Mối tương quan trong – ngoài của răng ngầm

Một phần của tài liệu nhận xét lâm sàng và hình ảnh xquang răng mọc ngầm tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012 (Trang 38 - 42)

Để đánh giá được chính xác mối tương quan trong – ngoài của răng ngầm, sử dụng phim sau huyệt ổ răng cận chóp với kỹ thuật chụp trượt bóng, phim cắn, phim CT Scanner, phim CT Conebeam.

Trong điều kiện cho phép của nghiên cứu, chúng tôi chỉ đánh giá được mối tương quan trong – ngoài của răng ngầm trong số 29 trường hợp có sử dụng phim CT Scanner hoặc phim CT Conebeam.

Bảng 10 cho thấy: răng mọc ngầm phía tiền đình chiếm tỉ lệ 62,1% (18 trường hợp), cịn răng mọc ngầm phía vịm miệng đối với hàm trên hoặc sàn miệng đối với hàm dưới chỉ chiếm tỉ lệ 37,9%. Như vậy, răng mọc ngầm có xu hướng mọc ngầm về phía tiền đình hơn là về phía vịm miệng hay sàn miệng.

11.Hậu quả, biến chứng của răng ngầm hay các bệnh lý liên quan

Răng ngầm gây ra các hậu quả về thẩm mĩ như lệch lạc răng(69 trường hợp) chiếm tỉ lệ 43,1% bao gồm cả việc tạo khe thưa, thiếu răng vĩnh viễn gây xơ lệch các răng trên cung hàm, cịn răng vĩnh viễn gây giảm tính thẩm mĩ, một số răng ngầm có nang hay u gây tổn các răng cịn lại và gây lệch lạc.

Hậu quả nhiễm trùng do răng ngầm chiếm 15% (24 trường hợp) gây ra các triệu chứng sưng đau.

Răng ngầm ở gần chân răng của răng lân cận gây tổn thương đến răng đó làm tiêu chân răng chiếm tỉ lệ 11,9% (19 trường hợp).

37 trường hợp răng ngầm gây ra tình trạng nang thân răng chiếm tỉ lệ 23,4%, nang răng có kích thước đa dạng, có 1 trường hợp nang thân răng làm lệch mặt.

U răng liên quan đến răng ngầm chiếm tỉ lệ 5% (8 trường hợp) trong đó có một trường hợp u răng đa hợp, 3 trường hợp cementome, 4 trường hợp u men.

Ngồi ra, tình trạng răng mọc ngầm lạc chỗ cũng gây ra các bệnh lý khác chiếm 1,9%, 2 trường hợp bệnh nhân đến khám với lý do tê bì hàm dưới, khi chụp phim Xquang thì thấy răng ngầm nằm ở vị trí gần ống răng dưới, 1 trường hợp bệnh nhân đi khám tai mũi họng do chảy dịch ở mũi nhiều, sau khi chụp phim thì phát hiện có răng mọc ngầm ở nền mũi.

Như vậy, hậu quả do răng ngầm gây ra và các bệnh lý liên quan khá đa dạng, khơng chỉ gói gọn trong các bệnh lý thuộc răng hàm mặt mà còn cả bệnh lý tai mũi họng. Do vậy, cần có sự phối hợp giữa các chuyên khoa, và bệnh nhân nên đi khám định kỳ để có những phát hiện sớm kịp thời phịng tránh những biến chứng.

KẾT LUẬN

Ở 179 bệnh nhân được xác định có răng mọc ngầm trong thời gian từ năm 2011 – 2012 tại khoa phẫu thuật hàm mặt của viện răng hàm mặt TƯ, chúng tôi rút ra kết luận:

- Răng mọc ngầm ở nam chiếm 50,8% gần tương đương ở nữ chiếm 49,2%

- Răng mọc ngầm gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 19 – 39 tuổi, tuổi gặp nhiều nhất là: 23

- Nguyên nhân gây ra răng ngầm do chính răng đó chiếm 49,2%, do ngun nhân tại chỗ và vùng lân cận chiếm 24% và nguyên nhân khác là 26,8%.

- Triệu chứng đau gặp nhiều nhất chiếm 54,2%, sưng phồng chiếm 45,3%, lệch lạc răng chiếm 38,5%, thiếu răng vĩnh viễn chiếm 29,6%, khơng có dấu hiệu chiếm 28,5%, nhiễm trùng 13,4%, cịn răng sữa 10,6%, có khe thưa 4,5% và biểu hiện khác là 1,8%.

- Trong các loại răng ngầm thì răng khơn chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 55,4%, răng thừa chiếm 21,6%, răng nanh chiếm 15,7% và các răng khác chiếm 4,5%, răng cửa chiếm 2,8%.

- Có 113 trường hợp có 1 răng mọc ngầm, 40 trường hợp có 2 răng mọc ngầm và 26 trường hợp có nhiều hơn 2 răng mọc ngầm cho thấy cần phải chụp phim Xquang để tránh bỏ sót răng mọc ngầm.

- Răng ngầm có hình dạng bất thường chiếm 61,7%, đây là một trong những nguyên nhân làm cho răng mọc ngầm.

- Tỉ lệ răng mọc ngầm phía tiền đình chiếm 62,1% nhiều hơn phía vịm miệng hay sàn miệng là 37,9% (trong tổng số 29 trường hợp)

- Răng ngầm theo hướng nghiêng chiếm tỉ lệ cao nhất 39,7%, hướng ngang là 36,2%, hướng đứng: 19,9%, hướng trước – sau: 4,2%

Từ những kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu của mình, cùng với mục đích của đề tài là nhận xét đặc điểm lâm sàng và Xquang của răng ngầm để góp phần vào chẩn đốn cũng như có những biện pháp kịp thời ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn của răng ngầm, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Trong điều kiện cho phép, cần có các phim Xquang hỗ trợ tốt hơn trong việc xác định mối tương quan trong – ngoài của răng ngầm như phim sau huyệt ổ răng với kỹ thuật chụp trượt bóng, phim CT Scanner hay phim CT Conebeam, việc này giúp các bác sĩ răng hàm mặt thuận lợi hơn trong việc xác định đường vào của phẫu thuật.

- Thống kê xác định tỉ lệ có răng mọc ngầm ở người Việt Nam dựa trên lâm sàng và phim Xquang ở một trung tâm nha khoa là rất cần thiết và có ý nghĩa.

- Tuyên truyền cho các bác sĩ về các dấu hiệu nghi ngờ răng ngầm giúp thành lập phản xạ khám sàng lọc để khơng để sót các trường hợp có răng ngầm phịng tránh được các biến chứng do răng ngầm gây nên.

Một phần của tài liệu nhận xét lâm sàng và hình ảnh xquang răng mọc ngầm tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012 (Trang 38 - 42)