đánh giá kết quả sử dụng kỹ thuật ghép mỡ tự thân coleman trong tạo hình vùng mặt

45 922 0
đánh giá kết quả sử dụng kỹ thuật ghép mỡ tự thân coleman trong tạo hình vùng mặt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khuôn mặt đóng một vai trò quan trọng trong việc biểu hiện cảm xúc của con người. Teo lép tổ chức phần mền là một di chứng thường gặp sau chấn thương, chiếu xạ, cắt bỏ khối u, các bệnh lý nhiễm khuẩn (HIV, lao…), bệnh lý bẩm sinh. Thương tổn này gây nên những ảnh hưởng chức năng và biến dạng về hình thể của vùng mặt, tổn hại nặng nề đến hình thức và tâm lý bệnh nhân. Vì vậy tạo hình làm đầy khuôn mặt là cần thiết và là một phẫu thuật mang tính thẩm mỹ cao. Có rất nhiều cách phẫu thuật tạo hình khác nhau để tăng thể tích phần mềm vùng mặt teo lép như vạt đùi trước ngoài tự do, vạt cơ lưng to… tuy nhiên các phương pháp này kỹ thuật phức tạp, thời gian phẫu thuật kéo dài. Ngoài ra, còn sử dụng các chất liệu độn như silicon, dầu paraffin …gây rất nhiều biến chứng rất khó khắc phục, chất làm đầy axit hyaluronic tỉ lệ thành công chưa cao. Từ cuối thế kỷ 19, ghép mỡ tự thân đã được nghiên cứu áp dụng trong tạo hình với ca ghép mỡ đầu tiên tạo hình vùng mặt do Gustav Neure mô tả năm 1893.Năm 1909, Verderame công bố sử dụng mỡ tự thân từ vùng bụng để làm đầy khuyết điểm trên gò má và cằm. Năm 1986, kỹ thuật cấy ghép mỡ coleman ra đời với ưu điểm dễ dàng kiểm soát thể tích, khối lượng mỡ ghép, sử dụng đường rach nhỏ 2mm, hạn chế gây thương tổn đến vùng cho mỡ và vùng nhận mỡ, chăm sóc sau phẫu thuật đơn giản, phục hồi nhanh. Kỹ thuật của coleman đã nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trên y văn và đạt nhiều kết quả khả quan. Ở Việt Nam, kỹ thuật này cũng đã được sử dụng ở một số bệnh viện. Tuy nhiên kỹ thuật này chưa được phổ biến rộng rãi và chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về hiệu quả của phương 2 pháp, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả sử dụng kỹ thuật ghép mỡ tự thân coleman trong tạo hình vùng mặt” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng các tổn thương vùng mặt được chỉ định ghép mỡ coleman 2. Đánh giá kết quả cấy ghép mỡ tự thân Coleman trên bệnh nhân bị teo lép tổ chức phần mềm vùng mặt 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÙNG MẶT 1.1.1. Các đơn vị thẩm mĩ vùng mặt Khuôn mặt bao gồm 9 đơn vị thẩm mỹ lớn bao gồm: trán, mũi, mắt/ lông mày, má, môi trên, môi dưới, cằm, tai, cổ. Các đơn vị thẩm mỹ có thể được chia thành nhiều đơn vị giải phẫu nhỏ hơn với các tính năng giải phẫu và thẩm mỹ độc đáo. Hình 1.1. Hình ảnh các đơn vị thẩm mỹ vùng mặt Đơn vị trán: 1a tiểu đơn vị trung tâm; 1b tiểu đơn vị bên; 1c tiểu đơn vị lông mày Đơn vị mũi: 2 Đơn vị vùng mắt: 3a đơn vị mi mắt dưới; 3b đơn vị mi mắt trên; 3c tiểu đơn vị bên; 3d tiểu đơn vị trung gian. 4 Đơn vị má: 4a tiểu đơn vị trung gian; 4b tiểu đơn vị gò má; 4c tiểu đơn vị bên; 4d tiểu đơn vị miệng. Đơn vị môi trên: 5a tiểu đơn vị nhân trung; 5b tiểu đơn vị bên; 5c tiểu đơn vị niêm mạc. Đơn vị môi dưới: 6a tiểu đơn vị trung tâm, 6b tiểu đơn vị niêm mạc. Đơn vị cằm: 7 Đơn vị tai: 8 Đơn vị cổ: 9 Năm 2001 Menick đã mô tả khuôn mặt có thể được đặc trưng bởi màu sắc, kết cấu, đường viền xác định các đơn vị. Chất lượng da của má phù hợp với khuôn mặt trong màu sắc và kết cấu. Đơn vị má được hình thành bởi ranh giới của các đơn vị liền kề (trán, mí mắt, mũi, môi, cổ và tai). Đó là những đường nét trước lỗ tai xoắn của vành tai; đi vòng quanh trên vòm gò má, và vào ngã ba mí mắt-má thấp hơn, và sau đó đi ở phía dưới cùng vào rãnh mũi má, xung quanh cằm và hướng tới các nếp gấp trước cằm. Sau đó nó mở rộng sang hai bên dọc theo đường viền hàm dưới, đi lên góc hàm và trở lại tai. 1.1.2. Các cơ của vùng mặt Sự phức tạp của các cơ mặt là một đặc trưng của loài người để biểu hiện tình cảm và để khép,mở các hốc tự nhiên ở mặt. Các cơ có 3 đặc tính: Một đầu bám vào xương,mạc hoặc dây chằng, đầu kia bám vào da nên còn gọi là các cơ bám da mặt. Bám quanh các hốc tự nhiên của đầu – mặt Vân động bởi các nhánh của thần kinh mặt 5 Hình 1.2. Các cơ vùng mặt 1.1.3. Hệ thống cân cơ nông ở mặt Hệ thống cân cơ nông (SMAS- Superficial Facial Fascia) được cấu tạo bởi những lớp sợi liên kết, giữa những lớp sợi này và phần trung bì có vách cơ. - Lớp này chia lớp mỡ dưới da thành hai lớp - Có các vách sợi cơ từ lớp này liên kết với lớp trung bì: Giữa lớp cân này và lớp trung bì có vách ngăn, những vách ngăn này chia lớp mỡ ấy thành nhiều vách nhiều khoang và xung quanh 1 đơn vị vách ngăn có tổ chức xơ rất dày giữa lớp cân này với da tạo vách của cân da nếu lớp này phát triển mạnh hơn nữa dầy hơn nữa nó tạo ra hệ thống dây chằng nối trực tiếp từ màng xương cho đến da. - Lớp mỡ không có vách nằm giữa lớp cân sâu và lớp cân cơ nông 6 - Các mạch máu và thần kinh nằm dưới lớp này, các nhánh nhỏ xuyên qua lớp cân này để lên bề mặt. Hệ thống cân hoạt động đặc biệt, hệ thống cơ bám da mặt hoặc là cơ biểu hiện nét mặt có đặc điểm có một đầu bám vào xương và một đầu bám vào da. Khi co các cơ biểu hiện trên da mặt thì nó chỉ tập trung vào một điểm của da mặt để khuyếch tán lực co của từng cơ một nó được truyền qua hệ thống smas này dẫn xung động lên da gây biểu hiện sự đồng bộ của một nhóm cơ. Hình 1.3. Mặt cắt ngang qua hệ thống SMAS Năm 1976 Mitz và Peyronie khi nghiên cứu lớp cân trên tuyến mang tai đã phát hiện ra nó không những mang tính chất của một lớp cân mà còn mang cấu tạo của lớp cơ và đưa ra thuật ngữ cân cơ nông và đặc biệt lớp cân này tiếp tục nối tiếp với hệ thống SMAS ở vùng mặt. Năm 1984 Josst và Levet đưa ra khái niệm lớp cân cơ nông vùng mặt cân nông là sự tiếp nối của cơ bám da cổ Platysma. Cơ này có cấu tạo đặc biệt hai đầu bám vào da nên khi nghiên cứu Josst thấy lớp cân của tuyến mang tai là một phần kéo dài của cơ bám da cổ Platysma. Ngoài ra cân này còn chạy ra phía trước lên bám vào xương gò má và tiếp tục chạy lên phía trên tạo ra hệ 7 thống SMAS đặc biệt – hệ thống SMAS của vùng tầng mặt trên giữa cân trán và tiếp tục chạy ra sau tạo ra cân Galia, chạy ra bên thì tạo ra cân thái dương nông và cân thái dương sâu. Cân thái dương nông và cân thái dương sâu bọc cơ thái dương Hình 1.4. Hệ thống SMAS vùng mặt Sự liên tục của SMAS từ vùng cổ được thể hiện bằng cơ Platysma lên trên tầng giữa mặt. Lớp cân cơ này có liên quan trực tiếp với cân nông của tuyến mang tai và chạy lên bám vào phần trên của gò má tiếp tục phát triển lên trên và ra sau thể hiện tạo nên 2 cân: cân thái dương nông và cân thái dương sâu,phía trên là cân trán và tiếp tục là cân galia Các vách sợi cơ từ SMAS tạo nên vách của lớp mỡ hạ bì liên kết với lớp trung bì có mật độ khác nhau tùy từng vùng. Ngoài ra có những vị trí cấu trúc này trở lên dày đặc xơ chắc thành dây chằng, các dây chằng này tạo nên hình dáng khuôn mặt và các nếp chính của khuôn mặt, có 2 vị trí các dây chằng này rất dày chắc bám chắc từ xương ra da – dây chằng gò má, và dây chằng 8 hàm dưới. Gữa các dây chằng này mật độ lớp vách ngăn khác nhau tạo nên độ di động của da khác nhau, da ở các vùng trán, quanh mắt, mũi, môi cằm là khá chắc chắn ít di động, vùng má là lỏng léo nhất dễ di động. 1.1.4. Các khoang mỡ nông vùng mặt Các khoang mỡ nông vùng mặt được hình thành do cấu trúc của hệ thống SMAS Các công trình tiên phong của Rohrich và Pessa , sử dụng kỹ thuật nhuộm và mổ xẻ tử thi, đã tiết lộ các khoang mỡ nông riêng biệt trên mặt. Các khoang được ngăn cách với nhau bởi các vách mỏng và các vách hội tụ nơi khoang liền kề để tạo thành dây chằng giữ lại. Các khoang mỡ nông của mặt bao gồm: khoang mỡ mũi má, khoang mỡ má trung gian, khoang mỡ má giữa, khoang mỡ má- thái dương bên, khoang mỡ trán giữa, khoang mỡ trán bên, khoang mỡ bên ổ mắt, khoang mỡ dưới ổ mắt, khoang mỡ trên ổ mắt. Giải phẫu các khoang mỡ dưới da trên bề mặt của khuôn mặt có ý nghĩa trong quá trình lão hóa. Sự tiêu mỡ dường như xảy ra ở mức độ khác nhau trong các khoang mỡ khác nhau, dẫn đến mất cân đối đường viền khuôn mặt và mất liền mạch, quá trình chuyển đổi hài hòa giữa độ lồi và độ lõm của khuôn mặt kết hợp với sự trẻ trung và vẻ đẹp 9 Hình 1.5. Khoang mỡ nông vùng mặt 1.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔ MỠ Tổ chức mỡ dưới da xuất phát từ cấu trúc lưới nội mô đặc biệt từ tháng thứ tư của thai kỳ được xem như cơ quan nguyên thuỷ ở dưới da. Tế bào mỡ là một loại tế bào đặc biệt của mô liên kết. Mỡ bắt nguồn từ vùng mô liên kết, quanh các mạch máu dưới da, từ tế bào mỡ nguyên thuỷ (adipopoblasts), tế bào này không khác gì với các tế bào xung quanh và phát triển thành tế bào nguyên bào mỡ (preadipocytes). Nguyên bào mỡ (Preadipocytes) chuyển sang tế bào mỡ trưởng thành (adipocytes) nhờ tích tụ chất triglycerides. Tế bào mỡ hợp lại thành từng thuỳ (lobule) có mạch máu nuôi riêng với động mạch trung tâm cung cấp máu cho hệ thống mao mạch bao quanh từng tế bào mỡ. 10 Các thuỳ mỡ này ngăn cách nhau bởi vách bằng mô sợi, các thuỳ mỡ cấu tạo thành mô mỡ, xuất hiện nhiều ở dưới da. Mô mỡ chiếm khoảng 20% trọng lượng của cơ thể. Vì mô này có nhiều chức năng nên được nhiều người xem như là một cơ quan đặc biệt của cơ thể (như da). Mô mỡ có hệ thống máu nuôi độc lập, sự tích tụ tế bào mỡ trong các cơ quan khác chủ yếu ở quanh các mạch máu và phụ thuộc vào mạch máu nuôi của cơ quan đó. Mô mỡ dưới da nhận máu nuôi từ hệ thống mạng mạch ở cân, tạo thành từng mạch máu dưới da. Các thuỳ mỡ nhận máu nuôi từ các nhánh xuống của hệ thống mạch máu dưới da. Khi các thuỳ mỡ dày (hơn 10mm), nó nhận máu nuôi từ hai phía, các nhánh xuống từ dưới da nuôi lớp mỡ ở trên và các nhánh lên từ cân nuôi lớp mỡ ở dưới. Khi mô mỡ đạt đến một độ dày nào đó, các mạch máu xuống và lên gặp nhau, hình thành mạng máu nuôi thứ ba. Một màng ngăn cách có thể được thành lập ở vùng này, chia mỡ dưới da thành hai vùng riêng biệt. Ý nghĩa của sự phân chia về giải phẫu này chưa rõ dù sự tăng dần kích thước của tế bào lớp mỡ sâu có thể có ý nghĩa trong việc cấy mỡ. Số lượng tế bào mỡ và các thuỳ mỡ được tạo thành gia tăng cho đến khi cơ thể phát triển hoàn toàn, tức là sau tuổi dậy thì cho đến khi thành người lớn. Quá trình này xảy ra từng đợt, đạt đỉnh cao nhất vào cuối tuổi dậy thì. Ngược lại, kích thuớc tế bào mỡ tiếp tục gia tăng đến một mức độ nào đó trong suốt cuộc đời, phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Vị trí cơ quan mỡ đã được định trước do di truyền nhưng độ dày của mỡ dưới da thay đổi tuỳ theo vùng của cơ thể và thay đổi tùy theo từng người tạo ra hình dáng riêng biệt cho từng người. Ảnh hưởng của di truyền trên lớp mỡ dưới da đã được xác nhận qua nghiên cứu thực nghiệm trên sinh vật và trên người. Cấy tổ chức mỡ nguyên thuỷ sẽ hình thành mô mỡ ở nơi nhận với các đặc điểm của nơi nó sinh ra. [...]... chỗ ghép, năm 1909 ông đã sử dụng mỡ tự thân từ vùng bụng để sửa chữa những khuyết điểm trên vùng gò má và cằm Lexer báo cáo cá nhân thí nghiệm với cấy ghép mỡ và thấy rằng phần lớn mô mỡ ghép đã cho kết quả tốt hơn Brüning sử dụng ghép mỡ để tạo hình một biến dạng sau rhinoplasty bằng cách ghép mỡ trong một ống tiêm và tiêm các mô thông qua một cây kim Cotton sử dụng kỹ thuật cắt và ghép những mô mỡ. .. thể mô nhưng trong thời gian 6- 12 tháng sẽ bị tiêu dần 1.5 PHẪU THUẬT GHÉP MỠ COLEMAN TỰ THÂN 1.5.1 Sơ lược lịch sử phẫu thuật ghép mô mỡ tự thân Việc sử dụng mỡ tự thân để cải thiện các bất thường về đường nét và chỗ lõm trên cơ thể được trở lại vào cuối thế kỉ 19 Vào đầu những năm 1893 mảnh ghép mô mỡ tự thân tự do được dùng để làm đầy những khiếm khuyết về mô mềm Lịch sử cấy ghép mỡ tự thân cho một... vú Cấy ghép mỡ cũng được sử dụng để tăng cường các mô xung quanh vú sau khi điều trị ung thư vú Cấy ghép mỡ tự thân theo phương pháp Coleman được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu và áp dụng thành công đặc biệt trong tạo hình vùng mặt Từ tháng 5-2005 đến tháng 6-2006 Braccini F đã cấy ghép mỡ tự thân theo kỹ thuật Coleman cho 32 bệnh nhân (7 nam và 25 nữ) với chỉ định nâng mặt và, hoặc tạo hình. .. thường, kỹ thuật Coleman mang lại một số lượng lớn các tế bào mỡ tồn tại và duy trì một mức độ tối ưu chức năng tế bào trong mảnh ghép Một trong những mối quan tâm chính sau khi ghép mỡ là tỷ lệ cao của sự hấp thụ theo thời gian trong các nơi ghép, có thể lên tới 70 % Ngoài ra kỹ thuật ghép mỡ tự thân Coleman được xem là ưu việt hơn kỹ thuật hút mỡ thông thường trong việc lựa chọn phương thức thu thập mỡ. .. của Fischer và Fischer, báo cáo trong năm 1975 thay vì những mảnh ghép mô mỡ lớn ông cắt thành nhiều mảnh ghép mô mỡ nhỏ Kỹ thuật hút mỡ đã được hình thành bởi Fischer năm 1974 và đưa vào thực hiện năm 1975 Đến đầu những năm 1980 ghép mô mỡ hiện đại được phát triển nhờ vào sự phổ biến của kỹ thuật hút mỡ Bircoll đầu tiên báo cáo việc sử dụng bơm mỡ tự thân từ kỹ thuật hút mỡ làm đầy đường nét và khuyết... 1983, ông bắt đầu chuyển mô mỡ có được từ kỹ thuật hút mỡ, những thử nghiệm đầu tiên báo cáo từ Illouz mô tả thành công lớn khi ghép mỡ tự thân được áp dụng cho biến dạng khuôn mặt bằng kỹ thuật hút mỡ, nhưng sau đó những nghiên cứu cho thấy một sự sống còn nghèo tỷ lệ cho các chất béo ghép tương tự như collagen tiêm Năm 1986, Ellenbogen công bố sử dụng mảnh ghép mô mỡ tự thân dạng hạt cho các trường... được tiến hành nhằm đánh giá tính ưu việt của kỹ thuật Coleman so với các kỹ thuật ghép mỡ thông thường: khả năng sống, thích nghi của tế bào mỡ, việc bảo quản, lưu giữ mô mỡ Năm 2008,Pu LL, Coleman SR đã ghép mỡ theo 2 phương pháp trên 16 phụ nữ da trắng tiến hành nghiên cứu so sánh khả năng sống của mảnh ghép mô mỡ thu được bằng kỹ thuật Coleman nhóm 1(n=8) bởi một bác sĩ phẫu thuật duy nhất từ bụng... khả năng tái tạo tuyệt vời của ghép tế bào mỡ tự thân và các tế bào gốc có liên quan Kể từ năm 1987, ông đã phát triển sử dụng ghép mỡ không chỉ vào khuôn mặt và cơ thể, mà còn để khai thác khả năng trẻ hóa và tái tạo mạnh mẽ của tế bào mỡ Ông được biết đến như người khởi đầu của một phương pháp thành công cho ghép mỡ tự thân. Từ năm 1988, Tiến sĩ Coleman đã cho trình bày về ghép mỡ tự thân tại các... việc sử dụng nhiều mảnh ghép nhỏ ít bị tiêu mỡ sau ghép hơn là sử dụng những mảnh ghép mô mỡ lớn Ông cũng phát hiện ra rằng1 năm hoặc hơn, sau khi cấy ghép mỡ ghép mất khoảng 45 % trọng lượng và khối lượng do một số tế bào mỡ bị tổn thương trong quá trình cấy ghép và bị tiêu Peer nói rằng dưới kính hiển vi, sau 8 tháng mô mỡ ghép phát triển bình thường tại nơi nhận Sự phát triển của kỹ thuật hút mỡ của... ghép mô mỡ tự thân Coleman tác giả kết luận PRP làm tăng độ bền của các tế bào mỡ được cấy vào, giảm phản ứng viêm, ít hình thành xơ hơn các mô mỡ thông thường Ghép mỡ tự thân được coi là lựa chọn ưu việt để tái tạo đường viền khuôn mặt để phục hồi khiếm khuyết về thể tích mang lại sự hài lòng cao cho bệnh nhân Với nguồn chất liệu ghép lý tưởng dồi dào luôn sẵn có là mô mỡ tự thân, kỹ thuật Coleman đã . thuật ghép mỡ tự thân coleman trong tạo hình vùng mặt với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng các tổn thương vùng mặt được chỉ định ghép mỡ coleman 2. Đánh giá kết quả cấy ghép mỡ tự thân. thân đã được nghiên cứu áp dụng trong tạo hình với ca ghép mỡ đầu tiên tạo hình vùng mặt do Gustav Neure mô tả năm 1893.Năm 1909, Verderame công bố sử dụng mỡ tự thân từ vùng bụng để làm đầy khuyết. cây kim. Cotton sử dụng kỹ thuật cắt và ghép những mô mỡ nhỏ làm đầy khuyết tật. Peer lưu ý rằng việc sử dụng nhiều mảnh ghép nhỏ ít bị tiêu mỡ sau ghép hơn là sử dụng những mảnh ghép mô mỡ lớn. Ông

Ngày đăng: 07/10/2014, 11:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÙNG MẶT

    • 1.1.1. Các đơn vị thẩm mĩ vùng mặt

    • 1.1.2. Các cơ của vùng mặt

    • 1.1.3. Hệ thống cân cơ nông ở mặt

    • 1.1.4. Các khoang mỡ nông vùng mặt

    • Các khoang mỡ nông vùng mặt được hình thành do cấu trúc của hệ thống SMAS

    • Các công trình tiên phong của Rohrich và Pessa , sử dụng kỹ thuật nhuộm và mổ xẻ tử thi, đã tiết lộ các khoang mỡ nông riêng biệt trên mặt. Các khoang được ngăn cách với nhau bởi các vách mỏng và các vách hội tụ nơi khoang liền kề để tạo thành dây chằng giữ lại. Các khoang mỡ nông của mặt bao gồm: khoang mỡ mũi má, khoang mỡ má trung gian, khoang mỡ má giữa, khoang mỡ má- thái dương bên, khoang mỡ trán giữa, khoang mỡ trán bên, khoang mỡ bên ổ mắt, khoang mỡ dưới ổ mắt, khoang mỡ trên ổ mắt. Giải phẫu các khoang mỡ dưới da trên bề mặt của khuôn mặt có ý nghĩa trong quá trình lão hóa. Sự tiêu mỡ dường như xảy ra ở mức độ khác nhau trong các khoang mỡ khác nhau, dẫn đến mất cân đối đường viền khuôn mặt và mất liền mạch, quá trình chuyển đổi hài hòa giữa độ lồi và độ lõm của khuôn mặt kết hợp với sự trẻ trung và vẻ đẹp

    • 1.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔ MỠ

    • 1.3. CÁC BỆNH LÝ GÂY TEO LÕM VÙNG MẶT

      • 1.3.1. Bệnh lý bẩm sinh- Hội chứng Parry-Romberg

      • 1.3.2. Bệnh lý mắc phải:

      • 1.3.3. Teo tổ chức mỡ dưới da sinh lý

      • 1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐẦY

      • Acid hyaluronic được phát hiện bởi Karl Meyer vào năm 1934 trong dịch thủy tinh của mắt gia súc. Acid hyaluronic, là một polysaccharide tự nhiên và một thành phần phổ biến của tế bào có tương thích sinh học. Vào đầu những năm 1990, bắt đầu bằng việc sử dụng collagen bò, acid hyaluronic bắt đầu được sử dụng trong các lĩnh vực da liễu và phẫu thuật thẩm mỹ, hiện nay nó là một sản phẩm can thiệpvới mục đích tăng thêm mô mềm và là một trong những phương pháp điều trị teo tổ chúc phần mền trên khuôn mặt. Thường được dung nạp tốt, Acid hyaluronic có tính chất giữ nước cao và tăng thể mô nhưng trong thời gian 6- 12 tháng sẽ bị tiêu dần.

      • 1.5. PHẪU THUẬT GHÉP MỠ COLEMAN TỰ THÂN

        • 1.5.1. Sơ lược lịch sử phẫu thuật ghép mô mỡ tự thân

        • 1.5.2. Sinh lý học của quá trình ghép mỡ coleman

        • 1.5.3. Mô bệnh học mỡ ghép

        • 1.5.4. Quy trình ghép mỡ coleman

          • 1.5.4.1. Kỹ thuật

          • 1.4.4.2. Chỉ định

          • 1.4.4.3. Kết quả

          • 1.4.4.5. Biến chứng:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan