Về chính sách cho cán bộ thanhtra

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 102 - 105)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANHTRA TRÊN CƠ SỞ RỦI RO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM

3.3.2Về chính sách cho cán bộ thanhtra

Trải qua chặng đường dài phát triển, NHNN đã phát huy được chức năng quản lý nhà nước của mình; thêm nữa là vai trị đảm bảo an tồn, lành mạnh cho hệ thống ngân hàng và bảo vệ cho người gửi tiền. Đội ngũ thanh tra đã cùng tham gia và có những đóng góp khơng nhỏ giúp cho NHNN thực hiện được những chức năng, nhiệm vụ trên.

Cán bộ tham gia cơng tác thanh tra chính là những yếu tố khơng thể thiếu để làm nên một cuộc thanh tra. Dù khoa học cơng nghệ có phát triển đến đâu thì yếu tố con người vẫn khơng thể thay thế được.

Hoạt động thanh tra đóng vai trị quan trọng, có tính nhạy cảm rất đặc thù và cơng việc cũng địi hỏi phải đáp ứng được những nguyên tắc riêng. Khi thực hiện thanh tra ở một TCTD nào đó thì cán bộ thanh tra phải là những người có kinh nghiệm, chun mơn và bản lĩnh; công tác về thanh tra thường xuyên phải đi xa và dài ngày, do đó họ cịn phải là những người tâm huyết với công việc và chấp nhận xa gia đình. Nhưng xét thực tế về cơng tác phí cho các cán bộ này thì vẫn cịn q thấp. Do đó, để tạo điều kiện cho cán bộ thanh tra hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất cần phải có chính sách khuyến khích, động viên cán bộ thanh tra.

Một kiến nghị, đề xuất đối với cơ quan có thẩm quyền là quan tâm hơn đến cán bộ thanh tra, khơng chỉ về khía cạnh chun mơn, nghiệp vụ mà cịn cần quan tâm hơn đến các chính sách về kinh phí cho cán bộ làm thanh tra. Để cán bộ thanh tra tập trung được tồn bộ năng lực cho cơng việc của mình, đây cũng chính là một trong những yếu tố giúp nâng cao hiệu quả cho hoạt động thanh tra.

KẾT LUẬN

Để giữ an toàn hệ thống Ngân hàng, làm cho hệ thống Ngân hàng xứng đáng với vai trò trụ cột trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế,

chống lạm phát và hội nhập kinh tế quốc tế tất yếu đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra Ngân hàng.

Với những nội dung phân tích ở từng chương, luận văn đã cố gắng thực hiện các mục tiêu, yêu cầu của đề tài với những vấn đề chủ yếu sau:

- Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa, luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về rủi ro, thanh tra trên cơ sở rủi ro và làm rõ quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của TCTD.

- Đánh giá thực trạng của rủi ro, thanh tra trên cơ sở rủi ro; đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý rủi ro và thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của NHTM;

- Đưa ra những đề xuất, giải pháp gắn liền với thực tiễn hoạt động của Thanh tra ngân hàng hiện nay và hoạt động của các NHTM trong vấn đề quản lý rủi ro.

Thanh tra trên cơ sở rủi ro là vấn đề mới và tương đối phức tạp, tuy trong tiến trình đưa vào áp dụng tại Việt Nam có khó khăn nhưng với những cố gắng mà Thanh tra ngân hàng đã và đang thực hiện, với quyết tâm giữ an tồn cho hệ thống ngân hàng thì việc đưa phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro vào thực hiện có tính khả thi cao. Đáp ứng mục tiêu hoạt động của Thanh tra ngân hàng là bảo vệ người gửi tiền và giữ an toàn và ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Với thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng song luận văn khơng thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Tác giả rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến để luận văn hồn thiện hơn; từ đó có thể tìm ra được những giải pháp tối ưu và có tính hữu dụng cao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra của Cơ quan TTGS ngân hàng, NHNN Việt Nam khi đưa phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro vào thực hiện giúp cho hệ thống ngân hàng nước ta phát triển một cách bền vững và

hiệu quả.

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn khoa học, sự tạo điều kiện giúp đỡ của đơn vị công tác và bạn bè trong quá trình thực hiện luận văn.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 102 - 105)