Nhóm giải pháp bổ sung

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng theo basel ii tại ngân hàng tmcp công thương – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 76 - 80)

69 84 BBB,BB, B

3.2.3. Nhóm giải pháp bổ sung

Cán bộ làm công tác tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để phân tích và đưa ra quyết định có nên cho vay hay không, do đó trình độ của cán bộ tín dụng có tính chất quyết định đến chất lượng tín dụng, và ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng. Cán bộ tín dụng có trình độ cao sẽ đánh giá được đầy đủ những thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, từ đó sẽ đưa ra được những ý kiến chính xác. Tiếp tục đào tạo nâng cao năng lực của các cán bộ làm công tác tín dụng để cho quá trình thẩm định trước khi ra quyết định cho vay được chính xác hơn và đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng hơn. Chi nhánh cần mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ cũng như các kỹ năng mềm, tổ chức các buổi hội thảo để bàn luận các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn hoạt động tín dụng, tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm tín dụng,…

Phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng là một nhân tố quan trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tư tưởng cho người làm tín dụng, để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đó, chi nhánh cần xây dựng chế tài xử phạt hợp lý đối với các trường hợp không tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, ví dụ như thực hiện cảnh cáo trước phòng, trước toàn chi nhánh, giảm hệ số lương, hạ vị trí công tác,… Ngoài ra, chi nhánh cần căn cứ vào kết quả công tác của cán bộ tín dụng để có chế độ đãi ngộ, đối xử công bằng. Để hạn chế RRTD cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ làm công tác tín dụng. BIDV nên có chế tài thưởng phạt rõ ràng với cán bộ tín dụng bởi vì cán bộ tín dụng luôn phải đối mặt với rủi ro.Bên cạnh đó nên có chế độ lương bổng tiền lương đặc biệt để khuyến khích người làm công tác tín dụng tránh xảy ra rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

Hệ thống thông tin hiện đại là rất cần thiết để ngân hàng có thể quản lý tốt hoạt đôông phát triển khách hàng, đặc biệt trong thời gian tới chi nhánh chuyển đổi mô hình việc gửi hồ sơ lên trụ sở chính phải qua đường internet. Ngoài ra, CNTT là tiền đề quan trọng để lưu giữ và xử lý cơ sở dữ liêôu tâôp trung, cho phép các giao dịch trực tuyến được thực hiêôn, cho phép khai thác dữ liêôu môôt cách nhất quán, nhanh chóng, chính xác. CNTT hỗ trợ triển khai các sản phẩm dịch vụ tín dụng tiên tiến như chuyển tiền tự đôông, cho vay dân cư dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhờ khả năng trao đổi thông tin tức thời, CNTT góp phần nâng cao hiêôu quả của viêôc quản trị ngân hàng, tạo điều kiêôn thực hiêôn mô hình xử lý tâôp trung các giao dịch có tính chất phân tán như chuyển tiền, giao dịch thẻ, tiết kiêôm đáng kể chi phí giao dịch. Đồng thời, hệ thống CNTT hiện đại sẽ giúp công tác báo cáo của ngân hàng thuận tiện mà cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ cho nhà quản trị từ đó nhà quản trị có thể đưa ra chính sách kịp thời và phù hợp. Để hệ thống CNTT ngày càng hiện đại, cần phải thực đầu tư đồng bộ và hiện đại hệ thống máy móc phục vụ tác nghiệp, đảm bảo đường truyền dữ liệu thông suốt từ chi nhánh tới hội sở, kịp thời truy xuất và tổng hợp số liệu, cảnh báo về quản lý rủi ro tín dụng từ hội sở.Bên cạnh đó , phải đầu tư đào tạo CBCNV có trình độ CNTT ………..

Tại Việt Nam, chất lượng thông tin là yếu tố quan trọng nhất trong việc thẩm định vì thông tin tại Việt Nam nhiều chiều và không đồng nhất. Để khai thác sử dụng thông tin hiệu quả nhằm áp dụng các phương pháp tính toán, đo lường rủi ro của Hiệp ước Basel II cũng như dần đáp ứng các yêu cầu của Hiệp ước này về nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh cần thực hiện có hiệu quả các khâu sau đây:

Thu thập thông tin về khách hàng: Trong hoạt động tín dụng, nhiệm vụ này đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay. Hiện nay, việc khai thác thông tin khách hàng thường thông qua các báo cáo của khách hàng, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng cần thu thập thông tin từ các đối tác của khách hàng, từ những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ Trung tâm thông tin tín dụng và phòng ngừa RRTD của NHNN (CIC), Trung tâm thông tin của NHTM (TPR), từ phản ánh của cán bộ, công nhân viên...

- Thu thập thông tin về thị trường: Khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng, bên cạnh việc khai thác thông tin về khách hàng, cán bộ tín dụng còn phải khai thác thông tin mang tính chất thị trường về sản phẩm khách hàng kinh doanh như dự đoán tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, tài sản đảm bảo...

- Phân tích xử lý thông tin: Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin, bộ phận tín dụng phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ của vốn vay. Trên cơ sở đó ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Theo khuyến cáo của các ngân hàng trên thế giới, hoạt động marketing đóng góp tới 20% vào tổng lợi nhuận ngân hàng bán lẻ vì vậy chi nhánh cần đẩy mạnh hoạt động Marketing. Ngoài thực hiện hoạt động này thông qua các phong trào xã hôi, chi nhánh cần:

Tăng cường chuyển tải thông tin tới đa số công chúng nhằm giúp khách hàng có được các thông tin cập nhật, nhất quán, có đựợc sự hiểu biết cơ bản về các dịch vụ bán lẻ của ngân hàng và nắm được cách thức sử dụng, lợi ích của các sản phẩm ngân hàng. Thông qua các kênh thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền hình, báo chí (báo điện tử, các trang web), các ấn phẩm như báo, tạp chí; marketing trực tiếp qua thư, điện thoại…; các quảng cáo ngoài trời…

Để hành động theo mong muốn của khách hàng, nhất thiết các ngân hàng phải hiểu đối tượng phục vụ của mình. Tuy nhiên dữ liệu thông tin về khách hàng ở hầu hết các ngân hàng không đầy đủ, không thực hiện điều tra khách hàng hàng năm. Vì vậy chi nhánh cần phải phân khúc thị trường để xác định một cách hợp lý cơ cấu thị trường và khách hàng mục tiêu, từ đó tiến hành giới thiệu sản phẩm, quảng bá dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Tiến hành làm tờ rơi giới thiệu tính năng từng dịch vụ sản phẩm, cũng như các chỉ dẫn cần thiết về quyền và nghĩa vụ của khách hàng một cách ngắn gọn, dễ hiểu, giúp khách hàng hiểu được cơ bản về dịch vụ mình sẽ sử dụng và chủ động tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu.

3.3. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng theo basel ii tại ngân hàng tmcp công thương – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w