1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả

47 2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Trước sự không ổn định của các biến số kinh tế vĩ mô cũng như nguồn cung quá lớn từ những đợt phát hành thêm hoặc niêm yết mới cổ phiếu trên thị trường chứng khoánViệt Nam, giá cổ phiếu

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Phan Văn Phước 35K14

Nguyễn Thanh Phương Tuấn 35K14

Nguyễn Thanh Vân

Trịnh Thị Thủy 36K06.1

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN 1: PHÂN TÍCH VĨ MÔ 5

I Tình hình vĩ mô kinh tế thế giới 5

1 Tổng quan nền kinh tế 5

1.1 Tăng trưởng kinh tế 5

1.2 Lạm phát 5

1.3 Thất nghiệp 6

1.4 Nợ công 6

2 Những diến biến chính 6

3 Triển vọng kinh tế thế giới năm 2014 7

II Tình hình kinh tế Việt Nam 7

1 Phân tích tình hình vĩ mô ở VN 7

1.1 Tăng trưởng kinh tế 7

1.2 Lạm phát 8

1.3 Cán cân thương mại 9

1.4 Thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối 9

1.5 Tình hình ngân sách nhà nước 10

1.6 Một số dự báo quan trọng năm 2014-2015: 10

PHẦN 2: PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ PHÂN TÍCH CÔNG TY 11

I Phân tích ngành: 11

1 Phân tích ngành dược 12

1.1 Giới thiệu chung 12

1.2 Triển vọng phát triển quy mô thị trường ngành dược 12

2 Phân tích ngành săm lốp 13

2.1 Giới thiệu chung 13

2.2 Triển vọng phát triển quy mô thị trường ngành sản xuất săm lốp 13

II Phân tích công ty 14

1.1 Giới thiệu 14

1.2 Vị thế của công ty trong ngành 14

1.3 Lĩnh vực kinh doanh 14

1.4 So sánh các công ty cùng ngành 14

1.5 Phân tích tình hình tài chính của công ty 15

1.6 Phân tích các chỉ số cơ bản 16

1.7 Kết luận 17

2 Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng 17

2.1 Giới thiệu: 17

2.2 Vị thế của công ty trong ngành 17

2.3 Lĩnh vực kinh doanh: 17

2.4 So sánh với các công ty cùng ngành 17

2.5 Phân tích tình hình tài chính của công ty: 18

2.6 Phân tích các chỉ số cơ bản: 18

2.7 Kết luận 19

PHẦN 3: XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ 21

1 Đo lường khả năng sinh lợi 21

2 Đo lường rủi ro: 22

3 Đường phương sai bé nhất và đường biên hiệu quả: 24

Trang 3

4 Danh mục đầu tư kết hợp giữa tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro 26

5 So sánh hiệu quả danh mục đã chọn so với danh mục thị trường 30

6 Tính mức phí tối đa có thể thu được để giá trị hữu dụng của nhà đầu tư ít nhất bằng với giá trị hữu dụng khi đầu tư vào danh mục Vn-Index 35 KẾT LUẬN 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với việc nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phục hồi sau cuộc suy thoái kinh tếthế giới 2008 cách đây 5 năm, các thị trường chứng khoán trên thế giới trong đó có thịtrường chứng khoán Việt Nam đang dần phục hồi và có tín hiệu khả quan Với chức năngnhư là “phong vũ biểu” của nền kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có nhữngbước chuyển biến tích cực và hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư Thịtrường chứng khoán Việt Nam ra đời là nguồn huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế.Đồng thời cung cấp môi trường đầu tư hấp dẫn, đem lại lợi nhuận cao đối với các nhà đầu

tư Bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, không chỉ rủi ro của doanh nghiệp mà còn rủi

ro của toàn bộ thị trường Vậy nên khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, các nhà đầu tưphải xem xét cẩn thận trong việc lựa chọn danh mục đầu tư, phân bổ vốn thích hợp, quảnlý danh mục để đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận

Trước sự không ổn định của các biến số kinh tế vĩ mô cũng như nguồn cung quá lớn

từ những đợt phát hành thêm hoặc niêm yết mới cổ phiếu trên thị trường chứng khoánViệt Nam, giá cổ phiếu của hầu hết các ngành đều bị tác động không tích cực ở các mức

độ khác nhau Những ngành nhiều khả năng sẽ được hưởng lợi từ sự ổn định của nhu cầutại thị trường trong nước và thế giới đó là Sản xuất săm lốp, Dược phẩm, Thực phẩm và

đồ uống, Khoáng sản cơ bản, Mía đường, Bảo hiểm phi nhân thọ, Bất động sản cao cấp và

Cảng biển Sau khi nghiên cứu nền kinh tế, phân tích ngành, phân tích doanh nghiệp, kết hợp với quan điểm đầu tư trong thời gian trung và dài hạn, chúng tôi đã lựa chọn được 2 chứng khoán là DHG, DRC và tiến hành phân bổ vốn hợp lý để tạo ra danh mục đầu tư hiệu quả.

Trang 5

PHẦN 1: PHÂN TÍCH VĨ MÔ I.Tình hình vĩ mô kinh tế thế giới

1 Tổng quan nền kinh tế

Kinh tế Kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục xu hướng hồi phục, tuynhiên, tăng trưởng kinh tế giữa các nhóm nước không đồng đều, một số nền kinh tế chủchốt tăng trưởng thấp hơn dự kiến Thương mại quốc tế gặp khó khăn do tác động của cácbiện pháp bảo hộ thương mại, gây hiệu ứng không thuận lợi đối với nhiều nền kinh tếđang phát triển Các nước tiếp tục chú trọng điều chỉnh chính sách kinh tế, bao gồm nớilỏng chính sách tiền tệ và thúc đẩy các thỏa thuận thương mại tự do

1.1 Tăng trưởng kinh tế

Bảng1.1: Tổng kết tốc độ tăng trưởng sản lượng của thế giới (%)

Các nước mới nổi và đang phát triển 2,8 7,5 6,2 5,4 5,6

Nguồn báo cáo phân tích của NH sacombank, IMF, các tổ chức TC khu vực, báo cáo quốc gia.

Qua bảng số liệu có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng của một số nền kinh tế chủlực của thế giới có sự biến động giảm trong giai đoạn 2010-2012

Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng

nợ công và bước đầu lâm vào suy thoái kinh tế Cuối năm 2012 đến đầu 2013, nền kinh tếthế giới đã có dấu hiệu khôi phục trở lại

1.2 Lạm phát

Bảng 1.2: Tổng kết lạm phát thế giới (%) ( xem phụ lục 2)

Trang 6

Lạm phát đang trở thành mối lo hàng đầu của tất cả các quốc gia Trong nhữngnăm vừa qua mức lạm phát đã giảm và kinh tế vĩ mô giữ được ở mức khá ổn định trongtầm ngắn hạn Tuy nhiên, nếu xét về trung và dài hạn thì kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩnnhiều yếu tố bất ổn, khó lường.

1.4 Nợ công

Bảng 1.4 Tình hình nợ công ở các quốc gia trên thế giới (xem phụ lục 4)

Trong giai đoạn 2010-2012 có thể thấy rằng tình hình nợ trên toàn thế giới có chiềuhướng tăng Nợ công của nhiều quốc gia đã vượt quá cao so với ngưỡng an toàn

2 Những diến biến chính

Các nền kinh tế phát triển tăng trưởng không đồng đều.

Trong năm 2013, kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng 2,4% trong quý I nhờ các biện phápthúc đẩy kinh tế của chính quyền Obama Tuy mức tăng trưởng quý II được dự báo sẽgiảm xuống còn 1,9 – 2,0%, kinh tế Hoa Kỳ gần đây vẫn có một số dấu hiệu lạc quan vềviệc làm, thị trường bất động sản, chứng khoán, niềm tin đầu tư và tiêu dùng Kinh tếNhật Bản tăng trưởng 4,1% trong quý I vượt xa các nước công nghiệp khác, nhờ vàochính sách kích thích kinh tế qui mô lớn của Thủ tướng Abe

Trái với tình hình kinh tế Hoa Kỳ và Nhật Bản, kinh tế EU tiếp tục tăng trưởng âm0,2% trong quý I, đánh dấu đợt suy thoái dài nhất trong lịch sử của khu vực này Tuynhiên, kinh tế EU bước đầu cho thấy dấu hiệu cải thiện với việc chỉ số lòng tin tiêu dùng

và kinh doanh của 27 nước EU tăng 1,1 điểm lên 90,8 điểm trong tháng 5/2013 sau khisụt giảm mạnh trong tháng 4/2013

Các nền kinh tế đang nổi tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao mặc dù thấp hơn so với kỳ vọng.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,7% trong quý I, giảm so với mức 7,9% trong quýIV/2012 Một số nền kinh tế đang nổi qui mô lớn trong nhóm BRICS cũng giảm tốc độtăng trưởng như Nga, Brasil… Trong khi đó, các nước ASEAN như Thái Lan,Philippines, Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia cơ bản tiếp tục duy trì tốc độ tăngtrưởng của năm 2012 chủ yếu nhờ sự gia tăng tiêu dùng nội địa

Thương mại quốc tế tăng trưởng chậm.

Trang 7

Thương mại toàn cầu chỉ tăng trưởng 0,7% trong quý I, bằng mức tăng của quý IV/

2012 Nét mới trong thương mại 6 tháng đầu năm 2013 là thương mại tại các nước pháttriển có xu hướng được cải thiện, trong khi thương mại của các nền kinh tế mới nổi phầnnào giảm sút

FDI chưa hồi phục mạnh nhưng vẫn gia tăng tại một số nước Đông Á.

FDI toàn cầu chưa có sự hồi phục mạnh mẽ do một số nền kinh tế lớn tiếp tục gặpkhó khăn Tuy nhiên, FDI vào một số nước Đông Á trong thời gian qua vẫn gia tăng nhưIndonesia tăng 24%, Malaysia tăng 90,6%, Trung Quốc tăng 1%

Nguồn: Tài liệu của Vụ Tổng hợp kinh tế (Bộ Ngoại giao)

Nhận xét chung:

Trong giai đoạn 2010-2012 có thể thấy rằng khủng hoảng nợ công và bất ổn ở châu

Âu vẫn cản trở sự tăng trưởng toàn cầu Các nền kinh tế mới nổi tiếp tục vững vàng trướcthách thức, suy thoái rất có khả năng xảy ra ở khu vực đồng Euro, thị trường chứng khoántoàn cầu sẽ có một năm rất khó khăn, dù chứng khoán châu Á vẫn là điểm sáng ĐồngEuro và USD sẽ mất giá đáng kể khi các nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục tiền tệ

3 Triển vọng kinh tế thế giới năm 2014

Kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng 4,1% năm 2014 Trong báo cáo Triển

vọng kinh tế toàn cầu vừa cập nhật, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDPtoàn cầu năm 2013 chỉ đạt 3,5%, thấp hơn dự báo 3,6% đưa ra trước đó Năm 2014, kinh

tế toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 4,1%, thấp hơn 0,1% so với dự báo trước

Cũng theo IMF, kinh tế eurozone sẽ giảm 0,2% thay vì tăng trưởng 0,3% như dựbáo trước đó IMF dự báo khu vực này chỉ tăng trưởng trở lại vào năm 2014 IMF cảnhbáo, eurozone vẫn tiềm ẩn rủi ro lớn đối với kinh tế toàn cầu nếu giới chức ở đây không

nỗ lực cải thiện nền kinh tế và tiến tới lập liên minh ngân hàng

Trong khi đó, IMF dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2% đến 2,1% năm 2013 và3% năm 2014 Nhật Bản tăng trưởng lần lượt 1,2% và 0,7% năm 2013, 2014 IMF giữnguyên dự báo tăng trưởng Trung Quốc là 8,2% và 8,5%

II Tình hình kinh tế Việt Nam

Với nhiều giải pháp hỗ trợ thị trường, hạ lãi suất, giảm thuế, bức tranh kinh tế 9tháng đã có dấu hiệu sáng dần Tuy nhiên, tình hình vẫn được đánh giá còn nhiều khókhăn, đặc biệt là về ngân sách

1 Phân tích tình hình vĩ mô ở VN

1.1 Tăng trưởng kinh tế

'GDP cả năm có thể đạt 5,4-5,5%'

Trang 8

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng đầu năm 2013 ước tăng 5,14% so vớicùng kỳ năm trước, nhỉnh hơn mức tăng 5,1% của 9 tháng đầu năm 2012 Qua từng quý,tốc độ tăng GDP cũng được cải thiện dần.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp chủ yếu chủ yếu vào mức tăng trưởng chungcủa nền kinh tế với mức tăng 6,25% Trong khi khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sảnvốn được coi là “trụ đỡ hay đệm giảm xóc” cho nền kinh tế đang trên đà giảm tốc, 9 thángđầu năm chỉ tăng 2,39% - thấp nhất trong 3 năm gần đây

Bảng 1.5 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 9 tháng 2011, 2012 và 2013

Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước (%) Đóng góp vào

tăng trưởng 9 tháng 2013 (điểm phần trăm)

Trang 9

Lạm phát tiếp tục giảm xuống mức thấp Tổng cầu hiện vẫn còn thấp Sang tháng

10/2013, lạm phát so với cùng kỳ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010 (5,92%) vàlạm phát cơ bản cũng trong xu hướng giảm CPI tăng 0,49% do sự tăng lên của nhómhàng lương thực thực phẩm và nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng

Lạm phát cả năm 2013 dự báo vẫn được kiểm soát xung quanh mức 7% nếu như

có sự quản lý và điều tiết tốt việc điều chỉnh giá các mặt hàng và dịch vụ do nhà nướcquản lý Đây sẽ là thành quả nổi bật của kinh tế Việt Nam trong việc duy trì lạm phát ổnđịnh liên tiếp 2 năm giúp ổn định kỳ vọng lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô

1.3 Cán cân thương mại

Phục lục 6 : Biểu đồ chỉ số CPI năm 2013

Phụ lục 7: Biểu đồ cán cân thanh toán thương mại của Việt Nam

Cán cân tổng thể của Việt Nam đã biến chuyển theo hướng tích cực: từ bị thâm hụttrong 2 năm 2009 (-8,4 tỷ USD), 2010 (-1,7 tỷ USD) sang thặng dư trong năm 2011 (2,5

tỷ USD) và tiếp tục thặng dư trong năm 2012

Một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế vĩ mô 9 tháng đầu năm 2013 là cáncân thương mại được cải thiện Từ đầu năm đến nay, nhập siêu của cả nước ước chỉkhoảng 124 triệu USD, bằng 0,1% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều mức 7-8% doQuốc hội giao

1.4 Thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối

Tỷ giá hối đoái

Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cânthương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏđến niềm tin của dân chúng Theo nhận định của UBGSTCGQ, thị trường ngoại hối và tỷgiá hối đoái nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì được sự ổn định trong những tháng cuốinăm 2013 do cung và cầu ngoại hối trên thị trường trong những tháng cuối năm vẫn ổnđịnh, dự trữ ngoại tệ tiếp tục tăng khá

Trang 10

chặt chẽ Năm 2013 dù lạm phát đã được chặn đứng, lãi suất cho vay giảm nhanh vàmạnh, tỷ giá ổn định, vị thế đồng tiền cũng đang được cải thiện tích cực, nhưng chínhsách tiền tệ của Việt Nam vẫn đang đối mặt với những thách thức không nhỏ, trongnăm nay chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ còn phải tập trung để xử lý vấn đề nợ xấu

và giải bài toán làm sao để nền kinh tế hấp thụ được vốn Thị trường tiền tệ trong 9tháng đầu năm 2013 tiếp tục có những cải thiện tích cực

1.5 Tình hình ngân sách nhà nước

Thu ngân sách thấp, bội chi quá kế hoạch

UBGSTCQG cho rằng khả năng cân đối NSNN theo kế hoạch đề ra sẽ tiếp tụcgặp những khó khăn thách thức lớn trong những tháng cuối năm 2013 Theo số liệuthống kê, đến nay thu ngân sách mới đạt 62,5% dự toán năm Tiến sĩ Võ Trí Thành -Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương từng đánh giá "Chưabao giờ ngân sách khó như hiện nay" Thu ngân sách thấp chủ yếu do doanh nghiệpkhó khăn khiến nguồn thu thuế giảm, ngoài ra các chính sách miễn, giãn, giảm thuếcũng khiến ngân sách thất thu hàng nghìn tỷ đồng Tính đến 15/8, bội chi ngân sách lêntới 130.700 tỷ đồng, bằng 5,4% GDP (theo giá hiện hành), cao hơn mức 4,8% đượcQuốc hội thông qua cho cả năm

1.6 Một số dự báo quan trọng năm 2014-2015:

Từ sự đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 có thể thấy, năm 2014 nềnkinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ Những khó khăn đặt ra trong năm 2013vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2014 Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, song tốc độchậm; khu vực kinh tế trong nước vẫn còn tiếp tục khó khăn: Khu vực FDI giữ được lợithế tăng trưởng, nhưng không có sự đột biến trong năm 2014; Nông nghiệp đã đạt đếnđỉnh tăng trưởng do chưa thay đổi về cơ cấu, nên khó có khả năng tăng trưởng cao hơnnăm 2013; Khu vực dịch vụ sẽ tăng trưởng khá hơn năm 2013, nhưng chưa có khả năngthúc đẩy cả nền kinh tế

Tuy nhiên, bức tranh chung của nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn 2 năm

2012-2013 Do đó, có thể dự báo trong năm 2014 tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và CPI tăngkhoảng 7% Nhiệm vụ chính trong năm 2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô,đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và quan trọng nhất là khôi phục lại niềm tincủa thị trường

Nhận xét

Qua các phân tích tình hình vĩ mô về nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Namqua các chỉ tiêu trên, ta có thể thấy rằng trong những năm qua, nền kinh tế bị khủnghoảng biện hiện là tăng trưởng kinh tế chậm, tình trạng thất nghiệp vẫn diễn ra ở hầuhết các nước, nợ công cao đặc biêt ở các nước Châu Âu; tình hình chung thế giới nhưvậy nền Việt Nam cũng không ngoài bối cảnh chung đó Vì thế, trong nền kinh tế biếnđộng như vậy, đứng vai trò là nhà đầu tư cần phải lựa chọn đầu tư vào các ngành ítchịu sự ảnh hưởng, bị tác động của nền kinh tế nhất, đồng thời có triển vọng phát triểntrong thời gian tới

Trang 11

Đánh giá các nhóm ngành

Với tình hình lạm phát tạm ổn định, lãi suất đang giảm nhưng khó có thể dự đoánđược biến động tương lai Do đó, những ngành có hoạt động kinh doanh ổn định, chỉ sốtài chính tốt, là những ngành chủ lực sẽ có lợi thế cao hơn

Nhóm ngành được đánh giá với nhiều triển vọng là dược phẩm, khai khoáng, thựcphẩm, bất động sản cao cấp Vì theo phân tích, những ngành này đang có tỷ suất sinh lợitrước thuế cao trên thị trường, tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn ở mức thấp, do đó, rủi ro về tàichính sẽ được giảm thiểu đáng kể

Ngành dược là ngành có tốc độ phát triển mạnh và tương đối ổn định Tốc độ pháttriển nhanh do nhu cầu đảm bảo sức khoẻ ngày càng tăng Sản phẩm ngành dược thuộcnhóm sản phẩm thiết yếu nên nhu cầu luôn được duy trì ổn định, tăng trưởng và ít biếnđộng nhiều cả khi nền kình tế suy thoái Ngoài ra, ngành dược còn được sự bảo hộ bởi cácchính sách của Nhà nước nên rất an toàn và bền vững

Nhóm ngành triển vọng khác là bất động sản, xây dựng và cao su Mặc dù hiện naychưa phải là thời điểm thuận lợi cho ngành bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng(không bao gồm sản xuất và kinh doanh thép) do những khó khăn trong nền kinh tế khiếncầu giảm và chi phí tài chính khá lớn.Tuy nhiên, xét về dài hạn đây vẫn là những ngànhcòn tiềm năng tăng trưởng khi nhu cầu thực ở những thành phố lớn như Hà Nội vàTPHCM vẫn ở mức cao Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế hiện nay với chính sách tiền tệnới lỏng, giảm lãi suất, tạo điều kiện để ngành bất động sản phát triển trở lại sau một thờigian tụt dốc Ngành đang giảm được hệ số nợ cũng như lợi nhuận đang có xu hướng cảithiện

Cao su và cụ thể sản xuất săm lốp là ngành có hệ số nợ thấp và chủ yếu là nợ ngắnhạn nên chi phí lãi vay không đáng kể, lợi nhuận biên của ngành cũng khá tốt Đây chính

là lợi thế không nhỏ của ngành này trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế

Trái ngược với các nhóm ngành trên, nhóm ngành sản xuất ô tô, nhựa và thép lạinhận dự báo không mấy sáng sủa

Sau khi đã cân nhắc kĩ, chúng tôi xem xét về tiềm năng phát triển cũng như khảnăng đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn, chúng tôi quyết định đầu tư vào ngành dược vàngành sản suất săm lốp Để làm rõ hơn cho quyết đinh đầu tư này của nhóm, chúng tacùng tìm hiểu kỹ hơn về 2 ngành này:

PHẦN 2: PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ PHÂN TÍCH CÔNG TY

Quan điểm đầu tư của chúng tôi là đầu tư vào các ngành có vốn hóa thị trường lớn để đảm bảo rủi ro thấp và đầu tư về mặt giá trị sẽ nhận được cao trong tương lai

so với các ngành khác Nhận thấy ngành dược và ngành sản xuất săm lốp là 2 ngành

có tiềm năng cao trong tương lai, nhu cầu trong tương lai vẫn còn rất lớn nên dự kiến

Trang 12

sẽ mang lại sự tăng trưởng bền vững trong tương lai Đây cũng là 2 ngành ít chịu tác động bởi những điều kiện bất lợi của nền kinh tế hiện nay.

1 Phân tích ngành dược

1.1 Giới thiệu chung

Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO), công nghiệp dược Việt Nam ởmức đang phát triển Việt Nam đã có công nghiệp dược nội địa, nhưng đa số phảinhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan có thể nói rằng côngnghiệp dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình - thấp

Ngành dược là ngành ít chịu ảnh hưởng khi nền kinh tế đi xuống, đồng thời lại có

cơ hội tăng trưởng mạnh khi kinh tế đi lên Đặc điểm của nhóm ngành dược là sự ổn định

về lợi nhuận , doanh thu và cổ tức do thuộc nhóm ngành thiết yếu và có sự tăng trưởng ổnđịnh

Nhìn chung, ngành dược vẫn được dự báo khả quan cùng với hoạt động kinhdoanh của các công ty ổn định, doanh thu và lợi nhuận vẫn giữ được đà tăng trưởng tốtngay cả trong những năm kinh tế khó khăn Cổ phiếu dược phẩm rất an toàn và gần nhưcác công ty đều báo lãi Các công ty này đều đang thể hiện những con số lãi từ vài chục tỷđồng đến hàng trăm tỷ đồng trong báo cáo tài chính quý II Như vậy, so với các lĩnh vựckhác như chứng khoán, bất động sản, hay DN sản xuất đang báo lỗ diễn ra trên diện rộng,

rõ ràng các đơn vị dược phẩm y tế gần như báo lãi toàn bộ

Do các tiêu chuẩn của chính phủ và các tổ chức y tế thế giới, một doanh nghiệp mớimuốn tham gia sản xuất hay phân phối thuốc thì cần phải đáp ứng nhiều điều kiện Rào cảngia nhập ngành khá lớn.Dược phẩm là một mặt hàng thiết yếu do đó khó có thể có sản phẩmthay thế cho mặt hàng này

1.2 Triển vọng phát triển quy mô thị trường ngành dược

Ngành dược tăng trưởng cao và ổn định Cũng theo BMI tốc độ tăng trưởng tiêuthụ dược phẩm tại Việt Nam được dự đoán tăng 14,5%/năm cho đến năm 2015 Mức chitiêu cho tiền thuốc bình quân đầu người nước ta còn thấp (23 USD/người/năm) so với cácnước trong khu vực (31-32 USD/người/năm) nên ngành Dược vẫn có tiềm năng tăngtrưởng tốt trong ngắn hạn và dài hạn

Thu nhập và đời sống của khoảng 90 triệu dân số Việt Nam đang được cải thiện vànhu cầu sử dụng thuốc tăng nhanh khiến cầu về thuốc ngày càng lớn Với gần 200 doanhnghiệp, ngành dược trong nước chỉ đáp ứng gần 50% nhu cầu nội địa Do đó, tiềm năng

Trang 13

năm 2012 và chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước mà phải nhập khẩu tới 60% cho nhucầu nội địa Tuy nhiên với sự tăng trưởng kinh tế ở mức vừa phải và dân số 90 triệu dânthì việt nam vẫn là còn tiềm năng dài hạn cho ngành dược với sự quan tâm của các nhàđầu tư nước ngoài và trong nước

2 Phân tích ngành săm lốp

2.1 Giới thiệu chung

Ngành săm lốp Việt Nam có quy mô nhỏ, khoảng 16.800 tỷ đồng (800 triệu USD),chiếm khoảng 0,34% thị trường săm lốp thế giới Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượngtiêu thụ lốp ô tô quá thấp, chỉ khoảng 4,3 triệu lốp/năm so với hơn 1,3 tỷ lốp/năm trêntoàn thế giới

Ngành công nghiệp sản xuất lốp xe trong nước thuận lợi nhờ nguồn cung nguyênliệu ổn định Khối lượng cao su tiêu thụ trong công nghiệp chế biến chỉ mới đạt khoảng10% tương đương với 50.000 tấn/ 1 năm Tuy nhiên trong những năm tới dự báo ngànhcao su tăng trưởng mạnh khi nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng cao su ngày càng lớn Sảnlượng cao su tự nhiên của Việt Nam theo dự báo của tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế

Sản lượng (ngàn tấn) 621 680 Dự tính 1.027 Dự tính 1.442

2.2 Triển vọng phát triển quy mô thị trường ngành sản xuất săm lốp

Trong ngắn và trung hạn nhu cầu tiêu thụ lốp ô tô dự báo tăng trưởng chậm, tuynhiên nhu cầu vẫn khá ổn định nhờ lượng lốp thay thế hàng năm, chiếm trên 95% tổngcầu hàng năm Tốc độ tăng trưởng sản lượng ô tô chỉ ở mức 5% trong giai đoạn 2013-

2016 nên nhu cầu lốp ô tô trong cùng giai đoạn dự báo tăng trưởng không cao, khoảng5,7% Tuy nhiên nhu cầu săm lốp ô tô vẫn hết sức ổn định nhờ lượng lốp thay thế đều đặnhàng năm

Trong dài hạn, thị trường tiêu thụ ô tô còn rất nhiều tiềm năng kéo theo sự tăngmạnh của nhu cầu săm lốp ô tô do tỷ lệ sở hữu ô tô hiện nay ở Việt Nam còn thấp so vớinước khu vực

Nhu cầu sử dụng phương tiện vận chuyển của thị trường nội địa và trên thế giới làkhá lớn, nhất là khu vực châu Á

Với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 8% và dân số trên 90 triệu dân với đời sốngngày càng được nâng cao, nhu cầu về việc sử dụng các phương tiện giao thông như xemáy, ôtô ngày càng gia tăng mạnh mẽ Cụ thể là theo quyết định số 002/2007/QĐ-BCTngày 29/08/2007 của Bộ công thương về việc Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xemáy Việt Nam giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2020 dự báo nhu cầu thị trường trongnước

Trang 14

+ Đến năm 2010 dự báo lượng xe máy lưu hành trong cả nước khoảng 31 triệu xe,tăng bình quân hàng năm khoảng 2,0-2,2 triệu xe/ năm

+ Đến năm 2020, tổng số xe máy lưu hành trong cả nước đạt khoảng 33 triệu xe,tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 vào khoảng 1,8 triệu xe/ năm

1. Công ty Dược Hậu Giang DHG

1.2 Vị thế của công ty trong ngành

- Theo IMS, công ty đứng thứ 7 trong thị trường Dược phẩm Việt Nam, đứng đầu trongthị trường Generics

- Doanh thu hàng sản xuất: Liên tiếp 11 năm qua, Dược Hậu Giang luôn là đơn vị dẫn đầungành công nghiệp sản xuất thuốc tân dược trong nước về doanh thu hàng sản xuất

- Lợi nhuận: Dược Hậu Giang là một trong những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhấttrong ngành

- Hệ thống phân phối của Công ty trải dài từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau với các kênhphân phối đa dạng, có thể cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiệnnhất Đây là điểm mạnh nổi trội của Dược Hậu Giang so với các doanh nghiệp cùngngành vào thời điểm hiện tại

1.3 Lĩnh vực kinh doanh

- Sản xuất kinh doanh dược;

- Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế;

- Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm, trang thiết bị y tế theo quyđịnh của Bộ Y tế;

- Sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến;

- In bao bì;

- Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ;

- Gia công, lắp đặt, sửa chữa điện, điện lạnh;

- Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị sản xuất thuốc tự chế tạo tại Công ty;

1.4 So sánh các công ty cùng ngành

Bảng 2.1: So sánh DHG với các công ty cùng ngành

Trang 15

Mã CK EPS P/E ROE ROA P/B Beta

P/E là Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu, cho biết nhà đầu tư phải trả giá chomột đồng thu nhập bao nhiêu, như vậy P/E càng nhỏ thì càng tốt; ta thấy P/E của BMC =14,9 có cao hơn mức trung bình ngành Chứng tỏ các nhà đầu tư kỳ cọng rất nhiều vào cổphiếu DHG

P/B là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của

cổ phiếu đó Nếu một công ty có P/B >1 thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm

ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao Và P/B (DHG) = 4,08 lớn hơn 1 và cao mức trungbình ngành là 1,9

Beta của của công ty đang là 0,8 >0,6 ngành thể hiện khả năng tạo được một tỷsuất sinh lợi cao hơn, nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn

1.5 Phân tích tình hình tài chính của công ty

a, Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( bảng 2 ) Bảng 2.2 Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của DHG ( phụ lục 9)

DHG là doanh nghiệp đứng đầu ngành dược về quy mô và hiệu quả hoạt động, cótốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức cao so với doanh nghiệp cùng ngành Dựa vào Báo cáo tài chính cuối mỗi năm ta thấy được kết quả kinh doanh của DHGkhá ổn định, tình hình tài chính tốt, khả năng sinh lời cao nhưng khó có khả năng tạo độtbiến Do đó, DHG được xếp vào nhóm cổ phiếu phòng thủ, ít biến động theo xu hướng thị

Trang 16

trường, thanh khoản thấp và không thích hợp cho các danh mục đầu tư ngắn hạn, lướtsóng DHG sẽ thích hợp cho các danh mục đầu tư giá trị.

b, Dựa vào bảng cân đối kế toán:

Bảng 2.3: Bảng cân đối kế toán tóm gọn của DHG (phụ lục 10)

DHG là doanh nghiệp lớn đứng đầu ngành dược về quy mô thể hiện qua giá trị tài sảncủa công ty lên đến hơn 1,995,707 và tăng dần qua các năm, năm 2013 đạt 2,595,012.Công ty có hệ số tự tài trợ cao trên 70%, Tỷ lệ nợ/Tổng tài sản của DHG qua các năm chỉkhoảng 30% như vậy DHG không sử dụng nhiều nợ vay nên các chỉ số nợ đều ở mức kháthấp, điều này sẽ mang lại lợi thế cho công ty trong bối cảnhhiện nay các chỉ số đều thểhiện khả năng ổn định và cân bằng tài chính tốt => tình hình tài chính lành mạnh

1.6 Phân tích các chỉ số cơ bản

a) Khả năng sinh lời

Bảng 2.4 Các chỉ số khả năng sinh lời của DHG (phụ lục 11)

Nhìn chung ROA, ROE, EPS của DHG tương đối ổn đinh, tuy nhiên do ảnh hưởngcủa giá nguyên liệu nhập khẩu và tình hình biến động của kinh tế thế giới khả năng sinhlợi có giảm đi nhưng không đáng kể So với bình quân ngành, các tỷ suất lợi nhuận trêndoanh thu của DHG đều ở mức khá cao Điều này đạt được nhờ công ty duy trì tỷ lệdoanh thu từ sản phẩm tự sản xuất cao và có sản lượng tiêu thụ lớn Ngoài ra, các chỉ sốROA, ROE của DHG cũng thuộc nhóm cao nhất trong ngành

b) Khả năng thanh toán

Bảng 2.5 Các chỉ số khả năng thanh toán của DHG (phụ lục 12)

Từ bảng trên ta thấy tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán hiện hành đều >1Tức là giá trị tài sản lưu động có thể huy động ngay của doanh nghiệp đủ đảm bảo choviệc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Cơ cấu nguồn vốn DHG luôn duy trì khoản tiền

và tương đương tiền lớn nên hàng năm công ty luôn có khoản lãi từ tiền gửi khá lớn.Tuynhiên, khoản mục này trong năm 2011 đã giảm mạnh do công ty duy trì đầu tư vào dự ánnhà máy mới.Tuy nhiên, trước tình hình khó khăn hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh lượngtiền mặt của công ty giảm mạnh do đầu tư vào dự án nhà máy mới khiến khả năng thanhtoán suy giảm

c) Hiệu quả hoạt động

Bảng 2.6 Các chỉ số hiệu quả hoạt động của công ty DHG (phụ lục 13)

Các chỉ số thể hiện hiệu quả hoạt động như: vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sảnngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho, đều duy trì các thông số ở mức cao và tương đối ổnđịnh Đặc biệt là vòng quay hàng tồn kho đạt ở mức cao cho thấy công ty đã cải tiến đượcphần nào khả năng quản trị hàng tồn kho dự trữ vật tư hợp lý hơn, cơ cấu sản xuất theonhu cầu thị trường tiết kiệm tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho

Trang 17

1.7 Kết luận

Dựa vào Báo cáo tài chính cuối mỗi năm ta thấy được kết quả kinh doanh củaDHG khá ổn định, tình hình tài chính tốt, khả năng sinh lời cao so với mặt bằng chungcủa các DN niêm yết trên thị trường cũng như các doanh nghiệp trog cùng ngành, là cổphiếu phù hợp với phong cách đầu tư giá trị

 Từ những phân tích trên, nhóm đã quyết định chọn lựa chứng khoán DHG đểđầu tư

2 Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

2.1 Giới thiệu:

 Tên công ty : Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (Mã GD : DRC )

 Ngành : Săm lốp Sàn GD: HOSE

2.2 Vị thế của công ty trong ngành.

 Trước cổ phần hóa, Công ty là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hóachất Việt Nam với hơn 30 năm hình thành và phát triển, Công ty đã khẳngđịnh được vị trí của mình trên thị trường, cụ thể theo điều tra mới nhất màCông ty vừa thực hiện thì hiện tại:

 Công ty đứng thứ năm toàn ngành hóa chất

 Đứng thứ hai tính chung cho thị phần sản xuất săm lốp ôtô, xe đạp, xe máy

 Đứng thứ nhất tính riêng cho thị phần sản xuất săm lốp ôtô, máy kéo.Thịphần của Công ty đạt khoảng 35%, trong khi đó hãng thứ hai chỉ chiếm15%

 Với những sản phẩm và đóng góp của mình, Công ty được Nhà nước,Chính phủ, Bộ Công nghiệp, các cơ quan báo chí và nhiều tổ chức ghi nhậnnhiều giải thưởng cao quý như Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba;chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9001:2000, Sao vàng Đất Việt, Top Tenthương hiệu Việt các năm 2005, 2006, …

Trang 18

P/E là Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu, cho biết nhà đầu tư phải trả giá chomột đồng thu nhập bao nhiêu, như vậy P/E càng nhỏ thì càng tốt; ta thấy P/E của DRC =9.1 cao hơn mức trung bình ngành

P/B là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của

cổ phiếu đó Nếu một công ty có P/B >1 thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm

ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao Và P/B (DRC) = 2.54 lớn hơn 1 và cao mức trungbình ngành

Beta của của công ty đang là 1.1 >1 thể hiện khả năng tạo được một tỷ suất sinh lợicao hơn, nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn

2.5 Phân tích tình hình tài chính của công ty:

a, Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.8 Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của DRC (phụ lục 15)

DRC là doanh nghiệp đứng đầu ngành săm lốp về quy mô và hiệu quả hoạt động,

có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức cao so với doanh nghiệp cùng ngành.Doanh thu thuần tăng 5,6% năm 2012 là một năm kinh tế đầy khó khăn, các hoạt độngđầu tư trong cả nước đều giảm sút mạnh dẫn đến nhu cầu săm lốp cũng sụt giảm, tuynhiên với nỗ lực không ngừng DRC vẫn đẩy mạnh các hoạt động bán hàng để tăng sảnlượng tiêu thụ Bên cạnh đó giá cao su nguyên vật liệu năm qua cũng giảm tương đốicộng với những nỗ lực tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm nên lợi nhuận trướcthuế năm 2012 tăng 58,23% so với năm 2011

Dựa vào Báo cáo tài chính cuối mỗi năm ta thấy công ty đã ghi nhận 1 sự tăngtrưởng doanh thu khá ấn tượng, ổn định, tình hình tài chính tốt, khả năng sinh lời cao Cổphiếu DRC được xếp vào nhóm cổ phiếu hàng đầu của thị trường

b Dựa vào bảng cân đối kế toán:

Bảng 2.9: Bảng cân đối kế toán tóm gọn của DRC (phụ luc 16)Quy mô tài sản của công ty DRC tương đối lớn với tổng tài sản năm 2011 là1,709,066 triệu đồng và tăng dần qua các năm từ năm 2011 đến quý 3 năm 2013 Cùngvới đó là vốn chủ sở hữu liên tục tăng với năm 2012 tăng 33,31% so với năm 2011 và chỉmới 3 quý năm 2013 đã đạt 1,284,751 triệu đồng Tài sản cố định và vốn vay tăng mạnhtrong 2 năm gần đây Với nhiều dự án đang triển khai như di dời nhà máy săm lốp cũ và

dự án Radial, DRC chủ yếu sử dụng vốn vay để tài trợ cho dự án Do đó trong cơ cấu tàisản và nguồn vốn thì tỷ trọng tài sản cố định và vốn vay tăng mạnh trong 2 năm gần đây.Tuy nhiên tỷ lệ nợ/VCSH của DRC trong năm 2012 là 0,76x, vẫn khá an toàn So vớicác công ty trong ngành thì DRC vẫn có tỷ lệ vay nợ khá thấp

2.6 Phân tích các chỉ số cơ bản:

a) Khả năng sinh lời

Bảng 2.10 Các chỉ số khả năng sinh lời của DRC (phụ lục 17)

Trang 19

Khả năng sinh lời tốt và khá ổn định Mặc dù lợi nhuận ngành săm lốp phụthuộc nhiều vào biến động giá cao su nguyên liệu đầu vào, trong các năm qua giá cao

su nguyên liệu đầu vào biến động rất mạnh, tuy nhiên khả năng sinh lời của DRC khá ổnđịnh, ROE luôn ở mức trên 24% Nguyên nhân là do sản phẩm chủ lực của DRC là sămlốp ô tô có biên lợi nhuận gộp khá cao, đồng thời DRC không khó để tăng giá bán khi giánguyên liệu đầu vào tăng Vì đặc thù là một đơn vị sản xuất, tài sản cố định nhiều nênDRC có ROA không cao, chỉ khoảng trên 10%

b) Khả năng thanh toán

Bảng 2.11 Các chỉ số khả năng thanh toán của DRC (phụ lục 18)

Khả năng thanh toán vẫn được duy trì khá tốt Khả năng thanh toán nhanh và khảnăng thanh toán ngắn hạn vẫn ở mức bình quân các năm và tương đối tốt so với các doanhnghiệp cùng ngành Tuy nhiên, khả năng thanh toán tức thì giảm mạnh là điều không thểtránh khỏi

Khả năng thanh toán nhanh giảm dần Việc tăng nợ vay trong những năm gần đây

đã làm cho khả năng thanh toán của DRC giảm dần qua các năm Hệ số thanh toán ngắnhạn năm 2012 của DRC là 1,93x, tỷ lệ này tương đối an toàn Tuy nhiên hệ số thanhtoán ngắn hạn của DRC 2 năm gần đây đều dưới 1x Đây là đặc trưng riêng của các doanhnghiệp săm lốp Thường thời điểm cuối năm các công ty thường trữ nguyên liệu cao sugiá rẻ nên tồn kho tăng mạnh, trong khi nợ vay cũng tăng để tài trợ cho hoạt động này

Do đó, tỷ lệ thanh toán nhanh thời điểm cuối năm thường thấp

Do đó, khi đánh giá khả năng thanh toán của DRC thì việc đánh giá dựa trên tỷ lệthanh toán ngắn hạn thì chính xác hơn

c) Hiệu quả hoạt động

Bảng 2.12 Các chỉ số hiệu quả hoạt động của công ty DRC (phụ lục 19)

Do sự thay đổi về tình hình tiêu thụ và phương thức bán hàng nên số ngày hàng tồnkho và số ngày khoản phải thu trong 9 tháng 2011 đang có xu hướng tăng mạnh so vớicác năm trước.Điều này cho thấy rủi ro bị chiếm dụng vốn lưu động mà DRC đang phảiđối mặt

Trong khi đó, vòng quay tổng tài sản lại đang giảm dần so với bình quân các nămtrước do DRC đang triển khai dự án đầu tư sản xuất lốp Radian Triển khai đầu tư mởrộng trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì việc giảm hiệu quả hoạt động là khó tránhkhỏi Cụ thể năm 2011 là 196% (tức là 1 đồng tài sản tạo ra 1,96 đồng Doanh thu) vànăm 2012 là 136% Chỉ số này giảm không phải do hiệu suất sử dụng tài sản của DRCgiảm là do việc đầu tư vào việc sản xuất Radial toàn thép với vốn đầu tư cao Dự báo cácnăm tới khi các việc sản xuất Radial toàn thép đạt năng suất hoàn toàn thì chỉ số này sẽtăng lên rất cao

2.7 Kết luận

Trang 20

Dựa vào Báo cáo tài chính cuối mỗi năm ta thấy được kết quả kinh doanh của DRCkhá ổn định, tình hình tài chính tốt, khả năng sinh lời cao.

DRC là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành và có chiếm thị phần số 1 về săm lốp ôtô.Triển vọng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong tương lai là khá tốt khi dự án nhàmáy mới đi vào hoạt động trong năm 2012

DRC có các chỉ tiêu cơ bản khá tốt, có triển vọng về dài hạn Tuy đang phải đối mặtvới nhiều khó khăn hạn chế nhưng triển vọng của DRC vào năm 2014 là rất lớn khi việc

mở rộng được hoàn thành và việc khai thác dây chuyền sản xuất Radial toàn thép là hoàntoàn nên việc đầu tư vào DRC sẽ mang đến nhiều lợi ích trong dài hạn.Ngoài ra, thanhkhoản DRC đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây

 Từ những phân tích trên, nhóm chúng em đã quyết định chọn lựa chứng khoánDRC để đầu tư

Trang 21

PHẦN 3: XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ

Các số liệu về các loại chứng khoán được lấy từ http://cophieu68.com/, giá chứngkhoán là giá đóng cửa từ ngày 01/01/2011 đến ngày 30/10/2013

Sau khi phân tích vĩ mô và phân tích ngành cũng như thực hiện việc tính toán cácchỉ số đo lường tỷ suất lợi tức và độ lệch chuẩn của giá các cổ phiếu trong quá khứ, nhómquyết định chọn hai cổ phiếu của hai công ty là Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng (MãCK: DRC) và Công ty Cổ phần Dược Dậu Giang (Mã CK: DHG) để xây dựng danh mụcđầu tư của mình

1 Đo lường khả năng sinh lợi

Ta kí hiệu: DRC là chứng khoán 1

Sử dụng số liệu quá khứ về giá giao dịch của hai cổ phiếu từ 1/1/2011 đến30/10/2013 và dùng các hàm thống kê trong Excel ta tính được các số liệu về tỷ suất lợitức, phương sai và độ lệch chuẩn của hai cổ phiếu như sau

Tính tỷ suất lợi tức hàng ngày của từng chứng khoán

Trong đó : rt là tỷ suất lợi tức hàng ngày của chứng khoán

Pt + 1 là giá đóng cửa chứng khoán ngày t+1

Pt là giá đóng cửa chứng khoán ngày t

Chú ý: ở đây chỉ tính tới ngày giao dịch 30/10/2013

Dưới đây là kết quả một vài ngày cuối tháng 10/2013 Các ngày sau tính tương tự

Bảng 3.1: Tỷ suất lợi tức hàng ngày của Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng (Mã CK: DRC)

Ngày Giá đóng cửa( nghìn đồng) Tỷ suất lợi tức hằng ngày r1ti

Trang 22

Bảng 3.2: Tỷ suất lợi tức hàng ngày của Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang (Mã CK: DHG)

Ngày Giá đóng cửa (nghìn đồng) Tỷ suất lợi tức hằng ngày r1t

Tính tỷ suất lợi tức kỳ vọng và độ lệch chuẩn:

- Tỷ suất lợi tức trung bình cộng E(Ri) bằng trung bình của tổng tỷ suất lợi tứchằng ngày rit

Theo kết quả tính toán ta có được : E(DRC) = E(R1) = 0.001859135

E(DHG) = E(R2) = 0.001512123

2 Đo lường rủi ro:

- Tính phương sai i2

Trong đó: i2 : Phương sai của chuỗi dữ liệu quá khứ

E(Ri) : Tỷ suất lợi tức hằng ngày E(R) : Tỷ suất lợi tức trung bình cộng qua các thời kỳ

Trang 23

- Cổ phiếu có mã DRC có tỷ suất lợi tức kỳ vọng lớn hơn cổ phiếu mã DHG nên khảnăng đem lại lợi nhuận khi đầu tư vào cổ phiếu DRC cũng cao hơn đầu tư vào cổphiếu DHG Tuy nhiên rủi ro đầu tư của cổ phiếu DRC cũng cao hơn rủi ro của cổphiếu DHG vì độ lệch chuẩn SDRC > SDHG Từ đó ta kết luận rằng danh mục đầu tưgồm hai cổ phiếu này không xảy ra trường hợp thống trị.

Xem xét mối quan hệ giữa hai cổ phiếu khi đưa vào cùng một danh mục đầu tư, ta đolường hiệp phương sau và hệ số tương quan giữa chúng

Công thức tính hiệp phương sai giữa hai chứng khoán Cov(R1,R2):

Trong đó: E(R1i) : Tỷ suất lợi tức hằng ngày của chứng khoán 1

E(R2i) : Tỷ suất lợi tức hằng ngày của chứng khoán 2

E(R1), E(R2): Tỷ suất lợi tức trung bình cộng của CK 1,2

Ngày đăng: 06/10/2014, 14:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Báo cáo “Triển vọng kinh tế thế giới” do IMF công bố ngày 5/8/2013. Truy xuất tại:http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/thegioi/2013/14/32000.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển vọng kinh tế thế giới
[5] Báo công an tp. Hồ Chí Minh, bài viết “Bóng ma thất nghiệp ám ảnh châu Âu”.Truy xuất tại: http://congan.com.vn/?mod=detnews&catid=1120&id=492889 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bóng ma thất nghiệp ám ảnh châu Âu
[6] Tạp chí cộng sản, bài viết “ILO: Tỷ lệ thất nghiệp trên toàn thế giới năm [7] 2010 cao kỷ lục”. Truy xuất tại Sách, tạp chí
Tiêu đề: ILO: Tỷ lệ thất nghiệp trên toàn thế giới năm [7] 2010 cao kỷ lục
[9] Báo tin tức- Tin thế giới, bài viết “Tỷ lệ thất nghiệp lên đến đỉnh điểm ở châu Âu”, tác giả: Thanh Hải. Truy xuất tại: http://baotintuc.vn/thoi-su- tg/ty-le-that-nghiep-len-den-dinh-diem-o-chau-au-20120201103304082.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ thất nghiệp lên đến đỉnh điểm ở châu Âu
[10] Đài tiếng nói Việt Nam VOV, bài viết “Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản giảm”, tác giả: Vũ Anh Tuấn. Truy xuất tại: http://vov.vn/The-gioi/Ti-le- that-nghiep-tai-Nhat-Ban-giam/215374.vov Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản giảm
[11] Báo VINA CORP, bài viết: “Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ xuống thấp nhất 4 năm”, tác giả: Gafin. Truy xuất tại: http://www.vinacorp.vn/news/ty-le-that-nghiep-cua-my-xuong-thap-nhat-4-nam/ct-537678 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ xuống thấp nhất 4 năm
[12] Bài viết “Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất 4 năm”, ngày 5/4/2013, tác giả: Minh Anh. Truy xuất tại: http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/my-ty-le-that-nghiep-thap-nhat-4-nam-2013040520584695713ca32.chn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất 4 năm
[13] Báo Vietnam, bài viết: “Nhật bản giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp giảm”. Truy xuất tại: http://www.vietnamplus.vn/Home/Nhat-Ban-Gia-tieu-dung-va-ty-le-that-nghiep-giam/20133/185359.vnplus Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật bản giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp giảm
[14] Báo gafin.vn, bài viết “Toàn cảnh nợ công thế giới tính đến tháng 6/2013”. Truy xuất tại: http://gafin.vn/20120904034635794p0c32/toan-canh-no-cong-the-gioi-tinh-den-thang-6-2013.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cảnh nợ công thế giới tính đến tháng 6/2013
[15] Báo Vnexpress, bài viết “Mỗi người Việt Nam gánh nặng 800 USD nợ công”, tác giả: Hà Thu . Truy xuất tại: http://vnexpress.net/gl/kinh- doanh/quoc-te/2013/01/moi-nguoi-viet-nam-ganh-800-usd-no-cong/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỗi người Việt Nam gánh nặng 800 USD nợ công
[16] Báo Nghiên cứu Nhật Bản (Center for Japanese Studies), bài viết “Tổng quan kinh tế Nhật Bản năm 2012”. Truy xuất tại:http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=673 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan kinh tế Nhật Bản năm 2012
[17] Báo VnEconomy, bài viết “Nợ công của Trung Quốc là bao nhiêu”. Truy xuất tại: http://vneconomy.vn/20110309114039270P0C99/no-cong-cua-trung-quoc-la-bao-nhieu.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nợ công của Trung Quốc là bao nhiêu
[18] Báo Vietnam, bài viết “”Nợ công Âu- Mỹ tác động như thế nào tới Việt Nam”, tác giả: Đức Hùng. Truy xuất tại:http://www.vietnamplus.vn/Home/No-cong-AuMy-tac-dong-nhu-the-nao-toi-Viet-Nam/20118/100213.vnplus Sách, tạp chí
Tiêu đề: ”Nợ công Âu- Mỹ tác động như thế nào tới Việt Nam
[21] Báo Vnepress, kinh doanh, bài viết “10 doanh nghiệp lãi nghìn tỷ trên sản chứng khoán”., tác giả: Hàn Phi,. Truy xuất tại:http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/doanh-nghiep/2013/03/10-doanh-nghiep-lai-nghin-ty-tren-san-chung-khoan-1/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10 doanh nghiệp lãi nghìn tỷ trên sản chứng khoán
[22] Báo Vneconomy, bài viết “Tăng trưởng GDP năm 2010 đạt 6,78%”, tác giả: Anh Quân,. Truy xuất tại:http://vneconomy.vn/2010122901294195P0C9920/tang-truong-gdp-nam-2010-dat-678.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng GDP năm 2010 đạt 6,78%
[2] Trung tâm công nghệ thông tin Công nghiệp và Thương mại, báo Tinkinhte.com. Truy xuất tại: http://www.tinkinhte.com/the-gioi/phan-tich-nhan-dinh/kinh-te-the-gioi-nhin-lai-nam-2012-va-du-bao-nam- Link
[4] Tin baomoi.com. Truy xuất tại:http://www.baomoi.com/Kinh-te-the-gioi-nam-2012-trien-vong-nam-2013-va-nhung-goi-y-chinh-sach-tien-te-cho-Viet-Nam/126/10299608.epi Link
[19] Cophieu68.com, nhóm ngành và các chỉ số cơ bản. Truy xuất tại: http://www.cophieu68.com/categorylist.php Link
[20] TVSI, trang chứng khoán Tân Việt, so sánh ngành. Truy xuất tại: http://finance.tvsi.com.vn/CompareIndustry.aspx Link
[24] BSC, Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.Truy xuất tại: http://www.bsc.com.vn/News/2010/12/7/124473.aspx[23] Cophieu68.com, cổ phiếu DRC, truy xuất tại Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Tổng kết lạm phát thế giới (%) . ( xem phụ lục 2) - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
Bảng 1.2 Tổng kết lạm phát thế giới (%) . ( xem phụ lục 2) (Trang 4)
Bảng 1.5 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 9 tháng 2011, 2012 và 2013 - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
Bảng 1.5 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 9 tháng 2011, 2012 và 2013 (Trang 7)
Bảng 3.1: Tỷ suất lợi tức hàng ngày của Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng  (Mã CK: DRC) - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
Bảng 3.1 Tỷ suất lợi tức hàng ngày của Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng (Mã CK: DRC) (Trang 20)
Bảng 3.2: Tỷ suất lợi tức hàng ngày của Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang  (Mã CK: DHG) - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
Bảng 3.2 Tỷ suất lợi tức hàng ngày của Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang (Mã CK: DHG) (Trang 21)
Bảng 3.3: Tỷ suất lợi tức kỳ vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức 2 cổ - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
Bảng 3.3 Tỷ suất lợi tức kỳ vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức 2 cổ (Trang 22)
Hình 1: Đường biên phương sai bé nhất và đường biên hiệu quả. - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
Hình 1 Đường biên phương sai bé nhất và đường biên hiệu quả (Trang 25)
Bảng 6: Tỷ trọng tối ưu của các Cổ phiếu trong danh mục rủi ro ( DMĐT tối ưu) - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
Bảng 6 Tỷ trọng tối ưu của các Cổ phiếu trong danh mục rủi ro ( DMĐT tối ưu) (Trang 26)
Bảng 7: Tỷ trọng đầu tư vào danh mục rủi ro P và tài sản phi rủi ro trong danh mục đầu - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
Bảng 7 Tỷ trọng đầu tư vào danh mục rủi ro P và tài sản phi rủi ro trong danh mục đầu (Trang 28)
Bảng 11: Hệ số beta - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
Bảng 11 Hệ số beta (Trang 31)
Bảng 12: Thông số của danh mục kết hợp P và danh mục thị trường - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
Bảng 12 Thông số của danh mục kết hợp P và danh mục thị trường (Trang 32)
Bảng 13:  Hệ số góc của đường CAL và CML - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
Bảng 13 Hệ số góc của đường CAL và CML (Trang 32)
Từ  hình 2, bảng 11, 12 và 13 chúng ta thấy danh mục kết hợp hai chứng khoán P - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
h ình 2, bảng 11, 12 và 13 chúng ta thấy danh mục kết hợp hai chứng khoán P (Trang 33)
Phục lục 4: Bảng 1.4 Tình hình nợ công ở các quốc gia trên thế giới. - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
h ục lục 4: Bảng 1.4 Tình hình nợ công ở các quốc gia trên thế giới (Trang 40)
Phục lục 3: Bảng 1.3 Chỉ tiêu thất nghiệp của một số quốc gia trên thế giới (%) - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
h ục lục 3: Bảng 1.3 Chỉ tiêu thất nghiệp của một số quốc gia trên thế giới (%) (Trang 40)
Phục lục 5: Bảng 1.6 Tình hình lam phát Việt Nam(%) - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
h ục lục 5: Bảng 1.6 Tình hình lam phát Việt Nam(%) (Trang 41)
Phục lục 9: Bảng 2.2 Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của DHG ĐVT: (Triệu - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
h ục lục 9: Bảng 2.2 Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của DHG ĐVT: (Triệu (Trang 42)
Phục lục 13: Bảng 2.6 Các chỉ số hiệu quả hoạt động của công ty DHG - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
h ục lục 13: Bảng 2.6 Các chỉ số hiệu quả hoạt động của công ty DHG (Trang 43)
Phục lục 12: Bảng 2.5 Các chỉ số khả năng thanh toán của DHG - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
h ục lục 12: Bảng 2.5 Các chỉ số khả năng thanh toán của DHG (Trang 43)
Phục lục 14: Bảng 2.7 So sánh DRC với các công ty cùng ngành. - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
h ục lục 14: Bảng 2.7 So sánh DRC với các công ty cùng ngành (Trang 44)
Phục lục 15: Bảng 2.8 Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của DRC ĐVT: - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
h ục lục 15: Bảng 2.8 Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của DRC ĐVT: (Trang 44)
Phục lục 17: Bảng 2.10 Các chỉ số khả năng sinh lời của DRC - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
h ục lục 17: Bảng 2.10 Các chỉ số khả năng sinh lời của DRC (Trang 45)
Phục lục 18: Bảng 2.11 Các chỉ số khả năng thanh toán của DRC - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
h ục lục 18: Bảng 2.11 Các chỉ số khả năng thanh toán của DRC (Trang 45)
Phục lục 19: Bảng 2.12 Các chỉ số hiệu quả hoạt động của công ty DRC - bài tập nhóm môn đầu tư tài chính xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả
h ục lục 19: Bảng 2.12 Các chỉ số hiệu quả hoạt động của công ty DRC (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w