Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) tiền thân là ngân hàng Chuyên doanh Công Thương Việt Nam được thành lập từ 26/3/1988. Ngày 27/3/1993, ngân hàng được chuyển đổi sang tên Ngân hàng Công Thương Việt Nam và thuộc sở hữu nhà nước. 25/12/2008, thành công IPO trong nước để cổ phần hóa Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Từ 3/7/2009, Ngân hàng Công Thương Việt Nam được phê duyệt loại hình của ngân hàng NHTM cổ phần. Hiện tại, Vietinbank có 7 công ty hạch toán độc lập hoạt động trong lĩnh vực tài chính và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin; Trung tâm Thẻ; Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Với mô
hình này thì Vietinbank sớm đạt được mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu
Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng giá trị cuộc sống hướng mọi hoạt động về khách hàng để phát triển trong an toàn, hiệu quả, bền vững.
Sau 24 năm hình thành và phát triển, Vietinbank đã trở thành một trong bốn NHTM lớn nhất Việt Nam và đạt nhiều thành tích trong quá trình hoạt động, đồng thời đã đóng góp nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân cũng như an sinh xã hội. Vietinbank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000, có quan hệ với hơn 900 ngân hàng thuộc 90 quốc gia trên thế giới, là ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở chi nhánh tại Châu Âu, Vietinbank thuộc top 20 doanh nghiệp được vinh danh trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam,...Tính đến 31/12/2012, Vietinbank đứng thứ hai trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, đứng sau Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay, Vietinbank có nhiều khả năng sẽ đứng lên dẫn đầu trong hệ thống NHTM Việt Nam.
Về mạng lưới: Vietinbank đứng thứ hai về số các chi nhánh và phòng giao dịch với 1.100 điểm đứng thứ hai sau Agribank 2.326 điểm giao dịch. Tuy nhiên quy mô điểm giao dịch của Vietinbank lớn hơn nhiều so với quy mô của ngân hàng đứng vị trí thứ ba là BIDV với 629 điểm giao dịch. Vietinbank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên có chi nhánh nước ngoài tại Đức và Lào. Các ngân hàng dẫn đầu hệ thống ATM và POS là Agribank, Vietcombank, NHCT, BIDV, Techombank và ACB. Trong đó, Vietinbank đứng vị trí thứ hai về mạng lưới ATM sau Agribank, POS đứng vị trí thứ ba sau Agribank và Vietcombank.
Về quy mô tổng tài sản:
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn BCTC Vietinbank Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản, VCS của Vietinbank
Như vậy, quy mô hoạt động của Vietinbank Việt Nam ngày càng có xu hướng phát triển mạnh: tổng tài sản hàng năm tăng 25%, riêng năm 2010 quy mô tổng tài sản tăng 51% so với năm 2009. Năm 2012, kinh tế gặp khó khăn nhiều doanh nghiệp phá sản, các ngân hàng tăng trưởng tổng tài sản thấp tuy nhiên Vietinbank vẫn đạt mức tăng tổng tài sản là 9% so với năm 2011. Vietinbank ngày càng lớn do ngân hàng chủ trương nâng cao khả năng tự chủ tài chính và uy tín do đó VCSH của ngân hàng tăng mạnh trong thời gian qua: VCSH năm 2010 tăng 45%, năm 2011 tăng 57% tuy nhiên năm 2012, do điều kiện khách quan tốc độ tăng VCSH của ngân hàng giảm xuống còn 18%.
Tính đến quý III/2012, trong 4 NHTM cổ phần nhà nước thì Vietinbank đứng vị trí thứ 2 về cả quy mô tổng tài sản và nguồn vốn, chỉ đứng sau Agribank và mức chênh lệch này ngày càng có xu hướng giảm.
Bảng 2.1: Quy mô tổng tài sản, VCSH các NHTM cổ phần nhà nước tại 30/9/2012 Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu NHCT Agribank VCB BIDV Tổng tài sản 503,606 590,796 416,741 456,157
VCSH 33,633 41,426 32,421 26,055
(Nguồn tổng hợp BCTC các TCTD) Về huy động: Tốc độ tăng vốn huy động trung bình năm từ năm 2009 đến năm 2011 của Vietinbank khoảng 36%, năm 2012 do nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng lớn từ khủng hoảng kinh tế do đó nguồn vốn huy động của Vietinbank chỉ tăng 8,5%. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2012 của Vietinbank thấp hơn so với các năm trước tuy nhiên là mục tiêu nhiều ngân hàng mong đạt được trong năm 2012.
Về dư nợ: Năm 2012, nhiều doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động do đó Vietinbank nâng cao chủ trưởng phát triển tín dụng bền vững, giảm thiểu cho vay khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 của Vietinbank chỉ đạt 13,6% thấp hơn so với các năm trước (2011: 25,3%; 2010: 43,5%).
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC Vietinbank Biểu đồ 2.2: Quy mô vốn huy động, dư nợ của Vietinbank
Qua bảng trên cho thấy, năm 2010 và 2011 tốc độ huy động vốn của Vietinbank cao hơn so với tốc độ tăng dư nợ như vậy Vietinbank ngày càng đảm bảo được nguồn vốn để mở rộng cho vay. Mặt khác, điều này còn thể hiện uy tín của Vietinbank ngày càng được tăng cường.
Về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu: năm 2012, dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng từ 293.434 tỷ đồng lên 333.356 tỷ đồng tuy nhiên nợ quá hạn của Vietinbank giảm từ 8.221 tỷ đồng xuống còn 6.302 tỷ đồng, như vậy chất lượng tín dụng của Vietinbank được cải thiện rõ ràng. Tính đến 31/12/2012, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng chỉ đạt 1,9% (giảm so với mức 2,8% năm 2011) tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu đạt 1,5% (tăng so với mức 0,8% năm 2011). Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng gia tăng do khách hàng của Vietinbank chịu ảnh hưởng từ khó khăn chung của nền kinh tế tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các NHTM khác, nhiều NHTM có tỷ lệ nợ quá hạn trên 9%, tỷ lệ nợ xấu trên 3%.
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Vietinbank
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Nợ đủ tiêu chuẩn 285,213 97.2% 327,054 98.1% Nợ quá hạn 8,221 2.8% 6,302 1.9% Nợ xấu 2,203 0.8% 4,889 1.5% Tổng 293,434 100.0% 333,356 100.0% Nguồn: BCTC Vietinbank Về thu nhập, lợi nhuận: Tại Vietinbank, thu nhập lãi thuần chiếm 90% tổng thu nhập của ngân hàng điều đó chứng tỏ lợi nhuận của Vietinbank chủ yếu từ hoạt động tín dụng, ngân hàng chưa đa dạng được nguồn thu nhập. Về giá trị tuyệt đối, thu nhập từ lãi và LNST của Vietinbank đứng thứ 2 sai Agribank do quy mô Agribank lớn hơn Vietinbank. Xét trên khía cạnh khả năng sinh lời của tổng tài sản thì tổng tài sản của Vietinbank có khả năng sinh lời cao hơn Agribank tuy nhiên thấp hơn Vietcombank.
Biểu đồ 2.3: Thu nhập của các NHTM cổ phần nhà nước đến 30/9/2012