Trong các ngun nhân gây ra răng ngầm thì có 88 trường hợp là do ngun nhân tại chính răng đó chiếm 49,2%, đó chính là việc cịn tồn tại răng sữa trên cung hàm, thường gặp ở nhóm răng hàm nhỏ và răng nanh. Bản thân loại răng là răng thừa cũng gây ra việc mọc ngầm. Hình thể răng như chân răng cong, hướng của răng nằm ngang, chếch, đặc biệt ở nhóm răng khơn(nhất là răng khơn dưới), răng mọc lạc chỗ cũng làm cho răng không mọc được trên cung hàm gây nên tình trạng răng mọc ngầm.
- Có 43 trường hợp do nguyên nhân tại chỗ và vùng lân cận chiếm 24%. Do nhiễm trùng, do cung hàm không đủ chỗ cho răng mọc khiến răng không mọc ra được gây nên tình trạng mọc ngầm, điều này rõ nhất ở các răng 8, đặc biệt là răng 8 hàm trên, tuy có hướng mọc thẳng, hình thể răng bình thường nhưng khơng đủ chỗ trên cung hàm cho răng mọc.
- Chưa xác định được trường hợp nào có bệnh lý cịi xương, suy dinh dưỡng hay bệnh tồn thân có ảnh hưởng đến việc răng mọc ngầm.
-Có 48 trường hợp do nguyên nhân khác (chưa rõ nguyên nhân) chiếm 26,8% gây nên răng mọc ngầm.
5.Sự phân bố theo loại răng mọc ngầm
-Răng khơn ngầm có 159 răng, chiếm tỉ lệ cao nhất 55,4%, nhiều trường hợp gây ra dấu hiệu đau hoặc sưng đau, có 5 trường hợp sưng nhưng khơng đau. Hầu hết các răng khôn hàm trên mọc ngầm do thiếu chỗ, các răng khôn hàm dưới mọc ngầm do hướng răng ngầm ngang, hoặc chếch. Răng khơn có đặc trưng là răng mọc muộn nhất trên cung hàm (khoảng 18 – 25 tuổi). Khoảng thời gian này, xương hàm ít tăng trưởng về kích thước, mật độ xương cứng hơn, niêm mạc và mơ mềm phủ bên trên dầy chắc góp phần làm cho răng khơn dễ bị lệch ngầm. Ngồi ra, răng khơn ở vùng khó vệ sinh, dễ dắt thức ăn thường gây ra các biến chứng sưng , đau, nhiễm trùng,… hay việc răng khôn không nằm trong chỉ định của
chỉnh nha cũng khiến cho bệnh nhân đi khám nhiều hơn, phát hiện răng khơn ngầm nhiều hơn.
-Răng thừa ngầm có 62 răng chiếm tỉ lệ 21,6%, các răng thừa ngầm thường có hướng nằm ngang, chếch, hình thể răng bất thường, phân bố chủ yếu ở vùng răng phía trước. Có trường hợp có 7 răng thừa ngầm (cũng là trường hợp có nhiều răng ngầm nhất) gồm 4 răng thừa ngầm ở hàm trên và 3 răng thừa ngầm ở hàm dưới, các răng ngầm đứng thành nhóm, hình thể bất thường, chân răng cong, dị dạng.
-Răng nanh ngầm có 45 răng chiếm 15,7%, các răng hình thể bình thường, có 1 trường hợp có 2 răng nanh ngầm đối xứng
-Răng cửa giữa ngầm có 8 răng chiếm 2,8%, đây là những răng đã quá tuổi mọc nhưng không thấy trên cung hàm, bệnh nhân đến vì thiếu răng vĩnh viễn hoặc lệch lạc nhóm răng cửa.
- Các răng ngầm khác có 13 răng chiếm tỉ lệ 4,5%, có răng cửa bên, răng hàm lớn thứ 2, răng hàm nhỏ. Hầu hết các trường hợp đến khám vì thiếu các răng vĩnh viễn này, đặc biệt ở nhóm răng hàm nhỏ thường còn tồn tại răng sữa trên cung hàm.