thực trạng và giải pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng thương mại

108 554 2
thực trạng và giải pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN PHÙNG THỊ MAI LY MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5. Th.S Hoàng Đình Thắng, Phó Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng (2011), “Bàn về thanh tra, giám sát toàn bộ theo Điều 51 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (5), 18-20 101 6. Th.S Hoàng Đình Thắng, Phó Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng (2011), “Phương pháp kết hợp thanh tra, giám sát tuân thủ với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng”, Tạp chí ngân hàng, (6), 17-20 101 7. Học viện tài chính (2005), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội 101 8. Học viện tài chính (2006), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, Nxb Tài chính, Hà Nội 101 9. Học viện tài chính (2006), Giáo trình Thanh tra tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội 101 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam TCTD Tổ chức tín dụng NHTW Ngân hàng Trung ương NHTM Ngân hàng thương mại MIS Hệ thống thông tin quản lý HĐQT Hội đồng quản trị TTGS Thanh tra, giám sát CTTC Cho thuê tài chính QTD Quỹ tín dụng DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU 5. Th.S Hoàng Đình Thắng, Phó Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng (2011), “Bàn về thanh tra, giám sát toàn bộ theo Điều 51 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (5), 18-20 101 6. Th.S Hoàng Đình Thắng, Phó Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng (2011), “Phương pháp kết hợp thanh tra, giám sát tuân thủ với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng”, Tạp chí ngân hàng, (6), 17-20 101 7. Học viện tài chính (2005), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội 101 8. Học viện tài chính (2006), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, Nxb Tài chính, Hà Nội 101 9. Học viện tài chính (2006), Giáo trình Thanh tra tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội 101 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nâng cao năng lực thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những yêu cầu cần thiết trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế thị trường hiện nay để đảm bảo duy trì một hệ thống ngân hàng an toàn, lành mạnh. Trải qua chặng đường dài phát triển, Nhà nước đã không ngừng đổi mới tư duy và nhận thức về hoạt động thanh tra ngân hàng, hoàn thiện hơn trên các phương diện về thể chế, tác nghiệp và công nghệ để thích nghi với môi trường hoạt động của ngành ngân hàng đang trong xu thế toàn cầu hóa. Những thành tựu đóng góp của Thanh tra NHNN vào sự nghiệp đổi mới và phát triển an toàn ngành ngân hàng là không thể phủ nhận, song những thách thức đặt ra đối với hệ thống thanh tra ngân hàng trước yêu cầu đổi mới cũng là không nhỏ. Đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống thanh tra ngân hàng là lựa chọn đúng đắn vì sự phát triển an toàn lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên đường hội nhập quốc tế và tự do hóa tài chính. Trong đó, việc đổi mới thanh tra hoạt động ngân hàng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng. Thực tế cho thấy, một số vụ việc xảy ra gần đây gây ảnh hưởng rất lớn đến an toàn hệ thống ngân hàng là do năng lực quản lý, kiểm soát rủi ro của các NHTM còn yếu kém, đồng thời phản ánh hoạt động thanh tra đã phần nào không đi sát với thực tế. Trong hai năm qua, phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đã được triển khai, tuy nhiên vẫn còn những bất cập nhất định. Vì vậy việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng thương mại” là rất cần thiết và có ý nghĩa thời sự cấp bách. 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trước yêu cầu chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế theo định hướng thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hoạt động Thanh tra Ngân hàng hướng vào mục tiêu chính là bảo vệ an toàn hệ thống Ngân hàng và bảo vệ an toàn cho người gửi tiền. Đó là mục tiêu hiện nay đồng thời là mục tiêu lâu dài của hoạt động Thanh tra Ngân hàng, không chỉ ở nước ta mà ở tất cả các nước theo nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, phấn đấu cho mục tiêu quan trọng đó, phải có quá trình, phải có bước đi thích hợp với các bước phát triển của nền kinh tế nước ta. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động hệ thống Thanh tra Ngân hàng là rất cấp thiết đã được NHNN thực hiện từ năm 2008, theo đó cũng cần phải đổi mới tư duy và phương pháp thanh tra. Thanh tra trên cơ sở rủi ro là một phương pháp thanh tra mới, do đó thực tiễn hoạt động còn có những hạn chế và gặp phải những khó khăn nhất định, đề tài này sẽ phần nào phản ánh những thực tế đó để làm cơ sở đưa ra những giải pháp mang tính xây dựng để nâng cao hiệu quả và hoàn thiện hơn nữa hoạt động Thanh tra ngân hàng. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài: Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả xin được tập trung vào vấn đề thanh tra tổng thể trên cơ sở rủi ro của NHTM và các tổ chức tín dụng (TCTD) khác có hoạt động ngân hàng mà không đi sâu phân tích chi tiết, cụ thể thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với từng loại rủi ro có nguy cơ gặp phải trong hoạt động của TCTD. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Việc vận dụng các quy định theo thông lệ quốc tế về giám sát ngân hàng hiệu quả vào hoạt động thanh tra, giám sát đối với các TCTD ở Việt Nam hiện nay còn gặp phải những khó khăn do một số các điều kiện chưa đáp ứng phù hợp với yêu cầu. Đề tài hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về rủi ro và thanh tra trên cơ sở rủi ro. Từ nghiên cứu lý luận, đề tài đề cập, đánh giá thực 2 trạng rủi ro và thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của NHTM; đồng thời chỉ ra một số khó khăn, hạn chế gặp phải trong tiến trình áp dụng phương pháp thanh tra này. Từ đó đưa ra một số giải pháp để hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của NHTM và làm cơ sở cho việc ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn ở Việt Nam trong thời gian tới. 5. Kết cấu của luận văn: Với đề tài trên, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận về rủi ro và thanh tra trên cơ sở rủi ro Chương II: Thực trạng rủi ro và thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng thương mại Chương III: Một số giải pháp hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng thương mại 3 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ THANH TRA TRÊN CƠ SỞ RỦI RO 1.1 RỦI RO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN 1.1.1 Khái niệm rủi ro Theo “Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro” do Cơ quan Thanh tra, giám sát (TTGS) ngân hàng biên soạn năm 2009, “Trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro là khả năng mà các sự kiện, được dự đoán trước hay không được dự đoán trước, có thể gây ra tác động bất lợi đối với vốn hay thu nhập của TCTD” [tr.13]. Kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh mang tính nhạy cảm cao; các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng mang tính tương đồng, dễ bắt chước và gắn liền với yếu tố thời gian; những khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, phong phú; Do đó chấp nhận rủi ro và quản lý rủi ro là nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh ngân hàng. Rủi ro tồn tại trong các hoạt động của TCTD, do đó nó không phải là lý do chính gây ra sự lo lắng cho hoạt động của TCTD. Tuy nhiên, ở góc độ Thanh tra viên cần đánh giá về rủi ro mà một TCTD đang gặp phải có được đảm bảo hay không. Rủi ro được đảm bảo khi hiểu rõ về chúng, định lượng được, kiểm soát được, và nằm trong khả năng sẵn sàng chịu đựng những tác động bất lợi của TCTD. Nếu rủi ro không được đảm bảo, Ban điều hành và Hội đồng quản trị (HĐQT) phải thực hiện các bước để giảm nhẹ hay loại trừ những rủi ro này. Các hành động thích hợp mà một TCTD có thể thực hiện là giảm trạng thái rủi ro, tăng vốn, hay củng cố quy trình quản lý rủi ro. Bảy loại rủi ro được nêu lên sau đây, kể cả các tiểu rủi ro trong một số loại rủi ro (như rủi ro lãi suất, rủi ro giá cả, và rủi ro ngoại hối là các loại rủi ro thuộc rủi ro thị trường) phản ánh thuật ngữ thông dụng trong ngành ngân 4 hàng. Thanh tra viên ngân hàng cần phải nhận thức được rủi ro và có cách thức ứng phó với từng loại rủi ro. 1.1.2 Các loại rủi ro trong hoạt động của NHTM Bất cứ hoạt động kinh doanh nào trong nền kinh tế thị trường đều gặp rủi ro. Đặc biệt hoạt động kinh doanh ngân hàng lại là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm càng không tránh được những rủi ro. Hơn thế, rủi ro luôn luôn tiềm ẩn gây ra những tổn thất ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong cuốn “Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro” phiên bản 1 của Cơ quan TTGS ngân hàng phát hành tháng 11/2009 đã chỉ ra bảy loại rủi ro cơ bản chi phối hoạt động của TCTD bao gồm: * Rủi ro Tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro tiềm ẩn đối với thu nhập hoặc vốn phát sinh khi người vay hoặc đối tác không thực hiện đúng điều khoản của hợp đồng hoặc không thực hiện đầy đủ như thỏa thuận tại điều khoản của hợp đồng. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro dễ nhận thấy nhất liên quan đến hoạt động kinh doanh của TCTD. Định nghĩa truyền thống vốn cho rằng rủi ro tín dụng chỉ liên quan đến các hoạt động cho vay. Tuy nhiên, định nghĩa nêu trên hàm chứa nhiều khía cạnh hơn thế, trong đó chỉ ra rằng: rủi ro tín dụng cũng phát sinh trong nhiều loại hoạt động ngân hàng, kể cả việc lựa chọn các sản phẩm cho danh mục đầu tư, các TCTD đại lý, các đối tác kinh doanh sản phẩm phái sinh hay các đối tác ngoại hối. Rủi ro tín dụng cũng có thể phát sinh từ rủi ro quốc gia, cũng như phát sinh một cách gián tiếp thông qua hoạt động bảo lãnh. Thuật ngữ rủi ro đối tác, rủi ro quốc gia, rủi ro chính phủ và rủi ro chuyển tiền đôi khi được tách riêng thành các loại rủi ro độc lập do chúng có nhiều biểu hiện khác nhau về rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng tồn tại trên cả nội bảng và ngoại bảng cân đối của TCTD. Rõ ràng rủi ro tín dụng phát sinh từ các món cho vay nhưng còn có các nguồn 5 khác gây ra rủi ro tín dụng như: Tài trợ và chấp thuận thương mại; Giao dịch liên ngân hàng; Cam kết và bảo lãnh; Các phái sinh lãi suất, ngoại hối, tín dụng (kể cả hợp đồng hoán đổi, quyền chọn, các hợp đồng kỳ hạn lãi suất, và các hợp đồng tài chính tương lai); Nắm giữ trái phiếu và cổ phiếu; và Thực hiện giao dịch. Các loại giao dịch được liệt kê trên đây có thể chứa đựng các rủi ro khác nhưng rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh nổi bật nhất trong từng loại giao dịch xuất phát từ việc không thực hiện như kế hoạch và thoả thuận. Từng loại tiểu rủi ro tín dụng nằm trong khái niệm rủi ro tín dụng của NHNN cần phải được áp dụng trong chiến lược kinh doanh, chính sách, thủ tục, hạn mức, hệ thống thông tin quản lý (MIS) và trong báo cáo, hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ của TCTD. Rủi ro tín dụng là rủi ro chính của TCTD, vì vậy trưởng bộ phận tín dụng cần phải xem xét cẩn thận tất cả những rủi ro liên quan đến các yếu tố trong cùng nhóm và mối quan hệ với các yếu tố đó có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng trả nợ và năng lực tài chính. Trong các trường hợp mà sự hỗ trợ không rõ ràng thì cần phải được phân tích và ghi chép một cách thích hợp vào hồ sơ tín dụng. * Rủi ro thị trường Rủi ro thị trường là rủi ro tiềm ẩn xảy ra tại một TCTD khi có những biến động về lãi suất, tỷ giá hay giá cả thị trường theo chiều hướng xấu gây ảnh hưởng bất lợi đến thu nhập hoặc vốn của TCTD. Do vậy, những rủi ro thuộc phạm vi thanh tra, giám sát rủi ro thị trường bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, và rủi ro giá cả. Ba loại này nằm trong khái niệm rộng về rủi ro thị trường cũng như phù hợp với cách thức đo lường rủi ro này trong nội bộ TCTD. Rủi ro thị trường xảy ra khi có sự thay đổi của các điều kiện thị trường hay những biến động của thị trường. 6 [...]... quản lý rủi ro; và khả năng tài chính (vốn) của TCTD để chống đỡ (đối mặt) với các rủi ro có thể xảy ra Thanh tra trên cơ sở rủi ro là hoạt động thanh tra mang tính hệ thống, tập trung vào việc kiểm tra, đánh giá năng lực quản lý rủi ro của TCTD 1.3.2 Vai trò của thanh tra trên cơ sở rủi ro Khi được áp dụng đầy đủ quy trình thanh tra trên cơ sơ rủi ro sẽ làm giảm gánh nặng cho thanh tra viên và TCTD... đổi rủi ro Hoạt động quản lý rủi ro có thể được xem như một chu kỳ bao gồm bốn giai đoạn sau: nhận dạng rủi ro (xác định rủi ro) ; đo lường và đánh giá rủi ro (định lượng rủi ro) ; giám sát và báo cáo rủi ro (quản lý rủi ro) ; kiểm soát và giảm thiểu rủi ro (kiểm soát rủi ro) * Nhận dạng rủi ro Nhận dạng rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng có nghĩa là nhận biết và phân loại rủi ro, bản chất và đặc điểm của. .. cáo và kiểm soát hiệu quả Các quy trình dựa trên cơ sở rủi ro cho phép các thanh tra, giám sát viên linh hoạt trong việc dựa vào kết quả công việc của các cơ quan thẩm quyền khác trong quá trình hoàn thiện việc đánh giá của mình Việc đánh giá vai trò của thanh tra trên cơ sở rủi ro còn phụ thuộc vào năng lực quản lý rủi ro của các TCTD 1.3.3 Quy trình và phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro Trong... biệt rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường vẫn đang tác động mạnh đến sự bất ổn trong hoạt động của các TCTD 16 Sự phát triển mạnh mẽ của các TCTD cả về chiều rộng và bề sâu đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước của NHNN cũng phải được đổi mới, theo đó, thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với TCTD là bước đi tất yếu của NHNN 1.3.1 Quan niệm về thanh tra trên cơ sở rủi ro Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 ghi: Thanh. .. rủi ro Trong cuốn “Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro phiên bản 1 của Cơ quan TTGS ngân hàng phát hành tháng 11/2009 nêu rõ các bước trong quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro sẽ được trình bày sau đây Có thể thấy, quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro là một quy trình kín, kết quả của những bước đầu là cơ sở để thực hiện bước tiếp theo và kết quả của bước cuối cùng sẽ là cơ sở cho bước đầu tiên Bảng... tiếp các thanh tra viên Những yêu cầu công việc và kỳ vọng đối với thanh tra viên được nêu rõ ràng trong bản ghi nhớ về phạm vi thanh tra và các kỳ vọng đối với TCTD được nêu rõ trong thư yêu cầu Bước 4: Tiến hành hoạt động thanh tra (Tiến hành thanh tra tại chỗ) Thanh tra trên cơ sở rủi ro cần phải chú trọng vào các lĩnh vực có rủi ro cao nhất của TCTD và cách thức mà TCTD quản lý những rủi ro này Các... mở rộng hoạt động và không có khả năng thực hiện hợp đồng 11 1.1.3 Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động của NHTM Trong quá trình hoạt động các TCTD đã chấp nhận sự có mặt của rủi ro, việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro phụ thuộc vào khả năng quản lý rủi ro của TCTD Nếu một TCTD xác định được mức độ rủi ro và quản lý được rủi ro đó, nếu có xảy ra biến cố dẫn đến rủi ro mà hệ quả của rủi ro gây ra... Thanh tra tại chỗ Hoạt động này thực hiện theo kỹ thuật thanh tra đối với từng loại rủi ro (theo Sổ tay thanh tra chi tiết đối với từng loại rủi ro) Tuy nhiên cần lưu ý: đối với tất cả các cuộc thanh tra tại chỗ, lãnh đạo Thanh tra NHNN và cán bộ phụ trách TCTD phải thống nhất trước với Trưởng đoàn thanh tra về các hoạt động cần được tiến hành và những nội dung báo cáo cụ thể đối với từng hoạt động. .. phương pháp thanh tra, giám sát của NHNN đối với từng TCTD Bước 2: Lập kế hoạch thanh tra đối với mỗi TCTD Khi rủi ro của mỗi TCTD đã được xác định thì Cơ quanTTGScó thể 27 đánh giá các rủi ro đó trong hệ thống TCTD và đặt ra thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ thanh tra cần thực hiện Phải có sự ưu tiên này trong toàn hệ thống và cho mỗi TCTD Thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro nhằm đặt thanh tra, giám... của mỗi TCTD, do đó cần thiết phải lập kế hoạch thanh tra đối với mỗi TCTD để chủ động trong hoạt động thanh tra Mục tiêu của bước 2 là để lập kế hoạch cho các hoạt động thanh tra Sử dụng Tình hình TCTD và Chiến lược Thanh tra cùng với Ma trận rủi ro ở bước 1, người lập kế hoạch thanh tra xác định các lĩnh vực có rủi ro cao nhất và dự thảo một kế hoạch thanh tra tại chỗ tập trung vào việc ứng phó với . rủi ro và thanh tra trên cơ sở rủi ro Chương II: Thực trạng rủi ro và thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng thương mại Chương III: Một số giải pháp hạn chế rủi ro và nâng. nâng cao hiệu quả thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng thương mại 3 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ THANH TRA TRÊN CƠ SỞ RỦI RO 1.1 RỦI RO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ. vấn đề lý luận về rủi ro và thanh tra trên cơ sở rủi ro. Từ nghiên cứu lý luận, đề tài đề cập, đánh giá thực 2 trạng rủi ro và thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của NHTM; đồng thời

Ngày đăng: 06/10/2014, 06:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 5. Th.S Hoàng Đình Thắng, Phó Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng (2011), “Bàn về thanh tra, giám sát toàn bộ theo Điều 51 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (5), 18-20.

  • 6. Th.S Hoàng Đình Thắng, Phó Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng (2011), “Phương pháp kết hợp thanh tra, giám sát tuân thủ với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng”, Tạp chí ngân hàng, (6), 17-20.

  • 7. Học viện tài chính (2005), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

  • 8. Học viện tài chính (2006), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, Nxb Tài chính, Hà Nội.

  • 9. Học viện tài chính (2006), Giáo trình Thanh tra tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan