- Chăm sóc khác
2.2.2.3. Phương pháp phẫu thuật:
Bệnh nhân mổ tạo hình VMTB1 bên theo phương pháp Veau – Wardil - Kilner được gây mê nội khí quản, gây tê thêm ở vùng phẫu thuật với Lidocaine 1% và Epinephrine 1/100.000 [22].
Thủ thuật được tiến hành như mô tả của Veau, Wardill và Kilner [46], [48], [60]. Trong nghiên cứu này, bệnh nhân được lựa chọn bị KHVM toàn bộ 1 bên. Thủ thuât được mô tả như sau (Hình 9):
- Tại một bên: + Rạch bờ khe hở đi từ phía trước cách đường viền lợi khoảng 2 mm tới đầu lưỡi gà (không rạch chính bờ mà rạch lấn về phía niêm mạc VM khoảng 1 mm).
+ Rạch song song với bờ cung răng và cách đường viền lợi khoảng 2mm bắt đầu từ điểm trước của đường rạch bờ khe hở ra sau qua điểm sau cung răng (hình 9 A).
Các đường rạch cắt đứt niêm-cốt mạc.
+ Bóc tách tạo vạt niêm cốt mạc có chân nuôi ở sau bởi động mạch khẩu cái lớn (hình 9 B, 9C).
+ Bóc tách niêm mạc mũi ở bờ khe hở và bộc lộ các cơ ở vòm miệng mềm (hình 9 D).
- Tại bên kia cũng rạch và tạo vạt tương tự.
- Khâu đóng tạo hình lưỡi gà 2 lớp kiểu nối tận - tận, khâu niêm mạc, cơ vòm mềm 3 lớp, khâu niêm mạc vòm cứng, cầm máu đầu vạt vùng mũi khẩu cái.
- Đặt surgicell vùng khuyết niêm mạc do khâu đẩy toàn bộ vòm miệng ra sau, đồng thời có tác dụng cầm máu vùng khuyết hổng.
- Theo dõi và chăm sóc sau mổ cũng tương tự như các phương pháp mổ VM khác [22]:
+ Theo dõi đề phòng tắc đường thở do tiết nhiều dịch bằng cách cho bệnh nhân nằm nghiêng hoặc hút đờm dãi.
+ Không nên sử dụng thuốc giảm đau có ức chế hô hấp, nếu phải dùng thì rất thận trọng và theo dõi sát nhịp thở.
+ Khi trẻ tỉnh hoàn toàn cho ăn bằng thìa: sữa, cháo loãng, nước hoa quả; thực hiện chế độ ăn mềm sau mổ một tháng, sau khi ăn mềm cho bệnh nhân uống nước hoa quả.
+ Sử dụng kháng sinh toàn thân.
Bệnh nhân được xuất viện sau mổ 5 – 7 ngày nếu tiến triển tốt.
2.2.2.4. Đánh giá kết quả phẫu thuật:
- Tình trạng toàn thân và tại chổ sau mổ: tình trạng hô hấp, sự nhiễm trùng và phù nề vết mổ, chảy máu sau mổ, tình trạng lành thương.
- Tình trạng vòm miệng khi ra viện và sau mổ trên 1 tháng: bục vết mổ, lỗ thông miệng mũi, hình dạng lưỡi gà.
- Kết quả phẫu thuật được đánh giá với 3 mức độ theo bảng sau:
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả liền thương sau phẫu phẫu thuật khi ra viện.
Xếp loại Tiêu chuẩn
Tốt Ơ - khe hở vòm được đóng kín - không biến chứng - vết mổ liền tốt. Trung bình
- Vết mổ bị chảy máu,nhiễm trùng nhưng không bị bục
- quá trình lành thương chậm. Kém
- Vết mổ bị nhiễm trùng và bục - có lỗ thông miệng mũi.
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả liền thương sau phẫu phẫu thuật từ 2 dến 3 tháng.
Tốt Ơ - khe hở vòm được đóng kín - vết thương liền tốt. - có hình thể lưỡi gà. Trung bình - Vòm miệng được đóng kín. - Hình thể lưỡi gà không rõ ràng. Kém
- có lỗ thông miệng mũi -lưỡi gà chẻ đôi.
2.2.2.5. Đánh giá chức năng phát âm:
Được đáng giá trên lâm sàng sau mổ bằng phương pháp nghe phân tích đối với bệnh nhân từ 4 tuổi trở lên
* Đánh giá độ cộng hưởng của lời nói
Tiến hành đánh giá giọng mũi hở: cho bệnh nhân nói bộ câu mẫu gồm những âm không mũi (ví dụ: Cô ca cô la), sau đó đánh giá mức độ theo thang điểm 5 như sau:
- Bình thường : 0 điểm - Giọng mũi hở nhẹ, không thường xuyên nghe thấy : 1 điểm - Giọng mũi hở nhẹ, thường xuyên nghe thấy : 2 điểm - Giọng mũi hở rõ : 3 điểm - Giọng mũi hở nặng biến dạng nguyên âm : 4 điểm
* Đánh giá thoát khí mũi
Dùng câu mẫu không có âm mũi (cô ca cô la), khi bệnh nhân nhắc lại câu này, đặt gương kim loại trước mũi bệnh nhân và quan sát, đồng thời kết hợp với phương pháp nghe phân tích: tình trạng thoát khí mũi được chia làm 3 mức độ: - Bình thường: 0 điểm
- Thường xuyên có: 2 điểm