Nhóm giải pháp đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng tín dụng theo Basel

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng theo basel ii tại ngân hàng tmcp công thương – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 70 - 73)

69 84 BBB,BB, B

3.2.1. Nhóm giải pháp đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng tín dụng theo Basel

VIETINBANK – CN VĨNH PHÚC

3.2.1. Nhóm giải pháp đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng tín dụng theo BaselII II

3.2.1.1. Giải pháp đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu

Sử dụng trọng số rủi ro tín dụng tương ứng với mỗi loại tài sản có

Các tài sản có hiện nay của chi nhánh đều được áp dụng một tỷ lệ khấu trừ giá trị TSBĐ khi tính toán CAR tuy nhiên trọng số này mới chỉ được căn cứ vào mức độ rủi ro của từng nhóm tài sản mà chưa căn cứ vào mức xếp hạng của tài sản đó. Ví dụ đối với các khoản cho vay có TSBĐ (không phân biệt là khoản vay này đang được xếp hạng mức nào) thì tỷ lệ khấu trừ này là 100% trong khi cùng cho vay có TSBĐ thì khoản vay được xếp hạng AA sẽ ít rủi ro hơn với khoản vay được xếp hạng BB.

Chi nhánh nên xác định trọng số rủi ro tín dụng đối với dư nợ ngoài căn cứ vào loại khoản vay còn căn cứ vào chất lượng của khoản vay. Chất lượng của khoản vay này căn cứ vào kết quả của việc chấm điểm XHTD nội bộ.

Hai là, đánh giá rủi ro theo danh mục

Hiện tại, chi nhánh mới thực hiện đánh giá rủi ro theo từng khoản vay, hàng quý chi nhánh có lập báo cáo phân tích rủi ro tín dụng theo một số tiêu chí: loại tiền, khách hàng, kỳ hạn, ngành nghề kinh tế,… tuy nhiên báo cáo này mới được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho ban giám đốc ra định hướng tín dụng tại chi nhánh.

Hiện nay, rủi ro theo ngành nghề kinh tế được quan tâm nhiều nhất tại Việt Nam vì vậy chi nhánh cần đo lường rủi ro theo danh mục ngành nghề kinh tế. Chi nhánh cần thiết lập báo cáo dư nợ tín dụng theo ngành nghề kinh tế, để hàng tháng/hàng quý để xác định tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến. Đối với tổn thất dự kiến, chi nhánh lấy nguồn vốn kinh doanh để đảm bảo an toàn khi xảy ra tổn thất này, đối với tổn thất ngoài dự kiến chi nhánh cần xác định mức độ rủi ro để tính toán mức vốn an toàn tín dụng.

3.2.1.2. Giải pháp đáp ứng yêu cầu về xây dựng hệ thống

Hệ thống xếp hạng tín dụng: hiện nay, hệ thống này của chi nhánh đang được áp dụng theo bộ chỉ tiêu do Vietinbank thiết kế tuy nhiên công tác thực hiện chấm điểm chi nhánh chưa thật sự nghiêm túc. Nhiều CBTD chưa chấm điểm đúng giá trị các chỉ tiêu, lơ là và không sử dụng kết quả chấm điểm này trong quá trình quản lý khách hàng.

Hiện nay, bộ chỉ tiêu của hệ thống XHTD được xây dựng trên cơ sở nhiều tiêu chí đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, tình hình quan hệ tín dụng tại các TCTD,… tuy nhiên kết quả chấm điểm chưa bao gồm rủi ro từ TSBĐ. Bộ chỉ tiêu cần tính trọng số và mức điểm của TSBĐ vì về bản chất TSBĐ là nguồn trả nợ thứ 2 của khách hàng, nó ảnh hưởng nhiều tới rủi ro mà ngân hàng gặp phải cho một khoản vay có TSBĐ. Chỉ tiêu về TSBĐ nên căn cứ vào các giá trị: loại TSBĐ, tỷ lệ cho vay/giá trị TSBĐ, tính thanh khoản của TSBĐ, chủ sở hữu của TSBĐ,… trên cơ sở đó xác định tỷ trọng từng phần cho từng chỉ tiêu.

Ngoài ra, với các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, giá trị các chỉ tiêu giữa các ngành nghề kinh tế không khác nhau nhiều vì vậy nên thiết kế một bộ giá trị chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cho doanh nghiệp siêu nhỏ căn cứ vào 4 ngành nghề kinh tế chính: ngành xây dựng, kinh doanh BĐS; ngành sản xuất công nghiệp; ngành thương mại và ngành dịch vụ.

Hệ thống quản lý TSBĐ: Một tổ chức tín dụng có thể giảm RRTD bằng nhận cầm cố, thế chấp khi cho vay, tuy nhiên việc xác định giá trị của các tài sản bảo đảm cũng như việc phát mại chúng khi khách hàng vỡ nợ không phải là điều đơn giản. Để làm được điều này mỗi ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý tài sản bảo đảm. Hệ thống này sẽ đưa ra căn cứ để xác định xác suất mất vốn do vì nợ; đồng thời cũng cho phép áp dụng các nghiệp vụ bù trừ giá trị tài sản bảo đảm hay nghiệp vụ chiết khấu giá trị tài sản bảo đảm trong trường hợp xảy ra vỡ nợ. Mặc dù đã ý thức được tầm quan trọng của tài sản đảm bảo trong việc giảm thiểu rủi ro khoản cho vay và đã có những chuyển biến tích cực về cơ cấu dư nợ có tài sản bảo đảm như đã đề cập ở trên, song tại chi nhánh vẫn chưa có một hệ thống quản lý tài sản bảo đảm. Hệ thống này nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát toàn bộ tài sản bảo đảm, đảm bảo rằng sẽ không xảy ra rủi ro pháp lý đối với hồ sơ cũng như khả năng linh hoạt trong việc đánh giá giá trị hiện thời.

Hệ thống giới hạn tín dụng: hiện tại mức GHTD ủy quyền cho chi nhánh không căn cứ vào loại khách hàng, loại TSBĐ, kỳ hạn của khoản vay,… trong khi mức ủy quyền cho giám đốc chi nhánh là 50 tỷ đồng vì vậy RRTD trong việc ủy quyền cho chi nhánh là tương đối cao. Việc ủy quyền để cấp GHTD cho khách hàng cần căn cứ vào năng lực điều hành ban giám đốc, quy mô của chi nhánh, loại khách hàng, loại TSBĐ, kỳ hạn của khoản vay,… Đặc biệt ,khi Vietinbank chuyển đổi mô hình, với hệ thống chi nhánh và mạng lưới khách hàng rộng lớn, nếu áp dụng mức ủy quyền dự kiến là 1 tỷ đồng cho chi nhánh sẽ làm công tác tín dụng tại trụ sở chính quá tải, dễ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh.

Mô hình tính toán: chi nhánh cần xây dựng một mô hình tính toán tự động tính toán mức độ rủi ro tín dụng của một khoản vay, của một danh mục khoản vay, của TSBĐ,… từ đó tính toán ra tỷ lệ CAR, số tiền chi nhánh phải thực hiện dự phòng.

3.2.1.3. Giải pháp hoàn thiện khung quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng dữ liệu thông tin tín dụng. Hạ tầng dữ liệu thông tin tín dụng khi chi nhánh áp dụng Basel II đáp ứng các tiêu chí:

Thông tin sản phẩm: Hệ thống kiến trúc dữ liệu phải đảm bảo cung cấp được thông tin về tất cả các loại sản phẩm mà ngân hàng đang áp dụng.

– Xây dựng dữ liệu: Cơ sở dữ liệu phải đảm bảo cho việc tính toán chính xác các chỉ số xác suất vỡ nợ (PD), mất vốn do vì nợ (LGD), rủi ro vỡ nợ (EAD), để từ các giá trị này sẽ xác định được lỗ dự kiến (EL).

– Dữ liệu phải cung cấp được quá trình lịch sử, dữ liệu liên quan đến rủi ro, đánh giá phân loại, xác suất vỡ nợ, khả năng mất vốn và thu hồi nợ ngoại bảng.

Hiện nay, chi nhánh vẫn chưa thực hiện đo lường RRTD trên cơ sở tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến vì vậy trước mắt chi nhánh cần nâng cao chất lượng thông tin tín dụng để đảm bảo dữ liệu đầu vào dùng phân tích tình hình tài chính, SXKD, khả năng trả nợ của khách hàng,… phù hợp với thực tế. Chi nhánh cần tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, dùa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư.

Các kỹ thuật hạn chế rủi ro: hiện nay các công cụ phái sinh chưa được sử dụng nhiều trong công tác hạn chế rủi ro trên thị trường tài chính Việt Nam và ngay cả đối với các NHTM. Tại Vietinbank mới thực hiện công cụ phái sinh là quyền chọn và hợp đồng hàng hóa tương lai tuy nhiên công việc này được tập trung tại trụ sở chính, do đó các chi nhánh nói chung và chi nhánh Vĩnh Phúc nói riêng chưa sử dụng công cụ này. Tuy nhiên, chi nhánh cần đào tạo nguồn lực về sản phẩm này, tìm kiếm khách hàng để có thể giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng theo basel ii tại ngân hàng tmcp công thương – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w