Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
216,72 KB
Nội dung
Lời giới thiệu Ra đời năm 1911 "Nhà thương Cống Vọng" - Bệnh viện Bạch Mai ngày nay đã trải qua gần 1 thế kỷ hoạt động và trưởng thành. Từ một bệnh viện truyền nhiễm nhỏ bé được xây dựng dưới thời Pháp thuộc trở thành một bệnh viện đa khoa lớn nhất Việt Nam. Hoạt động qua nhiều thời kỳ lịch sử, sau cách mạng tháng Tám, trong thời kỳ kháng chiến bảo vệ tổ quốc, cũng như trong thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước. Bệnh viện Bạch Mai vẫn luôn luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Ngày nay Bệnh viện Bạch Mai đã phát triển lớn mạnh trở thành một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh và là một bệnh viện đặc biệt, Trung tâm y tế chuyên sâu, có cơ sở hạ tầng khang trang, có trang thiết bị y tế hiện đại và đồng bộ, có đội ngũ cán bộ công chức đông đảo và tài năng. Cùng với sự đổi mới và cải tiến công tác quản lý, Bệnh viện Bạch Mai đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, được nhân dân tín nhiệm, bạn bè quốc tế đánh giá cao. I. Đặt vấn đề. 1. Thông tin chung. - Quận Đống Đa nằm về phía Tây Nam thành phố Hà Nội, có vị trí quan trọng trong quan hệ với các quận khác của thành phố cũng như các địa phương của cả nước. Cách trung tâm thành phố 3 km, phía Bắc giáp với quận Ba Đình, phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng, phía Nam giáp quận Thanh Xuân và phía Tây giáp quận Cầu Giấy. - Vị trí của Quận Đống Đa nằm trên trục phát triển phía Tây thành phố Hà Nội, nơi tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp và thông thương với các huyện ngoại thành mở rộng và tỉnh Hoà Bình thuận lợi trong trao đổi thương mại, hợp tác phát triển toàn diện về kinh tế , xã hội. - Đống Đa có địa giới hành chính hẹp, dân cư đông. Tổng diện tích tự nhiên là 10.085 ha chiếm 1,08% diện tích toàn thành phố. Mật độ dân số 34368 người/km2. 1 - Toàn Quận có 21 phường với 251 cụm dân cư (1.560 tổ dân phố và 84.696 hộ dân). Dân số khoảng 346.600 người.( nam: 172.350 người nữ: 174.250 người), hộ nghèo 29 hộ chiếm 0,04%. TE < 5tuổi là 51782 trẻ. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ( 15- 49 T) 5918 người. Số trẻ sinh trong năm là 5954 trẻ. Số người chết trong năm là 1424 người. Trên địa bàn của quận có 21 viện nghiên cứu, Trường đại học, cao đẳng và có 68 Trường PTTH, THCS, Tiểu học đóng trên đóng trên địa bàn. 2. Thông tin về Bệnh viện Bạch Mai. - Bệnh viện có địa chỉ tại 78 đường Giải Phóng - quận Đống Đa - thành phố Hà Nội. Bệnh viện có 1340 giường bệnh. Là một trung tâm y tế chuyên sâu hiện đại có quy mô lớn nhất cả nước, bao gồm 6 viện, 22 khoa, 8 khoa cận lâm sàng, 8 phòng ban và 1 trường trung học y tế. Bệnh viện có 1800 cán bộ, nhân viên với sự tham gia của một số cán bộ Trường đại học Y Hà Nội. - Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện tốt các chức năng của một bệnh viện hạng một do Bộ Y tế quy định. Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân từ mọi miền trong cả nước gửi đến. Đa số bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện là những bệnh nhân nặng, hàng ngày bệnh viện tiếp nhận số lượng bệnh nhân rất lớn và trong tình trạng quá tải. - Trong năm 2008 bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 201.160 lượt người. Trong đó: + Số lượt bệnh nhân khám và điều trị bảo hiểm y tế là: 97.000 lượt/ người. + Số lượt bệnh nhân điều trị ngoại trị là: 41.160 lượt / người. + Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú là: 63.000 lượt / người. + Tổng số ca phẫu thuật hàm mặt trong năm 2008 là:500 ca. Trong đó số bệnh nhân điều trị hàm mặt bằng phương pháp đóng nẹp vít tital là: 275 trường hợp. - Tổng kinh phí của nhà nước và ngành hổ trợ cho bệnh viện hoạt động là: 249 tỷ đồng. Trong đó thu từ viện phí người bệnh là:112 tỷ đồng. 2 3. Thông tin về khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Bạch Mai. - Khoa Răng Hàm Mặt được tách ra từ liên khoa Răng Hàm Mặt - Tai Mũi Họng - Mắt từ 1/7/2002 và trở thành một khoa độc lập. Với 48 cán bộ nhân viên, số lượng giường bệnh điều trị nội trú là 15 giường bệnh. Do đặc thù của ngành Răng Hàm Mặt bệnh nhân đến khám đa số là điều trị ngoại trú vì thời gian chữa răng kéo dài trung bình là khoảng từ 4 - 6 tuần và mỗi tuần bệnh nhân chỉ đến điều trị 1 - 2 lần. - Khu vực điều trị nội trú những bệnh lý hay gặp là: viêm loét niêm mạc miệng; viêm tuyến dưới hàm, răng mọc lệch, đặc biệt là chấn thương hàm mặt do tai nạn giao thông và tai nạn sinh hoạt…. - Khi bệnh nhân bị gãy xương hàm dưới hoặc gãy xương gò má cung tiếp…. thì chỉ định điều trị là phải phẫu thuật để cầm máu cho bệnh nhân và làm thông thoáng đường thở,tạo thẩm mỹ cho khuôn mặt. Trước đây khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển các bác sỹ khi phẫu thuật cố định các đường gãy cho bệnh nhân bằng phương pháp cổ điển là dùng chỉ thép để cố định đường gãy tốn rất nhiều thời gian trong khi phẫu thuật và chi nằm viện lại kéo dài, tính thẩm mỹ không cao. Nhưng thời gian gần đây khoa học đã phát triển, các nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng thành công phương pháp phẫu thuật bằng nẹp vít tital tại một số nước như Mỹ, Anh,Hàn quốc….và phương pháp này đã được triển khai tại Việt nam trong mấy năm trở lại đây. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu thành công tại Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương và Bệnh viện Chợ rẫy…. - Tuy phương pháp điều trị mới có nhiều ưu điểm nhưng chi phí để mua nẹp vít tital rất cao vì vậy nhiều bệnh nhân không có điều kiện để tiếp cận. Tại khoa Răng hàm mặt Bạch mai bệnh nhân nhập viện phẫu thuật hàm mặt chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp cổ điển là dùng chỉ thép do bệnh nhân chưa hiểu hết tầm quan trọng của phương pháp mới và những lợi ích mà phương pháp mới đem lại. Như vậy vấn đề sức khỏe ưu tiên cần can thiệp tại khoa răng hàm mặt - BV Bạch Mai là: Tỷ lệ bệnh nhân tiếp cận sử dụng phương pháp đóng nẹp vít tital trong phẩu thuật chấn thương hàm mặt thấp (55%). 3 Bệnh viện Bạch mai và đặc biệt là khoa Răng hàm mặt đã có nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề này,được sự giúp đỡ của trung tâm đào tạo Bệnh viện và trường Đại học Y tế công cộng , chương trình can thiệp “Sử dụng kỹ thuật nẹp vít tital trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt tạo thẩm mỹ và chất lượng điều trị”. Được thực hiện tại khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện Bạch mai trong thời gian một năm từ 1-1-2008đến 1- 12-2008 với mục đích đưa kỹ thuật sử dụng nẹp vít tital vào trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt tạo thẩm mỹ và chất lượng cao cho bệnh nhân. Chương trình can thiệp đã được triển khai, song chưa có một đơn vị ,tổ chức nào tiến hành đánh giá. Câu hỏi đặt ra là: Vậy thì sau 1 năm triển khai chương trình can thiệp này có đem lại hiệu quả hay không? Số bệnh nhân nhập viện phải mổ được sử dụng kỹ thuật mới nẹp vít tital có được tăng lên không? Cán bộ nhân viên trong khoa có kỹ năng truyền thông tốt cho bệnh nhân thực hiện phẫu thuật bằng nẹp vít tital hay không? Phổ biến rộng rãi hiệu quả phương pháp nẹp vít tital trên các phương tiện thông tin đại chúng không? Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến khoa Răng hàm mặt biết được lợi ích của phương pháp nẹp vít tital không? Có đủ điều kiện cần thiết để phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả chưa? Những hoạt động nào phù hợp và những hoạt động nào chưa phù hợp với chương trình, cần điều chỉnh, thay đổi, bổ sung thêm những biện pháp gì? Chính vì vậy mà tôi quyết định thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả sử dụng kỹ thuật nẹp vít tital trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt tạo thẩm mỹ và chất lượng điều trị từ 55% lên 90% trong năm 2008 tại khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện Bạch mai”. - Chấn thương hàm mặt là một trong những cấp cứu ngoại khoa, có chỉ định can thiệp phẫu thuật sớm. Nếu bệnh nhân không được phẫu thuật kịp thời thì sẽ để lại rất nhiều di chứng như lệch mặt, di lệch khớp cắn, biến dạng mặt…và quan trọng hơn là bệnh nhân có thể tử vong do mất máu nhiều và cản trở đường thở. - Chấn thương hàm mặt do tai nạn giao thông cũng như do các tai nạn sinh hoạt và lao động diễn ra hàng ngày là rất nguy hiểm vì nó ảnh hưởng đến tính mạng cũng như sức khỏe và thẩm mỹ của mỗi con người. Theo báo cáo thống kê của khoa Răng hàm mặt thì trong năm 2008 có tới hơn 500 ca bị chấn thương vùng hàm mặt phải được can thiệp phẫu thuật. 4 - Số bệnh nhân nhập viện bị chấn thương vùng mặt có chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp cũ (chỉ thép cổ điển ) thì thời gian nằm viện để điều trị dài hơn cũng như các di chứng để lại khá cao đặc biệt là vấn đề thẩm mỹ so với điều trị bằng phương pháp mới ( đóng nẹp vít tital). - Qua báo cáo kết quả điều trị bằng phương pháp mới của khoa thì sau khi đưa các bác sỹ đi đào tạo về kỹ thuật mới ( dùng nẹp vít tital) cũng như đẩy mạnh tuyên truyền để bệnh nhân chấp nhận điều trị theo phương pháp này. Thì kết quả đem lại rất tốt, tính thẩm mỹ cao và rút ngắn thời gian điều trị đáng kể so với phương pháp cũ. - Mục đích của đánh giá là xác định được tỷ lệ sử dụng nẹp vít tital trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt , tại khoa Răng hàm mặt sau một năm can thiệp. Từ đó so sánh với số liệu điều tra ban đầu trước can thiệp nhằm xác định hiệu quả của chương trình can thiệp trong việc tăng tỷ lệ sử dụng nẹp vít tital trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt của đối tượng nghiên cứu. Đồng thời chỉ ra những gì là phù hợp và còn hạn chế của các hoạt động can thiệp. Từ đó sẽ cung cấp cho các nhà quản lý chương trình và các bên liên quan những thông tin cần thiết để ra những quyết định phù hợp cho các hoạt động tiếp theo. II. Mục tiêu đánh giá. 1. Mục tiêu chung. Đánh giá hiệu quả sử dụng kỹ thuật nẹp vít tital trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt tạo thẩm mỹ và chất lượng điều trị từ 55% lên 90% trong năm 2008 tại khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện Bạch mai. 2. Mục tiêu cụ thể. - Đánh giá được 100% cán bộ y tế khoa răng hàm mặt bệnh viện Bạch Mai có kỹ năng truyền thông tốt cho bệnh nhân thực hiện nẹp vít tital. - Đánh giá được 100% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến khoa răng hàm mặt biết được lợi ích và hiệu quả của phương pháp nẹp vít tital. - Tìm hiểu sự phù hợp của các hoạt động can thiệp và giải pháp phổ biến rộng rãi hiệu quả phương pháp nẹp vít tital trên các phương tiện thông tin đại chúng 5 III: Tổng quan tài liệu. 1. Thông tin về vấn đề sức khỏe quan tâm. - Những bệnh lý mà khoa Răng Hàm Mặt thường khám và điều trị Bảng 1: Tỷ suất ca bệnh đến khám và điều trị tại khoa răng hàm mặt trong năm 2008 STT Bệnh lý thường gặp Số lần đến khám và điều trị Tỷ lệ phần trăm 1 Cao răng, viêm lợi 1500 30 2 Sâu ngà răng S 2 và S3 1000 20 3 Viêm tủy răng T1, T2 và T3 500 10 4 Viêm loét niêm mạc miệng 500 10 5 Viêm quanh cuống răng 250 5 6 Chấn thương hàm mặt 500 10 7 Viêm tuyến mang tai 150 3 8 Trồng răng 50 1 9 Thẩm mỹ tẩy nốt ruồi, sẹo vùng mặt 50 1 - Khoa răng hàm mặt - BV Bạch Mai là khoa điều trị và phẫu thuật cho tất cả các bệnh lý về răng hàm mặt ở khu vực phía bắc. Tuy nhiên trong thời gian qua khoa chỉ tập trung cho công tác chuyên môn là chính mà chưa thật sự quan tâm đến công tác tuyên truyền cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân biết các phương pháp điều trị tại khoa cũng như công tác phòng bệnh ở cộng đồng. - Số bệnh nhân vào nằm điều trị nội trú do chấn thương hàm mặt trong 2007 thì chỉ có khoảng 55% bệnh nhân được điều trị bằng kỹ thuật đóng nẹp vít tital. Nguyên nhân là vì chi phí điều trị cao, mà nguyên nhân chính là bệnh nhân, người nhà bệnh chưa hiểu biết về phương pháp kỹ thuật mới này. Đồng thời do hạn chế về chuyên môn của các y bác sỹ trong khoa do chưa được đào tạo toàn bộ mà chỉ có một số người nên chưa được triển khai phương pháp mới rộng rãi. - Hầu hết các bệnh nhân và người nhà đều không được tư vấn các phương pháp mới trong điều trị phẫu thuật. - Bệnh nhân đến điều trị ở khoa sau khi suất viện chưa được giải thích rõ ràng nên tỷ lệ tái nhập viện để điều trị là cao. 6 - Chưa có sự phối hợp tốt giữa bệnh viện với các tuyến y tế dưới. Đặc biệt là BV huyện, Trạm y tế xã/ Phường trong công tác phục hồi sau điều trị. - Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về áp dụng các phương pháp mới trong điều trị và phẫu thuật một số bệnh chưa làm tốt. 2. Lý do lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên: - Từ những số liệu thông tin thu thập trên về các bệnh lý thường gặp tại khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi phân tích số liệu từ sổ khám bệnh, sổ vào ra viện, trao đổi với cán bộ nhân viên và lãnh đạo khoa. Tôi nhận thấy tại khoa Răng hàm mặt - BV Bạch Mai đang tồn tại một số vấn đề cần phải quan tâm sau: - Tỷ lệ bệnh nhân tiếp cận sử dụng phương pháp đóng nẹp vít tital trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt thấp (55%) - Chưa có sự phối hợp tốt giữa bệnh viện với các tuyến y tế dưới. Đặc biệt là BV huyện, Trạm y tế xã/ Phường trong công tác phục hồi sau điều trị. - Tỷ lệ bệnh nhân đến điều trị bệnh răng miệng cao và thời gian nằm điều trị lâu. - Sự phối hợp giữa thầy thuốc và bệnh nhân trong điều trị chưa cao. Sau khi xác định được những vấn đề tồn tại của khoa Răng hàm mặt - BV Bạch Mai. Tôi đã đưa ra bảng chấm điểm BPRS để lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên: 7 Bảng 2: Bảng chấm điểm BPRS để xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên ST T Vấn đề A B C BPRS=(A+2B)*C Xếp hạng ưu tiên 1 Chưa có sự phối hợp tốt giữa bệnh viện với các y tế tuyến dưới trong công tác phục hồi bệnh nhân sau phẩu thuật. 8 6 6 120 2 2 Tỷ lệ bệnh nhân tiếp cận sử dụng phương pháp đóng nẹp vít tital trong phẩu thuật chấn thương hàm mặt thấp (55%). 9 7 7 161 1 3 Tỷ lệ bệnh nhân đến điều trị bệnh răng miệng cao và thời gian nằm điều trị lâu. 7 6 6 114 3 4 Sự phối hợp giữa thầy thuốc và bệnh nhân trong điều trị chưa cao. 7 5 6,5 110,5 4 Trong đó: A: Phạm vi vấn đề B: Tính trầm trọng của vấn đề C: Ước lượng hiệu quả can thiệp Như vậy vấn đề sức khỏe ưu tiên cần can thiệp tại khoa răng hàm mặt - BV Bạch Mai là: Tỷ lệ bệnh nhân tiếp cận sử dụng phương pháp đóng nẹp vít tital trong phẩu thuật chấn thương hàm mặt thấp (55%). Chấn thương hàm mặt là một trong những cấp cứu ngoại khoa, có chỉ định can thiệp phẫu thuật sớm. Nếu bệnh nhân không được phẫu thuật kịp thời thì sẽ để lại rất nhiều di chứng như lệch mặt, di lệch khớp cắn, biến dạng mặt…và quan trọng hơn là bệnh nhân có thể tử vong do mất máu nhiều và cản trở đường thở. - Chấn thương hàm mặt do tai nạn giao thông cũng như do các tai nạn sinh hoạt và lao động diễn ra hàng ngày là rất nguy hiểm vì nó ảnh hưởng đến tính mạng 8 cũng như sức khỏe và thẩm mỹ của mỗi con người. Theo báo cáo thống kê của khoa Răng hàm mặt thì trong năm 2008 có tới hơn 500ca bị chấn thương vùng hàm mặt phải được can thiệp phẫu thuật. - Số bệnh nhân nhập viện bị chấn thương vùng mặt có chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp cũ (chỉ thép cổ điển ) thì thời gian nằm viện để điều trị dài hơn cũng như các di chứng để lại khá cao đặc biệt là vấn đề thẩm mỹ so với điều trị bằng phương pháp mới ( đóng nẹp vít tital). - Qua báo cáo kết quả điều trị bằng phương pháp mới của khoa thì sau khi đưa các bác sỹ đi đào tạo về kỹ thuật mới ( dùng nẹp vít tital) cũng như đẩy mạnh tuyên truyền để bệnh nhân chấp nhận điều trị theo phương pháp này. Thì kết quả đem lại rất tốt, tính thẩm mỹ cao và rút ngắn thời gian điều trị đáng kể so với phương pháp cũ. - Chính vì những lý do trên mà tôi chọn vấn đề can thiệp là: tuyên truyền cho bệnh nhân, người nhà và cộng đồng sớm tiếp cận sử dụng phương pháp đóng nẹp vít tital trong phẩu thuật chấn thương hàm mặt. Sau khi xác định được vấn đề sức khỏe ưu tiên cần can thiệp, tôi tiến hành phân tích vấn đề sức khỏe, sử dụng phương pháp cây vấn đề và kỹ thuật " Nhưng - Tại sao?". Dưới đây là cây vấn đề mà bản thân tôi xây dựng dựa vào tình hình thực tế ở khoa răng hàm mặt - BV Bạch Mai. 9 Tỷ lệ bệnh nhân tiếp cận sử dụng phương pháp đóng nẹp vít tital trong phẩu thuật chấn thương hàm mặt thấp (55%). Do bệnh nhân và gia đình bệnh nhân Do cán bộ y tế Do lãnh đạo bệnh viện chưa quan tâm Không đồng ý sử dụng phươn g pháp mới trong điều trị Tư vấn, hướng dẫn cho bệnh nhân, người nhà chưa tốt. Thiếu cán bộ tuyên truyền Năng lực tuyên truyền còn hạn chế Đầu tư kinh phí còn hạn chế Thiếu sự chỉ đạo trong triển khai Chưa phổ biến, tuyên truyền rộng rãi Chưa nắm bắt được phươn g pháp điều trị mới Do chi phí của phươn g pháp mới cao 3. Cây vấn đề: Công tác tuyên truyền chưa tốt Thiếu tài liệu Hình thức tuyên truyền chưa phong phú Chưa kịp thời 10 [...]... khai đóng nẹp đóng nẹp CT can 17 vít tital trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt Tỷ lệ % cộng đồng biết được phương pháp đóng nẹp vít tital trong điều trị chấn thương hàm mặt vít tital trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt/ tổng số bệnh nhân phải phẫu thuật chấn thương hàm mặt Số cộng 12/2008 Phỏng Bảng Phỏng đồng biết vấn cộng hỏi, bảng vấn cộng được đồng kiểm đồng phương pháp đóng nẹp vít tital trong điều... yếu tố ảnh hưởngkịp thời chấn thương hàm mặt cần phải phẫu thuật sử dụng nẹp vít tital Tôi đã xác định nguyên nhân gốc rễ dẫn đến chấn thương hàm mặt cần can thiệp phẫu thuật ngoại khoa bằng nẹp vít tital là: - Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân chưa hiểu được hiệu quả đem lại của phương pháp nẹp vít tital - Cán bộ y tế khoa chưa có kiến thức và thực hành về tư vấn sử dụng nẹp vít tital - Công tác tuyên... BÀI TẬP THỰC ĐỊA Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng kỹ thuật nẹp vít tital trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt tạo thẩm mỹ và chất lượng điều trị từ 55% lên 90% trong năm 2008 tại khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện Bạch mai” Thời gian triển khai: 12 -2008 Địa điểm: Khoa Răng hàm mặt –Bệnh viện Bạch mai Sinh viên: Phạm Thị Hoa Lớp:CNVHVL-1C Hà Nội, 1-2009 MỤC LỤC Lời giới thiệu 1 I Đặt vấn... tâm đào bộ y tế tạo của khoa Điều tra hồi cứu qua danh sách ,phỏng vấn của trung tâm đào tạo Mục đích sử dụng Giúp nhà quản lý đánh giá được việc cung cấp kinh phí có đúng như dự đoán không,có đảm bảo thực hiện CT hiệu quả hay không Giúp nhà quản lý đánh giá được tình hình nhân lực có đủ hay không Giúp nhà quản lý đánh giá được việc cung cấp TTB có đủ hay không Giúp nhà quản lý đánh giá được quá trình... án có đem lại kết quả bền vững hay không? -Sức khỏe của người bệnh sau phẫu thuật có cải thiện hay không? - 3 - Kỹ năng truyền thông của cán bộ trong khoa được nâng lên Số lượng các cuộc phẫu thuật bằng phương pháp mới tăng lên Bệnh nhân và người nhà hiểu biết thêm về kỹ thuật mổ mới phương pháp nẹp vít tital Tăng cường sự tiếp cận của bệnh nhân về kỹ thuật mổ mới phương pháp nẹp vít tital 13 Nhóm trung... hàm mặt như: sổ khám bệnh, hồ sơ bệnh án, sổ sách báo cáo của bệnh viện - Các số liệu báo cáo thống kê trong năm 2008 của khoa Răng hàm mặt - Đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ và chuyên khoa II của các bác sỹ công tác tại khoa Răng hàm mặt 5 Mục tiêu can thiệp 5.1 Mục tiêu chung Từ tháng 1/2008 đến 12/2008 tăng tỷ lệ bệnh nhân tiếp cận sử dụng phương pháp đóng nẹp vít tital trong phẫu thuật chấn thương. .. phẫu thuật chấn thương hàm mặt từ 55% lên 95% tại khoa Răng hàm mặt - Bệnh viện Bạch Mai 5.2 Mục tiêu CỤ thể - Từ tháng 6/2008 100% cán bộ y tế khoa răng hàm mặt bệnh viện Bạch Mai có kỷ năng truyền thông tốt cho bệnh nhân thực hiện nẹp vít tital - Đến tháng 12/2008 100% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến khoa răng hàm mặt biết được lợi ích và hiệu quả của phương pháp nẹp vít tital - Đến tháng 12/2008... trên đài phát thanh truyền hình -Tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng Nhóm hưởng lợi 1 Bệnh nhân và gia -.Bệnh nhân và người nhà hiểu được hiệu quả của phương đình pháp nẹp vít tital -Bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp nẹp vít tital -Phục hồi nhanh và tính thẩm mỹ cao -Giảm thời gian nằm viện điều trị vì vậy giảm được chi phí, tiết kiệm được thời gian và tiền của 2 Cộng đồng -Nhận được các hình... phương pháp đóng nẹp vít tital trong điều trị chấn thương hàm mặt/ tổng số cộng đồng được điều tra thiệp Giúp nhà quản lý đánh giá được quá trình triển khai CT can thiệp VI: Phổ biến kết quả đánh giá Nhóm các nhà tài trợ Các bên liên quan -Bộ y tế -Bệnh viện Bạch mai -Trung tâm đào tạo Hình thức phổ biến -Gửi báo cáo bằng văn bản, báo cáo chi tiết về kết quả của chương trình can thiệp, các khuyến nghị... biến rộng rãi hiệu quả phương pháp nẹp vít tital trên các phương tiện thông tin đại chúng 6 Địa điểm và đối tượng can thiệp 6.1 Địa điểm Tại khoa Răng hàm mặt - Bệnh viện Bạch Mai 6.2 Đối tượng Tất cả các bệnh nhân nhập viện tại khoa Răng hàm mặt - Bệnh viện Bạch Mai có chỉ định phẫu thuật 12 7 Chiến lược can thiệp - Mở lớp tập huấn phổ biến kiến thức cho cán bộ y tế khoa - Gửi đi đào tạo các khóa . nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả sử dụng kỹ thuật nẹp vít tital trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt tạo thẩm mỹ và chất lượng điều trị từ 55% lên 90% trong năm 2008 tại khoa Răng hàm mặt – Bệnh. đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng kỹ thuật nẹp vít tital trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt tạo thẩm mỹ và chất lượng điều trị từ 55% lên 90% trong năm 2008 tại khoa Răng hàm mặt – Bệnh. khoa Giúp nhà quản lý đánh giá được quá trình triển khai CT can 16 vít tital trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt vít tital trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt/ tổng số bệnh