1.3.3.1. Các chỉ tiêu định tính
Uy tín của ngân hàng: đây là chỉ tiêu quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng vì về bản chất là ngân hàng hoạt động trên uy tín. Ngân hàng càng uy tín thì số lượng khách hàng gửi tiền càng nhiều và từ đó quy mô cấp tín dụng của ngân hàng ngày càng lớn. Uy tín của ngân hàng thể hiện qua: quy mô tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, mạng lưới hệ thống ngân hàng; Khả năng thanh toán; Chất lượng phục vụ,…
Khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng: Nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng nhiều, để đáp ứng được toàn bộ nhu cầu vay vốn của khách hàng đòi hỏi ngân hàng có nguồn vốn tương đối tốt và có chính sách quản trị kỳ hạn, danh mục tốt.
Quy trình cấp tín dụng theo ISO: quy trình cấp tín dụng càng chuẩn thì rút ngắn được thời gian cấp tín dụng cho một khách hàng cũng như không rườm rà trong việc yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ. Ngân hàng cần làm rõ bằng văn bản cách chính sách về tính thời gian quá hạn, đặc biệt về khía cạnh đánh giá lại thời gian tài trợ, gia hạn nợ, chậm trả, đảo nợ và chuyển khoản vay đó thành một dạng khác. Tối thiểu
chính sách đánh giá lại thời gian quá hạn cần có: (a) cấp phê duyệt và các yêu cầu báo cáo; (b) thời kỳ tối thiểu của khoản tài trợ trước khi được đánh giá lại; (c) mức độ sụt giảm của khoản tài trợ cần phải đánh giá lại; (d) số lần đánh giá lại tối đa cho một khoản tài trợ; và (e) việc đánh giá lại năng lực trả nợ của người vay. Các chính sách này cần được áp dụng thống nhất qua thời gian và cần hỗ trợ cho các kiểm tra thực tế
Sự đa dạng hóa và tiện ích của sản phẩm tín dụng: Chất lượng tín dụng thể hiện khả năng ngân hàng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng do đó đòi hỏi các sản phẩm tín dụng được đa dạng hóa để đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, các sản phẩm càng tiện ích sẽ đáp ứng được càng nhiều nhu cầu của khách hàng khi sử dụng một sản phẩm.
Giá của sản phẩm tín dụng: giá của sản phẩm cho vay là lãi suất, giá của bảo lãnh, L/C chính là phí, giá của sản phẩm tín dụng càng thấp thì càng chứng tỏ hiệu quả trong chính sách tín dụng của ngân hàng vì khi xác định giá ngân hàng cần đảm bảo giá này đủ để chi trả các chi phí liên quan, bù đắp được rủi ro có thể xảy ra. Ngày nay cạnh tranh các ngân hàng càng cao do đó biên lợi nhuận giữa giá đầu vào và giá đầu ra giữa các ngân hàng chênh lệch nhau không lớn vì vậy giá đầu ra thấp tức là chi phí đầu vào của ngân hàng thấp so với các TCTD khác.
Đóng góp vào phúc lợi xã hội và tăng trưởng kinh tế: khi ngân hàng có thu nhập cao sẽ đóng góp cho phúc lợi xã hội và tăng trưởng kinh tế cao. Vì thông qua phương thức này, ngân hàng sẽ tăng cường được khả năng quảng cáo thương hiệu. Chỉ khi ngân hàng hoạt động hiệu quả thì mới sẵn sàng một chi phí tương đối lớn cho quảng cáo thương hiệu qua hình thức này.
1.3.3.2. Chỉ tiêu định lượng
Doanh số cho vay: Doanh số cho vay là tổng số tín dụng được cấp cho khách hàng, là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của NHTM đối với nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động tín dụng trong một thời gian dài, thấy được khả năng tăng trưởng tín dụng qua các năm của ngân hàng.
Dư nợ và kết cấu dư nợ: Dư nợ là tổng số dư nợ qua các hình thức cấp tín dụng mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm. Kết cấu dư nợ là tổng số nợ được
phân chia theo tỷ lệ các hình thức cấp tín dụng, theo thời hạn cho vay, theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế… Thông qua chỉ tiêu này, ngân hàng kiểm soát được mức độ tập trung tín dụng của mình theo từng loại, từ đó có chính sách phù hợp cũng như tăng cường đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng. Tài sản có của ngân hàng cần được phân loại chính cho các nhóm: (a) cho vay công ty, (b) cho vay các cơ quan nhà nước, (c) cho vay ngân hàng; (d) cho vay bán lẻ (e) vốn chủ sở hữu.
Đối với các giao dịch có thế chấp, dư nợ tín dụng sau khi đã hiệu chỉnh rủi ro
được tính như sau:
E* = max {0, [E x (1 + He) – C x (1 – Hc – Hfx) ]}
Trong đó:
E*: dư nợ tín dụng sau hiệu chỉnh rủi ro
E: mức dư nợ hiện tại
He: hệ số hiệu chỉnh dư nợ (khấu trừ dư nợ) C: giá trị tài sản thế chấp hiện thời
Hc: hệ số hiệu chỉnh tài sản thế chấp
Hfx: hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ giữa dư nợ và tài sản thế chấp. Nhân (x) dư nợ tín dụng sau hiệu chỉnh rủi ro với hệ số rủi ro của bên đối tác để tính giá trị tài sản hiệu chỉnh rủi ro trong giao dịch có tài sản thế chấp.
Vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn tín dụng được tính bằng doanh số thu nợ trong năm/dư nợ bình quân trong năm. Chỉ tiêu này phản ánh đồng vốn của ngân hàng đã được cho vay bao nhiêu lần trong một năm. Giá trị này càng lớn thì càng chứng tỏ vốn của ngân hàng càng luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Ngân hàng có một lượng vốn nhất định tuy nhiên tốc độ chu chuyển vốn tín dụng nhanh vì vậy ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của doanh nghiệp trong phát triển kinh doanh. Ngoài ra, giá trị này còn chứng tỏ ngân hàng thu được nhiều nợ, chất lượng tín dụng tốt, khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả.
Hiệu suất sử dụng vốn: chỉ tiêu này được tính bằng tổng dư nợ/tổng nguồn vốn huy động. Hệ số này phản ánh kết quả sử dụng nguồn vốn để đầu tư của NHTM. Chỉ tiêu này luôn nhỏ hơn 1 và giá trị chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn càng lớn. Nếu hệ số này gần bằng 1 thì NHTM phải chú ý tăng trưởng nguồn vốn để
đề phòng mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp hệ số này thấp thì ngân hàng cần phải tăng dư nợ hoặc giảm vốn huy động nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn bằng cách hạ lãi suất huy động, hạn chể rủi ro nguồn vốn tác động đến chất lượng tín dụng.
Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng của ngân hàng. Nó cho biết trong tổng thu nhập của ngân hàng thì phần lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng là bao nhiêu. Chỉ tiêu này bằng lãi từ hoạt động tín dụng/tổng thu nhập của ngân hàng. Giá trị này càng cao càng chứng tỏ mức độ quan trọng của tín dụng trong hoạt động của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn: Chỉ tiêu này giúp ngân hàng biết được số nợ quá hạn trong tổng dư nợ của ngân hàng, để từ đó ngân hàng có những điều chỉnh phù hợp về cơ cấu, quyết định cho vay cũng như việc sử dụng các biện pháp để hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất có thể cho ngân hàng. Thông thường, các ngân hàng có tỷ lệ NQH càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng đó càng thấp, mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối phó lớn. Tỷ lệ nợ quá hạn được tính bằng công thức:
Tỷ lệ nợ xấu: Đây là chỉ tiêu mà bất cứ một nhà quản trị ngân hàng nào cũng phải quan tâm, nó phản ánh trung thực tình hình nợ xấu của ngân hàng, giúp ngân hàng đánh giá được mức độ tốt, xấu của khoản tín dụng đã cấp. Nợ xấu là vấn đề cần được quan tâm nhiều nhất, do mức độ rủi ro của nợ xấu là rất cao và nó cũng ảnh hưởng rất nhiều tới các kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu được tính theo công thức:
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng: Các ngân hàng trích lập dự phòng nhằm bù đắp những tổn thất của các khoản cho vay khi có rủi ro xảy ra, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng có thể diễn ra liên tục. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bù đắp thiệt hại trên tổng rủi ro có thể xảy ra của ngân hàng, tỷ lệ này càng cao thì khả năng bù đắp thiệt hại của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra càng tốt. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:
Tỷ lệ mất vốn: Đây là chỉ tiêu phản ánh số tiền thực tế mà ngân hàng đã dùng để bù đắp các khoản vay đã bị thiệt hại thật sự trên tổng dư nợ trung bình của ngân hàng. Như vậy, chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ số vốn mà ngân hàng đã mất càng lớn, thiệt hại cho ngân hàng càng cao. Công thức xác định chỉ tiêu này như sau:
Tóm lại, để đánh giá chất lượng tín dụng được một cách chính xác cần phải phân tích tình hình tín dụng trên cả khía cạnh định tính và định lượng, đánh giá dựa trên tất cả các chỉ tiêu này. Từ việc đánh giá chính xác chất lượng tín dụng của ngân hàng, nhà quản trị sẽ dễ dàng xây dựng được các chính sách tín dụng và tìm biện pháp phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và phát triển tín dụng bền vững.
1.3.3.3. Nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng
• Các nhân tố khách quan
Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế phát triển lành mạnh, các chủ thể tham gia vào nền kinh tế đang hoạt động có hiệu quả là tiền đề thúc đẩy mở rộng quy mô tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng. Trong thời gian qua, nhiều NHTM Việt Nam nóng vội tăng quy mô tín dụng, nâng cao dư nợ, đẩy tỷ lệ tăng trưởng tín dụng vượt quá mức tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đã phải chịu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao.
Môi trường pháp lý: NHTM là một tổ chức chuyên doanh tiền tệ – đây là một loại hàng hóa đặc biệt do đó hoạt động của NHTM chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ cũng như NHNN. Một hệ thống pháp luật thiếu tính đồng bộ, chưa hoàn thiện sẽ là một cản trở cho hoạt động của các thành phần kinh tế, đồng thời gây khó khăn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Môi trường chính trị xã hội: Một môi trường chính trị xã hội ổn định sẽ thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, góp phần cho việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng.
Môi trường tự nhiên: Thiên tai, hạn hán, lũ lụt,… sẽ ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh sản xuất của khách hàng từ đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng và
tác động trực tiếp tới chất lượng tín dụng của khoản vay đó. • Các nhân tố chủ quan
Chính sách tín dụng: Mỗi NHTM đều xây dựng cho mình một chính sách tín dụng riêng để bảo đảm quá trình hoạt động tín dụng có độ rủi ro thấp nhất. Một chính sách tín dụng tốt phải đảm bảo tốt sự tuân thủ về pháp luật hiện hành, phù hợp với mục tiêu định hướng của ngân hàng và phát huy được mọi tiềm năng của ngân hàng. Hoạt động tín dụng sẽ đạt hiệu quả nếu ngân hàng xây dựng được chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp. Ngược lại, hoạt động tín dụng sẽ chịu tác động không tốt nếu chính sách tín dụng không phù hợp với thực tiễn.
Chất lượng của công tác thẩm định: Thẩm định tín dụng là một khâu quan trọng trước khi ngân hàng quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Thông qua thẩm định khách hàng/dự án giúp cho ngân hàng xem xét toàn diện về khách hàng, nhận biết được rủi ro để từ đó có quyết định phù hợp. Trong trường hợp cấp tín dụng cho khách hàng, thông qua thẩm định ngân hàng sẽ có các biện pháp kiểm soát rủi ro cho từng trường hợp cụ thể. Chất lượng của công tác thẩm định càng cao thì chất lượng của hoạt động tín dụng càng được nâng cao.
Công tác tổ chức hoạt động tín dụng: Công tác này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô ngân hàng, chính sách tín dụng, quy mô tín dụng, loại hình tín dụng,… Hoạt động tín dụng của ngân hàng càng được tổ chức bài bản thì càng giảm thiểu được rủi ro tác nghiệp do đó chất lượng hoạt động tín dụng càng được nâng cao. Đồng thời, việc tổ chức hoạt động tín dụng một cách khoa học giúp ngân hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí, phát huy được nội lực của ngân hàng.
Chất lượng của đội ngũ nhân sự: Yếu tố quyết định chất lượng tín dụng suy cho cùng vẫn là đội ngũ nhân lực của ngân hàng. Chính yếu tố con người sẽ tác động trực tiếp lên chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đội ngũ cán bộ tín dụng là những con người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, là người tiến hành thẩm định nghiên cứu khách hàng, kiểm tra giám sát các khoản cho vay… Do đó vấn đề năng lực và đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ ngân hàng là yếu tố then chốt tác động đến chất lượng tín dụng. Thực tế cho thấy, nhiều ngân hàng chịu rủi ro do cán bộ liên kết với khách
hàng chiếm đoạt vốn của ngân hàng dẫn đến ngân hàng tổn thất hàng tỷ đồng. • Nhân tố khác
Khách hàng là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thiện chí trả nợ, năng lực tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,… của khách hàng đều ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Khi khách hàng không có thiện chí trả nợ dù khách hàng có năng lực tài chính thì ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn. Ngoài ra, khi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ,… khách hàng sẽ không thu xếp được tiền để trả nợ ngân hàng dẫn đến nợ xấu, nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao.
Tài sản bảo đảm: TSBĐ được coi là nguồn thu thứ hai của ngân hàng trong trường hợp không thu được nợ từ ngân hàng. Tuy nhiên, nếu ngân hàng không kiểm soát được tình hình biến động giá cũng như khả năng thanh khoản của TSBĐ thì ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc thu hồi đủ số vốn đã cho vay.