Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 52 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
52
Dung lượng
253,14 KB
Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có nguy cơ cao và có tốc độ phát triển rất nhanh. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng glucose trong máu do hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin hoặc hoạt động kém hiệu quả của insulin hoặc phối hợp cả hai. Đái tháo đường thai kỳ là một thể đặc biệt của đái tháo đường. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ đang có chiều hướng ngày càng gia tăng nhất là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện vào khoảng tuần thai thứ 24 – 28 của thai kỳ [1], [2], [3], khi nhau thai sản xuất ra một lượng lớn các hormone gây kháng insulin. Đái tháo đường thai kỳ nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều tai biến cho cả mẹ và thai nhi như tiền sản giật, thai chết lưu, sảy thai sớm, thai to và tăng tỷ lệ tử vong chu sinh…[4], [5]. Vì vậy trên thế giới bệnh đái tháo đường trong thời gian mang thai đã và đang là vấn đề được nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu. Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh được rằng mô mỡ không chỉ có vai trò dự trữ năng lượng, mà nó còn có chức năng như một cơ quan nội tiết tiết ra các phân tử có hoạt tính sinh học khác nhau, được gọi các Adipokines [6], [7]. Adipokines tham gia vào một loạt các quá trình như cầm máu, chuyển hóa lipid, xơ vữa động mạch, điều chỉnh huyết áp, độ nhạy cảm insulin và chúng được biết là có vai trò quan trọng trong bệnh sinh của các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa và bệnh đái tháo đường. Trong số các Adipokines thì Adiponectin là một protein được phát hiện vào nhưng năm 1990 [8], nó làm tăng tính nhạy cảm insulin, chống viêm, kích thích sự hấp thu glucose trong cơ xương, giảm sản xuất glucose ở gan…[9]. Chính vì thế nồng độ adiponectin có liên quan đáng kể với đái tháo đường thai kỳ, béo phì, tăng huyết áp. Trong thai kỳ bình thường, sự tiết adiponectin của mẹ giảm dần và giảm nhiều hơn ở những phụ nữ bị đái tháo đường thai nghén [10]. Hơn nữa nồng độ adiponectin cũng giảm sau khi sinh ở những phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai nghén. Nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng phụ nữ có nồng độ adiponectin trong 3 tháng đầu mà dưới 25% thì khả năng bị đái tháo đường thai nghén gấp 10 lần so với những phụ nữ có nồng độ adiponectin cao hơn [11]. Trong những năm gần đây vai trò của adiponectin trong bệnh đái tháo đường thai kỳ đã được làm sáng tỏ một cách chi tiết hơn. Tuy nhiên, ý nghĩa sinh lý của adiponectin trong những biến chứng của thai kỳ và mối liên quan của nó với các yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường thai kỳ vẫn còn chưa rõ ràng. Ở Việt Nam hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vai trò và mối liên quan với các yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường thai kỳ của adiponectin. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu nồng độ Adiponectin huyết thanh trên bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương” với các mục tiêu: Khảo sảt nồng độ adiponectin huyết thanh trên bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ và phụ nữ có thai bình thường. Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ adiponectin với một số yếu tố nguy cơ lâm sàng và cận lâm sàng trong đái tháo đường thai kỳ. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Định nghĩa, chẩn đoán và phân loại đái tháo đường 1.1.1. Định nghĩa Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid, gây tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin hoặc hoạt động kém hiệu quả của insulin hoặc phối hợi cả hai. Kèm theo có rối loạn chuyển hóa protid và lipid. Sự tăng đường huyết mạn tính của bệnh đái tháo đường sẽ gây ra những biến chứng cho các cơ quan đặc biệt là tim mạch, mắt, thận và hệ thần kinh. 1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường • Khuyến cáo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường của Tổ chức y tế thế giới (1998) [12]. Chẩn đoán ĐTĐ căn cứ vào 1 trong 3 tiêu chuẩn sau: Glucose máu lúc đói ( sau khi nhịn ăn ít nhất là 8 giờ ) ≥ 7.0 mmol/l (126mg/dl), làm xét nghiệm 2 lần liên tiếp hoặc: Glucose máu 2 giờ sau khi uống 75g glucose ≥ 11.1 mmol/l (200mg/dl) hoặc: Glucose máu bất kỳ ≥ 11.1 mmol/l (200mg/dl) kèm theo các triệu chứng của tăng glucose máu. • Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo khuyến cáo của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ ( 2010 ) [13]. Chẩn đoán ĐTĐ dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau: HbA1c ≥ 6.5%. Xét nghiệm được làm tại phòng xét nghiệm sử dụng phương pháp chuẩn. Glucose máu lúc đói ≥ 7.0mmol/l ( 126mg/dl ). Glucose máu lúc đói được đinh nghĩa là glucose máu định lượng ở thời điểm nhịn đói ít nhất 8 giờ, xét nghiệm làm ít nhất 2 lần. Glucose máu 2 giờ sau khi uống 75g glucose ≥ 11.1mmol/l (200mg/dl). Bệnh nhân có các triệu chứng cổ điển của tăng glucose huyết kèm theo xét nghiệm glucose máu ngẫu nhiên ≥ 11.1mmol/l (200mg/dl). Từ năm 2010, Hiệp hội ĐTĐ Mỹ đã chấp nhận xét nghiệm chỉ số HbA1c như một công cụ để chẩn đoán và sàng lọc đái tháo đường cùng với xét nghiệm glucose máu. Chỉ có các xét nghiệm HbA1c được thực hiện từ phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn mới được sử dụng cho mục đích chẩn đoán và sàng lọc bệnh ĐTĐ [13]. 1.1.3. Phân loại đái tháo đường Phân loại đái tháo đường theo Hội đái tháo đường Hoa kỳ (ADA) 2004 [14]. • Đái tháo đường type 1 (đái tháo đường phụ thuộc insulin). Đái tháo đường type 1 chiếm khoảng 5-10%, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi tuy vậy vẫn có thể gặp ở lứa tuổi 80-90. Đây là kết quả của sự phá hủy tế bào bêta của tuyến tụy (do tự miễn hoặc vô căn ) dẫn đến sự thiếu hụt gần như tuyệt đối insulin. • Đái tháo đường type 2 (đái tháo đường không phụ thuộc insulin). Đái tháo đường type 2 chiếm khoảng 90-95% số bệnh nhân bị đái tháo đường. Bệnh được đặc trưng bởi rối loạn hoạt động hay tiết insulin. Nồng độ insulin máu bình thường hoặc cao trong trường hợp kháng insulin chiếm ưu thế; hoặc nồng độ insulin máu giảm trong trường hợp có khiếm khuyết khả năng tiết insulin. • Các týp đặc biệt khác: bao gồm Giảm chức năng tế bào bêta do khiếm khuyết gen: từ MODY 1 đến MODY. ĐTĐ thể MODY do khiếm khuyết 1 gen làm giảm chức năng tế bào bêta gây giảm tiết insulin. Giảm hoạt tính của insulin do khiếm khuyết gen: Tăng đề kháng insulin type A. Bệnh lý tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thương hay cắt bỏ tụy, ung thư tuyến tụy, sơ kén tụy, bệnh nhiễm sắc tố sắt. Bệnh nội tiết: To đầu chi, hội chứng Cushing, u tiết glucagon, cường giáp, u tiết aldosterone, u tiết somatostatin. Tăng đường huyết do thuốc, hóa chất: Vacor, pentamidin, corticoid, hormone tuyến giáp, thiazid, thuốc đồng vận giao cảm bêta… Nhiễm trùng: Rubella bẩm sinh, cytomegalovirus… Một số hội chứng di truyền đôi khi kết hợp với ĐTĐ: Hội chứng Down, hội chứng Klinefelter, hội chứng turner, loạn dưỡng trương lực cơ… • Đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai, không loại trừ trường hợp bệnh nhân đã có rối loạn dung nạp glucose từ trước hay xảy ra đồng thời với quá trình mang thai. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ dao động từ 1-14% tùy theo quốc gia, vùng, chủng tộc và tùy theo áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán nào. 1.2. Tổng quan về đái tháo đường thai kỳ 1.2.1. Định nghĩa Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Định nghĩa này được áp dụng dù người bệnh có cần phải điều trị bằng insulin hay chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và dù cho diễn biến sau đẻ còn tồn tại hay không. Định nghĩa này không loại trừ trường hợp bệnh nhân đã có rối loạn dung nạp glucose từ trước (nhưng chưa được phát hiện) hay xảy ra đồng thời với quá trình mang thai [1]. 1.2.2. Lịch sử phát hiện, nghiên cứu chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ [1], [2] Vào đầu thế kỷ XIX, năm 1828, Bennwitz lần đầu tiên công bố một trường hợp đái tháo đường phát hiện trong thời gian mang thai. Đó là một thai phụ 22 tuổi, mang thai lần thứ 4, có triệu chứng đa niệu vào tháng thứ 5 cùng với các triệu chứng khác như khát nước, da khô… Tiền sử 3 lần mang thai trước sinh đẻ hoàn toàn bình thường. Bệnh nhân được chẩn đoán là đái tháo đường và được điều trị bằng chế độ ăn kiêng. Thai phụ đẻ đủ tháng nhưng thai nhi chết trong cuộc đẻ và cân năng của thai > 4.0kg. Năm 1882, Matthews Ducan lần đầu tiên công bố nghiên cứu bệnh đái tháo đường ở phụ nữ có thai tại hội nghị sản khoa Anh Quốc. Nghiên cứu cho thấy rằng trong 22 lần mang thai ở 15 thai phụ có biểu hiện đái nhiều thì kết quả là có 13 thai nhi tử vong, và một phụ nữ chết sau đó 1 năm do đái tháo đường. Tới những năm 1940-1950, các nghiên cứu tại Mỹ và Scotland đã khẳng định: tăng đường máu người mẹ làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, các tác giả cũng chỉ ra rằng trong thời kỳ mang thai có sự thay đổi tính nhạy cảm với insulin. Năm 1954 nghiên cứu đầu tiên về bất thường chuyển hóa carbonhydrat ở thai phụ được tiến hành tại Boston. Nghiệm pháp sàng lọc với 50g glucose lần đầu tiên được sử dụng. Năm 1964 O'Sullivan và Mahan đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kyfduwaj trên các kết quả khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose trên 752 thai phụ. Năm 1979 tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ của O'Sullivan và Mahan dựa vào kết quả dung nạp glucose, uống 100g glucose, sau 3 giờ định lượng đường huyết đã được Hội phụ khoa Mỹ khuyến cáo sử dụng, ủy ban quốc gia về đái tháo đường của Mỹ cũng đã công nhận điều này. Thuật ngữ “Gestational Diabetes Mellitus” – đái tháo đường thai kỳ lần đầu tiên được đưa ra bởi Jorgen Pedersen năm 1967, nhưng mãi đến năm 1980 mới được chính thức công nhận tại Hội nghị thế giới lần thứ nhất về đái tháo đường thai kỳ tại Chicago. Năm 1980, tổ chức y tế thế giới lần đầu tiên đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Sau đó nhiều nghiên cứu về chẩn đoán, điều trị và theo dõi đái tháo đường thai kỳ ở các nước trên thế giới lần lượt được công bố. 1.2.3. Tình hình mắc bệnh ĐTĐTK Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ thay đổi khác nhau tùy theo quốc gia, vùng, theo chủng tộc và tùy theo tiêu chuẩn chẩn đoán nào. Tỷ lệ dao động từ 1- 14% [1], [2], [15], [16]. Bảng 1.1: Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ của một số quốc gia trên thế giới [1], [2]. Quốc gia Năm Tỷ lệ ĐTĐTK (%) Đan Mạch 1975 1 – 7 Bắc Ailen 1980 0.2 – 3 Mỹ 1980 12.3 Thụy Điển 1984 1.3 Anh 1984 4 Australia 1988 2.4 Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê trên toàn quốc về tỷ lệ ĐTĐTK, tuy nhiên qua một số nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cho thấy tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ của các thai phụ không hề thấp và có chiều hướng gia tăng. Bảng 1.2: Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ qua các nghiên cứu trong nước [1], [17], [18]. Tác giả Năm Địa điểm Tỷ lệ (%) Ngô Thị Kim Phụng 1999 Quận 4 TP Hồ Chí Minh 3.9 Ng.T.Kim Chi và CS 2000 BV Phụ Sản Hà Nội 3.6 Tạ Văn Bình và CS 2002-2004 BV Phụ Sản TW và BV Phụ Sản Hà Nội 5.7 Vũ Bích Nga và CS 2006-2008 BV Phụ Sản TW và Khoa sản BV Bạch Mai 7.8 1.2.4. Sinh lý bệnh của đái tháo đường thai kỳ [1], [2]. Mang thai là yếu tố thuận lợi thúc đẩy sự xuất hiện các rối loạn điều hòa đường máu do tăng tình trạng kháng insulin. Đái tháo đường thai kỳ có thể xảy ra khi tình trạng kháng insulin sinh lý này tăng kịch phát và cùng xuất hiện song song với sự thiếu hụt insulin tương đối. Sinh lý bệnh đái tháo đường thai kỳ tương tự như sinh lý bệnh của đái tháo đường type 2, bao gồm kháng insulin và bất thường về tiết insulin. 1.2.4.1. Bài tiết các hormone trong thời gian mang thai Sản xuất các hormone có khuynh hướng tăng trong thời gian mang thai và phần lớn các hormon này đều góp phần kháng insulin và gây rối loạn chức năng tế bào beeta của tụy. Nửa đầu thai kỳ có sự tăng nhạy cảm với insulin tạo điều kiện cho sự tích trữ mỡ của cơ thể mẹ. Vào nửa sau của thai kỳ có hiện tượng kháng insulin, đồng thời nhu cầu insulin của các thai phụ cũng tăng khi thai càng phát triển gây thiếu hụt insulin tương đối. Sự kết hợp của hai yếu tố trên làm thai phụ có xu hướng dẫn tới đái tháo đường ở nửa sau của thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ, khi mà rau thai sản xuất một lượng đủ lớn các hormone gây kháng insulin. • Vai trò của estrogen và progesterone với sự kháng insulin. Vào giai đoạn sớm của thai kỳ, estrogen và progesterone đều được tăng bài tiết nhưng tác động của hai loại hormon này trên hoạt động của insulin lại khác nhau. Estrogen có thể làm tăng đáp ứng của cơ đối với tác dụng của insulin trong khi progesterone thì lại là chất đối kháng nhẹ tác dụng của insulin, làm giảm sự nhạy cảm của mô với insulin, vì vậy hai hormone này có thể trung hòa tác dụng của nhau. Nếu người bình thường sử dụng cả hai hormone này sẽ làm tăng nồng độ ceton, tăng triglyceride và tăng acid béo tự do mà không làm thay đổi nồng độ đường máu. • Vai trò của cortisol với sự kháng insulin. Nồng độ cortisol tăng khi mang thai, vào giai đoạn cuối của thai kỳ, nồng độ cortisol tăng gấp 3 lần ở người không mang thai. Rizza và cộng sự sử dụng kỹ thuật kẹp clamp trong nghiên cứu ở những người được truyền liều cao cortisol, các tác giả nhận thấy có sự tăng sản xuất glucose ở gan và giảm nhạy cảm với insulin [19]. • Vai trò của prolactin với sự kháng insulin. Trong thời gian mang thai, nồng độ prolactin tăng cao gấp 7-10 lần [20]. Skouby thăm dò mối liên quan giữa nồng độ prolactin và tình trạng dung nạp glucose ở thai phụ bình thường và thai phụ đái tháo đường thai kỳ bằng cách tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp glucose vào nửa sau của thai kỳ và sau đẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: vào nửa sau của giai đoạn mang thai, nồng độ đường máu lúc đói của thai phụ đái tháo đường thai kỳ cao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm chứng, còn sau khi uống đường thì đáp ứng tiết insulin ở nhóm đái tháo đường thai kỳ lại giảm hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm chứng. Sự khác nhau về chuyển hóa glucose ở hai nhóm càng rõ rệt hơn ở giai đoạn ngay sau đẻ. Trong khi đó nồng độ prolactin ở cùng thời điểm của hai nhóm hoàn toàn không có sự khác nhau. Nồng độ prolactin cũng không bị rối loạn trong thời gian làm nghiệm pháp dung nạp glucose. Tác giả đi đến kết luận rằng không có mối liên quan giữa tình trạng dung nạp glucose và nồng độ prolactin [21]. Như vậy prolactin không giữ vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh đái tháo đường thai kỳ. • Vai trò của lactogen (HPL: human placental lactogen) với sự kháng insulin. Lactogen (HPL) có cấu trúc hóa học và chức năng miễn dịch giống như GH. Nồng độ HPL vào thời điểm cuối của thai kỳ gấp 1000 lần nồng độ của GH. Ngoài tác dụng đồng hóa protein và ly giải mỡ, HPL còn có tác dụng lên tuyến vú và hoàng thể. Dùng một liều HPL duy nhất có thể gây tình trạng rối loạn dung nạp glucose nhẹ từ 5 – 12 giờ. • Vai trò của leptin với sự kháng insulin. Leptin là một protein, TLPT 16kDa, được mô mỡ bài tiết. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết tiêu thụ năng lượng, hơn nữa leptin còn tham gia vào chức năng nội tiết, viêm, phản ứng miễn dịch, sinh sản. Do đó nó làm tăng độ nhạy cảm insulin qua ảnh hưởng đến bài tiết insulin, sử dụng glucose, tổng hợp glycogen và chuyển hóa acid béo. Nồng độ leptin ở phụ nữ có thai cao hơn người không mang thai, nhất là vào ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ. Kautzky và cộng sự tiến hành nghiên cứu đo nồng độ leptin ở ba nhóm: các thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ, các thai phụ không đái tháo đường thai kỳ và phụ nữ không có thai. Các tác giả thấy nồng độ leptin cao nhất ở nhóm đái tháo đường thai kỳ, thấp nhất ở người không có thai và sự khác nhau có ý nghĩa thống kê [22]. 1.2.4.2. Các giai đoạn thai kỳ và ảnh hưởng của tăng đường máu lên sự phát triển của thai nhi Mỗi thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 9 tháng (40 tuần). Thai kỳ được chia thành ba giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 3 tháng [1], [17], [23]. • Ba tháng đầu thai kỳ Giai đoạn nang trứng gồm 5 tuần đầu của thai kỳ. Trong giai đoạn này, trứng được thụ tinh hình thành những mầm mống của rau thai và gắn vào thành tử cung của người mẹ. Cũng trong giai đoạn này tim của thai được hình thành và bắt đầu bơm máu, hệ tiêu hóa, xương sống, tủy sống và não cũng bắt đầu được hình thành. Khi được khoảng 8 tuần, thai nhi sẽ có mắt, mũi, mồm và lưỡi. Cánh tay, cẳng tay, bàn tay, đầu gối, cẳng chân và bàn chân bắt đầu hình thành. Kể từ sau tuần thứ 9 của thai kỳ được gọi là giai đoạn bào thai, giai đoạn này các cơ quan trong cơ thể thai nhi dần phát triển và trưởng thành. Sự điều hòa glucose trong giai đoạn đầu thai kỳ có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành và đóng của ống thần kinh. Tăng đường máu nặng có thể gây các dị tật như: ống thần kinh hở, sọ nhỏ, phù màng ngoài tim. Ngoài ra tăng đường máu cùng với tăng ceton máu còn gây ra nhiều dị tật bẩm sinh khác trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tóm lại, các rối loạn chuyển hóa trong giai đoạn hình thành tổ chức dễ dẫn đến các khuyết tật cho thai nhi. Vì vậy, cần kiểm tra đường máu cho những thai phụ có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ ngay từ lần khám thai đầu tiên trong giai đoạn này [1]. • Ba tháng giữa thai kỳ. Thai nhi tiếp tục phát triển và trưởng thành. Nhịp tim thai trở nên mạnh hơn, các cơ và xương được hình thành, tóc và lông mày bắt đầu mọc, thai nhi [...]... đối với đái tháo đường thai kỳ Tuy nhiên có khoảng 10-15% phụ nữ mang thai có đường niệu dương tính mà không phải đái tháo đường thai nghén Theo Welsh nghiên cứu 101 sản phụ có đường niệu dương tính thì 64/101 người (61.4%) được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Chi, Trần Đức Thọ, Đỗ Trung Quân, năm 2001 nghiên cứu 196 sản phụ, có 32 sản phụ có glucose niệu dương tính... Các nguyên nhân dẫn đến đẻ non là kiểm soát đường máu kém, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật, tăng huyết áp…[1] Đa ối: đa ối hay gặp ở phụ nữ mang thai bị đái tháo đường Tỷ lệ đa ối ở các thai phụ đái tháo đường thai kỳ cao gấp 4 lần so với các thai phụ không đái tháo đường thai kỳ Trong nghiên cứu của Farooq và cộng sự cho thấy, tỷ lệ đa ối ở các thai phụ đái tháo đường thai kỳ chiếm tỷ... nồng độ adiponectin cao hơn [80] 25 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tương nghiên cứu của chúng tôi gồm: - Nhóm bệnh: gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ - Nhóm chứng gồm 60 phụ nữ có thai khỏe mạnh được lựa chọn theo tiêu chuẩn nghiên cứu - Địa điểm và thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại Khoa khám bệnh theo yêu cầu - Bệnh. .. mỡ trắng [70] Cả nồng độ adiponectin huyết thanh và adiponectin mARN đều tỷ lệ nghịch với khối lượng chất béo, điều đó cho thấy rằng các mô mỡ có liên quan đến tín hiệu cho việc giảm sản xuất adiponectin ngay cả trong trường hợp không có béo phì [70] 1.3.5 Adiponectin với đái tháo đường thai kỳ Nồng độ adiponectin huyết thanh ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ giảm hơn ở thai phụ mang thai bình thường... quốc tế về đái tháo đường tại Bỉ cũng khuyến cáo sàng lọc cho các thai phụ có nguy cơ cao ngay từ lần khám thai đầu của thai kỳ vì nếu nhóm nguy cơ thấp không được sàng lọc có thể sẽ bỏ sót khoảng 10% đái tháo đường [32] 1.2.5.3 Yếu tố nguy cơ cao đái tháo đường thai kỳ của các thai phụ Việt Nam Năm 2006-2008, Vũ Bích Nga và cộng sự [1] nghiên cứu trên 1327 thai phụ quản lý thai tại hai bệnh viện lớn... của các trẻ sinh ra từ các thai phụ đái tháo đường thai kỳ vẫn cao hơn các thai phụ không bị đái tháo đường Nghiên cứu của Langer và cộng sự tiến hành ở Mỹ từ 1990 – 1999 trên 2775 thai phụ trong đó có 555 thai phụ đái tháo đường thai kỳ được chẩn đoán muộn vào tuần thứ 37 nên không được điều trị gì trước đó, 1110 thai phụ ĐTĐTK được chẩn đoán và điều trị kịp thời và 1110 thai phụ không bị ĐTĐ, các tác... hệ thứ nhất Phụ nữ có thai ở gia đình có người bị đái tháo đường thì nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ chiếm 50-60% so với nhóm • không có tiền sử gia đình đái tháo đường [5] Có tiền sử bị rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết khi đói hoặc đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳz trong lần mang thai trước • Đây là yếu tố nguy cơ rất cao của đái tháo đường thai kỳ Có tiền sử sản khoa bất... Kết quả nồng độ Insulin huyết thanh của các nhóm nghiên cứu Chỉ số ( X Nhóm chứng n= Nhóm ĐTĐTK n= ±SD) p Bảng 3.8 Kết quả chỉ số kháng Insulin (HOMA - IR) của các nhóm nghiên cứu Chỉ số ( X Nhóm chứng n= Nhóm ĐTĐTK n= ±SD) p 3.3 Kết quả nồng độ adiponectin huyết thanh 3.3.1 Nồng động adiponectin huyết thanh của các nhóm nghiên cứu Bảng 3.9 Nồng độ adiponectin huyết thanh của các nhóm nghiên cứu Chỉ... [35] Nghiên cứu của Bian và cộng sự trong 11 năm theo dõi, các tác giả nhận thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường type 2 ở nhóm phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ là 33% cao hơn hẳn nhóm chứng chỉ là 2.6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0.05 [36] Tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ ở những lần mang thai sau Bên cạnh nguy cơ bị đái tháo đường type 2, phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ. .. thai Tăng huyết áp: thai phụ đái tháo đường thai kỳ dễ bị tăng huyết áp hơn các thai phụ bình thường Nghiên cứu của Vambergue và cộng sự tại 15 trung tâm phía Bắc nước Pháp đã chỉ ra rằng, các thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ có tỷ lệ bị tăng huyết áp là 17% tăng hơn so với nhóm chứng chỉ là 4.6% (p . tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu nồng độ Adiponectin huyết thanh trên bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương với các mục tiêu: Khảo sảt nồng độ adiponectin. [13]. 1.1.3. Phân loại đái tháo đường Phân loại đái tháo đường theo Hội đái tháo đường Hoa kỳ (ADA) 2004 [14]. • Đái tháo đường type 1 (đái tháo đường phụ thuộc insulin). Đái tháo đường type 1 chiếm. nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ ở những lần mang thai sau. Bên cạnh nguy cơ bị đái tháo đường type 2, phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ còn tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ trong