Phân tích một số hóa chất bảo vệ thựcvật thường được dùng

Một phần của tài liệu Ô nhiễm thực phẩm do các tác nhân hóa học vật lý (Trang 42 - 47)

dùng

DDT (dichloro-diphenyl-trichloroethane)

-DDT thuộc nhóm chlor hữu cơ, có tác dụng diệt sâu bệnh, duy trì hoạt tính trong vài tháng, nó khá bền vững trong

môi trường bên ngoài.

-Vào cơ thể nó tích lũy khá lâu ở các mô cơ và gan. DDT chỉ gây ngộ độc cho người và gia súc khi qua đường tiêu hóa

-Liều gây chết đối với người chưa xác định được rõ ràng, có thể nó ở mức độ trung bình khoảng 500mg/kg.

-Do đặc tính tích lũy lâu trong cơ thể, nếu dùng DDT với liều thấp dài ngày cũng có thể gây ngộ độc và tử vong.

666 công thức C6H6Cl6 (Hexachlorocyhexane)

-666 kết thành bột không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan mạnh trong dung môi hữu cơ

-Khác với DDT, 666 gây nhiễm độc mạnh ở sâu bọ và ít gây độc với động vật máu nóng

-666 sau 1 lần dùng vẫn còn tồn tại trong cơ thể một thời gian dài

các hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm Chlor hữu cơ bao

gồm DDT VÀ 666 đều có tính tích lũy lâu trong cơ thể và là chất gây độc đối với hệ thần kinh trung ương, thường được tích lũy trong các mô mỡ và thải trừ rất chậm

Nhóm lân hữu cơ

-Cũng có tác dụng mạnh đối với côn trùng và thực vật có hại -Hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ thường được dùng với nồng độ thấp, thời gian tồn tại trên cây trồng ngắn và được phân hủy rồi đào thải nhanh khỏi cây trồng. Khi phân hủy, nó thường tạo ra các sản phẩm ít độc hoặc không độc

-Hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ có tính chuyển hóa nhanh trong cơ thể động vật có xương sống nên nó thường gây tác dụng độc lên hệ thần kinh, làm tê liệt men axetyl cholinesteraza và gây ngộ độc cấp tính.

Hóa chất dùng để ướp trái cây

-Táo, lê, cam, quýt kể cả nho bày bán cả tháng trời nhưng vẫn không hề hư hỏng và màu sắc vẫn không thay đổi nhiều. Đặc biệt là trái cây nhập ngoại lưu thông trên thị trường nhiều ngày do tốn thời gian vận chuyển nên hầu hết đều được giới kinh

doanh trái cây phun lên một lớp hóa chất bảo quản giữ trái cây tươi lâu

-Hóa chất này có gốc chlor, peroxit rất độc hại cho người sử dụng vì nó không mùi, không vị, không màu nên rất khó phát hiện. Những loại hóa chất này thẩm thấu rất mạnh vào bên trong củ quả

-Thông tin từ Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cho thấy tại một số địa phương ở các tỉnh phía Bắc, nhất là vùng giáp biên giới, người ta còn sử dụng cả chất 2,4D (thuốc diệt cỏ) để tẩm ướp củ quả nhằm mục đích bảo quản được lâu.

-Các hóa chất này thấm vào bên trong làm trái cây cứng và giảm vị ngọt nhưng nguy hại hơn là chất bảo quản dễ gây ung thư và một số bệnh khác.

-Gần đây, hóa chất được phát hiện dùng để phun hay tẩm

nhanh trái cây sau thu hoạch là chất carbendazim. Chất này có tác dụng trị nấm, được xếp vào loại hóa chất gây rối loạn hệ thống nội tiết tố.

Quýt là một trong những loại quả có tỷ lệ tồn dư thuốc bảo vệ thựcvật cao nhất

d. Biện pháp phòng chống ngộ độc chất hóa chất bảo vệthực vật

Một phần của tài liệu Ô nhiễm thực phẩm do các tác nhân hóa học vật lý (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(67 trang)