Kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước và các bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng theo basel ii tại ngân hàng tmcp công thương – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 83 - 86)

69 84 BBB,BB, B

3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước và các bộ ngành liên quan

Nhằm hạn chế rủi ro với các NHTM, Nhà nước cần có một hệ thống pháp lý đủ mạnh, cho phép cưỡng chế thực hiên hợp đồng tài chính, thu hồi vốn vay và phát mại tài sản thế chấp. Thêm vào đó, Nhà nước cần phải có một bộ máy hành chính đủ năng lực cưỡng chế, thi hành luật. Để làm được điều đó, khuôn khổ pháp lý phải bao gồm các luật thích hợp về doanh nghiệp, phá sản, hợp đồng, sở hữu; hệ thống tòa án phải công bằng và hiểu biết về các giao dịch tài chính để có thể cưỡng chế thực hiện quyền và nghĩa vụ kinh tế một cách công bằng và nhanh chóng. Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ, ngân hàng. Giải quyết nợ đọng đi cùng với tăng cường những định chế pháp lý, kinh tế và hành chính về nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền thu nợ hợp pháp của người cho vay.

Ngoài ra, Nhà nước cần khẩn trương bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng cho mọi TCTD nói chung và NHTM nói riêng hoạt động tại Việt Nam, tiến tới hình thành hệ thống ngân hàng cạnh tranh lành mạnh. Đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong dài hạn, các ngân hàng phản ứng linh hoạt trước những thay đổi trong môi trường kinh tế.

An ninh tài chính của ngân hàng là trạng thái các tài sản (tài sản nợ, tài sản có và tài sản ròng) ổn định, an toàn, vững mạnh và không khủng hoảng; biểu hiện trạng thái bền vững của các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bảo đảm an ninh tài chính đối với hoạt động của các NHTM nói chung và của một ngân hàng nói riêng là việc sử dụng các biện pháp giữ cho các tài sản của ngân hàng đó luôn luôn ổn định, an toàn, vững mạnh và không khủng hoảng. Thiết lập được mạng lưới an ninh có khả năng phòng ngõa, ứng phó kịp thời, nhanh nhạy, hiệu quả đối với các loại hình tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng phát triển với hình thức ngày càng đa dạng, phức tạp, tính chất mức độ vi phạm ngày càng tinh vi. Do vậy, đảm bảo an ninh ngân hàng chính là cơ sở quan trọng hỗ trợ các ngân hàng từng bước đạt được các yêu cầu quản trị RRTD theo Basel II.

Nhà nước cần giải quyết vấn đề vốn cho ngân hàng, cần cấp đủ vốn điều lệ cho các NHTM Quốc doanh, bảo đảm tiềm lực tài chính thật sự cho các ngân hàng này, xứng đáng là trụ cột trong hệ thống ngân hàng thương mại nước ta; tiến hành cổ phần hóa các NHTM Quốc doanh để tăng vốn cho các ngân hàng này, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh và cải thiện tổ chức quản lý. Buộc các NHTM cổ phần nhanh chóng đáp ứng các tiêu chuẩn về vốn thông qua tăng vốn cổ phần, tổ chức lại các ngân hàng yếu kém, tiến hành sáp nhập, hợp nhất các NHTM cổ phần nhá.

3.3.2.3. Chuẩn bị các cơ sở cần thiết khác theo các chuẩn mực quốc tế phục vụ quản trị RRTD theo các yêu cầu Hiệp ước Basel II

Tạo điều kiện hình thành thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, có sự bình đẳng giữa các loại hình NHTM nói riêng và các TCTD nói chung với những cơ hội cho mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay vốn và có đủ điều kiện trả nợ ngân hàng, làm ăn hợp pháp đều được tiếp cận với tín dụng một cách thuận lợi.

Tìm kiếm các nguồn tài trợ dài hạn giúp các NHTM từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng trên cơ sở ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin, truyền thông, kỹ thuật số để nâng cao tính an toàn, bảo mật cho các hoạt động ngân hàng trong đó có

an toàn hoạt động tín dụng. Phát triển hệ thống giao dịch, mạng kết nối giữa các ngân hàng để tăng cường thông tin tín dụng, giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động này.

Thóc đẩy thị trường tài chính, trước hết là thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ nhằm xác định khuôn khổ hoạt động của các ngân hàng, tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và đa dạng hóa các công cụ thanh toán. Thị trường tài chính phát triển sẽ giúp các NHTM quen dần với áp lực cạnh tranh, kiểm soát được mối quan hệ tương tác với các ngân hàng, nhất là các ngân hàng không được lành mạnh nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh toán và cho vay liên ngân hàng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng theo basel ii tại ngân hàng tmcp công thương – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w