Một số nhận xét về rủi ro và quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 58 - 62)

Rủi ro thường xảy ra nếu như các khoản huy động về mặt kỹ thuật sẽ phải hoàn trả theo yêu cầu của người gửi tiền, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng thì người gửi tiền sẽ rút nhanh hơn việc người đi vay sẵn sàng trả tiền. Nếu thực sự có biến động xảy ra, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với sự mất cân đối giữa thời hạn huy động vốn và thời hạn của các khoản sử dụng vốn. Sự mất cân đối này sẽ ảnh hưởng bất lợi đến bảng cân đối tài chính của ngân hàng khi lãi suất tăng cao nếu tình trạng này kéo dài ngân hàng có thể bị lỗ và ảnh hưởng xấu hơn nữa là khiến cho các ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản mang tính hệ thống.

2.2.2 Một số nhận xét về rủi ro và quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam hàng Việt Nam

Với kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và những bài học được rút ra từ sự sụp đổ của một số thị trường tài chính quốc tế đã cho chúng ta có cách nhìn khác hơn về rủi ro và phương thức quản trị rủi ro trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hoạt động ngân hàng luôn luôn phải đối đầu với vô vàn những rủi ro, mỗi loại rủi ro đều có những đặc điểm riêng do đó quản trị mỗi loại rủi ro cũng cần có những cách riêng. Tuy nhiên, trong hệ thống ngân hàng Việt Nam điều này chưa được quan tâm đúng mức, chức năng quản lý rủi ro chưa được chú trọng. Nhiều quyết định hằng ngày của Ban lãnh đạo ngân hàng chưa thực sự lưu tâm đến quản trị rủi ro. Trong khi đó, người gửi tiền thì cũng khơng có căn cứ để đánh giá NH, họ sẽ lựa chọn ngân hàng nào có lợi nhuận và lãi suất cao mà không quan tâm đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Đây là nguyên nhân khiến chạy đua lãi suất dễ dàng của các ngân hàng khi yếu tố thiếu thanh khoản xảy ra.

+ Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, quy trình phân loại nợ và trích

lập dự phịng rủi ro tín dụng hiện nay của Việt Nam chưa tuân thủ hoàn toàn chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS (International Financial Reporting Standards). Vì vậy, chất lượng tín dụng và mức độ dự phòng tổn thất theo báo cáo của các ngân hàng chưa được đánh giá đúng thực chất. Việc tăng trưởng tín dụng mạnh năm 2009 có thể gây ra những bất ổn trong chất lượng tín dụng trong tương lai do các tiêu chuẩn tín dụng sẽ bị xem nhẹ khi các ngân hàng mở rộng cho vay. Do đó, các ngân hàng Việt Nam phải đương đầu với nhiều khó khăn liên quan đến chất lượng tài sản và vốn, tăng trưởng tín dụng cao sẽ dẫn đến chất lượng các khoản vay đi xuống, các quy định thường lỏng lẻo hơn khi các ngân hàng tăng lên về số lượng quá nhanh. Khả năng chất lượng khách hàng vay vốn bị suy giảm một khi các chính sách hỗ trợ kinh tế kết thúc, lãi suất tăng lên và trường hợp đồng nội tệ bị giảm giá trị mạnh. Thêm nữa, việc thị trường bất động sản có nhiều biến động khó lường cũng là một

điều đáng quan tâm. Cộng hưởng các nhân tố cho thấy, trong tương lai gần các TCTD Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thử thách thực sự đối với vấn đề đảm bảo chất lượng tài sản có.

+ Xuất hiện rủi ro mang tính hệ thống từ sự liên thơng giữa các bộ phận của thị trường tài chính: từ đó gây ảnh hưởng đến nền kinh tế thực. Có thể thấy, thị trường Việt Nam sau khi gia nhập WTO có sức hấp dẫn mạnh mẽ đã thu hút các luồng vốn đổ vào hệ thống tài chính khiến Việt Nam liên tục đạt mức thặng dư vốn cao trong vài năm trở lại đây. Khi luồng vốn quốc tế đổ vào Việt nam ồ ạt đã dẫn đến một vài hệ quả không mong muốn như đầu tư thái quá và dư thừa năng lực sản xuất; chênh lệch tiền tệ trong bảng tổng kết tài sản, giá tài sản tài chính và chỉ số chứng khốn tăng ảo, tăng trưởng tín dụng lớn hơn nhiều lần tăng trưởng GDP; khả năng sinh lời của vốn bị giảm trong khu vực thực.

Những ảnh hưởng tiêu cực bắt đầu thể hiện rõ nét trong năm 2008. Hiệu ứng đầu tư quá mức có tác động mạnh đến một số lĩnh vực (đặc biệt là bất động sản và xây dựng) và tăng trưởng GDP bị chậm lại. Chất lượng các khoản tín dụng của các ngân hàng cũng bị suy giảm. Sự nguy hiểm cũng được thể hiện qua sự liên thông giữa luồng vốn từ ngân hàng với Thị trường chứng khoán và thị trường cho thuê tài chính.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy, chưa thực sự xảy ra rủi ro bắt nguồn từ sự liên thơng giữa các trung gian tài chính, đặc biệt là sự liên thông về rủi ro thanh khoản giữa các NHTM với nhau. Bên cạnh đó, sự liên thông giữa hoạt động ngân hàng với hoạt động bảo hiểm (tương tự cuộc khủng hoảng tại Mỹ) cũng chưa thực sự rõ ràng. Những rủi ro phần lớn bắt nguồn từ nội tại của các trung gian tài chính.

+ Khả năng đối phó với rủi ro của các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế: trong giai đoạn 2006 đến nay, nền kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều

biến động: biến động về lãi suất, biến động về giá cả, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng… là những minh chứng cho rủi ro hệ thống. Đáng lưu ý là những rủi ro hệ thống này đã làm bộc lộ những hạn chế của các TCTD Việt Nam trong việc dự báo và đưa ra các chiến lược ứng phó trước với những biến đổi của môi trường kinh doanh. Những biến động của nền kinh tế có tác động mạnh đến hoạt động của các TCTD Việt Nam.

Năng lực quản trị rủi ro của các NHTM không tương xứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh.

Năng lực quản trị rủi ro thanh khoản của hầu hết các NHTM cùng với tình trạng Đơ la “hóa” làm xuất hiện những khả năng Việt Nam phải hứng chịu các “cú sốc ngoại sinh”. Trên thực tế, các nhà đầu tư quốc tế mất lịng tin trước tình trạng hệ số nợ/thu nhập tăng cao. Trong giai đoạn 2008 – 2009, đã xuất hiện tình trạng nhà đầu tư rút vốn làm cho giá tài sản giảm và ngân hàng gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc đảm bảo khả năng thanh khoản, trong đó có khả năng thanh khoản ngoại tệ. Hơn thế, tình trạng đơ la hóa cao của Việt Nam có thể làm tăng mức độ trầm trọng khi xảy ra các “cú sốc ngoại sinh”. Theo một số nghiên cứu của World Bank, sẽ có sự mất cân đối về kỳ hạn khá lớn giữa các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ (thường tương đối ngắn hạn) và các khoản cho vay bằng ngoại tệ (có thể thời hạn rất dài). Như vậy, hệ thống tài chính Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thanh khoản bằng ngoại tệ khá cao. Trong mọi hệ thống tài chính bị Đơ la hóa, khả năng của NHTW trong việc điều tiết nguy cơ thanh khoản bằng ngoại tệ luôn được nhấn mạnh. Nếu NHTW gặp khó khăn trong việc hỗ trợ tình hình căng thẳng của các khoản nợ Đơ la hóa tại các NHTM thì hệ quả là khi tiền gửi bằng đơ la bị rút ra ồ ạt, việc điều chỉnh thường được tiến hành bằng cách phá giá đồng nội tệ và điều này có thể gây ra nhiều hậu quả lớn khi nền kinh tế tích tụ nhiều rủi ro hối đoái.

+ Thiếu một đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho hoạt động điều hành kinh doanh và quản trị rủi ro: đội ngũ cán bộ tuy có trình độ và được đào tạo bài bản song kinh nghiệm thực tế, cọ sát thị trường chưa nhiều nên việc xử lý nghiệp vụ chưa được thực sự linh hoạt.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 58 - 62)