Trong vài năm gần đây, hoạt động của NHNN đã thể hiện được chức năng quản lý hệ thống ngân hàng và góp phần bình ổn thị trường. Những thay đổi về lãi suất và việc vận dụng các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội đã làm cho các NHTM phải tính đến vấn đề thanh khoản. Năm 2008, để kiềm chế lạm phát NHNN đã tăng lãi suất cơ bản từ 8,25% lên 14%. Năm 2009, trước nguy cơ suy thoái do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, NHNN đã liên tục 5 lần cắt giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống còn 7% (hiện nay, lãi
suất cơ bản là 8%), đồng thời để kích thích kinh tế, chính sách hỗ trợ lãi suất đã làm cho tăng trưởng tín dụng diễn ra khá nhanh, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.
Trong khi đó rủi ro thị trường tuy chưa có nguy cơ lớn xảy ra tại Việt Nam do số lượng và tỷ trọng vốn dành cho kinh doanh ngoại tệ cũng như kinh doanh chứng khoán tại các NHTM không nhiều nhưng cần hết sức chú ý đến sự biến động về tỷ giá, giá cả và lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM. Đối với ngoại tệ thì các NHTM chủ yếu thực hiện mua bán để phục vụ cho nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp, ít ngân hàng thực hiện hoạt động đầu cơ; Đối với kinh doanh chứng khoán thì từ năm 2008 các ngân hàng đã dần giảm bớt việc đầu tư kinh doanh chứng khoán, tuy nhiên do giá trị đồng tiền giảm mạnh dẫn đến việc các NHTM tham gia vào thị trường chứng khoán cũng có thể bị lỗ, nếu không có sự tính toán cẩn trọng. Đặc biệt là việc thành lập Công ty chứng khoán thuộc tập đoàn tài chính, khi tham gia thị trường chứng khoán cũng không thể tránh khỏi rủi ro. Theo công bố mới nhất của Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVS) về kết quả kinh doanh quý I: trong 3 tháng đầu năm 2011, doanh thu đạt 45,4 tỷ đồng, giảm 27,9 tỷ (-38%) so với mức 73,3 tỷ đồng của cùng kỳ. Năm 2011, BVS đặt mục tiêu 100 tỷ đồng Lợi nhuận trước thuế với dự kiến Vn-Index đạt 550 điểm. Năm 2010, công ty lỗ gần 93 tỷ đồng. Tính đến 31/3/2011, tổng lỗ lũy kế của BVS là 269 tỷ đồng. Chắc chắn những con số này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng TMCP Bảo Việt. Một số rủi ro trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam cần được xem xét:
Thứ nhất: Rủi ro trong hoạt động tín dụng
- Về tăng trưởng tín dụng, các chuyên gia tài chính cho rằng, khu vực ngân hàng Việt Nam hiện vẫn có những rủi ro khá cố hữu và khá cơ bản, do tình trạng nợ dồn tín dụng:
Bảng 2.1: Dư nợ của các khối TCTD Việt Nam:
Tên các
TCTD TỔNG DƯ NỢ
Tăng, giảm cuối năm 2010 so với 31/12/2009
Tăng, giảm cuối năm 2010 so với 30/9/2010 31/12/2009 (Tỷ đồng) 30/9/2010 (Tỷ đồng) 31/12/2010 (Tỷ đồng) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Khối TCTD Nhà nước 949.629,09 1.100.005,3 9 1.182.632,51 233.003,42 24,54 82.627,12 7,51 Khối TCTD Cổ phần 560.563,57 708.820,35 814.441,71 253.878,15 45,29 105.621,37 14,9 Khối NH Liên doanh, nước ngoài 161.290,00 200.528,38 206.084,88 44.794,89 27,77 5.556,51 2,77 Khối Cty Tài chính, cho thuê TC 61.259,42 72.501,57 74.070,45 12.811,03 20,91 1.568,88 2,16 Khối TCTD hợp tác 3.840,99 4.729,74 5.038,73 1.197,74 31,18 308,99 6,53 Toàn hệ thống 1.736.583,06 2.086.585,4 3 2.282.268,29 545.685,23 31,42 195.682,86 9,38
(Nguồn: Vụ Giám sát ngân hàng – Cơ quan TTGS ngân hàng, NHNN).
Theo số liệu Bảng 2.1: Tổng dư nợ tín dụng đã tăng dần qua các năm: tính đến 31/12/2009 tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng là 1.736.583,06 tỷ đồng, số liệu này tính đến 31/12/2010 là 2.282.268,29 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng trong năm 2010 đạt 545.685,23 tỷ đồng, tăng 31,42% so với năm 2009 mà chỉ tiêu dự kiến cả năm 2010 tăng trưởng tín dụng là 25%. Như vậy, tăng trưởng tín dụng đã tăng vượt quá so với mức dự kiến ban đầu. Qua hai
năm 2009, 2010 khối các TCTD Nhà nước có Tổng dư nợ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng, tuy nhiên về tỷ trọng tăng trưởng tín dụng thì khối các TCTD cổ phần lại lớn nhất. Điều này cho thấy, các TCTD cổ phần có nỗ lực rất lớn trong chính sách cho vay để tăng trưởng tín dụng. Trong 3 tháng cuối năm 2010 (Quý IV) tăng trưởng tín dụng cả về giá trị và tỷ trọng của hệ thống ngân hàng nhìn chung tăng cao, điều này rất dễ dàng nhận biết khi so sánh con số cả năm 2010 tăng trưởng tín dụng là 31,42%, nhưng riêng trong Quý IV, tín dụng đã tăng 9,38%. Có thể đây chính là một biểu hiện của sự biến động tăng lên về giá cả thị trường trong những tháng cuối năm 2010.
- Trong khoảng đầu năm 2010, có đến 15 NHTM huy động vốn liên ngân hàng trên 50% so với vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Đến cuối năm, tỷ lệ này mới giảm xuống còn 21%, tuy nhiên vẫn cao hơn quy định 20% của NHNN.
- Cũng theo số liệu của Vụ Giám sát ngân hàng – Cơ quan TTGS ngân hàng, NHNN Việt Nam: tăng trưởng tín dụng ngoại tệ năm 2010 so với năm 2009 tăng đột biến là 51,32%, trong khi huy động vốn bằng ngoại tệ của năm 2010 so với năm 2009 chỉ tăng 22,11%. Nếu mức chênh lệch này tiếp tục kéo dài trong năm 2011 sẽ dẫn đến mất cân đối về đồng tiền và khả năng cân đối vốn ở khu vực ngân hàng.
Trên góc độ vĩ mô, điều này có thể dẫn đến sức ép tỷ giá khi các hợp đồng tín dụng cùng đến hạn và các doanh nghiệp cùng đồng thời có nhu cầu ngoại tệ, hoặc khi USD lên giá so với VND thì khả năng tái tạo ngoại tệ của doanh nghiệp có đảm bảo? Một số chuyên gia cho rằng, với tình hình lãi suất VND cao hơn quá nhiều với lãi suất USD và các lý do khác đang làm doanh nghiệp chấp nhận rủi ro tỷ giá một cách quá mức hơn bình thường. Nếu USD tăng giá mạnh trong khi thâm hụt thương mại của Việt Nam đang gia tăng,
cộng với thời điểm đáo hạn của các khoản vay tín dụng ngoại tệ, sẽ gia tăng sức ép tăng rủi ro hối đoái và biến động tỷ giá...
- NHTM chấp nhận rủi ro quá mức. Với diễn biến tăng trưởng trong năm 2010 và nếu có nới lỏng tín dụng khác, cộng với sức ép của vốn điều lệ đã tăng (theo quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ vào cuối năm 2010), các NHTM sẽ phải giảm thấp điều kiện tín dụng để đẩy vốn ra. Hay nói cách khác, các NHTM chấp nhận mức rủi ro hơn và có thể là quá mức. Điều đó có thể là vấn đề về chất lượng tín dụng trong tương lai, nhất là khi các NHTM chưa thực sự chú trọng đến tăng cường quản lý rủi ro trong khi lượng vốn, tài sản của các NHTM đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ.
- Hoạt động cho vay trong các ngân hàng vẫn là chủ yếu, chiếm từ 70% đến 90% tổng tài sản có và một tỷ lệ tương đương trong tổng thu nhập của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã được cải thiện song vẫn ở mức cao và đang có xu hướng tăng lên.
* Về chất lượng tín dụng:
- Chỉ tiêu nợ xấu của hệ thống TCTD:
Một lưu ý lớn hiện nay của hệ thống NHTM là vấn đề rủi ro tín dụng. Nợ xấu là một tiêu chí để xem xét tầm quan trọng của vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng ở hệ thống ngân hàng đang ở mức độ nào. Đặc biệt là việc nhiều NHTM có công ty mẹ, cổ đông lớn, cổ đông chiến lược là các tập đoàn, các tổng công ty lớn, các doanh nghiệp lớn. Điều này có thể tạo ra mối nghi ngờ về việc một số ngân hàng có thể cố tình nới lỏng điều kiện cho vay đối với một số cá nhân hoặc tổ chức vì một số lý do nào đó, điều này có thể dễ dẫn tới những rủi ro tín dụng.
Bảng 2.2: Nợ xấu của các khối TCTD Việt Nam
Giá trị (Tỷ đồng) Tăng, giảm so với 2008 (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tăng, giảm so với 2009 (%) Khối TCTD Nhà nước 18.272,17 19.807,59 8,40 24.678,56 24,59 Khối TCTD Cổ phần 6.352,92 7.458,20 17,40 13.545,61 81,62 Khối NH Liên doanh,
nước ngoài 816,23 1.639,93 100,92 2.457,90 49,88 Khối Cty Tài chính, cho
thuê TC 1.412,74 5.770,92 308,49 8.786,40 52,25
Khối TCTD hợp tác 219,52 268,51 22,32 221,74 24,78
Toàn hệ thống 27.073,57 34.945,14 29,07 49.690,21 42,57 (Nguồn: NHNN và tổng hợp từ báo cáo của các TCTD).
Bảng số liệu qua 3 năm 2008, 2009, 2010 đã cho thấy số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng qua các năm. Đặc biệt trong năm 2010, nợ xấu so với năm 2009 tăng với con số tương đối lớn, 42,57%, trong khi đó tăng trưởng tín dụng của năm 2010 so với năm 2009 là 31,42%. Trong năm 2010, các khoản nợ đến hạn của hệ thống TCTD Việt Nam tăng tương đối lớn, nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng cũng trở nên bất cập hơn. Năm 2009, khối công ty tài chính và cho thuê tài chính (CTTC) có tỷ trọng tăng nợ xấu so với năm 2008 là 308,49% cao nhất trong toàn hệ thống. Năm 2010 tỷ trọng nợ xấu của khối công ty tài chính và CTTC vẫn tăng đến 52,25% so với năm 2009, khối các TCTD cổ phần có tỷ trọng nợ xấu so với năm 2009 tăng cao nhất trong toàn hệ thống, như vậy là rủi ro đối với khối các TCTD cổ phần cao hơn. Đáng lưu ý thêm là khối ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài, tỷ trọng nợ xấu trong cả 2 năm 2009, 2010 cũng tăng cao. Điều này cũng có thể do ảnh hưởng của tỷ giá và nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng.
- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tín dụng:
Chất lượng tín dụng trong hoạt động ngân hàng còn được đánh giá qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ. Chỉ tiêu này phản ánh trong một phần tổng dư nợ tín dụng có bao nhiêu phần nợ xấu.
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu so với Tổng dư nợ tín dụng
Tên TCTD Năm 2009 Năm 2010
Tổng dư nợ (Tỷ đồng) (Tỷ đồng)Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) Tổng dư nợ (Tỷ đồng) (Tỷ đồng)Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) Khối TCTD Nhà nước 949.629,09 19.807,59 2,09 1.182.632,51 24.678,56 2,09 Khối TCTD Cổ phần 560.563,57 7.458,20 1,33 814.441,71 13.545,61 1,66 Khối NH Liên doanh, nước ngoài 161.290,00 1.639,93 1,02 206.084,88 2.457,90 1,19 Khối Cty Tài
chính, cho thuê TC 61.259,42 5.770,92 9,42 74.070,45 8.786,40 11,86 Khối TCTD hợp tác 3.840,99 268,51 6,99 5.038,73 221,74 4,40 Toàn hệ thống 1.736.583,06 34.854,34 2,01 2.282.268,29 49.690,21 2,18
(Nguồn: Vụ Giám sát ngân hàng – Cơ quan TTGSNH).
Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống các TCTD năm 2009 là 2,01%, đến năm 2010 tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên 2,18%. Khối Công ty tài chính và Công ty CTTC có nợ xấu so với dư nợ chiếm tỷ lệ cao 9,42%, trong đó một số công ty đang ở trong tình trạng “báo động đỏ”. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ của khối này đã tăng lên đến 11,86%.
- Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến cuối năm 2010 khoảng 2,18%, nếu tính cả số nợ xấu của Vinashine thì tỷ lệ nợ xấu khoảng 3,2%. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu trong tầm kiểm soát của NHNN là 3%, nếu tính cả nợ xấu của Vinashine thì tỷ lệ nợ xấu đã vượt quá tầm kiểm soát 0,2%. Điều này cũng rất đáng lo ngại, dường như nợ xấu của Vinashine không có khả năng trả, theo thông tin, hầu hết các khoản vay này đều là các khoản tín chấp, không có tài sản thế chấp và đảm bảo do đó nguy cơ phải dùng nguồn vốn của NHNN để bù đắp là rất lớn. Tuy nhiên hiện nay, Vinashin đã có các giải pháp phục hồi, tiến hành cơ cấu lại.
Hy vọng trong thời gian tới Vinashin sẽ thanh toán được các khoản nợ, khi đó tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ được giải quyết đáng kể.
- Tín dụng chạy vào vùng rủi ro, đầu cơ, bong bóng... Thời gian qua, Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực để hướng dòng vốn tín dụng NHTM đến đúng địa chỉ của nó là khu vực sản xuất vật chất (doanh nghiệp sản xuất). Mặc dù vậy, quá khứ cho thấy, khi tín dụng tăng mạnh, thì trào lưu luồng tiền chảy mạnh vào chứng khoán, vàng, đầu cơ bất động sản... là khá mạnh. Có nghiên cứu chỉ ra rằng, có mối quan hệ thuận chiều giữa tăng trưởng tín dụng với giá chứng khoán trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh (HoSE). Điều đó gợi ý rằng, nếu tăng trưởng tín dụng quá mức hấp thụ của khu vực sản xuất và thiếu kiểm soát phù hợp thì tín dụng sẽ đến không đúng địa chỉ cần đến. Khi tín dụng tăng trưởng quá mức (với điều kiện hạ thấp hơn và kiểm soát lỏng lẻo hơn,...) thì sẽ có thể tạo nên hiệu ứng bong bóng chứng khoán, bong bóng nhà đất...
* Thứ hai: Rủi ro Thanh khoản
Hiện nay, rủi ro thanh khoản của các ngân hàng phần lớn đến từ việc huy động kỳ hạn ngắn chứ không phải do thiếu hụt trong giao dịch với doanh nghiệp. Theo quy định của NHNN hiện hành, các NHTM chỉ được lấy 30% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Thực tế cho thấy, các NHTM dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn lớn hơn nhiều so với con số quy định.
NHNN đã dự kiến được vấn đề này nên từ năm 2009 đã giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 40% xuống còn 30%. Nhưng nguy cơ vượt trần quy định này là hoàn toàn có thể xảy ra.
Bảng 2.4: Dư nợ và vốn huy động của các khối TCTD Việt Nam
(Đơn vị: tỷ đồng)
Tên TCTD Năm 2009 Năm 2010
Vốn huy
động Tổng dư nợ
Vốn huy
Khối TCTD Nhà nước 943.433,96 949.629,09 1.179.313,33 1.182.632,51 Khối TCTD Cổ phần 741.217,06 560.563,57 1.151.336,27 814.441,71 Khối NH Liên doanh,
nước ngoài 148.930,66 161.290,00 174.130,12 206.084,88 Khối Cty Tài chính, cho
thuê TC 50.794,23 61.259,42 69.560,52 74.070,45 Khối TCTD hợp tác 4.505,01 3.840,99 5.294,62 5.038,73 Toàn hệ thống 1.888.880,9 2 1.736.583,0 6 2.579.634,85 2.282.268,29
(Nguồn: Vụ Giám sát ngân hàng – Cơ quan TTGS ngân hàng)
Theo số liệu ở trên, mức chênh lệch khá lớn giữa vốn huy động và dư nợ tín dụng trong năm 2009 cũng có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro thanh khoản. Đến năm 2010 tăng trưởng tín dụng và huy động vốn của nền kinh tế đã gần tương xứng với nhau.
Do căng thẳng nguồn vốn nên tại các ngân hàng hiện nay, lãi suất huy động các kỳ hạn đều bằng nhau. Thậm chí, lãi suất ngắn hạn còn cao hơn lãi suất dài hạn do vậy đương nhiên người gửi tiền sẽ chọn kỳ gửi ngắn hạn, bản thân ngân hàng cũng không dám huy động dài hạn với lãi suất cao vì sợ rủi ro. Như vậy có thể khẳng định, vốn huy động đầu vào của các ngân hàng hiện nay chủ yếu là ngắn hạn. Tuy nhiên, đầu ra là cho doanh nghiệp, cá nhân vay thì hầu hết lại là dài hạn trong khi chỉ được phép sử dụng 30% vốn ngắn hạn cho vay dài hạn. Đó là lý do khiến nhiều ngân hàng phải "lách" bằng cách đưa ra các sản phẩm kỳ hạn dài nhưng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn và vẫn được hưởng lãi suất bằng lãi suất kỳ hạn thực gửi, đó cũng là ngắn hạn.
Điều đó khẳng định việc vượt trần 30% theo quy định như nói trên là có thực. Tất nhiên, khi vốn ngắn hạn cho vay dài hạn quá nhiều, rủi ro thanh khoản là điều có thể dự báo.
Vì các NHTM lao theo huy động kỳ hạn ngắn nên các khoản huy động liên tục đến hạn. Bên cạnh đó, khách hàng lại thường xuyên "chạy" từ ngân hàng này qua ngân hàng khác để kiếm lãi suất cao hơn dẫn đến việc hụt tiền ở
các ngân hàng. Khi đó, ngân hàng buộc phải tăng lãi suất để giữ khách hàng,