Các phương pháp Xquang dùng để xác định răng ngầm

Một phần của tài liệu nhận xét lâm sàng và hình ảnh xquang răng mọc ngầm tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012 (Trang 36 - 37)

Trong nghiên cứu, tất cả các bệnh nhân đều được chụp phim Xquang, mỗi bệnh nhân được chụp từ 1-3 phim trong số các phim: sau huyệt ổ răng, panorama, CT Scanner, CT Conebeam. Phim sau huyệt ổ răng được sử dụng cho 13 trường hợp chiếm tỉ lệ 7,3%, phim panorama được sử dụng cho 100% bệnh nhân, phim CT Scanner sử dụng ở 25 trường hợp chiếm 14%, phim CT Conebeam sử dụng cho 4 trường hợp chiếm 2,2%.

Phim panorama được sử dụng nhiều nhất do ngày càng thông dụng, giá thành hợp lý, đánh giá được toàn bộ hệ thống răng, cung răng, số lượng răng ngầm, cơ bản đánh giá hướng, hình thể, vị trí, loại răng ngầm trên cung răng

Do những tiện ích của phim panorama đưa ra tương đối đầy đủ thơng tin chẩn đốn về một răng ngầm cùng với giá thành hợp lý nên việc chụp các phim khác ít sử dụng hơn. Phim panorama là cơ bản, các phương pháp chụp phim khác được bổ sung sau.

Nếu như phim panorama đưa ra tương đối đầy đủ thông tin về một răng ngầm trên Xquang như loại răng, vị trí, hình thể, hướng, số lượng thì phim CT Scanner là sự bổ sung hồn thiện khi đánh giá được chính xác mối tương quan trong – ngoài của răng ngầm, cũng như mối tương quan của răng ngầm với các vùng lân cận, giúp các bác sĩ răng hàm mặt có định hướng tốt hơn trong việc phẫu thuật lấy bỏ răng ngầm, đặc biệt trong những bệnh lý liên quan đến răng ngầm. Tuy nhiên, giá thành của loại phim CT Scanner không hề rẻ và không thông dụng nên phim CT Scanner chưa được sử dụng nhiều. Các trường hợp sử dụng phim CT Scanner ở đấy hầu hết là bệnh lý u, nang, theo dõi loạn sản xơ.

Cùng với sự phát triển của công nghê, việc ứng dụng phần mềm đồ họa 3D cho Xquang nha khoa là phim CT Conebeam cho việc quan sát vị trí, hình thể, hướng, mối tương quan trong – ngồi của răng ngầm cũng như liên quan đến vùng lân cận một cách rõ nét, sống động, chính xác. Ngồi ra, phim CT Conebeam cịn khơng bị ảnh hưởng bởi phục hình cố định

mang trong miệng của bệnh nhân. Tuy nhiên, phim CT Conebeam cũng ít được chỉ định do cơ sở chụp phim cịn hạn chế, sự thơng dụng và hiểu biết đầy đủ về phim CT Conebeam trong giới nha khoa chưa nhiều mặc dù giá thành của phim CT Conebeam rẻ hơn so với phim CT Scanner. 4 trường hợp sử dụng phim CT Conebeam là do có bệnh lý hàm mặt liên quan.

Một phần của tài liệu nhận xét lâm sàng và hình ảnh xquang răng mọc ngầm tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012 (Trang 36 - 37)