Lộ trình ngân hàng một số nước trên thế giới áp dụng Basel

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng theo basel ii tại ngân hàng tmcp công thương – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 32 - 34)

Đối với các ngân hàng của các nước thuộc OECD, hiệp ước Basel I đã chỉ định rõ thời hạn áp dụng theo toàn bộ chuẩn mực của hiệp ước là vào cuối năm 2006. Tuy nhiên, tại thời điểm này, theo báo cáo của ngân hàng Trung ương châu Âu, chỉ có khoảng 20% số ngân hàng trong toàn bộ hệ thống là đảm bảo được đầy đủ theo chuẩn mực Basel, các ngân hàng còn lại sẽ được xem xét áp dụng song song giữa phương án cũ và mới cho đến năm 2009. Trong quá trình áp dụng, cần phải hết sức tuân thủ theo các quy tắc do cơ quan giám sát ngân hàng đưa ra, Đối với Mỹ, một trong những quốc gia được xem là có thế mạnh và tiềm lực rất lớn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng đã báo cáo rằng chỉ có các ngân hàng có tổng giá trị tài sản hơp nhất trên 250 tỷ USD và hoạt động chi nhánh nước ngoài là 10 tỷ USD mới chịu sự bắt buộc áp dụng các phương pháp nâng cao để đánh giá rủi ro, còn khoảng

6500 ngân hàng với quy mô vừa và nhỏ thì dự kiến sẽ áp dụng theo Basel II vừa duy trì theo Basel I cho đến khi đạt tiêu chuẩn Basel II.

Theo thống kê chính thức của phó trưởng đại diện văn phòng ngân hàng BIS tại khu vực châu Á, Ông Eli Remolona trong tài liệu nghiên cứu công bố vào tháng 3 năm 2006, hệ thống ngân hàng khu vực châu Á đã xây dựng một lộ trình gấp rút để áp dụng các phương pháp đo lường và kiểm soát rủi ro theo chuẩn mực Basel II.

Tại một số quốc gia như Úc, Nhật Bản, Hàn quốc, tất cả các ngân hàng của những quốc gia này đã áp dụng hiệp ước Basel II trễ nhất vào cuối năm 2007 với các phương pháp có thể áp dụng như phương pháp chuẩn (đối với rủi ro tính dụng và rủi ro hoạt động), phương pháp IRB cơ bản và nâng cao, phương pháp chỉ số cơ bản BIA, phương pháp đo lường nâng cao AMA.

Những nước phát triển tương đối mạnh trong khu vực châu Á như Singapore, HongKong, Trung Quốc, Đài Loan đã có một số phương pháp đựợc đưa vào áp dụng ngay từ thời điểm cuối năm 2006 như phương pháp chuẩn (rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động), phương pháp IRB cơ bản và phương pháp chỉ số cơ bản BIA, các phương pháp nâng cao được áp dụng vào cuối năm 2007 tại các quốc gia trên.

Đối với Thái Lan, Philipin, Malaysia và Indonesia, thời hạn triển khai áp dụng Basel I lùi lại sau một năm, nghĩa là vào cuối năm 2008. Những phương pháp nâng cao và phức tạp có thể được áp dụng vào cuối năm 2009 hoặc 2010 tùy điều kiện thực tế của từng quốc gia, Đặc biệt là với những phương pháp đòi hỏi cao như AMA (rủi ro thị trường), AIRB (rủi ro tín dụng) thời điểm áp dụng tại các quốc gia này chưa xác định được.

Tuy nhiên, trái ngược với những xu thế chung của các quốc gia nói trên, Trung Quốc đã chọn một hướng đi rất khác là áp dụng theo chuẩn mực Basel 1.5. Nghĩa là kết hợp các chuẩn mực trong hiệp ước Basel I với quy tắc 2 và 3 trong Basel II. Lúc này tất cả các phương pháp mới được đề cập trong Basel II để đánh giá rủi ro tín dụng hoàn toàn không được quốc gia này lựa chọn áp dụng. Cho đến cuối năm 2007, Trung quốc sẽ hoàn thành việc áp dụng đầy đủ theo Basel I về đánh giá rủi ro tín dụng.

Song với tình hình khủng hoảng tài chính với quy mô toàn cầu, lộ trình áp dụng Basel II đã bị thực hiện chậm lại. Hầu hết ở các quốc gia đang tạm thời hoãn việc áp dụng hiệp ước này, nhằm củng cố tiềm lực tài chính vượt qua cơn khủng hoảng này, sau đó mới thiết lập hệ thống quản trị rủi ro hiện đại theo Basel II nhằm tránh khỏi những rủi ro khôn lường trong tương lai.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng theo basel ii tại ngân hàng tmcp công thương – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w