếp loại Tiêu chuẩn - khe hở vòm được đóng kín Tốt Ơ - không biến chứng - vết mổ liền tốt - Vết mổ bị chảy máu,nhiễm trùng nhưng không bị Trung bình bục - quá trình lành thương chậm - Vết mổ bị nhiễm trùng và bục Kém - có lỗ thông miệng mũi Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả. .. cụ: - Bệnh án mẫu - Bộ dụng cụ khám RHM - Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình VM - Thuốc gây tê Lidocaine 1% và Epinephrine 1/100.000 - Kim chỉ khâu VM - Thước đo 2.2.2.2 Thu thập thông tin: Theo mẫu bệnh án thiết kế sẵn (phụ lục) * Hành chính: - Họ và tên bệnh nhân - Tuổi, giới, dân tộc - Trình độ văn hoá 32 - Địa chỉ gia đình, điện thoại - Ngày vào viện - Lý do vào viện - Ngày mổ, phẫu thuật viên - Chẩn . bộ một bên bẩm sinh theo phương pháp Veau – Wardill - Kilner, với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng khe hở vòm miệng toàn bộ một bên bẩm sinh được phẫu thuật theo phương pháp Veau –. nào đánh giá với trường hợp khe hở vòm toàn bộ một bên. [4]. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nhận xét lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật khe hở vòm miệng toàn. (hở môi + vòm miệng mềm) D: Khe hở toàn bộ một bên của vòm miệng tiên phát và thứ phát E: Khe hở vòm miệng toàn bộ hai bên. 1.5.1. Khe hở tiên phát: Bao gồm khe hở môi và khe hở cung hàm (trước

Ngày đăng: 07/10/2014, 11:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Nguyễn Thị Kim Hương, Trần Ngọc Quang Phi, Lâm Ngọc Ấn (1993), Tình hình dị tật khe hở môi, hàm ếch tại thành phố Hồ Chí Minh (1976 – 1986), Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1975 – 1993, Viện Răng hàm mặt thành phố Hồ Chí Minh, tr. 189 – 193 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình dị tật khe hở môi, hàm ếch tại thành phố Hồ Chí Minh (1976 – 1986)
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Hương, Trần Ngọc Quang Phi, Lâm Ngọc Ấn
Năm: 1993
12. Lê Văn Lợi (1999), “Thanh học”, Các bệnh về giọng nói, lời nói và ngôn ngữ, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 15 – 175 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh học”, "Các bệnh về giọng nói, lời nói và ngôn ngữ
Tác giả: Lê Văn Lợi
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 1999
13. Nguyễn Nguyệt Nhã (1996), “Một số nhận xét về tình hình dị tật khe hở môi và hàm ếch bẩm sinh tại một số tỉnh biên giới phía bắc”, Tạp chí y học thực hành, số (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhận xét về tình hình dị tật khe hở môi và hàm ếch bẩm sinh tại một số tỉnh biên giới phía bắc”", Tạp chí y học thực hành
Tác giả: Nguyễn Nguyệt Nhã
Năm: 1996
14. Lương Phán (1999), “Hội chứng ngừng thở trong lúc ngủ”,Tạp chí thuốc và sức khỏe, Tổng hội y - dược học Việt Nam, số (154), tr. 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội chứng ngừng thở trong lúc ngủ”",Tạp chí thuốc và sức khỏe
Tác giả: Lương Phán
Năm: 1999
15. Lâm Hoài Phương (2007), “Khe hở vòm miệng”, Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 105 -126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khe hở vòm miệng”, "Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt
Tác giả: Lâm Hoài Phương
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2007
16. Võ Thế Quang (1982), “Khe hở vòm miệng”, Phẫu thuật tạo hình và tái tạo mặt, Nhà xuất bản y học, tr. 316 – 322 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khe hở vòm miệng”, "Phẫu thuật tạo hình và tái tạo mặt
Tác giả: Võ Thế Quang
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 1982
17. Ngô Đức Sơn (1999), Nhận xét về phẫu thuật tạo hình khe hở môi hai bên bằng vạt xoay đẩy, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường đại học y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét về phẫu thuật tạo hình khe hở môi hai bên bằng vạt xoay đẩy
Tác giả: Ngô Đức Sơn
Năm: 1999
18. Võ Tấn (1983), Tai mũi họng thực hành, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 130 - 152 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tai mũi họng thực hành
Tác giả: Võ Tấn
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 1983
19. Trần Văn Trường (1999), “Tạo hình khe hở môi một bên và 2 bên”, Tạp chí y học Việt Nam, số (240,241), tr. 81-88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo hình khe hở môi một bên và 2 bên”, "Tạp chí y học Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Trường
Năm: 1999
22. Nguyễn Roãn Tuất (2006), “Khe hở vòm miệng bẩm sinh”, Phẫu thuật tạo hình, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 148 – 154 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khe hở vòm miệng bẩm sinh”, "Phẫu thuật tạo hình
Tác giả: Nguyễn Roãn Tuất
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2006
23. Tạ Văn Tùng (1995), Lâm sàng và điều trị khe hở bẩm sinh vùng hàm mặt, Luận văn thạc sĩ khoa học y dược, Trường đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm sàng và điều trị khe hở bẩm sinh vùng hàm mặt
Tác giả: Tạ Văn Tùng
Năm: 1995
24. Lê Ngọc Uyển (2000), Góp phần đánh giá kết quả phẫu thuật khe hở vòm miệng theo phương pháp tạo hình chữ Z (Furlow), Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học y Hà Nội.TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần đánh giá kết quả phẫu thuật khe hở vòm miệng theo phương pháp tạo hình chữ Z (Furlow)
Tác giả: Lê Ngọc Uyển
Năm: 2000
25. Aaronson S.M, Fox D.R, Cronin T.D (1985), “The Cronin push – back palate repair with Nasal mucosal flaps”, Plast recontr Sugr 75(6), pp 805-808 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Cronin push – back palate repair with Nasal mucosal flaps”, "Plast recontr Sugr
Tác giả: Aaronson S.M, Fox D.R, Cronin T.D
Năm: 1985
26. Aik – Ming Leow, MD; Lun – Jou Lo (2008), “Veau – Wardill – Kilner or V Y push back palatoplasty”, palatoplasty: Evolution and controversies, pp 336 – 338 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Veau – Wardill – Kilner or V Y push back palatoplasty”, "palatoplasty: Evolution and controversies
Tác giả: Aik – Ming Leow, MD; Lun – Jou Lo
Năm: 2008
27. Alvaro A.F. and John W.P (2006), “Orthodontics in cleft lip and palate management”, Plastic Surgery Philadelphia, Saunders Elsvir, ISBN, pp 271 - 272 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Orthodontics in cleft lip and palate management”, "Plastic Surgery Philadelphia, Saunders Elsvir, ISBN
Tác giả: Alvaro A.F. and John W.P
Năm: 2006
28. Argamaso R.V, Shprintzen R.V, Strauch B, et al (1980), “The role of lateral pharyngeal wall movement in pharyngeal flap sugery”, Plast recontr Surg 66(2), pp 214 – 219 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The role of lateral pharyngeal wall movement in pharyngeal flap sugery”, "Plast recontr Surg
Tác giả: Argamaso R.V, Shprintzen R.V, Strauch B, et al
Năm: 1980
29. Bardach J, Morris H.L, Olin W.H (1984), “Late result of primary Veloplasty: The Marburg project”, Plast reconstr surg 73(2), pp 207 – 218 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Late result of primary Veloplasty: The Marburg project”, "Plast reconstr surg
Tác giả: Bardach J, Morris H.L, Olin W.H
Năm: 1984

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w