Những tồn tại, hạn chế trong thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của TCTD xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến các nguyên nhân từ phía Thanh tra NHNN và các nguyên nhân từ bản thân các TCTD:
*
Về phía Thanh tra NHNN:
- Thanh tra NHNN mới chỉ đang tiến hành từng bước thử nghiệm dần dần đưa phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro vào áp dụng, do còn rất mới nên bước đầu cũng gặp phải những khó khăn, hạn chế. Tuy nhiên cũng từ những khó khăn, hạn chế đó cũng góp phần làm hồn thiện hơn phương pháp thanh tra này để phù hợp với điều kiện, hồn cảnh, mơi trường kinh tế của Việt Nam.
- Đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu về thanh tra trên cơ sở rủi ro rất ít, chủ yếu là đội ngũ thanh tra hiện có vừa làm vừa học hỏi. Hơn nữa, tài liệu để nghiên cứu về thanh tra trên cơ sở rủi ro là không nhiều, chủ yếu là phải dịch từ tiếng anh sang tiếng việt, điều này cũng gây khó khăn khơng nhỏ trong việc hiểu và tiếp cận các thuật ngữ mới, những vấn đề mới, tư duy mới.
- Cơ chế chính sách, các quy định của pháp luật chưa hoàn thiện để phục vụ công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro. Các Luật và một số văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động thanh tra ngân hàng chưa có điều khoản riêng để áp dụng cho phương pháp thanh tra này.
- Khi áp dụng thanh tra trên cơ sở rủi ro, cần thiết phải tiến hành Thanh tra hợp nhất, tuy nhiên hiện nay, theo quy định về phân cấp quản lý thì việc tiến hành Thanh tra hợp nhất là một khó khăn.
gian dài thực hiện và phụ thuộc rất nhiều vào năng lực quản trị rủi ro của các NHTM, do đó, nếu NHTM khơng làm tốt quy trình quản lý rủi ro và khơng hợp tác làm việc thì hiệu quả của cơng tác thanh tra không đạt được như mong đợi.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ phục vụ cho công tác giám sát từ xa chưa đầy đủ, còn lạc hậu và chậm được thay thế; phần mềm giám sát chậm được điều chỉnh khi các quy chế, các chuẩn mực giám sát thay đổi và chậm thay thế trước sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ phần mềm, từ đó sinh ra lỗi thời, lạc hậu, khơng đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác giám sát; Mặc dù từ những năm 1990, Thanh tra Ngân hàng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giám sát, thay thế việc giám sát thủ công như trước đây bằng việc giám sát bằng máy, từ đó đã làm cho công tác giám sát từ xa của Thanh tra Ngân hàng được nâng lên một bước cả về mặt chất lượng lẫn hiệu quả công việc. Hơn 10 năm áp dụng công nghệ tin học vào công tác giám sát, chúng ta đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác giám sát từ xa của Thanh tra Ngân hàng còn quá nhiều bất cập trước sự đổi mới nhanh chóng của cơng nghệ tin học và trước u cầu của việc hiện đại hóa ngân hàng trong thời kỳ hội nhập.
* Về phía các NHTM:
- Năng lực quản lý rủi ro chưa đủ mạnh do đó hiệu quả dự báo nguy cơ rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động của NHTM chưa đáp ứng được yêu cầu để phục vụ cho công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro. Bản thân HĐQT, Ban lãnh đạo các ngân hàng chưa thể hiện được vai trò là những người đầu tiên hiểu về rủi ro, bản chất của rủi ro và các lĩnh vực hoạt động có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro mà ngân hàng đang gặp phải. Để nắm được con số chính xác, cụ thể về những rủi ro của ngân hàng là những yêu cầu khó thực hiện, nhưng ít nhất Ban lãnh đạo ngân hàng phải biết được nguy cơ rủi ro nào đang có dấu hiệu xuất hiện,
xu hướng và mức độ ảnh hưởng đến tổ chức như thế nào. HĐQT là những người có trách nhiệm cao nhất về mức độ rủi ro mà TCTD phải gánh chịu, do đó HĐQT phải là những người thực sự quan tâm và chú ý đến năng lực quản lý rủi ro của tổ chức.
Có những TCTD vì chạy theo lợi nhuận, nên việc đưa ra các chính sách chiến lược, kế hoạch hoạt động chưa quan tâm đúng mức đến chính sách quản lý rủi ro. Hay nói cách khác, chưa có sự cân bằng, phù hợp giữa chính sách quản lý rủi ro và các hạn mức về rủi ro với chính sách, chiến lược lợi nhuận.
- Vẫn có những TCTD chưa tuân thủ, chấp hành các quy định có liên quan đến đảm bảo an tồn cho hoạt động, do đó nguy cơ gặp rủi ro là rất cao. Liên quan đến vấn đề này phải kể đến các quy định: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng cho vay trung dài hạn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc… đều là những tỷ lệ đảm bảo cho khả năng thanh khoản của tổ chức. Một số TCTD có tỷ lệ an tồn vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc thiếu so với quy định, dùng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cao hơn so với quy định đều do mục tiêu lợi nhuận.
Trong hoạt động tín dụng, năng lực thẩm định dự án đầu tư và đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng cịn hạn chế. Trong q trình thẩm định, tài sản đảm bảo cho các khoản vay của khách hàng có thể được định giá cao hơn giá trị thực (có thể do mối quan hệ quen biết hoặc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng) điều này dẫn đến những đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng khơng được chính xác. Có những khách hàng là khách hàng truyền thống của TCTD hoặc được xếp vào nhóm “khách hàng VIP” ln được ưu tiên hơn khi có nhu cầu vay vốn. Những khách hàng này có thể được giải ngân trước khi hồ sơ tín dụng được hồn thiện đầy đủ và thường thì khơng có sự giám sát, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay.
TTGS ngân hàng. Các thơng tin được phản ánh chưa nhanh nhạy, có thể do cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ công tác truyền đạt thông tin chưa được chú trọng.
- Về nguồn nhân lực: có thể đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về đánh giá xu hướng rủi ro phát sinh trong từng loại giao dịch, chưa nhận thấy hết vai trò của quản lý rủi ro trong hoạt động.
CHƯƠNG 3