1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

nhận xét lâm sàng và hình ảnh xquang răng mọc ngầm tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012

55 964 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ……***…… NGUYỄN HOÀNG YẾN NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XQUANG RĂNG NGẦM TẠI VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG TỪ 2011 – 2012 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA Khóa 2007 – 2013 Hà Nội - 2013 B GIO DC V O TO B Y T TRNG I HC Y H NI *** NGUYN HONG YN NHậN XéT ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và XQUANG RĂNG NGầM TạI VIệN RĂNG HàM MặT TRUNG ƯƠNG Từ 2011 2012 Chuyờn ngnh: Rng hm mt KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA Khúa 2007 2013 Ngi hng dn khoa hc Th.S Nghiờm Chi Phng H Ni - 2013 T VN Răng mọc ngầm là răng không mọc một phần hoặc hoàn toàn, do răng khác, xương hay mô mềm ngăn cản sự mọc lên của răng đó. Tuỳ theo tư thế giải phẫu của răng mà có các kiểu ngầm (theo Ủy ban phẫu thuật miệng của Mỹ 1971) [18] Răng mọc ngầm là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ của mỗi cá nhân. Răng mọc ngầm đôi khi còn là nguyên nhân của nhiều bệnh cảnh lâm sàng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Răng mọc ngầm gây biến chứng như thế nào? Mức độ trầm trọng ra sao? Thường ở lứa tuổi nào? Tỉ lệ giữa hai giới như thế nào? Cũng như cần phát hiện nó vào thời điểm nào, bằng cách nào biểu hiện lâm sàng ra sao để các nhà lâm sàng có những biện pháp can thiệp kịp thời phòng tránh các biến chứng và đảm bảo thẩm mỹ cho bệnh nhân. Đó là vấn đề mà nhiều nha sĩ trong nước và trên thế giới quan tâm. Ở trong nước, tài liệu viết về vấn đề này còn hạn chế. Mới chỉ có một số tài liệu như: Thông báo một trường hợp 3 răng vĩnh viễn mọc ngầm của bác sĩ Mạc Cẩm Thúy [10] hay một số vấn đề về nguyên nhân, biến chứng, phân loại các loại răng mọc ngầm, mọc lệch và mọc lạc chỗ của bác sĩ Nguyễn Lâm [12]. Các tài liệu liên quan như: Các loại răng thừa ngầm [8], Răng mọc thừa ngầm ở đường giữa xương hàm trên [23] ,Răng mọc ngầm có gây tiêu chân răng bên cạnh không? Theo Nitzan D, có 7,5% có ảnh hưởng tiêu chân răng trong 199 trường hợp mà chủ yếu ở tuổi 21-30 [26] Theo Shang Hai Kou Qiang Yi Xue [ cần thiết phải chụp phim Xquang để xác định vị trí và phẫu thuật đối với răng thừa mọc ngầm. Ở Đại học Bernin (Nigieria) thấy răng thừa ngầm hàm trên gặp tỉ lệ cao nhất với 12 lần (66,67%) [28] Ở Đại học Jordan theo dõi 152 trường hợp có 90% răng thừa xảy ra ở hàm trên phía trước, 92,8% ở vùng răng cửa giữa [27] Xuất phát từ sự ảnh hưởng của răng mọc ngầm tới sức khỏe răng miệng, thẩm mỹ và sự cần thiết về chẩn đoán lâm sàng và hình ảnh Xquang để có những biện pháp kịp thời tránh những biến chứng không mong muốn, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu biểu lâm sàng và hình ảnh Xquang của răng mọc ngầm với mục tiêu: Nhận xét lâm sàng và hình ảnh Xquang răng mọc ngầm tại bệnh viện Răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.Giải phẫu- Sinh lý học 1.1. Cấu trúc xương 1.1.1. Xương hàm trên Xương hàm trên ở người bao gồm 2 xương, nối với nhau ở đường giữa, là xương trụ cột của tầng giữa mặt. Bao gồm thân xương và các mỏm xương, mỏm huyệt răng hai bên tạo nên cung huyệt răng, nơi …. chân răng gọi là xương ổ răng. Hình dạng xương ổ răng phụ thuộc vào kích thước, hình thể, vị trí của răng. Xương hàm trên liên quan đến các hốc: mũi, mắt, khoang miệng, thân xương có các lỗ cho mạch máu và thần kinh đi qua. Ví dụ: lỗ dưới ổ mắt cho thần kinh dưới ổ mắt đi qua, lỗ khẩu cái trước có động mạch khẩu cái và thần kinh bướm khẩu cái đi qua [1] Mỏm xương ổ răng liên tục với phần xương còn lại, phần xương ngang mức với chóp răng là xương nền. Thông thường, các răng hàm trên nằm trên cung răng hàm trên 1.1.2. Xương hàm dưới Xương hàm dưới có 2 phần: - Thân xương: cong hình móng ngựa, có hai mặt và hai bờ. Mặt ngoài có lồi cằm ở giữa, hai bên có đường chéo và lỗ cằm để mạch máu và thần kinh cằm đi qua. Mặt trong ở giữa có 4 gai cằm: 2 gai trên có cơ cằm lưỡi bám, 2 gai dưới có cơ cằm móng bám Bờ trên có nhiều lỗ huyệt ổ răng dưới Bờ dưới có hai hố cơ nhị thân ở giữa và nơi liên tiếp của cành lên với thân xương hàm có một rãnh nhỏ cho động mạch mặt đi qua. - Cành lên xương hàm dưới: hình vuông, có hai mặt, bốn bờ: + Mặt ngoài có gờ cho cơ cắn bám + Mặt trong có lỗ răng dưới (lỗ hàm dưới) và thông với ống răng dưới để mạch và thần kinh răng dưới đi qua, phía trước lỗ có gai Spix là một mảnh xương hình tam giác + Bờ trên lõm là khuyết hàm dưới (hõm Sigma), phía trước khuyết hàm là mỏm vẹt, sau khuyết là mỏm lồi cầu gồm có chỏm lồi cầu và cổ lồi cầu. Chỏm lồi cầu hình bầu dục, dẹt theo chiều trước sau. + Bờ dưới tiếp với thân xương hàm + Bờ sau dày liên quan với tuyến nước bọt mang tai + Bờ trước lõm 1.2. Thần kinh chi phối 1.2.1. Dây thần kinh hàm trên Dây thần kinh hàm trên là nhánh giữa của dây thần kinh sinh ba, là dây hoàn toàn cảm giác. Từ hạch Gasser, dây thần kinh hàm trên thoát ra khỏi nền sọ ở lỗ tròn lớn, đi tới mặt trên của hố chân bướm hàm, ở đó dây đi ngang ra ngoài để tới đầu rãnh dưới ổ mắt, dậy lại bẻ gập một lần nữa để chui vào rãnh. Trước khi chui vào rãnh, thần kinh hàm trên tách ra các nhánh: dây răng sau, dây răng giữa, dây răng trước. Các dây thần kinh răng đều nối với nhau để tạo thành đám rối răng, từ đám rối răng cho các nhánh đi vào răng , xương. 1.2.2. Dây thần kinh hàm dưới Dây thần kinh hàm dưới là một dây thần kinh vừa cảm giác, vừa vận động và có cả sợi tiết dịch. Từ hạch Gasser, thần kinh thoát ra khỏi sọ ở lỗ bầu dục. Khi đi cách lỗ bầu dục không đầy một centimet thì chia làm hai nhánh tận: thân trước và thân sau Dây thần kinh răng dưới là nhánh tận tách ra từ thân sau của dây thần kinh răng dưới. Dây thần kinh răng dưới chạy giữa hai cơ chân bướm nằm áp sát ngay vào mặt ngoài của cân liên cơ chạy tới gai Spix thì cùng động mạch chui vào ống răng dưới. Khi chạy trong ống răng dưới, nó cho những nhánh thần kinh đi vào răng hàm dưới. Khi thoát ra khỏi lỗ cằm, nó chia làm hai nhánh tận: dây nanh và dây cằm. Dây nanh cho những nhánh vào răng cửa và răng nanh, dây cằm phân phối cho da cằm và niêm mạc môi dưới. 1.3. Hệ mạch chi phối 1.3.1. Hàm trên Cấp máu cho hàm trên là nhánh của động mạch hàm trong, tách ra từ động mạch cảnh ngoài ở gần cực trên của tuyến mang tai ở sâu. Động mạch hàm trong cho nhánh tận là động mạch bướm khẩu cái Động mạch khẩu cái trên là nhánh tách ra từ động mạch hàm trong. Động mạch này từ lỗ khẩu cái sau đi ra trước, song song với các huyệt răng, cách bờ này khoảng 1cm, đi trong lớp sâu của tổ chức sợi, sau đó liên tiếp với động mạch mũi khẩu cái 1.3.2. Hàm dưới Cấp máu cho hàm dưới là nhánh động mạch răng dưới phát sinh từ động mạch hàm trong khi động mạch này vòng quanh bờ dưới cơ chân bướm ngoài. Động mạch răng dưới cùng thần kinh răng dưới đi vào lỗ răng dưới ở cạnh gai Spix. Động mạch này phân nhánh cho vùng hàm dưới. 1.4 Chức năng của xương hàm trên Xương hàm trên là xương trụ cột của tầng mặt giữa, tham gia hộp âm nhờ xoang hàm trên. Mỏm xương ổ răng là nơi neo giữ răng trong xương ổ răng, hấp thu và phân phối lực nhai được tạo ra bởi các răng trong quá trình: ăn, nhai, nói, nuốt [6] 1.5. Vùng vòm miệng Giới hạn ở phía trước và hai bên bởi cung răng trên, phía sau bởi bờ tự do của màn hầu gồm hàm ếch cứng được tạo nên bởi 2/3 phía trước bởi mỏm khẩu cái xương hàm trên và 1/3 sau bởi mảnh ngang xương khẩu cái. Hàm ếch mềm tạo bởi cơ màn hầu. Từ hốc miệng đến hốc mũi, hàm ếch gồm những lớp: - Niêm mạc hàm ếch: lớp này dầy, chắc, dính với màng xương bởi cấu trúc sợi, bên trong có các động mạch và thần kinh khẩu cái - Lớp xương, sợi và cơ: xương khẩu cái, cân khẩu cái và cơ của màn hầu - Lớp niêm mạc sàn hốc mũi 1.6. Vùng lợi răng và tiền đình miệng Sống hàm được lợi bao phủ, lớp này khi đến gần đáy ngách lợi má hay môi thì ở dưới lớp niêm mạc có thêm ít tổ chức lỏng lẻo và dày lên khi tới ngách lợi môi – má. Lớp niêm mạc khi tới ngách lợi môi hay má thì quặt ngược trở lại thành niêm mạc môi hay má. Mặt trong sống hàm niêm mạc lợi liên tiếp với niêm mạc hàm ếch ở hàm trên. Tiền đình là khoảng giữa môi má và hàm răng. Niêm mạc phủ mặt tiền đình lật từ môi, má lên lợi để tạo nên hai rãnh trên và dưới, ở giữa rãnh có nếp niêm mạc chia rãnh thành đôi gọi là phanh môi. 2. Quá trình hình thành và phát triển bộ răng vĩnh viễn Trong khi các chân răng sữa được nằm hoàn toàn trong xương ổ răng đã phát triển thì không phải lúc nào cũng thấy mầm răng vĩnh viễn thay thế nằm trong xương ổ răng mà lại nằm trong phần xương nền của xương hàm trên. Như vậy, chỉ có phần xương hàm của các răng đang hoạt động chức năng mới thuộc xương ổ răng (Broclie A G 1942, Baume L T 1953) [8] . Các mầm răng thay thế không có xương ổ chính danh bao quanh chúng bắt đầu mọc sau khi sự hình thành thân răng kết thúc. Vào thời điểm này, xương ổ chính danh và chân răng sữa cũng bắt đầu tiêu. Điều gì sẽ xảy ra với mầm răng thay thế nếu giai đoạn này có tổn thương hay viêm nhiễm mãn tính? Ngay sau khi răng sữa rụng, các răng thay thế đang trong quá trình mọc sẽ di chuyển vào chỗ trống, khi đó, xương hàm có sự hình thành xương mới để thay thế cho các khối xương bị tiêu tạo ổ xương mới. Phần xương nâng đỡ ổ xương chính danh có kích thước, hình dạng phù hợp với răng thay thế. Do đó, giai đoạn này có bất kỳ sự sang chấn tại chỗ hay viêm nhiễm tại chỗ nào cũng có thể là nguyên nhân làm cho răng mọc ngầm Sự tiêu xương ở răng sữa và hình thành xương ổ chính danh ở răng thay thế nó phù hợp cả về không gian và thời gian, bất kỳ sự can thiệp nào không phù hợp đều có thể gây rối loạn mọc răng và gây nên răng mọc ngầm Thời gian hình thành và phát triển bộ răng vĩnh viễn từ khi sinh ra đến khi 16 tuổi, đây là một khoảng thời gian rất dài, do vậy những tổn thương có thể xảy ra, ngăn cản sự hình thành men, ngà và trực tiếp hay gián tiếp tạo nên những rối loạn khác nhau. Cho nên những khiếm khuyết về quá trình hình thành và phát triển răng có thể gây nên tình trạng răng mọc ngầm. 2.1. Những rối loạn phát triển răng 2.1.1 Bất thường về số lượng Những bất thường về số lượng phải kể đến răng thừa ở vùng cửa hàm trên rất hay gặp, ví dụ như răng kẹ ở giữa. Cũng có thể thấy thiếu răng một phần như thiếu răng cửa bên, thiếu răng nanh, 2.1.2. Bất thường về cấu trúc Những thiểu sản men răng ở răng vĩnh viễn có thể do chấn thương làm sai khớp ở bộ răng sữa, ảnh hưởng đến sự tạo men ở răng thay thế. Cũng có thể nguyên nhân là do viêm nhiễm, bệnh toàn thân hay do hóa chất. 2.1.3. Bất thường về hình thái Có nguồn gốc do quá trình phát triển như: răng sinh đôi, răng dị dạng thân, răng trong răng, chân răng cong bất thường, … 3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến răng mọc ngầm 3.1.Nguyên nhân do chính răng đó (theo Kolf) [19] - Có nang thân răng - Răng là một u răng - Là một răng thừa - Sang chấn làm di lệch mầm răng - Chân răng cong vẹo 3.2. Nguyên nhân tại chỗ và vùng lân cận Theo Berger và cộng sự [19], những yếu tố sau là những nguyên nhân gây nên răng mọc ngầm: - Răng sữa tồn tại quá thời hạn - Do sự phân bố các răng không đều trên cung hàm - Sự bền vững của xương hàm cản trở răng muốn mọc - Nhiễm trùng kéo dài ở vùng lân cận răng mọc - Màng niêm mạc phủ trên răng quá dầy - Ở những xương hàm kém phát triển - Nhiễm trùng xương hàm ở các bệnh viêm nhiễm trẻ em Ngoài ra, nhận thấy dị dạng hình thể thân răng và chân răng cũng là nguyên nhân khiến răng không mọc lên được trên cung hàm. 3.3. Nguyên nhân toàn thân - Di truyền - Chủng tộc - Các bệnh: còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, lao, giang mai bẩm sinh, … 4. Bệnh lý liên quan do răng mọc ngầm 4.1. Lệch lạc răng Nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám vì lệch lạc răng, nhất là vùng răng cửa hàm trên. Hay do sự rối loạn thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn mà răng sữa đã quá tuổi thay vẫn tồn tại trên cung hàm hoặc thiếu răng vĩnh viễn. Chỉ khi chụp phim Xquang vùng hàm mặt mới phát hiện ra răng mọc ngầm. Như vậy, yêu cầu cần đặt ra là với những dấu hiệu lâm sàng cần theo dõi chặt chẽ với bác sĩ RHM để có sự phát hiện sớm mà can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng xảy ra. Những nghiên cứu thống kê về tỉ lệ răng mọc ngầm, loại răng mọc ngầm, vị trí răng mọc ngầm, tuổi, giới, những biến chứng do răng mọc ngầm gây ra cũng như mức độ lệch lạc của răng thường do răng ngầm gây ra là những điều rất quan trọng mà bác sĩ RHM cần quan tâm [12] 4.2. Răng mọc ngầm gây tiêu chân răng bên cạnh 26] Vấn đề tiêu chân răng từ ngoài vào do răng mọc ngầm ở bên cạnh gây ra đã được nghiên cứu bằng Xquang với 199 trường hợp trong đó có [...]... lượng răng ngầm trên một bệnh nhân Nhận xét: - Số bệnh nhân có số răng ngầm là 1 chiếm tỉ lệ cao nhất 63,1% (có 113 trường hợp), số bệnh nhân có 2 răng ngầm chiếm 22,3% (40 trường hợp) và số bệnh nhân có nhiều hơn 2 răng ngầm chiếm 14,6% (26 trường hợp) - Bệnh nhân có số răng ngầm nhiều nhất là 7 răng (Trường hợp bệnh nhân có 4 răng ngầm hàm dưới) Bảng 7: Các phương pháp Xquang để xác định răng ngầm: ... hợp lệch lạc răng chiếm 43,1% 8 trường hợp có u răng chiếm 5% và 3 trường hợp có bệnh lý khác (bệnh lý tai mũi họng , tê bì) chiếm 1,9% (R1.1 ngầm và Odontome vùng R1.1.) (Nang răng ngầm làm lệch mặt) (Nang răng ngầm ở hốc mũi)CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN Qua quá trình thu thập thông tin, số liệu, khám lâm sàng về đặc điểm lâm sàng và Xquang răng ngầm tại viện RHM TƯ từ năm 2011-2012, chúng tôi có nhận thấy: 1... răng ngầm khác có 13 răng chiếm tỉ lệ 4,5%, có răng cửa bên, răng hàm lớn thứ 2, răng hàm nhỏ Hầu hết các trường hợp đến khám vì thiếu các răng vĩnh viễn này, đặc biệt ở nhóm răng hàm nhỏ thường còn tồn tại răng sữa trên cung hàm 6 Số lượng răng ngầm trên một bệnh nhân - Bảng 6 cho thấy : Số bệnh nhân có 1 răng ngầm là 113 chiếm tỉ lệ 63,1%, bệnh nhân thường có răng ngầm loại răng thừa, răng cửa, răng. .. ra răng ngầm thì có 88 trường hợp là do nguyên nhân tại chính răng đó chiếm 49,2%, đó chính là việc còn tồn tại răng sữa trên cung hàm, thường gặp ở nhóm răng hàm nhỏ và răng nanh Bản thân loại răng là răng thừa cũng gây ra việc mọc ngầm Hình thể răng như chân răng cong, hướng của răng nằm ngang, chếch, đặc biệt ở nhóm răng khôn(nhất là răng khôn dưới), răng mọc lạc chỗ cũng làm cho răng - không mọc. .. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 1 Đối tượng nghiên cứu 1.1 Địa điểm Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện RHM TƯ 1.2 Đối tượng nghiên cứu Là trẻ em và người trưởng thành ở lứa tuổi từ 6 tuổi trở lên gồm cả nam và nữ đến khám và điều trị tại bệnh viện RHM TƯ từ đầu năm 2011 đến cuối năm 2012 được xác định là có răng mọc ngầm (các răng vĩnh viễn và răng thừa) Răng mọc ngầm không phải là răng sữa... hàm trên và 3 răng thừa ngầm ở hàm dưới, các răng ngầm đứng thành nhóm, hình thể bất thường, chân răng cong, dị dạng -Răng nanh ngầm có 45 răng chiếm 15,7%, các răng hình thể bình thường, có 1 trường hợp có 2 răng nanh ngầm đối xứng -Răng cửa giữa ngầm có 8 răng chiếm 2,8%, đây là những răng đã quá tuổi mọc nhưng không thấy trên cung hàm, bệnh nhân đến vì thiếu răng vĩnh viễn hoặc lệch lạc nhóm răng cửa... xét: trong tổng số 287 răng ngầm thì loại răng khôn ngầm chiếm tỉ lệ cao nhất 55,4% (159 răng) , răng thừa chiếm tỉ lệ 21,6% (62 răng) , răng nanh chiếm 15,7% (45 răng) , các loại răng khác chiếm 4,5% (13 răng) và ít nhất là răng cửa chiếm 2,8% (8 răng) Bảng 6: Sự phân bố số lượng răng ngầm trên một bệnh nhân Số lượng răng trên một bệnh nhân 1 răng 2 răng Nhiều hơn 2 răng Tổng Số bệnh nhân (n) 113 40 26... Biểu đồ6: Hướng mọc răng Nhận xét: trong tổng số 287 răng mọc ngầm có 104 răng mọc theo hướng ngang tức lệch 90 chiếm 36,2 %, 57 răng mọc theo hướng đứng (thẳng) chiếm 19,9%, 114 răng mọc theo hướng nghiêng chiếm 39,7% và 12 răng mọc theo hướng trước – sau chiếm 4,2% Trong 12 răng mọc theo hướng trước – sau có một răng mọc lạc chỗ ở nền mũi Bảng 10: Mối tương quan trong – ngoài của răng ngầm( dựa trên... các răng khác, còn trường hợp răng khôn ngầm thường có các răng khôn khác mọc lệch, đây cũng chính là lý - do đưa bệnh nhân đi chụp Xquang và phát hiện ra răng ngầm Số bệnh nhân có 2 răng ngầm là 40 chiếm 22,3% Số bệnh nhân có nhiều hơn 2 răng ngầm là 26 trường hợp chiếm 14,6%, hầu hết các trường hợp này đều có răng khôn mọc ngầm Cá biệt có trường hợp nhiều răng ngầm nhất là 7 răng thì đều là răng. .. mọc được trên cung hàm gây nên tình trạng răng mọc ngầm Có 43 trường hợp do nguyên nhân tại chỗ và vùng lân cận chiếm 24% Do nhiễm trùng, do cung hàm không đủ chỗ cho răng mọc khiến răng không mọc ra được gây nên tình trạng mọc ngầm, điều này rõ nhất ở các răng 8, đặc biệt là răng 8 hàm trên, tuy có hướng mọc thẳng, hình thể răng bình - thường nhưng không đủ chỗ trên cung hàm cho răng mọc Chưa xác định . sàng và hình ảnh Xquang răng mọc ngầm tại bệnh viện Răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.Giải phẫu- Sinh lý học 1.1. Cấu trúc xương 1.1.1. Xương hàm trên Xương. cả nam và nữ đến khám và điều trị tại bệnh viện RHM TƯ từ đầu năm 2011 đến cuối năm 2012 được xác định là có răng mọc ngầm (các răng vĩnh viễn và răng thừa) Răng mọc ngầm không phải là răng sữa Không. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ……***…… NGUYỄN HOÀNG YẾN NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XQUANG RĂNG NGẦM TẠI VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG TỪ 2011 – 2012 KHÓA LUẬN

Ngày đăng: 07/09/2014, 17:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Phân bố theo giới: - nhận xét lâm sàng và hình ảnh xquang răng mọc ngầm tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012
Bảng 1 Phân bố theo giới: (Trang 22)
Bảng 2: Phân bố theo nhóm tuổi - nhận xét lâm sàng và hình ảnh xquang răng mọc ngầm tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012
Bảng 2 Phân bố theo nhóm tuổi (Trang 22)
Bảng 3: Các nguyên nhân gây răng ngầm: - nhận xét lâm sàng và hình ảnh xquang răng mọc ngầm tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012
Bảng 3 Các nguyên nhân gây răng ngầm: (Trang 23)
Bảng 4: Một số triệu chứng lâm sàng - nhận xét lâm sàng và hình ảnh xquang răng mọc ngầm tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012
Bảng 4 Một số triệu chứng lâm sàng (Trang 25)
Bảng 7: Các phương pháp Xquang để xác định răng ngầm: - nhận xét lâm sàng và hình ảnh xquang răng mọc ngầm tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012
Bảng 7 Các phương pháp Xquang để xác định răng ngầm: (Trang 27)
Bảng 6: Sự phân bố số lượng răng ngầm trên một bệnh nhân - nhận xét lâm sàng và hình ảnh xquang răng mọc ngầm tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012
Bảng 6 Sự phân bố số lượng răng ngầm trên một bệnh nhân (Trang 27)
Bảng 8: Hình dạng răng ngầm - nhận xét lâm sàng và hình ảnh xquang răng mọc ngầm tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012
Bảng 8 Hình dạng răng ngầm (Trang 28)
Hình dạng răng ngầm Số lượng (n) Tỉ lệ (%) - nhận xét lâm sàng và hình ảnh xquang răng mọc ngầm tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012
Hình d ạng răng ngầm Số lượng (n) Tỉ lệ (%) (Trang 28)
Bảng 11: Các bệnh lý liên quan: - nhận xét lâm sàng và hình ảnh xquang răng mọc ngầm tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012
Bảng 11 Các bệnh lý liên quan: (Trang 29)
Hình thể bình thường  - nhận xét lâm sàng và hình ảnh xquang răng mọc ngầm tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012
Hình th ể bình thường  (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w