trung dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh, dịchvụ cũng như cho đời sống, v.v… Bảo lãnh: NHTM được phép thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán,
Trang 1ĐỀ TÀI CÔNG THƯƠNG – CN VĨNH PHÚC
Họ tên: Nguyễn Thị Thúy Hà Lớp:
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
GSTS :Nguyễn Kim Anh
Hà Nội – Năm 2013
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả trong luận văn là hoàn toàn trung thực, xuất phát từ thực tế của Ngân hàng CôngThương – Chi nhánh Vĩnh Phúc.
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2013
Học viên
Nguyễn Thị Thúy Hà
3
Trang 44
Trang 55
Trang 6BCTC Báo cáo tài chính
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ,NHTM thường đứng trước rủi ro như là rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp, rủi ro tíndụng (RRTD),… và trong đó RRTD là quan trọng nhất Hoạt động tín dụng thườngđóng góp từ 70% – 90% tổng thu nhập của ngân hàng, ngoài ra hoạt động tín dụngtiềm ẩn nhiều rủi ro và các rủi ro này có khả năng gây tổn thất mất vốn cho ngân hàng
có thể dẫn đến nguy cơ phá sản Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, Mỹ có hơn
100 ngân hàng phá sản trong đó có cả những ngân hàng lớn Lehman Brothers – ngânhàng lớn thứ 4 của Mỹ Năm 2012, Việt Nam có hơn 50.000 doanh nghiệp phá sản,ngừng hoạt động, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam lên 8%, tỷ lệ nợ quáhạn lên tới 2 con số,… trước thực trạng này thì việc nâng cao chất lượng tín dụng trởthành vấn đề then chốt để các NHTM nói chung và NHTM Việt Nam nói riêng tồn tại
và phát triển Hiện nay, chủ yếu các NHTM điều chỉnh hoạt động theo Basel I tuynhiên Basel I được ra đời từ năm 1988 nên còn có nhiều điểm chưa phù hợp với tìnhhình phát triển kinh tế đặc biệt là hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển rất mạnhchính vì vậy các NHTM Việt Nam hiện nay đang dần chuyển dịch hoạt động ngânhàng theo Basel II Basel II bao gồm 3 trụ cột bao gồm duy trì vốn bắt buộc, liên quanđến hoạt động chính sách ngân hàng và công khai thông tin theo nguyên tắc thị trường,các trụ cột này đang dần được áp dụng tại hệ thống ngân hàng Việt Nam, giai đoạn nàycác ngân hàng đang dần áp dụng Basel II cho hoạt động tín dụng
Để bắt kịp với xu thế hội nhập trên thế giới , nghành ngân hàng đang chuyển đổisang việc quản lý chất lượng tín dụng theo Basel II Để quản lý chất lượng tín dụngtheo Basel II, Vietinbank xây dựng các lộ trình cụ thể, giai đoạn 1 tách giữa quan hệkhách hàng và thẩm định tại chi nhánh tức thành lập phòng quản lý rủi ro tại chinhánh; Giai đoạn 2 chuyển đổi sang mô hình phê duyệt tín dụng, giải ngân tập trungtại Trụ Sở Chính (TSC) tức không còn phòng quản lý rủi ro tại chi nhánh Vietinbankđang trong quá trình chuyển đổi mô hình toàn hệ thống sang giai đoạn 2 do đó chinhánh Vĩnh Phúc không nằm ngoài quy luật này Vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề
Trang 8tài “Nâng cao chất lượng tín dụng theo Basel II tại ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Vĩnh Phúc”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
− Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng và Basel II, kinh nghiệmcủa một số TCTD nước ngoài đã áp dụng Basel II và bài học kinh nghiệmrút ra cho các NHTM Việt Nam
− Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng theo Basel II tại Ngânhàng TMCP Công Thương – CN Vĩnh Phúc
− Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng TMCPCông Thương – CN Vĩnh Phúc
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu là chất lượng tín dụng theo Basel II
− Phạm vi nghiên cứu chất lượng tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng TMCPCông Thương – CN Vĩnh Phúc
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được viết dựa trên các phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy vậtbiện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp logic, phương pháp so sánh,phương pháp thống kê, phương pháp diễn giải,…
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
− Chương I: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng tín dụng NHTM theo BaselII
− Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng theo Basel II tại Ngân hàngTMCP Công Thương – CN Vĩnh Phúc
− Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng theo Basel II tại Ngânhàng TMCP Công Thương – CN Vĩnh Phúc
Trang 9CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO BASEL II 1.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Tổng quan ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Hoạt động ngân hàng là một hoạt động ra đời từ rất lâu trên thế giới và đang
có mặt trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế xã hội Ngân hàng là một loạiđịnh chế tài chính trung gian mà qua đó các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội đượctập trung lại và chính các nguồn vốn này sẽ được sử dụng nhằm hỗ trợ tài chính chocác thành phần kinh tế trong xã hội với mức lãi suất cao hơn Ngoài ra, thông qua hoạtđộng của mình các ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng đadạng phù hợp nhu cầu của các thành phần kinh tế trong xã hội, từ đó tạo ra lợinhuận cho ngân hàng
Theo Luật TCTD Việt Nam năm 2010 thì “NHTM là loại hình ngân hàng đượcthực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quyđịnh của Luật TCTD năm 2010 nhằm mục tiêu lợi nhuận”; Các hoạt động của ngânhàng thương mại theo Luật TCTD Việt Nam năm 2010 bao gồm:
i Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiềngửi khác;
ii Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốntrong nước và nước ngoài;
iii Cấp tín dụng dưới các hình thức: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụchuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tíndụng; Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàngđược phép thực hiện thanh toán quốc tế; Các hình thức cấp tín dụng khác sau khiđược Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
iv Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng;
v Cung cấp các phương tiện thanh toán :
Trang 10vi Cung ứng các dịch vụ thanh toán: Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước baogồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngânhàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch
vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
Như vậy, Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp hoạt động vì lợinhuận và là một doanh nghiệp đặc biệt vì:
− Hàng hóa quan trọng của ngân hàng là tiền tệ do Nhà nước sử dụng để quản
lý nền kinh tế;
− Vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn;
− Chịu sự chi phối mạnh của chính sách của Nhà nước;
− Ngân hàng thương mại là một trung gian tín dụng
1.1.1.2 Hoạt động chính của ngân hàng thương mại
Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng thực hiện kinh doanh tiền tệ do đó nguồn vốn huy động là nguồn vốnchính trong hoạt động ngân hàng Với việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi của ngườidân và của các doanh nghiệp trong xã hội ngân hàng sử dụng đồng vốn này để chonhững người thiếu vốn vay Nguồn vốn huy động là cơ sở cho hoạt động tín dụng củangân hàng NHTM huy động thông qua:
− Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dưới hình thức tiềngửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác
− Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, và các giấy tờ có giá khác để huyđộng vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
− Vay vốn các TCTD khác hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài
− Các hình thức huy động vốn khác
Hoạt động tín dụng
Thông qua hoạt động huy động vốn, ngân hàng có nguồn vốn để kinh doanh vàtheo đó ngân hàng thực hiện cấp tín dụng cho người thiếu vốn NHTM thực hiện cấptín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức:
Cho vay: NHTM cho vay đối với các tổ chức cá nhân dưới hình thức ngắn hạn
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất – kinh doanh, dịch vụ, đời sống, v.v… và
Trang 11trung dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh, dịch
vụ cũng như cho đời sống, v.v…
Bảo lãnh: NHTM được phép thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, thực
hiện hợp đồng, đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằngkhả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh;
Tài trợ xuất nhập khẩu: là hoạt động nhằm hỗ trợ về tài chính cũng như các giấy
tờ cần thiết để doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể hoàn thành nghĩa vụ của mìnhtrong hợp đồng mua bán hàng hóa như mở L/C, cho vay ứng trước thanh toán, bảolãnh, tái bảo lãnh, v.v…
Các hình thức cấp tín dụng khác như chiết khấu; Cho thuê tài chính; Bao thanhtoán; Cho vay thấu chi,…
− Cung cấp các phương tiện thanh toán như thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ;
− Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước;
− Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép;
− Thực hiện dịch vụ thu chi hộ;
− Thực hiện các dịch vụ kiểm đếm, phân loại, bảo quản, vận chuyển tiền mặt,v.v…
1.1.1.3 Chức năng ngân hàng thương mại
Chức năng thủ quỹ của xã hội
Khách hàng có thể sử dụng số dư trên tài khoản của mình để chi trả cho các hànghoá, dịch vụ Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ gồm nhiều bộ phận như: tiềngiấy trong lưu thông, số dư trên các tài khoản của khách hàng tại các ngân hàng, tiềngửi trên các tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn,… Khi ngân hàng cho
Trang 12vay hoặc đối tác thanh toán tiền hàng, dịch vụ thì số dư trên tài khoản của các kháchhàng tăng lên cho phép họ chi tiêu nhiều hơn Như vậy, ngân hàng đứng vai trò là thủquỹ thực hiện thu và chi cho khách hàng.
Ngoài ra, trong nền kinh tế luôn tồn tại hai nhóm cá nhân và tổ chức: một nhómđang tạm thời thâm hụt chi tiêu do chi cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập,nhóm kia tạm thời thặng dư trong chi tiêu do họ không sử dụng hết thu nhập để tiêudùng và đầu tư Ngân hàng làm trung gian tài chính giữa người có vốn và người cầnvốn để chuyển tiền từ nơi dư thừa tiền sang nơi thiếu tiền chuyển từ tiết kiệm thànhđầu tư Như vậy, ngân hàng thực hiện chức năng thủ quỹ của xã hội
Trung gian tín dụng tín
Đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM NHTM đóng vai trò là “cầu nối”giữa người dư thừa vốn và người thiếu vốn Thông qua việc huy động các khoản tiềntạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, NHTM sử dụng số tiền này để cho vay các chủ thể
có nhu cầu vay vốn Việc NHTM làm “cầu nối” này sẽ giảm thời gian trong việc bênthừa vốn và bên thiếu vốn tìm thấy nhau cũng như giảm thiểu rủi ro cho người thừavốn khi quyết định cho người thiếu vốn vay Từ đó, NHTM thúc đẩy được tốc độ luânchuyển đồng vốn trong nền kinh tế Thông qua chức năng này, NHTM tạo ra thu nhậpcho mình bằng cách hưởng chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động
Trung gian thanh toán
NHTM làm trung gian thanh toán khi thực hiện các dịch vụ thanh toán theo yêucầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán để khách hàng thanhtoán tiền hàng, dịch vụ hoặc nhập tiền vào tài khoản của khách hàng khi đối tác thanhtoán tiền cho khách hàng Thông qua hình thức này khách hàng sẽ giảm thiểu được rủi
ro và bất cập trong thanh toán tiền mặt: giảm thiểu chi phí thanh toán trực tiếp, giảmthiểu rủi ro chấp nhận tiền giả,… Nền kinh tế giảm thiểu được lượng tiền mặt tronglưu thông từ đó nâng cao hiệu quả chinh sách tiền tệ, giảm thiểu được chi phí in ấn,…
và NHTM tạo được thu nhập thông qua phí dịch vụ NHTM thông qua chức năng nàycung cấp các phương tiện thanh toán thuận lợi cho khách hàng: séc, ủy nhiệm chi, ủynhiệm thu, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,…
Trang 13Thông qua 3 chức năng trên, NHTM sẽ có khả năng tạo tiền cho nền kinh tế nhưvậy, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đápứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.
1.1.2 Tổng quan tín dụng ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại
“Tín dụng” xuất phát từ gốc La tinh Credium có nghĩa là “sự tin tưởng tín nhiệm
lẫn nhau” Để đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời của đồng tiền cho vay thì hoạtđộng tín dụng phải thực hiện trên các nguyên tắc cơ bản như sau:
i Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định
ii Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thoả thuận vớingân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quy định khác củangân hàng cấp trên
iii Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án hoặc dự án có hiệu quả
Như vậy, “Tín dụng” là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giátrị được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hay hiện vật, từ người sở hữu sang người sửdụng trong một khoảng thời gian nhất định và khi đến thời hạn của khoảng thời giantrên, người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn Phầntăng thêm về giá trị được gọi là phần lời hay phần lợi tức Đây chính là cái giá màngười sử dụng phải trả cho người sở hữu để được quyền sử dụng một lượng tiền tệ hayhiện vật nhất định
1.1.2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng
Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản vay theo từng nhóm dựa trên những
tiêu thức nhất định Phân loại tín dụng một cách khoa học là tiền đề để thiết lập cácquy trình cho vay thích hợp và nâng cao chất lượng tín dụng Tùy vào cách tiếp cận
mà tín dụng ngân hàng dựa trên các căn cứ sau
Vào thời hạn cho vay:
− Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng (1
năm) Tín dụng ngắn hạn được sử dụng để bổ sung vốn lưu động và các nhu
Trang 14cầu thiếu hụt tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn.
− Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm,
khoản tín dụng trung hạn thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn thựchiện các dự án cải tạo tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất,nói chung là đầu tư theo chiều sâu
− Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 5 năm, khoản tín dụng
dài hạn thường được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình mới
Vào mục đích sử dụng vốn vay:
− Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng được cung cấp
cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa Nhằm đáp ứng nhu cầu vềvốn trong quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phísản xuất hoặc đáp ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa cácchủ thể kinh tế
− Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn
phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhânvay vốn
Vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
− Tín dụng có bảo đảm: là loại tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của chủ
thể vay vốn được bảo đảm bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hìnhthành từ vốn vay hoặc bảo đảm bằng uy tín và năng lực tài chính của bên thứba
− Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng mà theo đó NH
chủ động lựa chọn KH để cho vay trên cơ sở KH có tín nhiệm với NH, cónăng lực tài chính và có phương án, dự án khả thi có khả năng hoàn trả nợvay
Vào đặc điểm luân chuyển vốn:
− Tín dụng vốn lưu động: được cung cấp để bổ sung vốn lưu động cho các
thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với NH
− Tín dụng vốn cố định: cho vay để hình thành nên tài sản cố định cho các
thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với NH
Trang 15Theo phương thức cấp tín dụng:
− Chiết khấu thương phiếu: là việc NHTM sẽ đứng ra trả tiền trước cho KH.
Số tiền NH ứng trước phụ thuộc vào giá trị chứng từ, lãi suất chiết khấu, thờihạn chiết khấu và lệ phí chiết khấu Thực chất là NH đã bỏ tiền ra muathương phiếu theo một giá mà bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị của thương phiếu(cho vay gián tiếp)
− Cho vay: là việc NH đưa tiền cho KH với cam kết KH phải hoàn trả cả gốc
và lãi trong khoảng thời gian đã xác định Cho vay gồm các hình thức chủyếu như: thấu chi, cho vay trực tiếp (từng lần, theo hạn mức tín dụng), chovay gián tiếp
− Bảo lãnh (tái bảo lãnh): Bảo lãnh NH là cam kết của NH dưới hình thức thư
bảo lãnh về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho KH của NH khi
KH không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết
− Cho thuê tài chính: là việc NH bỏ tiền mua sắm tài sản cho KH thuê Sau
một thời gian nhất định KH phải trả cả gốc lẫn lãi cho NH Tài sản cho thuêthường là tài sản cố định Vì vậy, cho thuê tài chính được xếp vào tín dụngtrung dài hạn
1.2 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NHTM THEO BASEL II
1.2.1 Tổng quan về chất lượng tín dụng
1.2.1.1 Khái niệm chất lượng tín dụng
Có rất nhiều định nghĩa về chất lượng và theo W.Ederwards Deming thì chấtlượng chính là việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Theo ISO 9000:2000 thì “Chấtlượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu” Như vậy,với cách đề cập này thì chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng phùhợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng
Chất lượng sản phẩm dịch vụ là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh mức độ
thích nghi của NHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, đồng thời biểu lộ sứcmạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển Chấtlượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp thể hiện ở sự thỏa mãn của khách hàng
Trang 16trong các nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Chất lượng sản phẩm dịch
vụ của ngân hàng được hình thành và bảo đảm từ hai phía là ngân hàng và khách hàng.Bởi vậy, chất lượng hoạt động của ngân hàng không những phụ thuộc vào bản thânngân hàng mà còn phụ thuộc vào khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngânhàng Chất lượng sản phẩm dịch vụ không tự nhiên sinh ra, nó là sản phẩm tổng hợptrong quá trình vận hành cơ chế, chính sách một cách chặt chẽ, năng động, sáng tạogiữa NHTM và khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Vì vậy, khôngngừng đổi mới phương pháp, phong cách làm việc kết hợp với hoàn thiện cơ chế,chính sách, nguyên tắc quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ là một việclàm thường xuyên của cả các cơ quan chức năng, NHTM và khách hàng sử dụng sảnphẩm dịch vụ
Chất lượng hoạt động tín dụng được đánh giá dựa trên ba giác độ, từ phía kháchhàng, từ phía xã hội và từ bản thân ngân hàng thương mại Vì vậy việc nâng cao chấtlượng phải đảm bảo cả ba góc độ đó Đối với khách hàng, chất lượng tín dụng củangân hàng thương mại thể hiện thoả mãn được bao nhiêu trong số những yêu cầu củakhách hàng, các yêu cầu chính của khách hàng bao gồm: chi phí sản phẩm dịch vụthấp tuy nhiên chất lượng vẫn phải được đảm bảo tốt, thời gian được cung cấp sảnphẩm dịch vụ nhanh và thuận tiện,… Từ góc độ nền kinh tế, chất lượng hoạt động tíndụng thể hiện hoạt động đó đem lại bao nhiêu lợi ích cho xã hội, đáp ứng tiêu thứcphát triển nhanh và bền vững và đóng góp bao nhiêu phần trăm vào GDP Đối với bảnthân NHTM, chất lượng tín dụng thể hiện việc đáp ứng kế hoạch kinh doanh về dư nợ,
số lượng khách hàng, tỷ lệ nợ xấu, thu nhập tín dụng,… Trong đó việc xem xét chấtlượng xuất phát từ bản thân NHTM đóng vai trò quan trọng nhất vì vậy, luận văn nàytập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng trên giác độ của NHTM
1.2.1.2 Vai trò của nâng cao chất lượng tín dụng
Đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội
Chất lượng tín dụng càng cao điều đó đồng nghĩa với đồng vốn được lưu chuyểnnhanh trong nền kinh tế càng nhanh, từ đó cùng một lượng vốn sẽ có được sử dụngnhiều lần, đáp ứng được nhiều nhu cầu của người thiếu vốn, góp phần cho doanh
Trang 17nghiệp hoạt động ổn định và mở rộng quy mô, kéo theo tỷ lệ thất nghiệp giảm, sảnlượng sản xuất tăng, Nâng cao chất lượng và mở rộng cho vay là yêu cầu cấp thiếtbảo đảm cho nền kinh tế phát triển mạnh tạo điều kiện hội nhập nền kinh tế trong khuvực và trên thế giới.
Đối với ngân hàng
Nâng cao chất lượng tín dụng điều đó có nghĩa tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của ngânhàng thấp do đó ngân hàng chịu rủi ro đọng vốn và mất vốn không cao Từ đó, chi phícho khoản tín dụng của ngân hàng giảm và ngân hàng có thể tăng biên lợi nhuận từ tíndụng, góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng Nâng cao chất lượng tín dụng nghĩa
là đồng vốn của ngân hàng luân chuyển nhanh hơn, ngân hàng tạo ra lợi nhuận trênmột đồng vốn đó nhiều hơn Khi lợi nhuận tăng cao, ngân hàng có điều kiện đầu tưvào cơ sở vật chất, đầu tư đa dạng các sản phẩm dịch vụ từ đó nâng cao được thươnghiệu và chất lượng phục vụ khách hàng Đối với nhiều quốc gia, chất lượng tín dụngcòn ảnh hưởng trực tiếp tới việc NHNN có cho phép ngân hàng đó tiếp tục tồn tại haykhông tồn tại
Như vậy, nâng cao chất lượng tín dụng ngoài ảnh hưởng tới sự tồn tại và pháttriển của ngân hàng nó còn tác động tới hoạt động của khách hàng cũng như sự pháttriển, ổn định của nền kinh tế
Đối với khách hàng
Chất lượng tín dụng không tốt, ngân hàng kiểm soát chặt chẽ và hạn chế cấp tíndụng do đó nhiều chủ thể trong nền kinh tế không được đáp ứng vay vốn dẫn đến tìnhtrạng thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh và có thể dẫn đến doanh nghiệp bịphá sản Và tình trạng này đã xảy ra trong thực tế tại Việt Nam trong thời gian vừaqua, hàng nghìn doanh nghiệp bị phá sản Đồng thời, lịch sử quan hệ tín dụng củakhách hàng là yếu tố quan trọng để ngân hàng quyết định cấp tín dụng cho khách hànghay không
1.2.2 Tổng quan về Basel II
1.2.2.1 Giới thiệu về Basel I
Trang 181.2.2.1Khái niệm Basel I………
1.2.2.2 Giới thiệu về Basel II………
Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision –BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơquan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìmcách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80 Hiện nay, cácthành viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạtđộng ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg,Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý Ủy ban được nhóm họp 4 lầntrong một năm Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào ,những kếtluận của Uỷ ban này không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sáthoạt động ngân hàng Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêuchuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thựctiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông quanhững sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ Theo cáchnày, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung màkhông cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên
Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nóđược đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I Hệthống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu8% Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn được phổbiến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế Đến năm 1996,Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới Tuy vậy, Hiệp ước vẫn có khá nhiềuđiểm hạn chế
Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất
khung đo lường mới với 3 trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (ii) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ
Trang 19chức tài chính; (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh
kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát Đến ngày 26/6/2004,bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành
1.2.2.3 Nội dung chính của Basel II
Mục tiêu của Basel II:
− Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế;
− Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trênbình diện quốc tế;
− Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản
lý rủi ro
Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ước vốnBasel I Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ cơchế điều tiết dựa trên tỷ lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đến một sựđiều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình
Basel II sử dụng khái niệm“Ba trụ cột”:
(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc Theo đó, tỷ lệ vốn bắtbuộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I Tuy nhiên, rủi
ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi
ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường So với Basel I, cách tính chiphí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thayđổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành Trọng số rủi ro củaBasel II bao gồm nhiều mức (từ 0% – 150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng (2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel IIcung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I.Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt,như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ropháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk)
Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: Thứ nhất, các
ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theodanh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn
Trang 20đó Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ
và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệvốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ
không hài lòng với kết quả của quy trình này Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định Thứ tư, giám sát viên
nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dướimức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn khôngđược duy trì trên mức tối thiểu
(3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thíchđáng theo nguyên tắc thị trường Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc cácngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủvốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tíndụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối vớitừng loại rủi ro này
Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa
ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minhbạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽgiảm thiểu được rủi ro
1.3 Chất lượng tín dụng theo Basel II
1.3.1 Nguyên tắc hoạt động tín dụng theo Basel II
- Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp
+ Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét chiến lược RRTD theo định kỳ, xem xétnhững vấn đề như mức rủi ro có thể chấp nhận được;
+ Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng Xây dựng các chínhsách tín dụng, quy trình thủ tục cho vay riêng và toàn bộ danh mục tín dụngnhằm xác định, định giá, quản lý và kiểm soát RRTD;
+ Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý RRTD trong tất cả các sản phẩm và các hoạtđộng Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua đầy đủ các thủtục, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ
Trang 21- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh
+ Nguyên tắc 4:Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: những hiểu biết về ngườivay, mục tiêu và cơ cấy tín dụng, nguồn thanh toán;
+ Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng khách hàng riêng
lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan tới nhau, trong và ngoài bảng cânđối kế toán;
+ Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt cáckhoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có;
+ Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên cơ sở giao dịch thương mạithông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các DN và cá nhân cóliên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan
- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp
+ Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối vớicác danh mục tín dụng;
+ Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từngkhoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản dự phòng rủi ro tíndụng;
+ Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ Hệ thốngđánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của ngân hàng;
+ Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích: giúp ban quản lý đánhgiá RRTD cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán, cung cấpthông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao gồm cả việc pháthiện các tập trung rủi ro;
+ Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể của danhmục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng;
+ Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế cóthể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánh giá danhmục tín dụng
- Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng
Trang 22+ Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, cầnthông báo kết quả đánh giá cho Hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao;
+ Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể:việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiểu chuẩn thận trọng, thiết lập và ápdụng kiểm soát nội bộ, những vi phạm về chính sách, thủ tục và hạn mức tíndụng cần được báo cáo kịp thời;
+ Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề
1.3.2 Các yêu cầu trong công tác tín dụng theo Basel II
1.3.2.1 Về yêu cầu vốn tối thiểu
Sử dụng trọng số tín dụng tương ứng với mỗi loại tài sản có
Theo yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong Basel II, để đo lường mức độrủi ro tương ứng của mỗi tài sản có, mỗi danh mục tài sản có của NHTM được gánmột trọng số RRTD nhất định để tính tài sản có theo RRTD (risk – weighted asset).Việc áp dụng trọng số rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn sẽ công bằng hơn trong
so sánh tỷ lệ an toàn tối thiểu của các hệ thống NHTM tại các nước khác nhau; đồngthời khích lệ ngân hàng giữ tiền mặt hoặc các loại tài sản có tính thanh khoản cao.Basel II chia tài sản có của ngân hàng thành 5 nhóm với quy định một cách tương đối
về trọng số rủi ro Tổng tài sản có theo RRTD của NHTM tính bằng công thức:
(Wi: Trọng số rủi ro tín dụng, Ai: loại tài sản có)
(TCRA: Tổng tài sản có theo rủi ro tín dụng)
Theo Basel II, trọng số RRTD của tài sản “Có” quy định như sau:
Bảng 1.1: Phân loại tài sản “Có” theo trọng số rủi ro tín dụng
Tên nhóm Loại hình tài sản có
Trang 23Nhóm A1
TSRR:0%
Tiền mặt, chứng khoán phát hành bởi Kho bạc NN, chính phủ các nước thuộc OECD, Khoản phài đòi đối với TC vay được XHTD AA– trở lên
Nhóm A2
TSRR:20%
Khoản tiền mặt đang trong quá trình thu; khoản đặt cọc, bảo lãnh liênngân hàng các nước OECD và Mỹ Một số chứng khoán có tài sản thế chấp; trái phiếu bắt buộc trong nước Khoản phải đòi đối với TC vay được XHTD từ A+ đến A –
Nhóm A3
TSRR:50%
Một số loại trái phiếu trong nước khác Các khoản phải đòi đối với tổ chức vay được xếp hạng tín dụng từ BBB+ đến BBB –
Phương pháp này để tính toán vốn tín dụng tối thiểu sử dụng kết quả đánh giá hệ
số tín nhiệm (credit ratings) của một công ty đánh giá tín nhiệm độc lập (S&P,Moody’s ) để xác định trọng số rủi ro gắn với mỗi đối tượng khách hàng của NHTM.Trọng số RRTD theo phương pháp tiêu chuẩn được quy định như trong bảng sau:
Bảng 1.2 – Trọng số rủi ro tín dụng theo phương pháp tiêu chuẩn
Trang 24Đối tượng KH AAA tới
AA –
A+ tới
A –
BBB+ tới BBB –
BB+ tới B –
Dưới B –
Không XĐ
Bảo đảm bởi BĐS TM 100% (cá thể thấp hơn khi đáp ứng các điều kiện khắt khe)
Nguồn Bank for International Settlements (2004), The new Basel capital accord
b. Phương pháp Đánh giá nội bộ (Internal Ratings Based – IRB)
Theo phương pháp này, các NHTM tự mình đánh giá các thành phần rủi ro vàmức độ rủi ro của danh mục tài sản có của mình để xác định mức vốn tín dụng an toàntối thiểu Phương pháp IRB quy định các thành phần rủi ro gồm: xác suất vỡ nợ(Probability of Default – PD), mất vốn do vì nợ (Loss given Default – LGD), rủi ro vỡ
nợ (Exposure at Default – EAD) và kỳ hạn hiệu lực (Effective Maturity – EM) Đểthực hiện phương pháp này, trước hết các NHTM cần phân loại giá trị rủi ro thành 5nhóm: (1) doanh nghiệp, (2) nước ngoài, (3) ngân hàng, (4) bán lẻ, (5) cổ phiếu và ứngvới mỗi nhóm này NHTM sẽ xác định Tổn thất dự kiến (Expected Loss – EL) vàkhông dự kiến (Unexpected Loss – UL)
Đối với EL, NHTM cần trích lập dự phòng để bù đắp từ nguồn chênh lệch kinhdoanh tạo ra Đối với UL, Hiệp ước quy định một mức tính toán vốn an toàn tín dụngcăn cứ theo từng chỉ tiêu PD, LGD, EAD của từng nhóm rủi ro phân loại ở trên
Phương pháp IRB là một quy trình phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải có một hệ
Trang 25thống công nghệ quản lý mạnh và hệ thống dữ liệu lịch sử đầy đủ trong mỗi giai đoạncũng như phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định về hệ thống Xếp hạng tín dụng nội
bộ, trình độ quản trị ngân hàng và các quy định về công khai thông tin
1.3.2.3 Yêu cầu về Xây dựng các hệ thống
Hệ thống xếp hạng tín dụng
Trong việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng cần phải xác định được nhữngđối tượng nào sẽ phải được xếp hạng Mô hình chung, hệ thống xếp hạng tín dụng baogồm: Xếp hạng khoản vay, xếp hạng đánh giá khoản vay xấu, xếp hạng sản phẩm, xếphạng tiêu chuẩn và thực trạng cán bộ tín dụng, lãnh đạo liên quan đến phê duyệt tíndụng, xếp hạng khách hàng, xếp hạng đối tác, và xếp hạng mức độ rủi ro Quốc gia
Hệ thống xếp hạng cũng có thể thoả mãn cho một mục đích cụ thể nào đó củangân hàng Lý luận phân loại cần phải được hỗ trợ đầy đủ để có được sự phân loạiđúng nhất trong sự đa dạng của kết quả phân loại và từ đó quyết định xác suất vỡ nợ(PD) phù hợp nhất
Trong các hệ thống xếp hạng tín dụng, hệ thống xếp hạng khách hàng là căn cứ
để xác định xác suất vỡ nợ cho từng khoản vay hay sản phẩm Theo thông lệ quốc tế,xếp loại khách hàng thông thường được chia làm 10 hạng, gồm: AAA, AA,A;BBB,BB,B; CCC, CC, C và D Với mỗi hạng sẽ có một giá trị PD tương ứng Vớicách chia như vậy, việc xác định xác suất vỡ nợ sẽ có độ chính xác cao hơn
Hệ thống quản lý tài sản bảo đảm
Hệ thống này nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát toàn bộ tài sản bảo đảm Theo
đó, phải đảm bảo rằng sẽ không xảy ra rủi ro pháp lý đối với hồ sơ Hệ thống cũng sẽđảm bảo khả năng linh hoạt trong việc đánh giá giá trị hiện thời Hệ thống này sẽ làcăn cứ để xác định xác suất mất vốn do vì nợ (LGD) đồng thời cũng cho phép áp dụngcác nghiệp vụ bù trừ giá trị tài sản bảo đảm hay nghiệp vụ chiết khấu giá trị tài sản bảođảm (Haircut)
Hệ thống giới hạn tín dụng
Hệ thống này cần phải giải quyết được hai vấn đề cơ bản, đó là về khoa học tính
Trang 26toán và vấn đề kiểm soát việc thực hiện Hệ thống giới hạn cũng phải kiểm soát được
cả các chỉ tiêu giới hạn thuộc quy định của ngân hàng nhà nước Hệ thống giới hạn cóthể được gán theo hạng sản phẩm, theo mức độ hay loại tài sản đảm bảo, theo kháchhàng, theo người phê duyệt tín dụng, theo cấp độ Chi nhánh, theo ngành kinh tế haymột vùng kinh tế
Mô hình tính toán
Mô hình phương pháp tính toán sẽ xác định các kết quả cuối cùng trong việc tínhtoán các chỉ tiêu định lượng cụ thể, ước tính tổn thất Từ đây, những biện pháp đốiphó, yêu cầu về phân bổ vốn phải được thực hiện theo mức độ rủi ro đã được xác địnhtrong các báo cáo nói trên Ngoài ra, cần thiết phải có quy trình kiểm tra tính hữu hiệucủa mô hình bao gồm cả giám sát hoạt động và tính ổn định của mô hình
1.3.3 Các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng
1.3.3.1 Các chỉ tiêu định tính
Uy tín của ngân hàng: đây là chỉ tiêu quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự tồn tại
và phát triển của một ngân hàng vì về bản chất là ngân hàng hoạt động trên uy tín.Ngân hàng càng uy tín thì số lượng khách hàng gửi tiền càng nhiều và từ đó quy môcấp tín dụng của ngân hàng ngày càng lớn Uy tín của ngân hàng thể hiện qua: quy môtổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, mạng lưới hệ thống ngân hàng; Khả năng thanhtoán; Chất lượng phục vụ,…
Khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng: Nhu cầu vay vốn của
khách hàng ngày càng nhiều, để đáp ứng được toàn bộ nhu cầu vay vốn của kháchhàng đòi hỏi ngân hàng có nguồn vốn tương đối tốt và có chính sách quản trị kỳ hạn,danh mục tốt
Quy trình cấp tín dụng theo ISO: quy trình cấp tín dụng càng chuẩn thì rút ngắn
được thời gian cấp tín dụng cho một khách hàng cũng như không rườm rà trong việcyêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ Ngân hàng cần làm rõ bằng văn bản cách chínhsách về tính thời gian quá hạn, đặc biệt về khía cạnh đánh giá lại thời gian tài trợ, giahạn nợ, chậm trả, đảo nợ và chuyển khoản vay đó thành một dạng khác Tối thiểu
Trang 27chính sách đánh giá lại thời gian quá hạn cần có: (a) cấp phê duyệt và các yêu cầu báocáo; (b) thời kỳ tối thiểu của khoản tài trợ trước khi được đánh giá lại; (c) mức độ sụtgiảm của khoản tài trợ cần phải đánh giá lại; (d) số lần đánh giá lại tối đa cho mộtkhoản tài trợ; và (e) việc đánh giá lại năng lực trả nợ của người vay Các chính sáchnày cần được áp dụng thống nhất qua thời gian và cần hỗ trợ cho các kiểm tra thực tế
Sự đa dạng hóa và tiện ích của sản phẩm tín dụng: Chất lượng tín dụng thể
hiện khả năng ngân hàng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, nhu cầu của kháchhàng ngày càng đa dạng do đó đòi hỏi các sản phẩm tín dụng được đa dạng hóa để đápứng được nhiều nhu cầu của khách hàng Ngoài ra, các sản phẩm càng tiện ích sẽ đápứng được càng nhiều nhu cầu của khách hàng khi sử dụng một sản phẩm
Giá của sản phẩm tín dụng: giá của sản phẩm cho vay là lãi suất, giá của bảo
lãnh, L/C chính là phí, giá của sản phẩm tín dụng càng thấp thì càng chứng tỏ hiệu quảtrong chính sách tín dụng của ngân hàng vì khi xác định giá ngân hàng cần đảm bảogiá này đủ để chi trả các chi phí liên quan, bù đắp được rủi ro có thể xảy ra Ngày naycạnh tranh các ngân hàng càng cao do đó biên lợi nhuận giữa giá đầu vào và giá đầu ragiữa các ngân hàng chênh lệch nhau không lớn vì vậy giá đầu ra thấp tức là chi phí đầuvào của ngân hàng thấp so với các TCTD khác
Đóng góp vào phúc lợi xã hội và tăng trưởng kinh tế: khi ngân hàng có thu
nhập cao sẽ đóng góp cho phúc lợi xã hội và tăng trưởng kinh tế cao Vì thông quaphương thức này, ngân hàng sẽ tăng cường được khả năng quảng cáo thương hiệu Chỉkhi ngân hàng hoạt động hiệu quả thì mới sẵn sàng một chi phí tương đối lớn choquảng cáo thương hiệu qua hình thức này
1.3.3.2 Chỉ tiêu định lượng
Doanh số cho vay: Doanh số cho vay là tổng số tín dụng được cấp cho khách
hàng, là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của NHTM đối với nền kinh tế Đây làchỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động tín dụng trong một thời gian dài,thấy được khả năng tăng trưởng tín dụng qua các năm của ngân hàng
Dư nợ và kết cấu dư nợ: Dư nợ là tổng số dư nợ qua các hình thức cấp tín dụng
mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm Kết cấu dư nợ là tổng số nợ được
Trang 28phân chia theo tỷ lệ các hình thức cấp tín dụng, theo thời hạn cho vay, theo thành phầnkinh tế, theo ngành kinh tế… Thông qua chỉ tiêu này, ngân hàng kiểm soát được mức
độ tập trung tín dụng của mình theo từng loại, từ đó có chính sách phù hợp cũng nhưtăng cường đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng Tài sản có của ngân hàng cần đượcphân loại chính cho các nhóm: (a) cho vay công ty, (b) cho vay các cơ quan nhà nước,(c) cho vay ngân hàng; (d) cho vay bán lẻ (e) vốn chủ sở hữu
Đối với các giao dịch có thế chấp, dư nợ tín dụng sau khi đã hiệu chỉnh rủi rođược tính như sau:
E* = max {0, [E x (1 + He) – C x (1 – Hc – Hfx) ]}
Trong đó:
E*: dư nợ tín dụng sau hiệu chỉnh rủi ro
E: mức dư nợ hiện tạiHe: hệ số hiệu chỉnh dư nợ (khấu trừ dư nợ) C: giá trị tài sản thế chấp hiện thời
Hc: hệ số hiệu chỉnh tài sản thế chấpHfx: hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ giữa dư nợ và tài sản thế chấp.Nhân (x) dư nợ tín dụng sau hiệu chỉnh rủi ro với hệ số rủi ro của bên đối tác đểtính giá trị tài sản hiệu chỉnh rủi ro trong giao dịch có tài sản thế chấp
Vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn tín dụng được tính bằng doanh số thu
nợ trong năm/dư nợ bình quân trong năm Chỉ tiêu này phản ánh đồng vốn của ngânhàng đã được cho vay bao nhiêu lần trong một năm Giá trị này càng lớn thì càngchứng tỏ vốn của ngân hàng càng luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sảnxuất và lưu thông hàng hóa Ngân hàng có một lượng vốn nhất định tuy nhiên tốc độchu chuyển vốn tín dụng nhanh vì vậy ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vốn tín dụngcủa doanh nghiệp trong phát triển kinh doanh Ngoài ra, giá trị này còn chứng tỏ ngânhàng thu được nhiều nợ, chất lượng tín dụng tốt, khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả
Hiệu suất sử dụng vốn: chỉ tiêu này được tính bằng tổng dư nợ/tổng nguồn vốn
huy động Hệ số này phản ánh kết quả sử dụng nguồn vốn để đầu tư của NHTM Chỉtiêu này luôn nhỏ hơn 1 và giá trị chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốncàng lớn Nếu hệ số này gần bằng 1 thì NHTM phải chú ý tăng trưởng nguồn vốn để
Trang 29đề phòng mất khả năng thanh toán Trong trường hợp hệ số này thấp thì ngân hàng cầnphải tăng dư nợ hoặc giảm vốn huy động nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn bằngcách hạ lãi suất huy động, hạn chể rủi ro nguồn vốn tác động đến chất lượng tín dụng.
Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời
của các khoản tín dụng của ngân hàng Nó cho biết trong tổng thu nhập của ngân hàngthì phần lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng là bao nhiêu Chỉ tiêu này bằng lãi
từ hoạt động tín dụng/tổng thu nhập của ngân hàng Giá trị này càng cao càng chứng tỏmức độ quan trọng của tín dụng trong hoạt động của ngân hàng
Tỷ lệ nợ quá hạn: Chỉ tiêu này giúp ngân hàng biết được số nợ quá hạn trong
tổng dư nợ của ngân hàng, để từ đó ngân hàng có những điều chỉnh phù hợp về cơ cấu,quyết định cho vay cũng như việc sử dụng các biện pháp để hạn chế rủi ro tới mứcthấp nhất có thể cho ngân hàng Thông thường, các ngân hàng có tỷ lệ NQH càng caothì chất lượng tín dụng của ngân hàng đó càng thấp, mức độ rủi ro mà ngân hàng phảiđối phó lớn Tỷ lệ nợ quá hạn được tính bằng công thức:
Tỷ lệ nợ xấu: Đây là chỉ tiêu mà bất cứ một nhà quản trị ngân hàng nào cũng phải
quan tâm, nó phản ánh trung thực tình hình nợ xấu của ngân hàng, giúp ngân hàngđánh giá được mức độ tốt, xấu của khoản tín dụng đã cấp Nợ xấu là vấn đề cần đượcquan tâm nhiều nhất, do mức độ rủi ro của nợ xấu là rất cao và nó cũng ảnh hưởng rấtnhiều tới các kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu được tính theo côngthức:
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng: Các ngân hàng trích lập dự phòng nhằm bù đắp
những tổn thất của các khoản cho vay khi có rủi ro xảy ra, đảm bảo cho hoạt động củangân hàng có thể diễn ra liên tục Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bù đắp thiệt hại trêntổng rủi ro có thể xảy ra của ngân hàng, tỷ lệ này càng cao thì khả năng bù đắp thiệthại của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra càng tốt Chỉ tiêu này được tính theo công thức:
Trang 30Tỷ lệ mất vốn: Đây là chỉ tiêu phản ánh số tiền thực tế mà ngân hàng đã dùng để
bù đắp các khoản vay đã bị thiệt hại thật sự trên tổng dư nợ trung bình của ngân hàng.Như vậy, chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ số vốn mà ngân hàng đã mất càng lớn,thiệt hại cho ngân hàng càng cao Công thức xác định chỉ tiêu này như sau:
Tóm lại, để đánh giá chất lượng tín dụng được một cách chính xác cần phải phântích tình hình tín dụng trên cả khía cạnh định tính và định lượng, đánh giá dựa trên tất
cả các chỉ tiêu này Từ việc đánh giá chính xác chất lượng tín dụng của ngân hàng, nhàquản trị sẽ dễ dàng xây dựng được các chính sách tín dụng và tìm biện pháp phù hợp
để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và phát triển tín dụng bền vững
1.3.3.3 Nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng
• Các nhân tố khách quan
Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế phát triển lành mạnh, các chủ thể tham
gia vào nền kinh tế đang hoạt động có hiệu quả là tiền đề thúc đẩy mở rộng quy mô tíndụng và nâng cao chất lượng tín dụng Trong thời gian qua, nhiều NHTM Việt Namnóng vội tăng quy mô tín dụng, nâng cao dư nợ, đẩy tỷ lệ tăng trưởng tín dụng vượtquá mức tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đã phải chịu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăngcao
Môi trường pháp lý: NHTM là một tổ chức chuyên doanh tiền tệ – đây là một
loại hàng hóa đặc biệt do đó hoạt động của NHTM chịu sự kiểm soát chặt chẽ củaChính phủ cũng như NHNN Một hệ thống pháp luật thiếu tính đồng bộ, chưa hoànthiện sẽ là một cản trở cho hoạt động của các thành phần kinh tế, đồng thời gây khókhăn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
Môi trường chính trị xã hội: Một môi trường chính trị xã hội ổn định sẽ thu hút
được vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, góp phần cho việc
mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng
Môi trường tự nhiên: Thiên tai, hạn hán, lũ lụt,… sẽ ảnh hưởng tới tình hình kinh
doanh sản xuất của khách hàng từ đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng và
Trang 31tác động trực tiếp tới chất lượng tín dụng của khoản vay đó.
• Các nhân tố chủ quan
Chính sách tín dụng: Mỗi NHTM đều xây dựng cho mình một chính sách tín
dụng riêng để bảo đảm quá trình hoạt động tín dụng có độ rủi ro thấp nhất Một chínhsách tín dụng tốt phải đảm bảo tốt sự tuân thủ về pháp luật hiện hành, phù hợp với mụctiêu định hướng của ngân hàng và phát huy được mọi tiềm năng của ngân hàng Hoạtđộng tín dụng sẽ đạt hiệu quả nếu ngân hàng xây dựng được chính sách tín dụng đúngđắn, phù hợp Ngược lại, hoạt động tín dụng sẽ chịu tác động không tốt nếu chính sáchtín dụng không phù hợp với thực tiễn
Chất lượng của công tác thẩm định: Thẩm định tín dụng là một khâu quan trọng
trước khi ngân hàng quyết định cấp tín dụng cho khách hàng Thông qua thẩm địnhkhách hàng/dự án giúp cho ngân hàng xem xét toàn diện về khách hàng, nhận biếtđược rủi ro để từ đó có quyết định phù hợp Trong trường hợp cấp tín dụng cho kháchhàng, thông qua thẩm định ngân hàng sẽ có các biện pháp kiểm soát rủi ro cho từngtrường hợp cụ thể Chất lượng của công tác thẩm định càng cao thì chất lượng của hoạtđộng tín dụng càng được nâng cao
Công tác tổ chức hoạt động tín dụng: Công tác này phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như quy mô ngân hàng, chính sách tín dụng, quy mô tín dụng, loại hình tín dụng,…Hoạt động tín dụng của ngân hàng càng được tổ chức bài bản thì càng giảm thiểu đượcrủi ro tác nghiệp do đó chất lượng hoạt động tín dụng càng được nâng cao Đồng thời,việc tổ chức hoạt động tín dụng một cách khoa học giúp ngân hàng tiết kiệm được thờigian, chi phí, phát huy được nội lực của ngân hàng
Chất lượng của đội ngũ nhân sự: Yếu tố quyết định chất lượng tín dụng suy cho
cùng vẫn là đội ngũ nhân lực của ngân hàng Chính yếu tố con người sẽ tác động trựctiếp lên chất lượng tín dụng của ngân hàng Đội ngũ cán bộ tín dụng là những conngười trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, là người tiến hành thẩm định nghiêncứu khách hàng, kiểm tra giám sát các khoản cho vay… Do đó vấn đề năng lực và đạođức nghề nghiệp đối với cán bộ ngân hàng là yếu tố then chốt tác động đến chất lượngtín dụng Thực tế cho thấy, nhiều ngân hàng chịu rủi ro do cán bộ liên kết với khách
Trang 32hàng chiếm đoạt vốn của ngân hàng dẫn đến ngân hàng tổn thất hàng tỷ đồng.
• Nhân tố khác
Khách hàng là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động tín dụng của
ngân hàng Thiện chí trả nợ, năng lực tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh,… của khách hàng đều ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng của ngânhàng Khi khách hàng không có thiện chí trả nợ dù khách hàng có năng lực tài chínhthì ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn Ngoài ra, khi tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ,… khách hàng
sẽ không thu xếp được tiền để trả nợ ngân hàng dẫn đến nợ xấu, nợ quá hạn của ngânhàng tăng cao
Tài sản bảo đảm: TSBĐ được coi là nguồn thu thứ hai của ngân hàng trong
trường hợp không thu được nợ từ ngân hàng Tuy nhiên, nếu ngân hàng không kiểmsoát được tình hình biến động giá cũng như khả năng thanh khoản của TSBĐ thì ngânhàng cũng gặp khó khăn trong việc thu hồi đủ số vốn đã cho vay
1.4 KINH NGHIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG THEO BASEL II CỦA MỘT SỐ TCTD VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
1.4.1 Lộ trình ngân hàng một số nước trên thế giới áp dụng Basel II
Đối với các ngân hàng của các nước thuộc OECD, hiệp ước Basel I đã chỉ địnhrõ thời hạn áp dụng theo toàn bộ chuẩn mực của hiệp ước là vào cuối năm 2006.Tuy nhiên, tại thời điểm này, theo báo cáo của ngân hàng Trung ương châu Âu, chỉ
có khoảng 20% số ngân hàng trong toàn bộ hệ thống là đảm bảo được đầy đủ theochuẩn mực Basel, các ngân hàng còn lại sẽ được xem xét áp dụng song song giữaphương án cũ và mới cho đến năm 2009 Trong quá trình áp dụng, cần phải hết sứctuân thủ theo các quy tắc do cơ quan giám sát ngân hàng đưa ra, Đối với Mỹ, mộttrong những quốc gia được xem là có thế mạnh và tiềm lực rất lớn trong lĩnh vực tàichính – ngân hàng cũng đã báo cáo rằng chỉ có các ngân hàng có tổng giá trị tài sảnhơp nhất trên 250 tỷ USD và hoạt động chi nhánh nước ngoài là 10 tỷ USD mớichịu sự bắt buộc áp dụng các phương pháp nâng cao để đánh giá rủi ro, còn khoảng
Trang 336500 ngân hàng với quy mô vừa và nhỏ thì dự kiến sẽ áp dụng theo Basel II vừa duytrì theo Basel I cho đến khi đạt tiêu chuẩn Basel II.
Theo thống kê chính thức của phó trưởng đại diện văn phòng ngân hàng BIS tạikhu vực châu Á, Ông Eli Remolona trong tài liệu nghiên cứu công bố vào tháng 3năm 2006, hệ thống ngân hàng khu vực châu Á đã xây dựng một lộ trình gấp rút để
áp dụng các phương pháp đo lường và kiểm soát rủi ro theo chuẩn mực Basel II
Tại một số quốc gia như Úc, Nhật Bản, Hàn quốc, tất cả các ngân hàng củanhững quốc gia này đã áp dụng hiệp ước Basel II trễ nhất vào cuối năm 2007 vớicác phương pháp có thể áp dụng như phương pháp chuẩn (đối với rủi ro tính dụng
và rủi ro hoạt động), phương pháp IRB cơ bản và nâng cao, phương pháp chỉ số
cơ bản BIA, phương pháp đo lường nâng cao AMA
Những nước phát triển tương đối mạnh trong khu vực châu Á như Singapore,HongKong, Trung Quốc, Đài Loan đã có một số phương pháp đựợc đưa vào áp dụngngay từ thời điểm cuối năm 2006 như phương pháp chuẩn (rủi ro tín dụng và rủi rohoạt động), phương pháp IRB cơ bản và phương pháp chỉ số cơ bản BIA, cácphương pháp nâng cao được áp dụng vào cuối năm 2007 tại các quốc gia trên
Đối với Thái Lan, Philipin, Malaysia và Indonesia, thời hạn triển khai áp dụngBasel I lùi lại sau một năm, nghĩa là vào cuối năm 2008 Những phương pháp nângcao và phức tạp có thể được áp dụng vào cuối năm 2009 hoặc 2010 tùy điều kiện thực
tế của từng quốc gia, Đặc biệt là với những phương pháp đòi hỏi cao như AMA (rủi
ro thị trường), AIRB (rủi ro tín dụng) thời điểm áp dụng tại các quốc gia này chưa xácđịnh được
Tuy nhiên, trái ngược với những xu thế chung của các quốc gia nói trên, TrungQuốc đã chọn một hướng đi rất khác là áp dụng theo chuẩn mực Basel 1.5 Nghĩa làkết hợp các chuẩn mực trong hiệp ước Basel I với quy tắc 2 và 3 trong Basel II.Lúc này tất cả các phương pháp mới được đề cập trong Basel II để đánh giá rủi ro tíndụng hoàn toàn không được quốc gia này lựa chọn áp dụng Cho đến cuối năm 2007,Trung quốc sẽ hoàn thành việc áp dụng đầy đủ theo Basel I về đánh giá rủi ro tíndụng
Trang 34Song với tình hình khủng hoảng tài chính với quy mô toàn cầu, lộ trình ápdụng Basel II đã bị thực hiện chậm lại Hầu hết ở các quốc gia đang tạm thời hoãnviệc áp dụng hiệp ước này, nhằm củng cố tiềm lực tài chính vượt qua cơn khủnghoảng này, sau đó mới thiết lập hệ thống quản trị rủi ro hiện đại theo Basel II nhằmtránh khỏi những rủi ro khôn lường trong tương lai.
1.4.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM Thái Lan
_ Thái Lan là một nước phát triển trong khu vực Đông Nam A ,có hệ thống NMTM phát triển tương đối mạnh Để đạt được điều đó Thái Lan đã sử dụng các phương pháp để nâng cao chất lượng tín dụng các NHTM Trong quá trình nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM , Thái Lan đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Một là, ngân hàng phân tán rủi ro bằng cách tập trung vào các giải pháp quy
định phân loại và lựa chọn khách hàng; Hạn mức cho vay đối với một khách hàngkhông quá 25% vốn tự có, các khoản nợ ngoại bảng không quá 50% vốn, các ngânhàng thương mại không được đầu tư quá 20% tổng số vốn vào cổ phần, giấy chứngnhân nợ của một công ty, bên cạnh đó các ngân hàng thương mại thực hiện 100% dựphòng đối với khoản nợ đáng nghi ngờ
Hai là, tách bạch phân công rõ chức năng của từng bộ phận và tuân thủ các
khâu trong quy trình thẩm định Tại ngân hàng Kasikon có quy trình tín dụng như sau:tiếp xúc khách hàng/ phân tích tín dụng/ thẩm định tín dụng/ đánh giá rủi ro/ quyếtđịnh cho vay/ thủ tục giấy tờ hợp đồng/ phân tích tín dụng/ đánh giá chất lượng, xemlại khoản vay
Ba là, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng Vì
các ngân hàng Thái Lan trước đây mới chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quantâm đến dòng tiền của khách hàng vay Bên cạnh đó, các ngân hàng Thái Lan còn quantâm đến các thông tin khách hàng: tư cách, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay vốn,luồng tiền của khách hàng, khả năng trả nợ,…
Trang 35Bốn là, các ngân hàng đã sử dụng việc chấm điểm khách hàng để quyết định
cho vay để hạn chế các ý kiến chủ quan trong việc ra quyết định tín dụng
Năm là, phân thẩm quyền phán quyết tín dụng, tăng mức phán quyết theo số
người chịu trách nhiệm Ví dụ:
- 10 triệu Baht: 1 người chịu trách nhiệm
- 100 triệu Baht: phải 2 người chịu trách nhiệm
- 1 tỷ Baht: phải do HĐQT quyết định
Sáu là, các ngân hàng Thái Lan đã quan tâm tới việc kiểm tra, giám sát các
khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát
và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.Với phương thức này, các ngân hàng Thái Lan dễ dàng đối phó rủi ro khi nền kinh tếbiến động theo chiều hướng xấu
Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan tiến hành thành lập công ty quản lý tài sản có
trách nhiệm quản lý nợ khó đòi, tiến hành thu nợ
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
− Ngân hàng cần có lộ trình cụ thể trong việc áp dụng Basel II trong việc quản lýnâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là đối với các ngân hàng có quy mô nhỏ
− Thực hiện đúng theo quy trình tín dụng, có linh hoạt trong giới hạn cho phép Từcuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 cho thấy hậu quả cho vay dưới chuẩn– thực hiện không đúng theo quy trình tín dụng Vì vậy các ngân hàng sau khixây dựng quy trình tín dụng chuẩn thì cần yêu cầu cán bộ tín dụng thực hiện đầy
đủ theo quy trình;
− Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ quan trọng trong việc đánh giá chấtlượng khoản vay của một ngân hàng, bên cạnh đó mỗi ngân hàng có hệ thốngxếp hạng tín dụng nội bộ riêng trên cơ sở các yêu cầu của NHNN, vì vậy các
Trang 36ngân hàng cần hoàn thiện nhanh chóng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ củamình phù hợp yêu cầu chung của NHNN và nội lực của chính ngân hàng mình;
− Giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay cũng như tình hình tài chính của kháchhàng Đây là một khâu quan trọng quyết định tới khả năng thu hồi vốn của ngânhàng, do ngân hàng thu hồi vốn đầy đủ theo hợp đồng khi mà nguồn vốn vayđược sử dụng hiệu quả, đúng mục đích vay Vì vậy ngân hàng cần giám sát việcsử dụng vốn vay đồng thời theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của kháchhàng để có những điều chỉnh phù hợp;
− Xác định hạn mức tín dụng cho từng ngành nghề, khu vực để chủ động quản lýrủi ro Do các ngành nghề, các khu vực địa lý khác nhau sẽ có chiều hướng biếnđộng khác nhau trong sự vận động không ngừng của các yếu tố vi mô, vĩ mô vìvậy chịu rủi ro khác nhau cũng như nhu cầu vốn vay, quy mô khách hàng,…khác nhau Để đảm bảo chất lượng khoản vay và tạo điều kiện doanh nghiệp pháttriển các ngân hàng cần xây dựng hạn mức tín dụng theo ngành nghề, khu vựcđịa lý;
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã tổng quan về hoạt động ngân hàng thương mại, hoạtđộng tín dụng và các nội dung chính quy định trong Hiệp ước Basel II từ đó xác địnhđược yêu cầu về nâng cao chất lượng tín dụng theo hiệp ước này Trên toàn bộ các cơ
sở lý luận này, chương II của luận văn sẽ đi vào phân tích thực trạng nâng cao chấtlượng tín dụng theo Basel II tại Vietinbank – CN Vĩnh Phúc
Trang 37CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CN VĨNH PHÚC
2.1 TỔNG QUAN VỀ VIETINBANK – CN VĨNH PHÚC
2.1.1 Tổng quan về ngân hàng Vietinbank
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) tiền thân là ngân hàng Chuyêndoanh Công Thương Việt Nam được thành lập từ 26/3/1988 Ngày 27/3/1993, ngânhàng được chuyển đổi sang tên Ngân hàng Công Thương Việt Nam và thuộc sở hữunhà nước 25/12/2008, thành công IPO trong nước để cổ phần hóa Ngân hàng CôngThương Việt Nam Từ 3/7/2009, Ngân hàng Công Thương Việt Nam được phê duyệtloại hình của ngân hàng NHTM cổ phần Hiện tại, Vietinbank có 7 công ty hạch toánđộc lập hoạt động trong lĩnh vực tài chính và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Côngnghệ Thông tin; Trung tâm Thẻ; Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Với môhình này thì Vietinbank sớm đạt được mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầuViệt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tếnhằm nâng giá trị cuộc sống hướng mọi hoạt động về khách hàng để phát triển trong
an toàn, hiệu quả, bền vững
Sau 24 năm hình thành và phát triển, Vietinbank đã trở thành một trong bốnNHTM lớn nhất Việt Nam và đạt nhiều thành tích trong quá trình hoạt động, đồng thời
đã đóng góp nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân cũng như an sinh xã hội.Vietinbank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000, cóquan hệ với hơn 900 ngân hàng thuộc 90 quốc gia trên thế giới, là ngân hàng ViệtNam đầu tiên mở chi nhánh tại Châu Âu, Vietinbank thuộc top 20 doanh nghiệp đượcvinh danh trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Tính đến 31/12/2012,Vietinbank đứng thứ hai trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, đứng sauNgân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam tuy nhiên với tốc độphát triển nhanh như hiện nay, Vietinbank có nhiều khả năng sẽ đứng lên dẫn đầutrong hệ thống NHTM Việt Nam
Trang 38Về mạng lưới: Vietinbank đứng thứ hai về số các chi nhánh và phòng giao dịch
với 1.100 điểm đứng thứ hai sau Agribank 2.326 điểm giao dịch Tuy nhiên quy môđiểm giao dịch của Vietinbank lớn hơn nhiều so với quy mô của ngân hàng đứng vị tríthứ ba là BIDV với 629 điểm giao dịch Vietinbank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên cóchi nhánh nước ngoài tại Đức và Lào Các ngân hàng dẫn đầu hệ thống ATM và POS
là Agribank, Vietcombank, NHCT, BIDV, Techombank và ACB Trong đó,Vietinbank đứng vị trí thứ hai về mạng lưới ATM sau Agribank, POS đứng vị trí thứ
ba sau Agribank và Vietcombank
Về quy mô tổng tài sản:
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn BCTC Vietinbank Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản, VCS của Vietinbank
Như vậy, quy mô hoạt động của Vietinbank Việt Nam ngày càng có xu hướngphát triển mạnh: tổng tài sản hàng năm tăng 25%, riêng năm 2010 quy mô tổng tài sảntăng 51% so với năm 2009 Năm 2012, kinh tế gặp khó khăn nhiều doanh nghiệp phásản, các ngân hàng tăng trưởng tổng tài sản thấp tuy nhiên Vietinbank vẫn đạt mứctăng tổng tài sản là 9% so với năm 2011 Vietinbank ngày càng lớn do ngân hàng chủtrương nâng cao khả năng tự chủ tài chính và uy tín do đó VCSH của ngân hàng tăngmạnh trong thời gian qua: VCSH năm 2010 tăng 45%, năm 2011 tăng 57% tuy nhiênnăm 2012, do điều kiện khách quan tốc độ tăng VCSH của ngân hàng giảm xuống còn18%
Tính đến quý III/2012, trong 4 NHTM cổ phần nhà nước thì Vietinbank đứng vịtrí thứ 2 về cả quy mô tổng tài sản và nguồn vốn, chỉ đứng sau Agribank và mức chênhlệch này ngày càng có xu hướng giảm
Bảng 2.1: Quy mô tổng tài sản, VCSH các NHTM cổ phần nhà nước tại 30/9/2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Trang 39Chỉ tiêu NHCT Agribank VCB BIDV
Tổng tài sản 503,606 590,796 416,741 456,157
VCSH 33,633 41,426 32,421 26,055
(Nguồn tổng hợp BCTC các TCTD)
Về huy động: Tốc độ tăng vốn huy động trung bình năm từ năm 2009 đến năm
2011 của Vietinbank khoảng 36%, năm 2012 do nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởnglớn từ khủng hoảng kinh tế do đó nguồn vốn huy động của Vietinbank chỉ tăng 8,5%.Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2012 của Vietinbank thấp hơn so với cácnăm trước tuy nhiên là mục tiêu nhiều ngân hàng mong đạt được trong năm 2012
Về dư nợ: Năm 2012, nhiều doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động do đó
Vietinbank nâng cao chủ trưởng phát triển tín dụng bền vững, giảm thiểu cho vaykhách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 củaVietinbank chỉ đạt 13,6% thấp hơn so với các năm trước (2011: 25,3%; 2010: 43,5%)
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC Vietinbank Biểu đồ 2.2: Quy mô vốn huy động, dư nợ của Vietinbank
Qua bảng trên cho thấy, năm 2010 và 2011 tốc độ huy động vốn của Vietinbankcao hơn so với tốc độ tăng dư nợ như vậy Vietinbank ngày càng đảm bảo được nguồnvốn để mở rộng cho vay Mặt khác, điều này còn thể hiện uy tín của Vietinbank ngàycàng được tăng cường
Trang 40Về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu: năm 2012, dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng từ
293.434 tỷ đồng lên 333.356 tỷ đồng tuy nhiên nợ quá hạn của Vietinbank giảm từ8.221 tỷ đồng xuống còn 6.302 tỷ đồng, như vậy chất lượng tín dụng của Vietinbankđược cải thiện rõ ràng Tính đến 31/12/2012, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng chỉ đạt1,9% (giảm so với mức 2,8% năm 2011) tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu đạt 1,5% (tăng so vớimức 0,8% năm 2011) Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng gia tăng do khách hàng củaVietinbank chịu ảnh hưởng từ khó khăn chung của nền kinh tế tuy nhiên tỷ lệ này thấphơn nhiều so với các NHTM khác, nhiều NHTM có tỷ lệ nợ quá hạn trên 9%, tỷ lệ nợxấu trên 3%
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Vietinbank
Về thu nhập, lợi nhuận: Tại Vietinbank, thu nhập lãi thuần chiếm 90% tổng thu
nhập của ngân hàng điều đó chứng tỏ lợi nhuận của Vietinbank chủ yếu từ hoạt độngtín dụng, ngân hàng chưa đa dạng được nguồn thu nhập Về giá trị tuyệt đối, thu nhập
từ lãi và LNST của Vietinbank đứng thứ 2 sai Agribank do quy mô Agribank lớn hơnVietinbank Xét trên khía cạnh khả năng sinh lời của tổng tài sản thì tổng tài sản củaVietinbank có khả năng sinh lời cao hơn Agribank tuy nhiên thấp hơn Vietcombank
Nguồn: BCTC của các TCTD