LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế quốc tế, hoạt động của các Ngân hàng thương mại cũng trở nên phong phú và đa dạng. Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống như huy động và tín dụng thì các Ngân hàng thương mại cũng đã phát triển các nghiệp vụ tài chính mới và hiện đại trong đó có các nghiệp vụ kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh. Khi tham gia trên thị trường tài chính phái sinh, các Ngân hàng cũng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro trong kinh doanh, nhất là trong bối cảnh tỷ giá biến động khó lường. Việc lựa chọn các công cụ tài chính phái sinh hợp lý để thực hiện kinh doanh là vấn đề khó khăn và cấp thiết. Các công cụ tài chính phái sinh đã được phát triển rất mạnh mẽ và đa dạng trên thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển. Vì vậy, việc phát triển nghiệp vụ kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam là một điều tất yếu. Chính vì sự cần thiết của vấn đề mang tính cấp thiết này, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “ Thực trạng và giải pháp trong việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam”. 2.Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh của Maritime Bank, phân tích những thành tựu và những mặt hạn chế trong quá trình sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trong thời gian qua. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần tăng cường hiệu quả của việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh của Maritime Bank hiện nay. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các nghiệp vụ kinh doanh công cụ tài chính phái sinh của các NHTM. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các nghiệp vụ kinh doanh công cụ tài chính phái sinh của Maritime Bank giai đoạn 2012-2015 và định hướng cho những năm tới. 4.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu khoa học: Dùng phương pháp hệ thống, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp. 5.Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công cụ tài chính phái sinh Chương 2: Thực trạng về nghiệp vụ kinh doanh công cụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển công cụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam.
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾNgười hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Kim Thanh
Trang 2Hà Nội- năm 2015
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 3
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH .3 1.1.1 Khái niệm về công cụ tài chính phái sinh 3
1.1.2 Sự ra đời và phát triển các công cụ phái sinh 3
1.1.3 Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh 5
1.1.4 Ưu điểm khi sử dụng công cụ tài chính phái sinh 6
1.1.5 Các loại rủi ro và hạn chế khi sử dụng các công cụ phái sinh 7
1.2 CÁC LOẠI CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH CHỦ YẾU 8
1.2.1 Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ 8
1.2.2 Hợp đồng hoán đổi 9
1.2.3 Hợp đồng quyền chọn 16
1.3 CÁC GIAO DỊCH TÀI CHÍNH PHÁI SINH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 23
1.3.1 Thị trường London 24
1.3.2 Thị trường Mỹ 25
1.3.3 Thị trường Singapore 28
Kết luận Chương 1 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 31
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 31
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 32
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 35
Trang 42.1.3 Kết quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt
Nam giai đoạn 2012- tháng 6/2015 39
2.2 THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 45
2.2.1 Hệ thống văn bản pháp chế quy định về việc kinh doanh công cụ tài chính phái sinh 45
2.2.2 Thực trạng các giao dịch tài chính phái sinh tài Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam 52
2.2.3 Quy trình thực hiện các giao dịch tài chính phái sinh và cách thức phối hợp nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam 62
2.3 ĐÁNH GIÁ NGHIỆP VỤ KINH DOANH CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 63
2.3.1 Những thành tựu đạt được 63
2.3.2 Những hạn chế 67
Kết luận chương 2 70
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 71
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA MARITIME BANK VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 71
3.1.1 Những quan điểm định hướng 71
3.1.2 Mục tiêu kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam 71
3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP CHUNG ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 72
3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện thị trường, thể chế, khung pháp lý về thị trường giao dịch phái sinh 72
Trang 53.2.2 Đa dạng hóa các sản phẩm 77
3.2.3.Thông tin, tư vấn về các công cụ tài chính phái sinh đến các Khách hàng 77
3.2.4 Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin 78
3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 78
3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 78
3.3.1 Đa dạng hóa các danh mục sản phẩm 78
3.3.2 Xây dựng các mô hình, công cụ tính giá hợp lý 80
3.3.3 Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong giao dịch 80
3.3.4 Đẩy mạnh công tác tư vấn, tuyên truyền, quảng bá các giao dịch phái sinh đến Khách hàng, thực hiện chính sách khách hàng hợp lý 81
3.3.5 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 81
3.3.6 Đầu tư đổi mới, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ thông tin và trang bị tốt cơ sở vật chất của hoạt động Ngân hàng 83
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 84
3.4.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước 84
3.4.2 Những kiến nghị nhằm khống chế tổn thất xảy ra khi sử dụng công cụ tài chính phái sinh 85
Kết luận chương 3 86
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Maritime Bank 36
Sơ đồ 2.2 : Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro của Maritime Bank 38
BẢNG:
Bảng 1.1: Phân loại sản phẩm hoán đổi tiền tệ chéo 11Bảng 1.2: Đặc điểm của sản phẩm quyền chọn tiền tệ 17Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản giai đoạn 2012- tháng 6/2015 39Bảng 2.2: Cơ cấu tiền gửi khách hàng theo kì hạn giai đoạn 2012- tháng 6/2015 42Bảng 2.3: Giá trị giao dịch các sản phẩm phái sinh của Maritime Bank giai đoạn
2012 -2014 54Bảng 2.4: Thu nhập và chi phí các sản phẩm phái sinh của Maritime Bank giai
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế quốc tế, hoạt động của các Ngânhàng thương mại cũng trở nên phong phú và đa dạng Ngoài các nghiệp vụ kinhdoanh truyền thống như huy động và tín dụng thì các Ngân hàng thương mại cũng
đã phát triển các nghiệp vụ tài chính mới và hiện đại trong đó có các nghiệp vụ kinhdoanh các công cụ tài chính phái sinh
Khi tham gia trên thị trường tài chính phái sinh, các Ngân hàng cũng sẽ phảiđối mặt với nhiều rủi ro trong kinh doanh, nhất là trong bối cảnh tỷ giá biến độngkhó lường Việc lựa chọn các công cụ tài chính phái sinh hợp lý để thực hiện kinhdoanh là vấn đề khó khăn và cấp thiết
Các công cụ tài chính phái sinh đã được phát triển rất mạnh mẽ và đa dạngtrên thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển Vìvậy, việc phát triển nghiệp vụ kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh tại cácNgân hàng thương mại ở Việt Nam là một điều tất yếu Chính vì sự cần thiết của
vấn đề mang tính cấp thiết này, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “ Thực trạng và giải pháp trong việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam”.
2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh củaMaritime Bank, phân tích những thành tựu và những mặt hạn chế trong quá trình sửdụng các công cụ tài chính phái sinh trong thời gian qua
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần tăng cường hiệu quả của việc sửdụng các công cụ tài chính phái sinh của Maritime Bank hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các nghiệp vụ kinh doanh công cụ tàichính phái sinh của các NHTM
Trang 8Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các nghiệp vụ kinh doanh công cụ tài chínhphái sinh của Maritime Bank giai đoạn 2012-2015 và định hướng cho những năm
tới.
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp luậnduy vật lịch sử và duy vật biện chứng trong quá trình nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu khoa học: Dùng phương pháp hệ thống, thống kê,
so sánh, phân tích và tổng hợp
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công cụ tài chính phái sinh
Chương 2: Thực trạng về nghiệp vụ kinh doanh công cụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển công cụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam.
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
1.1.1 Khái niệm về công cụ tài chính phái sinh
Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên
cơ sở những công cụ đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo
vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận Giá trị của công cụ tài chính phái sinh bắtnguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỷ giá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ sốchứng khoán, lãi suất
Cũng có thể hiểu, Công cụ tài chính phái sinh là một hợp đồng thỏa mãnđồng thời ba đặc điểm sau:
a Có giá trị thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố trên thị trường, như: lãisuất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa hoặc giá chứng khoán;
b Không phải đầu tư tại thời điểm khởi đầu hợp đồng hoặc chỉ cần đầu tưban đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sựthay đổi của các yếu tố thị trường; và
c Được thanh toán vào một ngày trong tương lai
1.1.2 Sự ra đời và phát triển các công cụ phái sinh
Công cụ tài chính phái sinh được xuất hiện từ rất sớm Từ thời trung cổ, cácgiao dịch tương lai đã xuất hiện trên thị truờng, tiếp sau đó là sự hình thành nhữnggiao dịch quyền chọn vào thế kỷ 18, các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi xuất hiệnmuộn hơn vào thế kỳ 20
Sự xuất hiện công cụ tài chính phái sinh đầu tiên phải kể đến là giao dịch
tương lai 24/9/1730: Sàn giao dịch hợp đồng tương lai đầu tiên trên thế giới được
thiết lập tại thành phố Osaka, mang tên Sàn giao dịch Gạo Dojima Dojima là tênmột quận ở Osaka Khi đó chính quyền Edo trả lương cho các samurai bằng gạo.Năm 1730 giá gạo xuống thấp, nên số tiền quy đổi được từ gạo cũng giảm đi Để
Trang 10mà thanh toán vào một thời điểm sau này với mức giá hiện tại, đề phòng tình trạnggiá gạo còn xuống nữa Cùng với gạo, các mặt hàng khác cũng được giao dịchtương lai như lúa mì, cà phê Đến những năm 80 của thế kỷ 20, các hợp đồng tươnglai bắt đầu phát triển và phổ biến trong các giao dịch thương mại với nhiều loại tiền
tệ và hàng hóa
Tiếp sau đó phải nói đến là giao dịch quyền chọn, giao dịch đầu tiên của thịtrường quyền chọn bắt đầu từ châu Âu và châu Mỹ từ đầu thế kỷ 18 Trong nhữngnăm đầu, thị trường hoạt động thất bại vì tham nhũng Vào những năm 1900, mộtnhóm công ty đã hình thành hiệp hội những nhà môi giới và kinh doanh quyềnchọn Mục đích của hiệp hội này là cung cấp kỹ thuật nhằm đưa những người mua
và người bán lại với nhau Năm 1973: Sàn giao dịch quyền chọn Chicago được thiết
lập Đây là sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán tiêu chuẩn hóa đầu tiên trên thếgiới Từ đó, thị trường quyền chọn trở nên phổ biến với nhà đầu tư
Đối với hợp đồng hoán đổi, chúng được áp dụng từ những năm 1960 ở dạnghợp đồng hoán đổi tiền tệ Với dạng công cụ mới này, các công ty có thể trao đổinhững luồng tiền để phục vụ nhu cầu kinh doanh Do vậy hợp đồng hoán đổi ngàycàng được phát triển
Các giao dịch kỳ hạn xuất hiện đầu tiên trên thị trường liên ngân hàng Thitrường này phát triển nhanh chóng nhờ sự thả nổi của các đồng tiền mạnh vào đầuthập niên 70 của thế kỷ 20 Thị trường liên ngân hàng bao gồm hàng trăm ngânhàng trên khắp thế giới Các giao dịch kỳ hạn cũng nhờ đó mà phát triển mạnh mẽ
và rộng rãi
Có thể nhận thấy các công cụ phái sinh trên thế giới đã hình thành và pháttriển trong một khoảng thời gian dài gần như là song song cùng với sự phát triểncủa thị trường tài chính và quy mô ngày càng phát triển Năm 2007: quy mô thịtrường các công cụ phái sinh toàn cầu vượt quá 450 nghìn tỷ đô la Mỹ Còn tính đếntháng Sáu năm 2011, thị trường phái sinh OTC có khối lượng khoảng 700 nghìn tỷUSD, và tổng quy mô của thị trường giao dịch qua sàn khoảng 83 nghìn tỷ USD
Trang 111.1.3 Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh
a)Phòng ngừa rủi ro ngoại hối cho NHTM
Rủi ro ngoại hối là rủi ro thường thấy trong hoạt động của ngân hàng Loạirủi ro này có thể làm tăng chi phí vay nợ của ngân hàng (trong trường hợp tỷ giátăng) hoặc có thể làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng (trongtrường hợp tỷ giá giảm) Các công cụ phái sinh tiền tệ là những công cụ hữu hiệu đểphòng ngừa rủi ro trên Mặt khác, công cụ phái sinh có thể cho ngân hàng xác địnhđược trước và chính xác chi phí vay nợ, từ đó có thể xác định được trước kết quảkinh doanh để lên kế hoạch cho phù hợp
Các ngân hàng thường kết hợp sử dụng các hợp đồng phái sinh tiền tệ vớinhau để phòng ngừa được rủi ro tỷ giá bất lợi cho mình và kiếm lời từ chênh lệch tỷgiá Hơn nữa, các công cụ phái sinh tiền tệ còn đảm bảo số lượng ngoại tệ bấtthường cho ngân hàng, giúp ngân hàng giữ vững tính thanh khoản của mình Ngânhàng có thể sử dụng các công cụ phái sinh như quyền chọn, kỳ hạn, tương lai, hoánđổi tiền tệ để tự phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Nhìn chung, các công cụ phái sinh tiền tệ mang lại cho ngân hàng nhiều sựlựa chọn hơn trong việc phòng ngừa rủi ro Nếu có thể kết hợp sử dụng các hợpđồng phái sinh tiền tệ, ngân hàng có thể phòng ngừa được rủi ro tỷ giá tại một mứcchi phí hợp lý
b)Cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro cho khách hàng
Giống như ngân hàng, các doanh nghiệp cũng đứng trước những rủi ro nhưlãi suất, tỷ giá, tín dụng Công cụ phái sinh là một trong những phương tiện rất hiệuquả giúp doanh nghiệp phòng chống các loại rủi ro này Tuy nhiên, do đối tượngcủa doanh nghiệp nhắm tới khi sử dụng các công cụ phái sinh không chỉ đơn thuần
là tiền tệ, mà còn là hàng hóa và quan hệ trao đổi giữa các doanh nghiệp (trongnước với nhau, trong nước và ngoài nước) cũng phức tạp hơn cho nên cách nhìnnhận vai trò của công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro, đầu cơ ở doanh nghiệpcũng phong phú hơn Đứng trước nhu cầu lớn về sử dụng các công cụ phái sinh đểphòng vệ cũng như đầu cơ của các doanh nghiệp, ngân hàng có thể thu được lợinhuận khi cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá
Trang 12Thứ nhất, ngân hàng có thể thu phí từ hoạt động tư vấn cho khách hàng vềcách sử dụng các loại hình dịch vụ phái sinh của ngân hàng.
Thứ hai, ngân hàng có thể thu lợi trực tiếp từ các hợp đồng đó, như là phíquyền chọn, phí hợp đồng tương lai
Thứ ba, việc tham gia cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp sẽ khiến cácngân hàng nâng cao được khả năng chuyên môn của mình để áp dụng cho các danhmục đầu tư khác đồng thời cũng thúc đẩy các nghiệp vụ khác phát triển
Tuy nhiên, mọi loại hình dịch vụ và kinh doanh của ngân hàng liên quan tớicông cụ phái sinh ngoài thu phí lấy lãi ra thì đều mang tính chất bảo hiểm rủi ro
Khi bản thân các công cụ phái sinh cũng tiềm ẩn rủi ro cho các bên tham gia,ngân hàng có thể sẽ nhận rủi ro khi cung cấp các dịch vụ phái sinh cho khách hàng.Tuy nhiên, ngân hàng là một chủ thể tài chính có những ưu thế nhất định để có thểxóa bỏ những rủi ro đơn lẻ bằng việc đa dạng hóa danh mục Trong trường hợpngân hàng không thể tự lập được một vị thế bù lại dịch vụ phái sinh đã cung cấp, nó
có thể chỉ đóng vai trò là trung gian và tìm một đối tác khác để chuyển nhượng lạirủi ro này Chính vì vậy, nhìn chung, việc cung cấp các dịch vụ công cụ phái sinhtại ngân hàng thường mang lại cho ngân hàng những khoản thu nhập khác hơn làgánh lấy rủi ro
c) Công cụ quan trọng cho mục đích đầu cơ của các NHTM
Đầu cơ vào các công cụ phái sinh là tham gia vào một vị thế trong hợp đồngphái sinh nhằm hưởng lợi trên sự biến đổi về giá trị của tài sản cơ sở NHTM chủ yếu
sử dụng hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn cho mục đích đầu cơ của mình
1.1.4 Ưu điểm khi sử dụng công cụ tài chính phái sinh
Thứ nhất, chi phí giao dịch thấp hơn Điều này làm cho việc chuyển hướng từ
các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và hấp dẫn hơn
Thứ hai, tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay Trước hết
đó là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp Thêm nữa, tỷsuất sinh lời và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn
Trang 13Thứ ba, Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn Ngoài ra, các nhà
đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênhlệch lãi suất Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận
1.1.5 Các loại rủi ro và hạn chế khi sử dụng các công cụ phái sinh.
Bản thân hợp đồng kỳ hạn mang trong mình 3 loại rủi ro
Thứ nhất: nếu giá thực tế vào ngày đáo hạn hợp đồng cao hơn giá mong đợi,
rủi ro vốn có của công ty sẽ làm giảm giá trị công ty nhưng sự sụt giảm này sẽ đượcđền bù bằng lợi nhuận của hợp đồng kỳ hạn Vì vậy, hợp đồng kỳ hạn cung cấp mộtcách phòng ngừa rủi ro hoàn hảo
Thứ hai, rủi ro tín dụng hay rủi ro không có khả năng chi trả của hợp đồng.
Rủi ro này có hai chiều, người sở hữu hợp đồng hoặc là người nhận được hoặc làngười chi trả, phụ thuộc vào biến động giá cả thực tế của tài sản cơ sở
Thứ ba, giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày nào đáo
hạn của hợp đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặctrong thời hạn của hợp đồng Vậy nên, bản thân những hợp đồng kỳ hạn có chứanhiều rủi ro nhất trong các công cụ phái sinh
Và cũng giống như hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng hoán đổi cũng gánh chịunhững rủi ro nếu một bên bị vỡ nợ Hoán đổi được xem như là kết hợp giữa các hợpđồng kỳ hạn Nó là cải tiến tài chính mới nhất nhưng về thực chất không phức tạphơn một danh mục các hợp đồng kỳ hạn và rủi ro tín dụng hiện diện trong hoán đổicũng có phần thấp hơn so với rủi ro tín dụng của hợp đồng kỳ hạn có cùng kỳ hạn
Hợp đồng quyền chọn cũng có nhiều rủi ro khi diễn biến của thị trườngkhông như mong đợi của nhà đầu tư, khi đó nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền phímua quyền chọn Bên cạnh đó, mặt trái của giao dịch quyền chọn là hiện tượng đầu
cơ Các nhà đầu cơ có thể đầu cơ giá lên cao hoặc đầu cơ giá xuống bằng các quyềnchọn mua và quyền chọn bán Việc đầu cơ giá trên các hợp đồng quyền chọn có thểlàm cho giá cả chứng khoán biến động vượt khỏi biên độ dự kiến và do đó là mấtniềm tin của các doanh nghiệp và nhà đầu tư
Trang 141.2 CÁC LOẠI CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH CHỦ YẾU
1.2.1 Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ
a) Khái niệm và đặc điểm:
Hợp đồng kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhaumột lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiệnvào thời điểm xác định trong tương lai
Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch tại sàn giao dịch, các bên trong hợp đồng
kỳ hạn phải chịu những rủi ro nhất định do quyền lợi và nghĩa vụ theo hợp đồngkhông được đảm bảo bởi sàn giao dịch;
Hợp đồng kỳ hạn không được tất toán trước thời điểm đáo hạn hợp đồng, cácbên trong hợp đồng kỳ hạn chỉ phải thanh toán một lần vào ngày đáo hạn hợp đồng.Việc thanh toán hợp đồng kỳ hạn là thanh toán song phương, có thể được thực hiệnbằng cách chuyển giao tài sản cơ sở hoặc thanh toán số tiền chênh lệch giữa giá tạingày đáo hạn hợp đồng và ngày ký hợp đồng
Tỷ giá áp dụng trong giao dịch kỳ hạn được gọi là tỷ giá kỳ hạn Tỷ giá kỳhạn là tỷ giá được thỏa thuận ngay từ ngày hôm nay để làm cơ sở cho việc trao đổitiền tệ tại một ngày xác định xa hơn ngày giá trị giao ngay Như vậy, tỷ giá kỳ hạnbao gồm hai thành phần là tỷ giá giao ngay và điểm kỳ hạn Việc xác định tỷ giá kỳhạn vô cùng quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến giá trị hợp đồng kỳ hạn
Trong đó:
S: là tỷ giá giao ngay
F: là tỷ giá kỳ hạn
r v: là lãi suất của đồng tiền định giá
r u: là lãi suất của đồng tiền yết giá
t: là kỳ hạn của giao dịch
Trang 15Tỷ giá kỳ hạn thường được yết theo hai kiểu sau:
Tỷ giá kỳ hạn kiểu swap là tỷ giá chỉ yết phần chênh lệch theo số điểm căn bản (basic points) giữa tỷ giá có kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tương ứng, do đó người
đọc cần thực hiện tính toán mới biết được tỷ giá kỳ hạn là bao nhiêu dựa trên tỷ giágiao ngay đã có Tỷ giá kỳ hạn kiểu swap thường được sử dụng trên thị trường liênngân hàng
Tỷ giá kỳ hạn kiểu outright đơn giản là giá cả của một đồng tiền này được
tính bằng một số đơn vị đồng tiền khác Nó cũng được niêm yết tương tự như tỷ giágiao ngay chỉ khác một điểm là tỷ giá được hai bên xác định và thỏa thuận ở hiện tạinhưng sẽ được áp dụng trong tương lai
1.2.2 Hợp đồng hoán đổi
1.2.2.1Khái niệm và đặc điểm
Hợp đồng hoán đổi là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai
bên để trao đổi (nhưng không mang tính chất mua bán) một số tài sản (ví dụ nhưtrao đổi đồng EUR lấy dồng USD) hoặc nghĩa vụ phải trả (ví dụ như trao đổi lãisuất thả nổi lấy lãi suất cố định, giá cả hàng hoá biến đổi lấy giá cả hàng hoá cổđịnh) trong một khoảng thời gian cụ thể với một mức lãi suất, tỷ giá hối đoái hoặcgiá cả nhất định được quy định trong hợp đồng
Các hợp đồng hoán đổi không được niêm yết trên sàn giao dịch do mang tínhchất là thoả thuận riêng lẻ giữa hai bên, được thực hiện dựa vào nhu cầu nhận hoặcchi trả luồng tiền của từng bên bằng cách đổi lợi ích trên thị trường tài chính này đểlấy lợi ích của bên khác trên thị trường tài chính kia nhằm mục đích chủ yếu làphòng ngừa rủi ro
Dưới đây, ta nghiên cứu ba dạng chính của hợp đồng hoán đổi là hợp đồnghoán đổi tiền tệ, hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo, hợp đồng hoán đổi lãi suất
1.2.2.2 Hợp đồng hoán đổi tiền tệ (Currency swap)
a Định nghĩa
Giao dịch hoán đổi tiền tệ là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một sốlượng ngoại tệ trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giácủa hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng
Trang 16Căn cứ vào đặc điểm ngày giá trị, giao dịch hoán đổi tiền tệ được chia thành
ba loại:
Spot – Forward Swap: Bao gồm một giao dịch ngoại tệ giao ngay và một
giao dịch ngoại tệ kỳ hạn Hình thức này gồm có:
Swap – in: Mua giao ngay ngoại tệ và cùng một lúc sẽ bán cùng lượng
ngoại tệ đó cho cùng một ngân hàng trên thị trường kỳ hạn
Swap – out: Bán giao ngay ngoại tệ và cùng một lúc sẽ mua kỳ hạn ngoại
tệ đó
Forward – Forward Swap: Là việc mua ngoại tệ kỳ hạn và cùng một lúc sẽ
bán kỳ hạn lượng ngoại tệ đó với kỳ hạn khác Tuy nhiên hình thức giao dịch này ítđược sử dụng trong thực tế
Rollover swap: là hình thức mua và bán ngoại tệ trong cùng một ngày.
b Cách tính tỷ giá hoán đổi
Tỷ giá áp dụng trong hợp đồng hoán đổi tiền tệ phụ thuộc vào loại hình hợpđồng Trên thực tế, tỷ giá giao ngay trong giao dịch hoán đổi do ngân hàng yết giáquyết định và thường là tỷ giá trung bình giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra Tỷgiá kỳ hạn bán ra và mua vào trong hợp đồng hoán đổi được tính theo công thức:
Theo đó, tỷ giá kỳ hạn bán ra và mua vào trong hợp đồng hoán đổi sẽ tươngứng là:
W
c Ví dụ: Để hiểu hơn về hợp đồng hoán đổi tiền tệ, dưới đây xin được
trình bày cụ thể ví dụ về giao dịch này:
Trang 17Vào ngày 10/07/2015, công ty A đang có 50.000 USD trong tài khoản chưacần dùng, công ty này lại đang cần tiền VND để thanh toán tiền hàng trong nướcnhưng công ty A lại đang có một khoản thanh toán đến hạn bằng tiền USD vào ngày16/08/2015 Công ty A sẽ tới ngân hàng để ký một hợp đồng hoán đổi với chi tiếtnhư sau:
Ngày 10/07/2015, công ty A bán giao ngay 50.000 USD cho Ngân hàngvới tỷ giá 21,090 để có tiền VND phục vụ thanh toán
Ngày 10/07/2015, công ty A mua kỳ hạn 50.000 USD của Ngân hàng với
tỷ giá 21,100 Hiệu lực của giao dịch này là ngày 16/08/2015
Như vậy bằng việc thực hiện hợp đồng hoán đổi tiền tệ này, công ty A vừa
có tiền VND để dùng ngay đồng thời vẫn có khả năng thanh toán khoản tiền USDthanh toán sắp tới
1.2.2.3 Hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo (Cross Currency swap - CCS)
a Định nghĩa
Hoán đổi tiền tệ chéo là giao dịch với việc trao đổi các dòng tiền trong tươnglai bằng hai loại tiền tệ khác nhau giữa hai bên đối tác giao dịch Trong giao dịchHoán đổi tiền tệ chéo thường có việc trao đổi gốc và lãi của một đồng tiền này sanggốc và lãi của một đồng tiền khác Các bên có thể thuận không trao đổi vốn gốc vàođầu kỳ, tuy nhiên bắt buộc phải trao đổi vốn gốc vào cuối kỳ
Dựa vào lãi suất được áp dụng cho từng loại tiền tệ, sản phẩm hoán đổi tiền tệchéo được chia thành 4 loại cơ bản:
Bảng 1.1: Phân loại sản phẩm hoán đổi tiền tệ chéoLoại sản
phẩm
Lãi suất áp dụng của đồngtiền thứ nhất
Lãi suất áp dụngcủa đồng tiền thứ hai
Trang 18dưới đây xin nêu một ví dụ:
Ngân hàng A có khoản phải thu bằng USD nhưng đối mặt với khoản chi trảbằng VND Để có VND sử dụng, Ngân hàng A sẽ ký kết hợp đồng tín dụng vay 21
tỷ với lãi suất thả nổi từ ngân hàng B sử dụng, tuy nhiên lúc này ngân hàng A vừa
sợ lãi suất VND tăng và vừa lo ngại USD sẽ giảm giá Để đối phó với rủi ro lãi suất
và rủi ro tỷ giá trong trường hợp này, ngân hàng A ký kết hợp đồng hoán đổi tiền tệchéo với ngân hàng B Chi tiết của hợp đồng như sau:
Ngày hiệu lực của hợp đồng: 15/06/2013
Tỷ giá hoán đổi thỏa thuận: 1USD = 21.000 VND
Số VND trao đổi ban đầu: 21 tỷ VND
Số USD trao đổi ban đầu: 1 triệu USD
Lãi suất USD cố định: 5,1%/năm cho kỳ tính lãi 3 tháng
Lãi suất VND thả nổi theo lãi suất VNIBOR + 2,5%/năm cho kỳ tính lãi 3tháng
Định kỳ trả lãi 3 tháng
Ngày đáo hạn của hợp đồng: 15/06/2015
Như vậy, với chi tiết hợp đồng như trên thì Ngân hàng A và Ngân hàng B
sẽ giao dịch như sau:
Vào ngày hiệu lực của hợp đồng 15/06/2013: Ngân hàng A sẽ chuyển choNgân hàng B số tiền gốc 21 tỷ đã vay tại hợp đồng tín dụng và Ngân hàng B phảichuyển cho Khách hàng A số tiền gốc ngoại tệ tương ứng là 1 triệu USD theo tỷ giáhoán đổi thỏa thuận tại thời điểm giao dịch Sau đó ngân hàng A bán lại 1 triệuUSD cho ngân hàng theo tỷ giá hoán đổi đã thỏa thuận và nhận 21 tỷ VND
Sau mỗi 3 tháng kể từ ngày 15/06/2013 là ngày định kỳ thanh toán lãi:Ngân hàng A chuyển cho Ngân hàng B số tiền lãi bằng USD theo lãi suất cố định là5,1%/năm, đồng thời Ngân hàng B chuyển cho Ngân hàng A số tiền lãi VND theolãi suất VNIBOR + 2,5%/năm
Vào ngày đáo hạn của hợp đồng 15/06/2015: Ngân hàng A chuyển cho
Trang 19Ngân hàng B số tiền gốc ngoại tệ là 1 triệu USD và Ngân hàng B lại chuyển cho Ngânhàng A số tiền 21 tỷ VND theo tỷ giá hoán đổi thỏa thuận tại thời điểm đáo hạn.
Như vậy kết quả sau khi ký kết hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo với Ngânhàng B thì Ngân hàng A đã đạt được mục tiêu là đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn(có vốn VND sử dụng tại thời điểm 15/06/2015) và tránh được rủi ro tỷ giá (không
sợ USD giảm giá tại thời điểm đáo hạn vì đã ký kết hợp đồng hoán đổi và thỏathuận thanh toán số USD nhận được vào ngày đáo hạn Đồng thời số VND nhậnđược dùng để thanh toán luôn cho hợp đồng tín dụng đáo hạn vào ngày 15/06/2015.Ngoài ra, Ngân hàng A còn phòng chống được rủi ro lãi suất do không sợ phần vốnvay VND tăng lãi suất vì ngân hàng A đã được ngân hàng B thanh toán định kỳ 3tháng theo lãi suất VND thả nổi Lãi suất định kỳ ngân hàng A phải thanh toán làUSD thì luôn cố định
1.2.2.4 Hợp đồng hoán đổi lãi suất ( Interest Rate Swap – IRS)
b Cách định giá hợp đồng hoán đổi lãi suất
Theo lý thuyết định giá IRS thì thỏa thuận IRS thông thường được xây dựng bởi các bên sao cho giá trị hiện tại (PV) các khoản phải trả của một bên ít nhất phải bằng với giá trị hiện tại các khoản thanh toán mà bên đó nhận được Giả thuyết cơ bản của IRS là các bên tham gia thỏa thuận IRS lựa chọn thanh toán LS cố định hay
LS thả nổi đều kỳ vọng sẽ có được thuận lợi nhất định, dựa trên giá swap Kỳ vọng của các bên thường căn cứ theo nhu cầu và dự đoán về biến động LS trong suốt thời
Trang 20gian hợp đồng swap.
Trong giao dịch hoán đổi sẽ phát sinh các dòng tiền trong tương lai do vậy
mà giao dịch hoán đổi có thể được định giá một cách đơn giản bằng cách cộng tất
cả các giá trị hiện tại của các dòng tiền này lại
Công thức dưới đây sẽ giúp xác định giá swap theo lý thuyết:
Trong đó:
df: “discount factor” được xác định dựa trên phán đoán của nhà đầu tư về
sự biến động của LS trong tương lai và được tính toán bằng cách sử dụng lãi suất forward, thông thường là lãi suất LIBOR
df=1/[(forward rate kỳ 1)(forward rate kỳ 2)…(forward rate kỳ n)]
Bước 1: Xác định giá trị tử số
Bước này dùng để xác định giá trị hiện tại các khoản tiền được thanh toántrong tương lai theo từng kỳ thanh toán định trước (ví dụ như 6 tháng một) đối vớimột kỳ hạn hợp đồng IRS (thường là từ 1 năm đến 15 năm)
Bước 2: Xác định giá trị mẫu số
Với khoản thanh toán lãi thả nổi, lãi suất LIBOR forward iv thường được sửdụng để chiết khấu dòng tiền gốc trong khoảng thời gian hoán đổi Giá trị hiện tạidòng tiền gốc được tính bằng cách nhân số tiền gốc danh nghĩa với số ngày trong kỳ
tính lãi và df được tính theo lãi suất forward thả nổi.
Bước 3: Tính giá Swap (Swarp rate) theo công thức nêu trên.
Căn cứ theo kết quả có được từ công thức tính swap rate giả xử là “x%”, bêntrả lãi suất cố định sẽ sẵn sàng trả một mức lãi suất cố định tương đương x% để đổilại nhận được mức lãi suất Libor thả nổi
.Bước 4: Tính Swap spread
Sau khi tính toán được Swap rate, các bên tham gia hợp đồng swap tiếp tụcmặc cả với nhau về swap spread Thông lệ thị trường cho thấy các bên thường sửdụng chứng khoán Kho bạc Mỹ có kỳ hạn tương đương làm tham chiếu để tính toán
Trang 21điểm spread.
Cách định giá IRS trong thực tiễn thị trường
Thị trường cho sản phẩm IRS rất rộng lớn và năng động Hiện nay có rấtnhiều phần mềm được ứng dụng để giúp xử lý các công thức tính toán phức tạp
Trong thực tế, việc tính toán giá swap dựa vào 3 yếu tố chính:
Tỷ lệ % SIFMA được tính toán sao cho xấp xỉ bằng LS đáo hạn (yield) bình quâncủa VRDO dài hạn Theo lý thuyết, LS VRDO tương lai sẽ bằng với LS LIBOR
tương đương sau thuế [(1-Tỷ lệ thuế suất biên)xLIBOR] cộng với một mức spread
nào đó để phản ảnh mức độ thanh khoản và các rủi ro khác Số liệu lịch sử cho thấycác giao dịch IRS thường sử dụng mức tỷ lệ 67% LS LIBOR một tháng làm thamchiếu chuẩn cho các khoản thanh toán thả nổi trong các giao dịch có LS thả nổi Thịtrường sử dụng mức tỷ lệ % này dựa trên mối quan hệ giao dịch trong quá khứ giữa
LS LIBOR và chỉ số SIFMA
Công thức cơ bản để tính SIFMA Swap Rate như sau:
SIFMA Swap Rate = (LS Kho bạc kỳ hạn tương đương + LIBOR spread) x tỷ lệ % SIFMA
Mặc dù công thức tính toán được mô tả như trên nhưng trong thực tế thì cácthành phần trong công thức mới là yếu tố quyết định việc định giá giao dịch swaptrong suốt thời hạn hợp đồng
c Ví dụ
Ngân hàng A ký hợp đồng hoán đổi lãi suất với Ngân hàng B với số tiền gốchoán đổi là 1.000.000 USD trong thời hạn 1 năm Theo đó Ngân hàng A trả choNgân hàng một tỷ lệ lãi suất bằng lãi suất LIBOR + 0.5%, đổi lãi Ngân hàng B choNgân hàng A hưởng lãi suất cố định là 3%/năm Đến kỳ thanh toán 1 năm sau, lãi
Trang 22suất LIBOR là 0.7% Như vậy, Ngân hàng A sẽ phải trả cho Ngân hàng B lãi suất là0.7% + 0.5% = 1.2% tương đương 12.000 USD Còn Ngân hàng B sẽ trả cho Ngânhàng A lãi suất 3% tương đương 30.000 USD Nếu hai bên thực hiện thanh toán lãiròng thì đến hạn thanh toán, bên B chỉ phải trả cho bên A số tiền là 30.000 – 12.000
= 18.000 USD
1.2.3 Hợp đồng quyền chọn
1.2.3.1 Khái niệm và đặc điểm
Hợp đồng quyền chọn là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữahai bên, trong đó người mua quyền chọn được quyền (nhưng không bắt buộc) muahoặc bán một lượng tài sản với một mức giá nhẩt định vào hoặc trước một thời điểmtrong tương lai được quy định trong hợp đồng Khi người mua quyền chọn thựchiện quyền mua hoặc bán theo hợp đồng, người bán quyền chọn bắt buộc phải thựchiện các nghĩa vụ đã ký kết trong hợp đồng theo yêu cầu của bên mua
Tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực, bên mua quyền chọn phải trả phí quyềnchọn cho bên bán Bên mua quyền chọn có quyền thực hiện hoặc không thực hiệnquyền chọn tại thời điểm đáo hạn hợp đồng
Hợp đồng quyền chọn được giao dịch trên cả sàn giao dịch và thị trường phitập trung OTC
Liên quan đến sản phẩm quyền chọn, có một số thuật ngữ sau:
Phí quyền chọn (premium): Là chi phí mà người mua quyền phải trả cho
người bán quyền để được nắm giữ hay sở hữu quyền chọn
Thời hạn của quyền chọn (maturity): thời hạn hiệu lực của quyền chọn, nếu
quá thời hạn ấy, quyền chọn sẽ không còn giá trị
Tỷ giá thực hiện (exercise or strike rate): là tỷ giá sẽ được áp dụng nếu
người mua quyền chọn yêu cầu thực hiện quyền chọn Tỷ giá quyền chọn ngoài yếu
tố cung cầu còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn là cao hay thấp Chính vì vậy
mà tỷ giá quyền chọn có thể thấp hoặc cao hơn đáng kể so với tỷ giá giao ngay và tỷgiá kỳ hạn Điều này có nghĩa là tỷ giá quyền chọn có thể là bất kỳ giá trị nào nếunhư người mua muốn Tỷ giá quyền chọn và phí quyền chọn có mối quan hệ với
Trang 23nhau do đó người bán luôn sẵn sàng chấp nhận mọi tỷ giá quyền chọn và sẽ đưa racác mức phí tương ứng.
Kiểu quyền chọn: là kiểu giao dịch do hai bên thỏa thuận cho phép người
mua quyền được lựa chọn thời điểm thực hiện quyền chọn Có hai kiểu quyền chọn
đó là:
Quyền chọn kiểu Mỹ (American style) : cho phép người nắm giữ quyền
chọn thực hiện hợp đồng quyền chọn vào bất kỳ ngày nào trong thời hạn hợp đồng
và trước ngày đáo hạn
Quyền chọn kiểu châu Âu (Europen style): chỉ cho phép người nắm giữ
quyền chọn thực hiện vào ngày đáo hạn
Hợp đồng quyền chọn có một số đặc điểm như sau:
Bảng 1.2: Đặc điểm của sản phẩm quyền chọn tiền tệ
Bên tham gia hợp đồng
Quyền chọn mua
- Nếu giá thị trường cao hơn giágốc hợp đồng thì sẽ thực hiệnquyền chọn;
- Nếu giá thị trường thấp hơn giágốc hợp đồng thì sẽ không thực hiện quyền chọn
Có nghĩa vụ thực hiện theo quyếtđịnh của người mua
Quyền chọn bán
- Nếu giá thị trường cao hơn giágốc hợp đồng thì sẽ không thựchiện quyền chọn;
- Nếu giá thị trường thấp hơn giágốc hợp đồng thì sẽ thực hiệnquyền chọn
Có nghĩa vụ thực hiện theo quyếtđịnh của người mua
Hợp đồng quyền chọn có 3 loại chính là hợp đồng quyền chọn tiền tệ, hợpđồng quyền chọn hàng hóa, hợp đồng quyền chọn chứng khoán
Dưới đây, ta sẽ nghiên cứu các loại hợp đồng quyền chọn tiền tệ dựa trên
Trang 24giao dịch mua, bán bao gồm: quyền chọn mua và quyền chọn bán.
1.2.3.2 Quyền chọn mua tiền tệ
a Định nghĩa
Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ (Call option) là một loại hợp đồng tàichính diễn ra giữa hai bên, cho phép người mua hợp đồng có quyền mua một sốlượng ngoại tệ nhất định ở một mức tỷ giá ấn định trước vào hoặc trước ngày đáohạn của hợp đồng Đổi lại, người mua hợp đồng phải trả cho người bán hợp đồngmột khoản phí quyền chọn
b Lãi/lỗ của hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ
Nếu tỷ giá tăng như dự đoán thì người mua hợp đồng sẽ thu được lợi nhuậntrong khi chỉ phải đầu tư một khoản nhỏ (phí quyền chọn) hơn là phải bỏ tiền ra muatoàn bộ số tài sản đó, trường hợp này người ta nói hợp đồng quyền chọn mua có lãi(in the money – ITM), ngược lại hợp đồng quyền chọn mua bị lỗ (out of the money -OTM) Về phía người bán chỉ thu được một khoản lợi tức bằng phí quyền chọn,nhưng khi người mua thực hiện hợp đồng thì người bán sẽ bị lỗ không giới hạn
Trong hợp đồng quyền chọn mua, người mua bao giờ cũng kỳ vọng tỷ giátăng trong khi người bán kỳ vọng tỷ giá đứng hoặc giảm
Lãi điểm hòa vốn Lãi giá thực hiện
Trang 25Hình (b) cho thấy người bán quyền chọn mua chỉ kiếm lời bằng khoản phínhận được và sẽ bị thua lỗ vô hạn khi tỷ giá tăng so với giá thực hiện
c Ví dụ
Công ty mua quyền chọn mua 1.000.000 USD kỳ hạn 2 tháng kể từ ngàythoả thuận với tỷ giá thực hiện ví dụ là 21.000 VND/USD, phí mua quyền chọn phảitrả cho Ngân hàng là 5.000.000 VND
Hai tháng sau, nếu tỷ giá USD tăng lên là 21.600 VND thì Công ty sẽ cóquyền mua số USD nhận được với tỷ giá đã cam kết là 21.000 Trường hợp này,Công ty đã có lợi 600 VND/USD Ngược lại nếu tỷ giá USD giảm xuống 20.800VND/USD thì Công ty sẽ không thực hiện quyền chọn mua và mất không5.000.000 VND tiền phí quyền chọn
1.2.3.3 Quyền chọn bán tiền tệ
a Định nghĩa
Hợp đồng quyền chọn bán (Put option) là một hợp đồng tài chính diễn ragiữa hai bên cho phép người mua hợp đồng có quyền bán cho người bán hợp đồngmột số lượng ngoại tệ nhất định tại một mức tỷ giá xác định vào hoặc trước ngàyđáo hạn hợp đồng Đổi lại, người mua phải trả cho người bán một khoản phí hợpđồng
Hợp đồng quyền chọn bán là một cách để nhà đầu tư bảo hiểm cho tài sảncủa mình khi họ dự đoán được tỷ giá có khả năng giảm trong tương lai, đồng thờikhông muốn bán hẳn số lượng ngoại tệ đó hoặc để đầu cơ thu lợi trước dự đoán về
tỷ giá Dù trường hợp nào có xảy ra thì rủi ro của người mua hợp đồng cũng chỉ giớihạn trong số phí hợp đồng
b Lãi/lỗ của hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ
Trong hợp đồng quyền chọn bán thì người mua hợp đồng lại chính là người
có quyền bán ngoại tệ Người mua hợp đồng sẽ có lợi nếu tỷ giá giảm mạnh, khi đónếu người mua hợp đồng quyết định thực hiện quyền bán thì người bán hợp đồng sẽbắt buộc phải mua lượng ngoại tệ đó Ngược lại, người bán hợp đồng (người cónghĩa vụ mua ngoại tệ khi đến hạn nếu người mua hợp đồng yêu cầu) sẽ thu được
Trang 26lợi khi tỷ giá tăng hoặc giảm ít hơn khoản phí quyền chọn nhận được.
Lãi điểm hòa vốn Lãi giá thực hiện
về có giới hạn bằng số tiền phí bán quyền chọn nhưng sẽ phải gánh chịu khoản lỗ
vô hạn nếu tỷ giá bất lợi
c Ví dụ
Công ty mua quyền chọn bán USD 1.000.000 kỳ hạn 2 tháng kể từ ngày thoảthuận với tỷ giá thực hiện ví dụ là 21.000 VND/USD, phí mua quyền chọn phải trảcho Ngân hàng là 5.000.000 VND
Hai tháng sau, nếu tỷ giá USD giảm xuống còn 20.600 VND thì Công ty sẽ
có quyền bán số USD nhận được với tỷ giá đã cam kết là 21.000 Trường hợp này,Công ty đã có lợi 400 VND/USD Ngược lại nếu tỷ giá USD tăng lên 21.500 VND/USD thì Công ty sẽ không thực hiện quyền chọn bán và mất không 5.000.000 VNDtiền phí quyền chọn
1.2.3.4 Giá quyền chọn tiền tệ và các yếu tố ảnh hưởng
Giá quyền chọn tiền tệ (premium) = Giá trị nội tại (Instrinsic value) + Giá trị thời gian (Time Value).
Trong đó giá trị nội tại là khoản lãi có thể thu được nếu thực hiện quyền
Trang 27chọn tại một thời điểm nhất định Như vậy đối với quyền chọn mua tiền tệ, giá trịnội tại chính là chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá quyền chọn tại một thờiđiểm nhất định Ngược lại, đối với quyền chọn bán tiền tệ, giá trị nội tại là chênhlệch giữa tỷ giá quyền chọn và tỷ giá giao ngay tại một thời điểm nhất định.
Đối với hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ:
Giá trị nội tại = Tỷ giá giao ngay – Tỷ giá quyền chọn`1
Đối với hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ:
Giá trị nội tại = Tỷ giá quyền chọn – Tỷ giá giao ngay
Giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn là khoản giá trị mà tại đó giá trị
của hợp đồng quyền chọn lớn hơn giá trị nội tại Sự biến động của tài sản cơ sở cómối liên hệ quan trọng với giá trị thời gian Giá trị thời gian tăng khi biến độngtăng Như đã đề cập trước đây, lợi nhuận của việc nắm giữ hợp đồng quyền chọn là
vô hạn trong khi lỗ chỉ giới hạn trong phần phí quyền chọn Do đó, một hợp đồngquyền chọn trên tài sản cơ sở biến động lớn thì khả năng mang lại lợi nhuận cao hơnmột hợp đồng quyền chọn trên một tài sản cơ sở ít biến động Sự khác biệt giữa lãisuất của hai dồng tiền cũng là một yếu tố cần được xem xét khi định giá quyền chọn
và cũng được tính vào thời gian của hợp đồng quyền chọn
Tuy nhiên, giá của bất kỳ quyền chọn tiền tệ nào cũng gồm 6 yếu tố tác độngđến, đó là:
Tỷ giá kỳ hạn (forward rates): Mặc dù tỷ giá kỳ hạn ảnh hưởng khôngnhiều đến phí quyền chọn nhưng nó cũng cung cấp những thông tin hữu ích đểnhững nhà kinh doanh quyền chọn xác định giá trị của hợp đồng quyền chọn Nếu
tỷ giá kỳ hạn cao hơn nhiều so với tỷ giá giao ngay, điều đó có thể ảnh hưởng đếnphí hợp đồng mua quyền chọn mua tiền tệ sẽ cao
Tỷ giá giao ngay (spot rates): Đối với một quyền chọn mua tiền tệ, tỷ giágiao ngay và giá của quyền chọn mua tăng (giảm) cùng chiều Đối với quyền chọnbán tiền tệ thì ngược lại, đó là mối quan hệ tăng (giảm) ngược chiều
Thời hạn của hợp đồng (time to maturity): Thời hạn đến hạn của hợp đồng
Trang 28quyền chọn càng dài thì càng có nhiều khả năng tỷ giá thị trường biến động trênmức tỷ giá quyền chọn đối với hợp đồng quyền chọn mua và thấp hơn tỷ giá quyềnchọn bán Do đó, thời hạn của hợp đồng quyền chọn càng dài, thì người mua sẵnsàng trả phí hợp đồng quyền chọn càng lớn và người bán yêu cầu phí quyền chọncàng cao
Đối với các quyền chọn kiểu Mỹ (cả quyền chọn mua và quyền chọn bán),thời gian đáo hạn càng dài thì giá của hợp đồng quyền chọn càng cao, vì giá của tàisản cơ sở có khả năng biến động để cho quyền chọn trở thành có lãi và đem lại lợinhuận cho người sở hữu Đối với các quyền chọn kiểu châu Âu, ảnh hưởng của thờigian cho đến khi đáo hạn phụ thuộc vào việc quyền chọn là quyền chọn mua hayquyền chọn bán
Sự biến động của tỷ giá (volatility): Tỷ giá của thị trường biến động càngmạnh, thì xác suất tỷ giá giao ngay vượt tỷ giá giao dịch tại thời điểm hợp đồng đếnhạn càng lớn, do vậy phí quyền chọn mua càng cao
Quyền chọn kiểu Mỹ hay kiểu châu Âu và yếu tố chênh lệch lãi suất:
Trước hết do hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ là linh hoạt hơn quyền chọnkiểu châu Âu, do đó người mua hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ sẵn sàng trả phíquyền chọn cao hơn cho hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ có cùng tỷ giá quyền chọn
và kỳ hạn với hợp đồng quyền chọn kiểu châu Âu Thật vậy, với mức tỷ giá quyềnchọn, mức độ biến động của tỷ giá và kỳ hạn đến hạn của hợp đồng thì hợp đồngquyền chọn kiểu Mỹ luôn được định phí cao hơn hợp đồng kiểu châu Âu Hơn nữa,nếu đồng tiền chọn mua có lãi suất cao hơn lãi suất đồng tiền chọn bán, thì ngườinắm giữ hợp đồng quyền chọn mua sẽ quan tâm đến việc thực hiện quyền chọntrước khi hợp đồng đến hạn nhằm thu được lãi suất cao hơn Lợi thế về lãi suất nàykhiến cho phí của hợp đồng kiểu Mỹ cao hơn phí hợp đồng kiểu châu Âu Nếu lãisuất của đồng tiền chọn mua thấp hơn lãi suất của đồng tiền chọn bán thì lợi thế vềlãi suất của quyền chọn kiểu Mỹ đối với người mua không còn nữa mà lợi thế này
sẽ trở thành lợi thế tiềm năng thuộc người bán nếu người mua tiến hành giao dịch
Do đó, về nguyên tắc trong trường hợp đồng tiền chọn mua có lãi suất thấp hơn thì
Trang 29người bán có thể giảm phí của hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ so với hợp đồngquyền chọn kiểu châu Âu Tuy nhiên, người bán không nhất thiết phải giảm phí, bởivì: thứ nhất, do không có lợi thế về lãi suất nên người mua sẽ không thực hiện giaodịch và do đó lợi thế tiềm năng của người bán không trở thành hiện thực; thứ hai, lãisuất là yếu tố của thị trường nên có thể thay đổi vào bất cứ thời điểm nào trongtương lai Điều này khiến cho lãi suất của đồng tiền chọn mua có thể cao hơn tạimột thời điểm nhất định trong tương lai và do đó lợi thế tiềm năng của lãi suất cóthể chuyển từ người bán sang người mua Cho nên ảnh hưởng của sự biến động lãisuất lên phí quyền chọn có thể được xem xét dưới góc độ sau:
Nếu người bán quyền chọn dự tính rằng lãi suất của đồng tiền trong hợpđồng chọn mua luôn thấp hơn đồng tiền chọn bán, thì người mua tính phí quyềnchọn đối với các hợp đồng kiểu Mỹ là giống như phí quyền chọn kiểu châu Âu
Nếu người bán dự tính rằng lợi thế lãi suất tiềm năng sẽ chuyển từ ngườibán sang người mua trong tương lai thì sẽ nâng mức phí quyền chọn lên cao hơn.Ngoài ra, việc xác định hợp đồng quyền chọn ở trạng thái ITM, OTM hay ATM làmột phần không thể thiếu được trong khâu định phí quyền chọn Do đó, nếu chỉ tiếnhành so sánh tỷ giá quyền chọn với tỷ giá giao ngay thì sẽ bỏ sót ảnh hưởng của yếu
tố điểm kỳ hạn lên giá cả ngoại hối Kết quả là, phí quyền chọn chịu ảnh hưởng củađiểm tỷ giá kỳ hạn, hay nói cách khác là các mức lãi suất của hai đồng tiền tham giaquyền chọn có ảnh hưởng lên phí quyền chọn
1.3 CÁC GIAO DỊCH TÀI CHÍNH PHÁI SINH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
Từ những năm 80 của thế kỷ 20, các giao dịch phái sinh đã được sử dụngrộng rãi ở nhiều quốc gia Bên cạnh mục đích phòng ngừa rùi ro về tỷ giá, các giaodịch phái sinh tiền tệ ngày càng được sử dụng cho mục đích đầu cơ để kiếm lợinhuận khổng lồ Chính vì lẽ đó mà doanh số của các giao dịch này gia tăng đáng kểqua các năm Theo con số thống kê của BIS (Bank for international settlements) thìcác giao dịch được thực hiện chủ yếu trên thị trường phi tập trung OTC (chiếm
Trang 30khoảng 98% doanh số), còn lại là ở trên các Sở giao dịch.
Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính lớn nhất và có tính thanh khoảncao nhất trên thế giới Sau đây xin điểm qua một vài thị trường ngoại hối lớn trênthế giới
1.3.1 Thị trường London
Tính đến nay, thị trường London là một thị trường lớn nhất toàn cầu về kinhdoanh ngoại hối Phiên giao dịch châu Âu trên thị trường ngoại hối cũng là phiên giaodịch quan trọng nhất xét về khối lượng và mức độ hoạt động của những người thamgia Nó có tính thanh khoản cao nhất Doanh thu trung bình hằng ngày trên thị trườngngoại hối London đạt tổng cộng 1.859 tỷ USD trong tháng 04/2012 với hơn 141 tỷUSD là từ khoản kinh doanh tiền tệ, Lượng USD giao dịch trên thị trường ngoại hốiAnh gấp 2 lần ở thị trường Hoa Kỳ, và lượng EUR trao đổi trên thị trường Londongấp hơn 2 lần so với toàn bộ các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu
Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Anh cũng rất phát triển Từnăm 2004 đến năm 2007, doanh số bình quân ngày hoán đổi ngoại hối tăng từ 428
tỷ USD lên đến 899 tỷ USD, tăng 110% Giao dịch kỳ hạn tăng 21% lên 124 tỷUSD, Doanh số thị trường quyền chọn tăng 66% Thị trường các công cụ phái sinhlãi suất tăng 365 tỷ USD lên 957 tỷ USD, tăng 70%
Không chỉ phát triển về các sản phẩm phái sinh tiền tệ, tại London cũng pháttriển mạnh về sản phẩm phái sinh hàng hóa Các hợp đồng phái sinh cà phê đượcthực hiện lớn nhất trên sàn Liffe NYSE ở London Hay mới đây, tại London nóiriêng và thị trường châu Âu nói chung cũng đang phát triển sản phẩm chứng khoánngành bơ sữa Do cuộc chiến cấm vận giữa Nga và Liên minh châu Âu đã dẫn đếntình trạng dư thừa pho mai, các nhà sản xuất châu Âu đã phản ứng bằng cáchchuyển sữa thành các sản phẩm bột sữa nhanh hỏng hơn thay vì các sản phẩm nhưphô mai dày hay phô mai mềm như trước đây Kết quả là giá bán buôn đã giảm 1/3.Biến động giá mạnh mẽ như trên có thể phá hủy toàn bộ ngành công nghiệp bơ sữa
Cả hai phía là người nông dân và các nhà sản xuất sản phẩm bơ sữa (như Nestlé vàDanone) đều cần đến giá cả ổn định để lên kế hoạch sản xuất trong tương lai Vì
Trang 31vậy sàn giao dịch Euronext đã tung ra một số sản phẩm chứng khoán phái sinhngành bơ sữa Các sản phẩm này hướng đến những công ty trong ngành bơ sữamuốn phòng vệ trước biến động giá cũng như những người đầu cơ muốn tận dụng
cơ hội ăn chênh lệch
Một mặt trái của việc phát triển các sản phẩm phái sinh hàng hóa là tìnhtrạng tích trữ hàng chờ thời cơ gây ra sự tốn kém về kho bãi, rủi ro về chất lượnghàng hóa Theo liên đoàn Cà phê châu Âu (European Coffee Federation), tính đếnhết tháng 12-2014 tồn kho cà phê còn 11.490.771 bao (bao=60 kg) tương đương với689.446 tấn Con số này chưa gộp cà phê đang trung chuyển hay nằm tại các cơ sởrang xay và sản xuất cà phê hòa tan, ước chừng 150.000 tấn nữa Tổng số gần840.000 tấn này đảm bảo cho toàn châu Âu tiêu thụ trong vòng 3 tháng rưỡi nếunhư không nhập thêm
Tại London có nhiều tổ chức kinh doanh nước ngoài đặt trụ sở kinh doanh vàphần lớn các nhà môi giới cũng có các công ty con tại đây nên thị trường ngoại hối
ở London ngày càng phát triển không ngừng và London đã cho thấy được tầm vóccủa mình xứng đáng là một trung tâm tài chính trọng yếu của châu Âu đồng thời làtrung tâm tài chính hàng đầu thế giới
1.3.2 Thị trường Mỹ
Thị trường tài chính phái sinh của Mỹ xuất hiện và phát triển song hành cùngvới sự ra đời và phát triển của các sở giao dịch, trung tâm giao dịch lớn của nước nàynhư Hội đồng Mậu dịch Chicago (CBOT), Sở Thương mại Chicago (CME) và các thịtrường chứng khoán NYSE, NASDAQ, AMEX Vào những năm 1970, Mỹ thiết lậpnền tảng giao dịch quyền chọn cổ phiếu thông qua sự đột phá lý thuyết định giá quyềnchọn (do Fischer Black và Myron Scholes đưa ra), cùng với sự ra đời của hệ thống máytính đã giúp Mỹ tạo ra làn sóng sử dụng hàng hóa phái sinh một cách rộng rãi đầu tiêntrên thế giới Các sản phẩm phái sinh đã không dừng lại ở hợp đồng kỳ hạn mà cònphát triển ở dạng cao hơn là hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi
Một bước đánh dấu trong sự phát triển các sản phẩm phái sinh ở Mỹ là sự
Trang 32xuất hiện của các giao dịch điện tử được sử dụng lần đầu tiên trên Sở giao dịch hànghóa Chicago (CME) năm 1992, giao dịch điện tử đã nhanh chóng được chấp nhậnrộng rãi Lợi ích có được từ giao dịch điện tử là tính thanh khoản cao hơn, giảm chiphí giao dịch và tính minh bạch cao hơn.
Nói đến lịch sử phát triển các công cụ tài chính phái sinh ở Mỹ không thểkhông nhắc đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2009 Đó làhậu quả từ sự buông lỏng điều tiết các chứng khoán phái sinh của Mỹ đã tạo rabong bóng nhà đất, tiếp đó là sự đổ vỡ, phá sản của nhiều ngân hàng và tập đoàntài chính, làm tắc nghẽn hoạt động của nhiều ngành kinh tế quan trọng Sự kiệnđầu tiên của cuộc khủng hoảng này là năm 2007, trước tình hình tăng trưởngnóng và lạm phát có xu hướng tăng, FED đã thực hiện chính sách tiền tệ thắtchặt, ép chặt tín dụng và đẩy lãi suất lên cao khiến nhiều người vay không trảđược nợ Tình trạng vỡ nợ xảy ra ở mọi nơi, giá nhà lại càng sụt giảm sâu kéotheo sự sụt giảm của các sản phẩm chứng khoán phái sinh tụt mạnh, thậm chíđóng băng trên thị trường thứ cấp
Khi cuộc khủng hoảng bùng nổ, các chuyên gia đã ước tính rằng trong
22000 tỷ đô la Mỹ giá trị bất động sản Mỹ - tâm chấn của cuộc khủng hoảng – cótới 12000 tỷ đôla Mỹ là tiền đi vay và trong đó khoảng 4000 tỷ đôla Mỹ là nợ xấu.Một sản phẩm phái sinh “mang mầm bệnh” nữa là “Hoán đổi vỡ nợ tính dụng”(“Credit Default Swap – CDS”) Các hợp đồng này do các tổ chức tài chính và cáccông ty bảo hiểm quốc tế bán ra Các tổ chức này sẽ cam kết hoàn trả đầy đủ số nợcho vay cho bên mua CDS nếu bên đi vay không trả được nợ Sản phẩm CDS nàythường được các nhà đầu tư như quỹ đầu tư, ngân hàng đầu tư mua để xóa hoặcngăn cản rủi ro xảy ra cho các gói sản phẩm chứng khoán phái sinh đã mua trước
đó Thống kê của hiệp hội phái sinh và hoán đổi quốc tế ISDA (International Swapand Derivatives Association) về sản phẩm này cho thấy tại Mỹ tổng số CDS ướctính khoảng 35000 tỷ ddoola Mỹ và trên thế giới khoảng 54600 tỷ đôla Mỹ Và khicác sản phẩm chứng khoán phái sinh mà CDS bảo lãnh chao đảo thì đến lượt CDS
Trang 33cũng đổ vỡ theo, kéo các tổ chức bán CDS lâm vào thảm cảnh Sự sụp đổ của cácchứng khoán phái sinh đã tạo nên sự rung chuyển, ngã quỵ của nhiều tập đoàn tàichính, ngân hàng chủ quản và bảo hiểm hàng đầu Mỹ cũng như thế giới như AIG,BNP, Citigroup, Bank of America Không ngừng ở thị trường tài chính Mỹ, lúcnày các công cụ tài chính phái sinh đã phát huy mặt trái của nó, tiếp tục tàn phá cácđịnh chế tài chính toàn cầu Sự khủng hoảng của các tập đoàn ngân hàng và tậpđoàn tài chính các nước đã kéo theo sự hoảng loạn của các ngành khác, ảnh hưởngsâu sắc đến toàn bộ hoạt động sản xuất của nước Mỹ nói riêng và toàn thế giới nóichung: lạm phát tăng cao, thất nghiệp tăng, chỉ số chứng khoán thế giới tụt dốc,đình trệ tiêu dùng…
Ông Alan Greenspan, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ đã phát biểu trướcQuốc hội, thừa nhận sai lầm của mình khi không kiểm soát nghiêm ngặt các chứngkhoán phái sinh Thêm vào đó là việc lạm dụng các công cụ tài chính phái sinh màxuất phát điểm là từ long tham của Ban quản trị Công ty trước những nới lỏng trongchính sách tài chính cũng như pháp luật của Chính phủ Đây cũng là bài học chonhững nước đã và đang phát triển thị trường phái sinh hàng hóa cần phải biết kiểmsoát và điều tiết thị trường phái sinh để tránh khỏi vết xe đổ mà Mỹ đã đi qua
Sau cuộc khủng hoảng, Mỹ đã thực hiện các chính sách nhằm ngăn ngừa vàhạn chế nguy cơ lặp lại khủng hoảng tài chính Ngày 16/5/2013, Ủy ban giao dịchgiao sau của Mỹ (CFTC) đã ban hành qui định về giao dịch phái sinh Sự ra đời củaqui định này được coi là cuộc cải tổ mạnh mẽ thị trường phái sinh, đặc biệt là nângcao tính minh bạch của các giao dịch trên thị trường này cho phù hợp với các quiđịnh chung về thương mại điện tử, mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế
Ngoài ra, Mỹ cũng có những biện pháp mạnh tay để phạt những ngân hàng
đã có những hành động thao túng thị trường ngoại hối Cuối tháng 11/2013, Ngânhàng JPMorgan Chase đã phải nộp phạt 13 tỷ USD do bán những chứng khoánđược bảo đảm bằng những tài sản thế chấp dưới chuẩn, là một trong những nguyênnhân dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 Ngày 20/05/2015, năm "đại gia"
Trang 34ngân hàng thế giới, trong đó có 2 ngân hàng Mỹ là JPMorgan Chase và Citigroup Inc
đã nhận tội và bị phạt tổng cộng 5,7 tỷ USD do thao túng thị trường tỷ giá trao đổingoại tệ bằng cách đó là các nhà môi giới tiền tệ của những ngân hàng trên đã hìnhthành một Cartel, sử dụng các phòng chat và mật mã riêng để lũng đoạn, thao túng tỷgiá hối đoái giữa đồng đô la Mỹ và đồng euro theo ý mình Các hoạt động gần nhưdiễn ra hàng ngày của nhóm người này đã gây tổn hại cho nhiều khách hàng, các nhàđầu tư và các tổ chức tài chính trên toàn thế giới Với sự tiếp tay của nhóm ngườitrên, một nhà môi giới đơn lẻ đã mua gom với số lượng lớn một loại ngoại tệ mạnh,sau đó xả hàng để kiếm lời ngay trước hoặc trong lúc đang định giá
Với những chính sách hợp lý và những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ, thịtrường ngoại hối ở Mỹ đã ngày càng trở nên minh bạch, tạo được niềm tin cho cácnhà đầu tư, xứng đáng là một thị trường tài chính lớn thứ hai trên toàn thế giới
1.3.3 Thị trường Singapore
Những năm 1965 trở về trước, Singapore có nền kinh tế xã hội khó khăn vànghèo nàn do nằm dưới sự cai trị của Anh và phụ thuộc Malaysia Với 2 triệu dântồn tại trên 1 hòn đảo rộng chỉ 640 km2, không có thị trường nội địa, nước ngọtphải mua Singapore vẫn là vùng đất nghèo nàn, cằn cỗi
Tuy nhiên, từ khi tách khỏi Malaysia và tuyên bố độc lập vào năm 1965,Singapore vẫn là thành phần của khu vực đồng Bảng của Anh, nên bị quyền kiểmsoát hối đoái trong luân chuyển tiền tệ Vì thế, việc đầu tiên thủ tướng Lý QuangDiệu làm là ra khỏi khu vực đồng Bảng Anh vào những năm đầu 1970 Đến nhữngnăm thuộc thập kỷ 90, đất nước này đã lột xác nhanh chóng nhờ vào tài năng kiếntạo của thủ tướng Lý Quang Diệu và cộng sự Singapore của những năm 1990 lànước duy nhất nằm trong thế giới thứ 3 nhưng có mức thu nhập của các nước thếgiới thứ nhất, các nước G7, thậm chí nhiều tiêu chí còn hơn thế
Một quyết định nữa của thủ tướng Lý Quang Diệu đã giúp Singapore có vịthế trong thị trường ngoại hối toán cầu đó là việc đặt thời gian giao dịch Ông tưduy rằng “Khi New York (Mỹ) mở cửa, London chuyển giao dịch tài chính cho
Trang 35New York Buổi chiều, khi New York đóng cửa, giao dịch lại được chuyển sangSan Francisco (Mỹ) Khi San Francisco đóng cửa, thế giới chìm trong màn đêm,không có gì xảy ra đến mãi 9h sáng hôm sau (giờ Thụy Sỹ), khi đó Ngân hàngZurich mở cửa, bắt đầu chi kỳ tài chính tiếp theo Nếu chúng tôi đặt Singapore vàogiữa, trước lúc San Francisco đóng cửa thì Singapore sẽ nắm quyền kiểm soát Vàkhi Singapore đóng cửa, nó sẽ chuyển quyền giao dịch tài chính thế giới cho Zurich.Vậy là lần đầu tiên, kể từ khi hoạt động, chúng ta sẽ có một dịch vụ vòng quanh thếgiới về tiền tệ, ngân hàng trong suốt 24 giờ một ngày”.
Tiếp đó, Lý Quang Diệu trao mọi quyền giám sát tài chính cho cơ quan gọi
là Ủy ban Tiền tệ và Cơ quan giám sát tiền tệ Singapore (MAS) Đây là tổ chứchoạt động chuyên nghiệp trong giám sát tài chính, làm việc dựa trên những điềuluật, điều lệ khắt khe của mình
Khi mọi thiết chế được xây dựng, Lý Quang Diệu cho lập ra thị trường ngoạihối ngoài châu Âu tại Singapore có tên là “Thị trường đồng đô la châu Á” Hoạtđộng của thị trường này chủ yếu là nắm giữ các quỹ ngoại tệ của các ngân hàngnước ngoài rồi cho các ngân hàng trong khu vực vay và ngược lại Sau đó, “Thịtrường đồng đô la châu Á” tiến tới mua bán ngoại hối, những phát sinh tài chínhbằng ngoại tệ, cho vay, phát hành trái phiếu và quản lý vốn… Năm 1997, “Thịtrường đồng đô la châu Á” đã có quy mô vượt 500 tỉ USD
Từ những năm 1968 – 1985, bằng hàng loạt các chính sách thu hút các nhàđầu tư tài chính quốc tế như bãi bỏ thuế giao dịch đối với khách hàng cùng vớichính sách sự kiểm soát và áp dụng rất chặt chẽ của luật lệ đối với các hoạt động tàichính, chứng khoán và lưu chuyển tiền tệ, Singapore đã trở thành miền đất hứa củacác nhà tài chính quốc tế Đến năm 1990, Singapore đã trở thành một trong 4 trungtâm tài chính thế giới với thị trường ngoại hối đứng thứ 4 thế giới chỉ sau London,New York và Tokyo Đến tháng 09/2013, theo công bố của Ngân hàng thanh toánquốc tế (BIS) thì Singapore đã chính thức vượt Nhật để trở thành trung tâm ngoạihối lớn nhất châu Á Theo kết quả khảo của BIS, giá trị giao dịch ngoại hối tại đây
Trang 36đã tăng 44% lên 383 tỷ USD mỗi ngày trong tháng 4/2013 Số liệu này cùng kỳ năm
2010 chỉ là 266 tỷ USD Theo Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore, giá trị giao dịchhợp đồng phái sinh lãi suất tại Singapore đã tăng 6%, lên 37 tỷ USD mỗi ngày, vàotháng 4/2013
Những thành tựu đạt được của Singapore đã cho thấy chính sách của nhữngnhà lãnh đạo ở đây là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý, đã giúp thị trường ngoại hốicủa Singapore nói riêng và của cả châu Á nói chung vươn xa trên toàn thế giới
Kết luận Chương 1
Chương 1 đã phân tích và làm rõ những khái niệm cơ bản về các công cụ tàichính phái sinh, đồng thời đã nêu lên được cách tính giá của từng loại sản phẩm.Ngoài ra đã đưa ra được tình hình thị trường phái sinh tại các nước trên thế giới, qua
đó là bài học cho thị trường phái sinh của Việt Nam
Trang 37CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI
VIỆT NAM
NHTMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theogiấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và hoạt độngtại thành phố cảng Hải Phòng Maritime Bank đã trở thành một trong nhữngNHTMCP đầu tiên tại Việt Nam, với các cổ đông sáng lập gồm: Cục Hàng Hải ViệtNam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụngViệt Nam
Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và mộtvài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM.Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một NHTMCP phát triển mạnh, bền vững vàtạo được niềm tin đối với khách hàng Tính đến cuối năm 2013, vốn điều lệ củaMaritime Bank ở mức 8.000 tỷ đồng và tổng tài sản đạt 110.000 tỷ đồng Mạnglưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, cuốinăm 2011 là 202 điểm, và cuối năm 2013 Maritime Bank đã có 220 điểm giao dịchtrên toàn quốc
Maritime Bank xác định tầm nhìn của Ngân hàng là trở thành một trongnhững Ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất tại Việt Nam với sứ mệnh là cungcấp những sản phẩm tài chính đa dạng và chất lượng dịch vụ cao; xây dụng môitrường làm việc chuyên nghiệp, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt nhất cho cán
bộ nhân viên; mang lại lợi ích dài hạn tốt nhất cho cổ đông thông qua việc triển khaichiến lược kinh doanh nhất quán và xây dựng hệ thống nền tảng quản trị ngân hàng
an toàn, hiệu quả theo chuẩn mực quốc tế, phù hợp với quy định của Ngân hàng
Trang 38Nhà nước và Luật pháp của Việt Nam.
Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnhthương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng…đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới
mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đạinhất Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Với tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên đã được cổ đông và cán bộnhân viên Maritime Bank theo đuổi trong suốt hơn 20 năm hoạt động của mình vànhững kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối vớiMaritime Bank Đây cũng chính là tiền đề giúp ngân hàng khẳng định vị trí củamình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớcủa Maritime Bank:
Ngày 12/7/1991: Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động
tại thành phố Cảng Hải Phòng Khởi đầu, Maritime Bank hoạt động với 24 cổ đông
và vốn điều lệ 40 tỷ đồng Maritime Bank trở thành một trong những Ngân hàngthương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam
Thời kỳ 1998 – 2001: Cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế đất nước và
cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, Maritime Bank cũng đã gặp không ítkhó khăn, nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển và hiệu quả kinh doanh
Thời kỳ 2002-2004: Là giai đoạn duy trì, củng cố hoạt động của Maritime
Bank Với sự nỗ lực không ngừng của Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành, cũng nhưtoàn thể cán bộ nhân viên, Maritime Bank đã vượt qua gian nan, thử thách để khẳng
định vị thế của mình
Tháng 8 năm 2005: Maritime Bank đã chuyển Hội sở chính từ Hải Phòng
lên thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của cả nước Sự kiệnnày đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Maritime Bank.Đây là một sự chuyển hướng chiến lược, thể hiện quyết tâm lớn của Maritime Bank
Trang 39trong việc mở rộng ảnh hưởng và mở rộng thị trường.
Năm 2006-2009: Maritime Bank đã tiến hành việc tái cấu trúc bộ máy một
cách cơ bản, toàn diện theo hướng tách riêng các hoạt động kinh doanh và hoạtđộng hỗ trợ, hình thành các khối nghiệp vụ (khối dịch vụ, khối khách hàng cá nhân,khối khách hàng doanh nghiệp, khối kinh doanh nguồn vốn và khối quản lý rủiro…) đồng thời tăng cường vai trò, năng lực quản lý tập trung tại trụ sở chính Cơcấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúc nhằm bảo đảm tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệthống Sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng, được thiết kế phù hợpvới từng nhóm khách hàng Phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quan tâm.Năm 2009, Maritime Bank đã tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng và đạt 109 điểmgiao dịch trên toàn quốc
Năm 2010: Maritime Bank đã tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng, mạng lưới
giao dịch đạt 144 điểm trên toàn quốc Maritime Bank triển khai chiến lược mớihợp tác với McKinsey – Công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới Ra mắt bộnhận diện thương hiệu mới, logo mới với sự kết hợp hai màu đỏ - đen ấn tượng.Thực hiện tái cơ cấu tổ chức, thay đổi căn bản phương thức quản lý, điều hành kinhdoanh từ trụ sở chính đến các đơn vị kinh doanh nhằm không chỉ đối phó với cácthách thức mà còn phát huy được những ưu thế vốn có, tận dụng mọi cơ hội để lớnmạnh trong môi trường cạnh tranh kinh doanh ngày càng gay gắt Thông qua việcthực hiện chương trình chuyển đổi giai đoạn I, Maritime Bank đã có những điềuchỉnh quan trọng về trọng tâm chiến lược phát triển kinh doanh, thiết lập mô hìnhngân hàng chuyên doanh theo tiêu chuẩn quốc tế, củng cố nền tảng chính sách, kiệntoàn hệ thống văn bản định chế, nâng cấp hạ tầng công nghệ và chú trọng tạo lậpcác giá trị văn hóa doanh nghiệp
Năm 2011: Maritime Bank đã tăng vốn điều lệ lên 8.000 tỷ đồng và đạt 202
điểm giao dịch trên toàn quốc với tổng số 230 ATM, kết nối thành công với tổ chứcthẻ quốc tế Master card Maritime Bank cũng tiếp tục triển khai sâu rộng dự án chiếnlược phát triển trên tất cả các lĩnh vực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái vànền kinh tế trong nước đầy bất ổn như: chỉ số lạm phát còn tăng cao, mức độ tăng
Trang 40trưởng thấp, đầu tư trong nước và nước ngoài đều có chiều hướng chững lại do cácchính sách thắt chặt tiền tệ và đầu tư công… Đặc biệt, năm 2011 còn là thời điểm vôcùng khó khăn đối với ngành tài chính ngân hàng khi phải đối mặt với các cú sốc vềlãi suất, tỷ giá, tình trạng nợ xấu gia tăng và sức ép đối với tái cấu trúc hệ thống ngânhàng Trước những thách thức đó, Maritime Bank đã cùng nỗ lực vượt qua khó khăn
và thực hiện có kết quả các mục tiêu kế hoạch đề ra Năm 2011 cũng là năm hệ thốngcông nghệ ngân hàng đã có sự chuyển hóa sâu rộng nhằm phục vụ mục tiêu kinhdoanh và hoạt động ngân hàng, trong đó có dự án lớn mang tính đổi mới và đột phácho Maritime Bank như hệ thống quản lý rủi ro Kondor, hệ thống giao dịch trựctuyến đa kênh (Internet Banking, Mobile, SMS…) trên công nghệ IBM
Năm 2012: Hoạt động ngân hàng vẫn tiếp tục chịu sự tác động của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sự tăng trưởng chậm, suy giảm lợi nhuận và tỷ lệ
nợ xấu ngày càng cao Trong bối cảnh đó, hội đồng quản trị Maritime Bank đã xácđịnh năm 2012 là giai đoạn tập trung cho mục tiêu: bảo đảm tỷ lệ an toàn hoạtđộng, tăng cường năng lực quản trị điều hành, triển khai các mô hình kinh doanhtheo định hướng chiến lược và tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức để tạo ra sự khácbiệt về chất thay vì chỉ hướng về quy mô tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng nhưnhững năm trước đây Trong năm 2012 Maritime Bank cũng vinh dự được NHNNcông nhận là một trong những ngân hàng thuộc nhóm 1 và được trao tặng nhiềudanh hiệu, giải thưởng cao quý bởi cơ quan quản lý Nhà nước, báo chí và cộngđồng doanh nghiệp
Năm 2013: Trải qua năm 2013 với rất nhiều khó khăn từ nền kinh tế thế giới
và khu vực, ngành tài chính ngân hàng Việt Nam đã xuất hiện một số tín hiệu khảquan, hoạt động huy động bắt đầu tăng trưởng, tính thanh khoản của hệ thốngNHTM cũng dần được cải thiện, kết quả kinh doanh tốt hơn Tuy vậy, hệ thốngngân hàng vẫn phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức Trong bốicảnh đó, Maritime Bank vẫn có những bước phát triển vững chắc trong hoạt độngkinh doanh, quản trị rủi ro, tập trung nguồn lực để phát triển toàn diện về mọi mặttrên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước và Pháp luật Năm 2013 đã cho thấynhững nỗ lực của Maritime Bank trong việc giữ vững định hướng chiến lược, trở