69 84 BBB,BB, B
3.2.2. Nhóm giải pháp chính nâng cao chất lượng tín dụng
Một chiến lược, chính sách tín dụng phù hợp với thực tế thì mới giúp các quyết định, hành động của ngân hàng là hợp lý và hiệu quả. Khi chính sách tín dụng chưa hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng nợ quá hạn gia tăng, ngân hàng phải chịu nhiều rủi ro hơn. Do đó xây dựng chiến lược, chính sách tín dụng phù hợp là yếu tố bắt buộc đối với nhà kinh doanh đặc biệt đối với nhà kinh doanh tiền tệ.
Chi nhánh tập trung phát triển theo thế mạnh của địa bàn chi nhánh và phòng giao dịch: chú trọng phát triển kinh doanh làng nghề, các hộ kinh doanh,các doanh nghiệp vừa và nhỏ,… Hạn chế cho vay các lĩnh vực rủi ro, trong tương lai gần hạn chế cho vay BĐS, cho vay kinh doanh vật liệu xây dựng, sắt thép,…
Mở rộng địa bàn hoạt động đối với các khách hàng có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính tốt, đẩy mạnh cho vay USD để thu lợi tư dịch vụ kinh doanh ngoại hối.
Quan tâm chăm sóc đặc biệt với hệ khách hàng truyền thống hiện hữu của chi nhánh nhằm khuyến khích tăng trưởng đối với những khách hàng tiềm năng kinh doanh ổn định.
Việc xác định mức ủy quyền phê duyệt tín dụng tại chi nhánh cần căn cứ vào vay món hay hạn mức, vay có TSBĐ hay không có TSBĐ, cho vay KHCN hay KHDN, cho vay ngắn hạn hay TDH nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro tốt nhất cho chi nhánh.
3.2.2.2. Đa dạng hóa danh mục cho vay, đa dạng hóa khách hàng
Hiện nay, danh mục sản phẩm cho vay của chi nhánh đã tương đối đầy đủ nhưng chưa có các sản phẩm đặc thù của khu vực Vĩnh Phúc như sản xuất đồ gốm, đồ thủ công mỹ nghệ, cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên… do đó ngân hàng thiết kế sản phẩm tín dụng riêng cho các đối tượng khách hàng này. Trong từng loại sản phẩm, chi nhánh cần xác định mục tiêu, đối tượng khách hàng cụ thể, rõ ràng.
Mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng khách hàng, tránh việc cho vay quá mức đối với một khách hàng, hạn chế rủi ro khi khách hàng gặp rủi ro không trả được nợ. Hiện tại, chi nhánh duy trì cho vay KHCN chiếm đến 50% tổng dư nợ của chi nhánh, chi nhánh nên đa dạng hóa khách hàng vay vốn sang nhóm đối tượng KHDN với đa dạng ngành nghề kinh tế, loại hình doanh nghiệp.
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
Một khoản tín dụng ít RRTD khi nó được thẩm định tốt trước khi cho vay, việc thẩm định tốt khách hàng sẽ giúp ngân hàng có cái nhìn chính xác về khách hàng, xác định đúng nhu cầu vay vốn khách hàng, về luồng tiền vào ra của khách hàng để giám sát khoản vay một cách tốt nhất. Hơn nữa, việc thẩm định chính xác một khoản vay trước quyết định cho vay giúp ngân hàng chủ động trong quyết định để kết hợp hài hòa giữa mở rộng tín dụng và rủi ro ngân hàng gặp phải. Vì trong một số trường hợp đặc biệt, ngân hàng chấp nhận rủi ro để có quan hệ lâu dài với đối tượng khách hàng có tiềm năng phát triển.
Khi thẩm định về khách hàng cần đảm bảo xem xét tổng thể, có so sánh thông tin, thẩm định đầy đủ các nội dung: yếu tố pháp lý của khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và TSBĐ. Để chất lượng thẩm định tốt chi nhánh cần tăng cường trình độ nghiệp vụ của CBNV đặc biệt là CBNV mới. Đối với các nhân viên tín dụng mới, chi nhánh chủ động đào tạo ngay tại chỗ để tiết kiệm thời gian, chi phí, sau đó được đào tạo nâng cao tại trung tâm đào tạo của khu vực và của ngân hàng. Ví dụ về các lớp đào tạo: đào tạo thẩm định tín dụng, đào tạo về thẩm định dự án, đào tạo về các sản phẩm mới, đào tạo về kỹ năng mềm,…
3.2.2.4. Kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau giải ngân
Hiện nay, tại các NHTM Việt Nam quá trình, thủ tục giải ngân và sau giải ngân chưa được đánh giá đúng với mức rủi ro xảy ra trong giai đoạn này. Với việc khách hàng sử dụng sai mục đích vay vốn, dòng tiền của khách hàng đi lòng vòng, khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh,… sẽ làm chi nhánh khó kiểm soát mục đích vay vốn thật sự của khách hàng đồng thời không kiểm soát được hiệu quả của đồng vốn chi nhánh kinh doanh cũng như nguồn trả nợ khoản vay. Vì vậy, chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm soát trong quá trình giải ngân và sau giải ngân:
− Việc giải ngân vốn phải tuân thủ các điều kiện theo Hợp đồng tín dụng, phù hợp tiến độ đầu tư dự án, trong phạm vi tổng mức đầu tư được phê duyệt, giải ngân trên cơ sở các chứng từ đầy đủ chứng minh mục đích sử dụng vốn hợp pháp, hợp lệ.
− Chi nhánh cần có sự theo dõi, đánh giá thường xuyên đối với khoản vay trên cơ sở các thông tin về ngành nghề kinh doanh, biến động thị trường… Đồng thời Chi nhánh nên thường xuyên phân tích thông tin về tài chính, sản xuất kinh doanh, tổ chức nhân sự… của khách hàng để có biện pháp quản lý thích hợp, hạn chế rủi ro phát sinh.
− Chi nhánh cần xác định thời hạn cho vay, định kỳ hạn trả nợ gốc, lãi vay hợp lý trên cơ sở phù hợp với thời gian thu hồi vốn của dự án, chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, vòng quay vốn tín dụng và tiến độ thanh toán,… nhằm kiểm soát được nguồn thu trả nợ đúng thời điểm, tránh kỳ hạn nợ quá dài hoặc quá ngắn so với khả năng thanh toán của khách hàng.
− Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ định kỳ và đột xuất quá trình giải ngân, sử dụng vốn vay của doanh nghiệp cũng như tài sản cầm cố, thế chấp cho khoản vay nhằm mục tiêu vốn vay được giải ngân đúng mục đích. Thông qua quá trình kiểm tra sau và giám sát trong suốt quá trình dư nợ vay, ngân hàng có thể cập nhật được tình hình doanh nghiệp khoản vay để có thể xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.
− Nâng cao tính hợp lệ, hợp pháp, khả năng phát mại tài sản đảm bảo, định kỳ và đột xuất định giá tài sản đảm bảo theo quy định của Sacombank.
− Cùng chia sẻ, tháo gỡ cho khách hàng những khó khăn vướng mắc trong quá trình giải ngân, thu nợ trên cơ sở đảm bảo được các nguyên tắc cho vay của ngân hàng và điều kiện cụ thể của khoản vay.
− Theo dõi khách hàng trên từng hồ sơ riêng và được lưu trữ trong máy tính, bổ sung thông tin kịp thời giúp cho việc quản lý khách hàng có khoa học, hệ thống. Quá trình thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ tín dụng và cán bộ kiểm soát tín dụng (do theo mô hình hiện nay, cán bộ tín dụng vẫn chịu trách nhiệm thực hiện khoản vay từ khâu khởi tạo đến khâu kết thúc thu nợ). Trong thời gian tới, khi quy mô hoạt động của chi nhánh tăng lên, việc tách riêng bộ phận quản lý tín dụng ra khỏi phòng hỗ trợ cũng là việc cần thiết để có thể chuyên sâu vào công tác quản lý tín dụng.