1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán và sáp nhập M&A trong nền kinh tế việt nam hiện nay

24 3,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 543,71 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH --- NGUYỄN NGỌC MỸ DUYÊN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP M&A TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-

NGUYỄN NGỌC MỸ DUYÊN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP (M&A) TRONG

NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-

NGUYỄN NGỌC MỸ DUYÊN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP (M&A) TRONG

NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS MAI THANH LOAN

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ

Cô hướng dẫn là TS Mai Thanh Loan Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình

TP Hồ Chí Minh, ngày…… tháng …… năm 2011

Tác giả

Nguyễn Ngọc Mỹ Duyên

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ ĐỒ THỊ

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP (M&A)

1.1 Khái quát về hoạt động mua bán và sáp nhập

1.1.1 Khái niệm Sáp nhập (Mergers) và mua bán (Acquisition)

1.1.2 M&A theo lý thuyết SPECIAL:

1.1.3 Các hình thức của M&A:

1.1.4 Các dạng M&A chủ yếu:

1.2 Các trình tự của M&A

1.2.1 Đối với bên bán:

1.2.2 Đối với bên mua:

1.3 Các động cơ thúc đẩy hoạt động M&A

1.4 Kinh nghiệm mua bán và sáp nhập của Trung Quốc – Cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới

1.4.1 Các thương vụ M&A tại Trung Quốc trong thời gian qua

1.4.2 Những chiến lược cho sự thành công của M&A Trung Quốc:

1.4.3 Một số bài học kinh nghiệm:

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 2 - THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Bức tranh tổng thể hoạt động M&A tại Việt Nam

2.1.1 Một số thương vụ lớn trong hoạt động M&A của Việt Nam thời gian qua

Trang 5

2.1.2 Giá trị đem lại cho doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện M&A

2.1.3 Đặc điểm M&A tại Việt Nam thời gian qua:

2.2 M&A trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm

2.2.1 Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

2.2.2 Trong các công ty chứng khoán:

2.2.3 Trong các công ty bảo hiểm:

2.3 Xử lý những vấn đề hậu sáp nhập – thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam sau khi thực hiện các giao dịch M&A

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 3 - CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1 Một số tiền đề cho việc đề ra các giải pháp

3.1.1 Cơ hội và khó khăn cho việc phát triển hoạt động M&A tại Việt Nam:

3.1.2 Tình hình hoạt động M&A trên một số lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam

3.2 Các giải pháp đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian tới

3.2.1 Doanh nghiệp cần xác định rõ động cơ và những vấn đề hậu sáp nhập khi tiến hành M&A

3.2.2 Doanh nghiệp cần tận dụng đặc điểm, xu hướng M&A của từng ngành trong thực hiện thương vụ M&A

3.2.3 Công tác định giá doanh nghiệp cần được chú trọng đặc biệt khi tiến hành M&A

3.2.4 Giải pháp hỗ trợ từ quản lý kinh tế vĩ mô

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PMI : Post merger integration (Hậu hợp nhất sau M&A)

PPMI : Pre and Post Merger Intergration (Tiền và hậu hợp nhất sau M&A) EBITDA : Thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao

NPV : Net Present Value (Giá trị hiện tại thuần)

Trang 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 - Mô hình SPECIAL của M&A

Sơ đồ 1.2 - Trình tự M&A đối với bên bán

Sơ đồ 1.3 - Trình tự M&A đối với bên mua

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 - Khái quát nội dung, tác dụng của các bước trình tự M&A đối với bên bán Bảng 1.2 - Khái quát nội dung, tác dụng của các bước trình tự M&A đối với bên mua Bảng 2.1 - Số lượng và giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam từ năm 2003 đến

2010 Bảng 2.2 - Một số thương vụ mua bán sáp nhập tiêu biểu tại Việt Nam trên lĩnh vực ngân hàng Bảng 2.3 - Một số thương vụ mua bán sáp nhập tiêu biểu tại Việt Nam trên lĩnh vực chứng khoán Bảng 2.4 - Một số thương vụ mua bán sáp nhập tiêu biểu tại Việt Nam trên lĩnh vực bảo hiểm Bảng 3.1 - Hoạt động M&A trên một số lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 1.1 - Các thương vụ M&A tại Trung Quốc trong vòng 10 năm qua

Đồ thị 2.1 - Số lượng và giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010

Đồ thị 2.2 - Cơ cấu ngành của các thương vụ M&A tại Việt Nam trong năm 2010

Trang 8

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 - Thực trạng M&A tại Trung Quốc thời gian qua

Phụ lục 2 - Một số văn bản luật cơ bản điều chỉnh hoạt động M&A

Phụ lục 3 - Danh mục các thương vụ M&A tiêu biểu tại Việt Nam trong 3 năm vừa qua 2008-2009-2010

Trang 9

là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp thu hút nguồn lực cũng như bành trướng quy mô hoạt động Cũng theo xu thế đó, hoạt động M&A tại Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng và giá trị giao dịch Khi kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp đặt ra yêu cầu phải sắp xếp, sáp nhập để tồn tại khiến cho nhu cầu về M&A ngày càng lớn Tuy nhiên hiện nay để hiểu rõ vấn đề M&A là một thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, vì các quy định pháp luật về M&A vẫn còn nằm rải rác trong các bộ Luật, thông tin cũng chưa thật rõ ràng, minh bạch Chính vì thế đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán và sáp nhập trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay” được nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam thông qua đánh giá lại năng lực trong nước đồng thời tham khảo kinh nghiệm của nước đã tiến hành thành công lĩnh vực này nhằm mang lại hiệu quả tối đa cho hoạt động mua bán và sáp nhập

2 Mục tiêu nghiên cứu

Để đưa ra các giải pháp hỗ trợ hoạt động M&A một cách chính xác, mục tiêu nghiên cứu được xác định dựa trên:

- Việc đánh giá lại thực trạng của hoạt động M&A ở Việt Nam hiện nay thông qua đặc điểm, khó khăn trong nước

Trang 10

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và so sánh được sử dụng chủ đạo trong đề tài để làm rõ những vấn đề trong hoạt động hợp nhất – thâu tóm doanh nghiệp như:

- Phân tích những điểm mạnh và yếu của nền kinh tế Việt Nam đối với hoạt động mới mẻ này, đồng thời rút ra kinh nghiệm cho những thương vụ M&A sắp tới

- So sánh được dùng trong quá trình đối chiếu thực trạng nền kinh tế nước ta

so với một nước khác trên thế giới, học hỏi những kinh nghiệm quý giá của nước bạn để đề xuất những giải pháp giảm thiểu rủi ro cho hoạt động M&A Việt Nam, đưa thị trường M&A của Việt Nam phát triển hiệu quả

4 Nội dung nghiên cứu

Nội dung chính của luận văn được chia làm ba phần

Chương 1 – Tổng quan về hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A)

- Bao gồm khái quát các định nghĩa cơ bản, những định nghĩa theo lý thuyết hiện đại thông qua các nghiên cứu trên thế giới

- Trình bày nghiên cứu làm cơ sở cho đề tài là nghiên cứu về một nước trong khu vực Châu Á là Trung Quốc đã tiến hành thành công vấn đề M&A thông qua một số bài học kinh nghiệm và dự báo viễn cảnh hoạt động M&A tại Trung Quốc trong ngắn hạn cũng như dài hạn

Chương 2 – Thực trạng của hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian qua

Trang 11

3

Đánh giá thực trạng thị trường M&A Việt Nam từ đó rút ra những tính chất tiêu biểu của hoạt động M&A, hoạt động này có tác dụng như thế nào đến nền Kinh tế Việt Nam và tính quan trọng của giai đoạn hậu sáp nhập, từ đó làm cơ sở lý luận cho các giải pháp cần thiết đề xuất cho hoạt động này phát triển hơn

Chương 3 – Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian tới

Dựa trên những nghiên cứu cơ sở và tình hình thực tế, phần này sẽ trình bày những

đề xuất về mặt chiến lược cho những công ty thực hiện M&A cũng như sự hỗ trợ của chính phủ nhằm hướng đến mục tiêu tăng giá trị cho hoạt động này trong thời gian sắp tới

mà chủ yếu mang tính định hướng

Tuy nhiên do M&A ngày càng trở nên phổ biến và sẽ là giải pháp tối ưu cho nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế, điều này khiến nước ta từng bước hội nhập vào thị trường M&A quốc tế Hơn nữa đối tác trong các giao dịch M&A phần lớn là các tổ chức nước ngoài, do đó những kết luận rút ra từ những nghiên cứu trên thế giới cũng mang tính ứng dụng cao đối với Việt Nam Đây cũng chính là điểm nổi bật của đề tài khi kết hợp những nghiên cứu quốc tế với thị trường Việt Nam

Trang 12

4

KẾT LUẬN

Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam tuy mới chỉ ở những bước khởi đầu của phương thức này so với các nước khác trên thế giới nhưng đã có được những kết quả nhất định Việt Nam được coi là một nền kinh tế hội tụ được các yếu tố hấp dẫn cho thị trường M&A Sự gia tăng các thương vụ M&A trong 2 năm trở lại đây là một tín hiệu tích cực cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao các cơ hội đầu tư vào Việt Nam

Bên cạnh những yếu tố về tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chính sách ưu đãi thì hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động M&A để bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể tham gia, đang dần được hoàn thiện, tạo ra một môi trường minh bạch, công bằng

và hiệu quả Đây sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư tham gia một cách sâu rộng hơn nữa vào thị trường M&A của Việt Nam trong thời gian tới

Tuy nhiên, để phát triển mạnh mẽ hơn nữa, về lâu dài, hoạt động này trong thị trường Việt Nam vẫn cần có sự tác động và hỗ trợ của nhiều yếu tố, đặc biệt là sự

hỗ trợ sâu sắc của chính phủ trong nhiều lĩnh vực như tăng trưởng kinh tế vững mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài bằng những chính sách ưu đãi, mở cửa, hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý Ngoài ra đối với các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch thẩm định chi tiết cụ thể, định giá cặn cẽ tránh những sai lầm đáng tiếc trong việc hoạch định và hành động chiến lược M&A của mình Có như thế hoạt động M&A tại Việt Nam mới tăng trưởng vững mạnh để trở thành một hoạt động không thể thiếu trong việc hình thành và phát triển doanh nghiệp có quy mô lớn

Trang 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

Mạng mua bán sáp nhập Việt Nam (2009), Cẩm nang mua bán & sáp nhập tại Việt

Nam, NXB Tài Chính

Đặc san báo Đầu tư (2011), Toàn cảnh thị trường Mua bán - Sáp nhập doanh

nghiệp Việt Nam 2011, Báo Đầu tư

Michael E.S Frankel (2009), Mua lại và sáp nhập căn bản, NXB Tri Thức

Scott Moeller & Chris Brady (2009), Mua lại và sáp nhập thông minh, NXB Tri

Thức

Timothy J Galphin & Mark Herndon (2009), Cẩm nang hướng dẫn mua lại và sáp

nhập, NXB Tổng hợp TPHCM

Avalue Vietnam (2010), Báo cáo Mua bán Sáp nhập 2009

Avalue Vietnam (2011), Báo cáo Mua bán Sáp nhập 2010

Tiếng Anh

Kenvin D.Jones (2009), M&A – A snapshot of a SPECIAL Pre and Post M&A

process, Munich Personal RePEc Archive

BAIRD (2011) , China M&A Market 2010 Review and Outlook for 2011 and

Beyond, Robert W Baird & Co

Varsha Virani (2009), Merger and Acquisition –A case of System Failure, R.K

College of Business Management

Steven C.Lee, CFA (2011), China’s Cross-Border M&A deals, Smithstreet

Trang 14

PricewaterhouseCoopers (2010), Vietnam M&A activity review – 2009,

PricewaterhouseCoopers (Vietnam) Ltd

PricewaterhouseCoopers (2011), Vietnam M&A activity review – 2010,

PricewaterhouseCoopers (Vietnam) Ltd

Các website tham khảo

http://www.wikipedia.org – Từ điển bách khoa toàn thư online

http://www.mavietnamforum.com/ - Forum M&A Việt Nam

http://www.sanmuabandoanhnghiep.com - Sàn mua bán doanh nghiệp và kết nối đầu tư kinh tế

http://www.vma.vn - Trang thông tin mua bán sáp nhập doanh nghiệp

http://www.qlct.gov.vn – Cục quản lý cạnh tranh

http://www.pwc.com/vn - PriceWaterhouse Cooper

http://www.fpts.com.vn - Trang thông tin Công ty Cổ phần chứng khoán FPT http://www.saga.vn – Trang thông tin Kinh tế Tài chính

http://www.mof.gov.vn – Bộ Tài chính

http://www.vcsc.com.vn – Trang thông tin Công ty Cổ phần chứng khoán Bản Việt http://www.fir.vn – Trang thông tin đầu tư nước ngoài

http://thomsonreuters.com - Trang thông tin của Thomsonreuters

http://www.sanduan.vn – Trang thông tin mua bán dự án, doanh nghiệp

Trang 15

PHỤ LỤC Phụ lục 1 THỰC TRẠNG M&A TẠI TRUNG QUỐC THỜI GIAN QUA

Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế của Trung Quốc đã tác động trực tiếp lên hoạt động M&A

Nền kinh tế ngày càng mở rộng

Câu chuyện thành công về kinh tế của Trung Quốc bao gồm tốc độ tăng trưởng cực nhanh và đang tiến dần đến lãnh đạo toàn thế giới Quốc gia này có trải qua 32 năm liên tiếp tăng trưởng GDP, là thành quả của sự kết hợp của cải cách, toàn cầu hóa, và tăng trưởng dân số Sự tăng trưởng của Trung Quốc đã dẫn đầu những nền kinh tế lớn khác bởi một biên độ rộng Từ năm

1980 đến năm 2010, hàng năm GDP ở Trung Quốc tăng trưởng trung bình 9,9%, gấp ba lần tỷ lệ3,3%trêntoànthếgiới

Hơn 10 năm qua, GDP tăng 161%, phản ánh tỷ lệ lãi gộp hàng năm (CAGR) là 10,1% (so vớitrung bình trên thế giới là 3,6%)

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA TRUNG QUỐC SO VỚI CÁC NƯỚC PHÁT

TRIỂN KHÁC QUA CÁC NĂM

Trang 16

Trung Quốc là một động lực tăng trưởng cho nền kinh tế toàn thế giới, thúc đẩy mở rộng ra thị trường toàn cầuthông qua sản lượng ngày càng cao và mối quan hệ thương mại với các quốc giakhác cũng như sức tiêu thụ đáng kể trong nước Trong 10 năm qua, Trung Quốc chiếm 15%trong sự mở rộng kinh tế toàn cầu (đứng thứ hai chỉ sau Mỹ) Trong năm 2010, một gói kích thích kinh tế lớn cộng với sự phục hồi kinh tế toàn cầu làm cho GDP tăng trưởng 10,3%, dễ dàng

mở rộng nhanh chóng so với các nền kinh tế lớn khác Trung Quốc được mong đợi tăng trưởng GDP gần 20% toàn cầu trong năm 2011 (hàng đầu thế giới) Nền kinh tế của Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau khi vượt Nhật Bản trong năm 2010 GDP của Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ trong 10-20 năm sắp tới Trong kịch bản này, Trung Quốc sẽ điều khiển sự tăng trưởng kinh tế của cả thế giới trong thời gian dài Xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác đãđóng vai trò lớn trongphát triển kinh tế của Trung Quốc Từ năm 2000, chỉ số CAGR trong xuất khẩu là 20%, với mức tăng trưởng 31% trong năm 2010 đưa tổng giá trị xuất khẩuhàng năm đến 1,6 nghìn tỷ đô la Nhập khẩu đạt 1,4 nghìn tỷ đô la trong năm 2010 và đạt tỷ lệ CAGR 10 nămqua là 20%

Vai trò Chính phủ Trung ương trong sự phát triển kinh tế

Chính quyền trung ương vẫn giữ được ảnh hưởng lớn của các vấn đề kinh tế tại Trung Quốc Chính quyền trung ương đã tập trung vào vào nền kinh tế để duy trì một xu hướng tăng trưởngnhanh và ổn định Chính phủ tìm cách nâng cao khả năng dự báo, sự phù hợp, vàtính linh hoạt của chính sách kiểm soát kinh tế vĩ mô

Tháng 10/2010, Uỷ ban Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc phê duyệtcác nguyêntắc Kế hoạchnăm năm lần thứ 12 củaTrung Quốc trong sự phát triển kinh tế xã hội Quốc gia cho giai đoạn 2011-2015 Hội đồng nhân dân của Quốcgia đã phê duyệt kếhoạch vào tháng 3/2011 Kế hoạchnăm nămcủaTrung Quốc là kế hoạch mục tiêu tổng thể liên quan đến xã hội và tăng trưởngkinh tếvà công nghiệptrong các lĩnh vựctrọng điểmvà khu vực

CÁC THƯƠNG VỤ M&A TẠI TRUNG QUỐC TRONG VÒNG 10 NĂM QUA

Ngày đăng: 30/04/2014, 12:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w