1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động tại bộ lao động – thương binh và xã hội đến 2020

113 734 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *** PHẠM THỊ THANH NHÀN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hà Nội, 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *** PHẠM THỊ THANH NHÀN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành : Kinh tế đầu tư LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Phạm Văn Hùng Hà Nội, 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu, tư liệu được nêu và trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và trung thực Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Tác giả luận văn Phạm Thị Thanh Nhàn MỤC LỤC Hà Nội, 2012 2 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 11 TÓM TẮT LUẬN VĂN i 1.1 Tính cấp thiết của đề tài i Hệ thống thông tin thị trường lao động có vai trò quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế, các đối tượng sử dụng thông tin thị trường lao động như: các nhà quản lý và hoạch định chính sách, chủ sử dụng lao động và người tìm việc i 1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan i Tập trung nghiên cứu các đề tài trong nước và ngoài nước liên quan đến đầu tư hệ thống thông tin thị trường lao động Các nghiên cứu trên tập trung vào một số nội dung của hệ thống thông tin thị trường lao động chưa có cái nhìn tổng quan về hệ thống này i 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ii 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ii Đối tượng nghiên cứu là hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động Luận văn nghiên cứu hoạt động đầu tư tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Về thời gian luận văn tập trung phân tích thực trạng đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động giai đoạn 2008-2011 ii 1.5 Phương pháp nghiên cứu ii 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ii 1.7 Bố cục luận văn ii CHƯƠNG 2 - LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG iii 2.1 Khái niệm liên quan iii 2.1.1 Hệ thống thông tin thị trường lao động iii 2.1.2 Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động iii 2.2 Vai trò đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động iii 2.2.1 Trên góc độ kinh tế - xã hội iii Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động để lưu trữ, quản lý, phân tích và cung cấp đa dạng, chất lượng thông tin từng bước đáp ứng kịp thời, chính xác nhu cầu sử dụng thông tin thị trường lao động, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng dữ liệu về lao động việc làm của Cục Việc làm và các đơn vị liên quan như Tổng Cục Dạy nghề, Vụ Lao động- Tiền lương, Vụ Bảo hiểm xã hội… iii 2.2.2 Đối với các cơ quan, tổ chức, người sử dụng thông tin iv 2.3 Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động iv Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động mang những đặc điểm của đầu tư tư phát triển như: Qui mô vốn đầu tư cho hoạt động này rất lớn, thời kỳ đầu tư thường kéo dài, thời gian vận hành kết quả đầu tư có thể coi như tồn tại vĩnh viễn, quá trình đầu tư và vận hành kết quả đầu tư của hệ thống này thường chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như kinh tế, xã hội, vùng… iv 2.4 Quy trình đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động iv 2.5 Nguồn vốn đầu tư iv 2.6 Nội dung của đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động v 2.6.1 Đầu tư phần cứng v 2.6.2 Đầu tư phần mềm v Phần mềm trong hệ thống thông tin thị trường lao động có chức năng nhập liệu, cập nhật và tra cứu thông tin vào hệ thống, tăng cường khả năng kết nối cung – cầu lao động, đưa thông tin thị trường lao động trở thành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương v 2.6.3 Đầu tư cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin thị trường lao động v 2.6.4 Đầu tư cho công tác đào tạo v 2.6.5 Đầu tư khác v 2.7 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả ĐTPT hệ thống thông tin thị trường lao động v 2.7.1 Các chỉ tiêu kết quả đầu tư vi Tổng khối lượng vốn đầu tư thực hiện, tài sản cố định huy động và năng lực phục vụ tăng thêm theo từng nội dung đầu tư vi 2.7.2 Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư vi 2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTPT hệ thống thông tin thị trường lao động vi 2.8.1 Các nhân tố về kinh tế vi 2.8.2 Các nhân tố về xã hội vi Các nhân tố về xã hội ảnh hưởng đến đầu tư như: tốc độ tăng dân số, đặc trưng của các vùng tỉnh khác nhau, nhân tố con người ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư vi 2.8.3 Cơ chế chính sách nhà nước vi Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động phục thuộc vào các văn bản pháp luật liên quan đến thống kê, thông tin truyền thông và các văn bản khác… vi 2.8.4 Trình độ quản lý của nhà nước vii Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ quản lý cơ quan nhà nước vì chủ thể quản lý hoạt động này là nhà nước Trình độ quản lý của nhà nước càng cao thì hoạt động đầu tư diễn ra thuận lợi và hiệu quả và ngược lại vii CHƯƠNG 3 - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN vii HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI vii GIAI ĐOẠN 2008 -2011 vii 3.1 Cơ chế thực hiện, quản lý hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vii 3.2 Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động giai đoạn 2008-2011 vii 3.2.1 Nguồn vốn đầu tư vii 3.2.2 Nội dung đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động vii 3.2.2.1 Đầu tư phần cứng viii 3.2.2.2 Đầu tư phần mềm viii 3.2.2.3 Đầu tư cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin thị trường lao động viii 3.2.2.4 Đầu tư cho đào tạo và tập huấn nghiệp vụ cán bộ làm công tác lao động – việc làm viii 3.2.2.5 Đầu tư khác viii 3.3 Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động ix 3.3.1 Đánh giá quy trình và cách thức phân bổ huy động nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động ix 3.3.2 Đánh giá kết quả của đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động ix 3.3.3 Đánh giá hiệu quả của đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động x 3.3.4 Hạn chế của đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động xi 4.1 Định hướng và mục tiêu phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động đến 2020 xii 4.1.1 Định hướng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đến năm 2020 xii 4.1.2 Mục tiêu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đến năm 2020 xii 4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động đến năm 2020 xii 4.2.1 Nâng cao năng lực của chủ đầu tư xii 4.2.2 Tiếp tục đầu tư và nâng cấp phần cứng của hệ thống thông tin thị trường lao động xii 4.2.3 Tiếp tục đầu tư hoàn thiện và phát triển phần mềm cho hệ thống thông tin thị trường lao động xii 4.2.4 Giải pháp đầu tư cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin thị trường lao động xii 4.2.5 Đầu tư cho công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác lao động việc làm Trung ương và địa phương xii 4.2.6 Phổ biến thông tin TTLĐ xii 4.2.7 Giải pháp tăng cường phối hợp hoạt động giữa các cơ quan trong hoạt động đầu tư xii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU 1 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan 3 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 7 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 1.5 Phương pháp nghiên cứu 8 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 9 1.7 Bố cục luận văn 9 CHƯƠNG 2 - LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 9 2.1 Khái niệm liên quan 9 2.1.1 Hệ thống thông tin thị trường lao động 9 2.1.2 Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động 12 2.2 Vai trò đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động 12 2.2.1 Trên góc độ kinh tế - xã hội 12 2.2.2 Đối với các cơ quan, tổ chức, người sử dụng thông tin 13 2.3 Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động 13 2.4 Quy trình đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động 15 2.5 Nguồn vốn đầu tư 16 2.6 Nội dung của đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động 19 2.6.1 Đầu tư phần cứng 19 2.6.2 Đầu tư phần mềm 19 2.6.3 Đầu tư cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin thị trường lao động 20 2.6.4 Đầu tư cho công tác đào tạo 21 2.6.5 Đầu tư khác 23 2.7 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả ĐTPT hệ thống thông tin thị trường lao động 23 2.7.1 Các chỉ tiêu kết quả đầu tư 23 2.7.2 Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư 26 2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTPT hệ thống thông tin thị trường lao động 28 2.8.1 Các nhân tố về kinh tế 28 2.8.2 Các nhân tố về xã hội 29 2.8.3 Cơ chế chính sách nhà nước 30 2.8.4 Trình độ quản lý của nhà nước 31 CHƯƠNG 3 - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 32 HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 32 TẠI BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 32 GIAI ĐOẠN 2008 -2011 32 3.1 Cơ chế thực hiện, quản lý hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 32 56 2011 Cục Việc làm đã thực hiện điều tra chọn mẫu thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động trong doanh nghiệp tại 63 tỉnh thành phố do đó có bộ số liệu mẫu và suy rộng một số chỉ tiêu về thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động trong doanh nghiệp của 63 tỉnh/thành phố Thu thập số liệu điều tra từ các nguồn khác như: tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, số liệu điều tra lao động việc làm các năm 2000-2011… Kết quả hoạt động đào tạo và tập huấn nghiệp vụ: Với tổng vốn đầu tư thực hiện ở trên và vốn đầu tư chi cho hoạt động đào tạo và tập huấn nghiệp vụ ở trên số lượng lớp được mở ra là 37 lớp trong giai đoạn 2008-2011 như vậy trung bình 1năm tổ chức khoảng 9 lớp Biểu 3.12 Số lượng lớp được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ giai đoạn 2008-2011 Đơn vị: lớp Số lượng lớp tập huấn Năm 2008 Phân tích và dự báo thị trường lao động Tập huấn nghiệp vụ lao động việc làm cho cán bộ Sở LĐTBXH và TTGTVL, các đối tượng khác có liên quan Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giai đoạn 2008-2011 3 4 4 14 3 2 8 Tập huấn về CNTT Tổng số 3 3 2 8 4 2 10 4 3 11 14 9 37 Nguồn: Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Với 37 lớp đào tạo tập huấn được tổ chức có khoảng 2300 lượt người được đào tạo trong giai đoạn 2008-2011 Như vậy trung bình 1 năm khoảng trên 500 lượt người được đào tạo Số liệu trên cho thấy hoạt động đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ được chú trọng và đạt được những kết quả đáng kể Biểu 3.13 Số lượng cán bộ được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ giai đoạn 2008-2011 Đơn vị: lượt người Số lượng cán bộ được đào tạo Phân tích và dự báo thị trường lao động Năm 2008 180 Năm 2009 200 Năm 2010 250 Năm 2011 260 Giai đoạn 2008-2011 890 57 Tập huấn nghiệp vụ lao động việc làm cho cán bộ Sở LĐTBXH và TTGTVL, các đối tượng khác có liên quan Tập huấn về CNTT Tổng số 180 120 480 200 120 520 250 130 630 260 150 670 890 520 2300 Nguồn: Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Kết quả hoạt động đầu tư khác: Hoạt động kết nối thông tin thị trường lao động: hiện nay đã kết nối cổng thông tin điện tử việc làm với 63 TTGTVL còn kết nối với các đơn vị khác như: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Cục thống kê, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam… vẫn đang được tiếp tục triển khai Phổ biến thông tin thị trường lao động được triển khai trên các kênh sau: Cổng thông tin điện tử việc làm, Website trung tâm, Website Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, qua hình thức in ấn phẩm, tờ rơi, năm 2011 bắt đầu triển khai qua hình thức truyền hình phổ biến pháp luật và thông tin thị trường lao động…Các hình thức khác dịch vụ nhắn tin trên điện thoại di động…đang tiếp tục được triển khai 3.3.3 Đánh giá hiệu quả của đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động Để đánh giá hiệu quả của đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động cần tham chiếu kết quả của hoạt đầu tư tạo ra với mục tiêu cụ thể ban đầu đưa ra Cụ thể như sau: Thứ nhất: hệ thống máy chủ được đầu tư có cấu hình mạnh để triển khai các ứng dụng hoạt động ổn định tại trung tâm; đảm bảo việc cập nhật khai thác thông tin trực tuyến trên mạng an ninh được bảo mật; có cơ chế xác thực tập trung; phát hiện được hành động tấn công, ăn cắp dữ liệu, tài khoản Dữ liệu phải được sao lưu định kỳ, có cơ chế xây dựng hệ thống dự phòng trường hợp có sự cố Hiện nay tại TTTHDL có 18 máy chủ đáp ứng được nhu cầu lưu trữ, xử lý, phân tích và phổ biến thông tin thị trường lao động Trung tâm được trang bị các máy móc thiết bị cần thiết đảm bảo hoạt động lưu trữ, xử lý thông tin thị trường lao động diễn ra một cách trôi chảy từ năm 2008 đến nay chưa xảy ra một sự cố lớn nào làm mất mát hoặc phá hủy dữ liệu Có thể đánh giá đầu tư phần cứng đạt hiệu quả như mong muốn 58 Thứ hai: hình thành hệ thống phục vụ công tác thu thập, xử lý, quản lý các thông tin về thị trường lao động gồm các ứng dụng và phần mềm cơ bản: Cổng thông tin điện tử việc làm, Hệ điều hành tác nghiệp, phần mềm cơ sở dữ liệu cung cầu lao động, bản đồ thị trường (cung - cầu) lao động, Phần mềm đào tạo trực tuyến, Hệ thống xác thực/quản lý tập trung Về cơ bản các phần mềm đã được đưa vào sử dụng, tích hợp các phần mềm phục vụ công tác thu thập và xử lý thông tin thị trường lao động như phần mềm cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động Để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư phần mềm sử dụng chỉ tiêu số lượt truy cập trung bình ngày qua cổng thông tin điện tử việc làm giai đoạn 2008-2011 Số lượt truy cập trung bình/ngày qua cổng thông tin điện tử việc làm tăng năm 2008 khoảng 100 nghìn lượt người đến năm 2011 lên tới 160 nghìn lượt người Nhìn chung số lượt truy cập tăng đều qua các năm thể hiện hiệu quả đầu tư phần mềm của hệ thống thông tin thị trường lao động tương đối cao Hình 3.1 Số Lượt truy cập trung bình/ngày qua cổng thông tin điện tử việc làm giai đoạn 2008-2011 Nguồn: tác giả tự khảo sát, tổng hợp Các phần mềm hoạt động tốt tuy nhiên còn một số thiếu sót trình bày phần hạn chế của hoạt động đầu tư Nhận xét chung đầu tư vào phần mềm đã đạt mục tiêu đặt ra Thứ ba: triển khai và vận hành cơ sở dữ liệu thị trường lao động Đến năm 59 2011 đã có cơ sở dữ liệu cung lao động của 63 tỉnh/thành phố được cập nhật hàng năm và cơ sở dữ liệu cầu lao động của 16 tỉnh/thành phố được tiến hành điều tra thí điểm Điều tra chọn mẫu thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động trong doanh nghiệp đã có số liệu 2 năm 2010 và 2011 Số liệu này về cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản lý như cho biết tình hình căn bản của thị trường lao động như nguồn cung lao động, cầu lao động đặc biệt cầu lao động trong doanh nghiệp và các vấn đề khác liên quan đến thị trường lao động như: tiền lương/thu nhập, điều kiện làm việc cũng như những đảm bảo xã hội cho người lao động Như vậy về cơ sở dữ liệu đã được triển khai vận hành đáp ứng mục tiêu đặt ra Thứ tư: hình thành đội ngũ cán bộ có năng lực phân tích và dự báo thị trường lao đông, đội ngũ cán bộ làm công tác lao động – việc làm chuyên nghiệp Tại trung ương hình thành một phòng có nhiệm vụ phân tích dự báo thị trường lao động tại Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động Tại các địa phương các bộ làm công tác lao động – việc làm tại các Sở LĐTBXH và TTGTVL thường xuyên được đào tạo, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ ngày càng được cải thiện hơn Thứ năm: Thông tin về TTLĐ của Bộ đã được kết nối với các Sở LĐTBXH, các Bộ ngành có liên quan việc truy cập thông tin kết nối diễn ra nhanh chóng, thuận lợi Thông tin của 63 TTGTVL được hiển thị trên cổng thông tin điện tử việc làm do đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động trên phạm vi cả nước Mặt khác giữa các đơn vị liên kết thông tin có thể cập nhật thông tin về thị trường lao động cũng như thông tin của nhau một cách nhanh chóng, lưu trữ thông tin được triển khai trên toàn bộ hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu dùng chung về thị trường lao động do đó các đơn vị liên kết thông tin có khai thác thông tin này bất cứ lúc nào Thứ sáu: Hình thức phổ biến thông tin tương đối đa dạng như: dưới dạng bản tin, đĩa CD - ROM, Website, qua các phương tiện thông tin đại chúng Các hình thức trên phổ biến được đến tất cả các đối tượng của hệ thống thông tin thị trường lao động như: người lao động, người sử dụng lao động, các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ quan quản lý Nhà nước, Trung ương và địa phương Về cơ bản các hình thức phổ biến trên đã đáp ứng được yêu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng trong hệ thống Tuy nhiên để đánh giá hiệu quả hệ thống này một cách tổng quát nhất tác giả 60 nghiên cứu đã thực hiện cuộc khảo sát nhỏ nhóm đối tượng tiếp cận thông tin thị trường lao động Đối tượng khảo sát, mẫu khảo sát và bảng hỏi được trình bày phụ lục 1, 2 của luận văn Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy: Về mức độ hữu dụng khi tiếp cận hệ thống thông tin thị trường lao động: Đối với doanh nghiệp: Trong tổng số 50 doanh nghiệp (DN) được hỏi có 30 DN trả lời hữu dụng, 10 DN trả lời bình thường, 5 DN trả lời rất hữu dụng còn lại 4 DN trả lời khác lý do chủ yếu chưa biết hoặc chưa tiếp cận, 1 DN trả lời kém (Biểu đồ 3.2) Hình 3.2 Mức độ hữu dụng khi tiếp cận hệ thống thông tin thị trường lao động với doanh nghiệp Nguồn: tác giả tự khảo sát, tổng hợp Đối với người lao động: trong tổng số 50 người lao động (NLĐ) được hỏi có 40 NLĐ trả lời hữu dụng, 4 NLĐ trả lời bình thường, 3 NLĐ trả lời rất hữu dụng còn lại 2 NLĐ trả lời khác lý do chủ yếu chưa biết hoặc chưa tiếp cận, 1 NLĐ trả lời kém (Biểu đồ 3.3) Hình 3.3 Mức độ hữu dụng khi tiếp cận hệ thống thông tin thị trường lao động với người lao động 61 Nguồn: tác giả tự khảo sát, tổng hợp Đối với cơ quan, tổ chức: trong tổng số 50 cơ quan, tổ chức được hỏi có 23 cơ quan, tổ chức trả lời rất hữu dụng, 17 trả lời hữu dụng, 5 trả lời bình thường, còn lại 2 trả lời khác lý do chủ yếu chưa biết hoặc chưa tiếp cận, 2 trả lời kém (Biểu đồ 3.4) Hình 3.4 Mức độ hữu dụng khi tiếp cận hệ thống thông tin thị trường lao động đối với các cơ quan, tổ chức Nguồn: tác giả tự khảo sát, tổng hợp Như vậy với mỗi đối tượng khảo sát khác nhau có số lượng trả lời theo các 62 phương án đưa ra khác nhau tuy nhiên nhìn kết quả khảo có thể thấy hệ thống thông tin thị trường lao động rất hữu dụng cho các đối tượng chỉ có lượng rất nhỏ đối tượng trên chưa biết hoặc chưa tiếp cận hệ thống này Về mức độ sử dụng hệ thống thông tin thị trường lao động: Theo kết quả khảo sát ta thấy đa số đối tượng sử dụng hệ thống thông tin thị trường lao động một cách thường xuyên trong đó hệ thống thông tin này có ích cho người lao động nhất (45/50 lao động trả lời có) tiếp đến là các cơ quan, tổ chức cuối cùng là doanh nghiệp Lý do mà các đối tượng không sử dụng hệ thống này thường xuyên rất khác nhau giữa các đối tượng cụ thể như: Doanh nghiệp trả lời không chủ yếu do những nguyên nhân sau: Doanh nghiệp thấy không cần thiết sử dụng hệ thống này Ddoanh nghiệp khó tiếp cận hệ thống Doanh nghiệp sử dụng hệ thống khác do hệ thống đó tiện lợi hơn Các cơ quan, tổ chức trả lời không do các lý do sau: Hệ thống khó tiếp cận, thông tin khai thác được chưa phân tích sâu Với người lao động trả lời không do những nguyên nhân sau: Người lao động chưa biết đến hoặc chưa biết sử dụng hệ thống này, thông tin chưa đáp ứng nhu cầu của người lao động Nhìn chung mức độ sử dụng hệ thống thông tin thị trường lao động của các đối tượng khảo sát tương đối cao (trên 60% đối tượng trả lời có sử dụng thường xuyên) do đó có thể đánh giá hệ thống này hoạt động tương đối tốt Lý do không sử dụng hệ thống thông tin thị trường lao động thường xuyên là căn cứ tốt đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động 63 Hình 3.5 Mức độ sử dụng hệ thống thông tin thị trường lao động của các đối tượng Nguồn: tác giả tự khảo sát, tổng hợp 3.3.4 Hạn chế của đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động Hạn chế của đầu tư cho hệ thống này được xem xét trên các khía cạnh: quy trình đầu tư, cách thức phân bổ và huy động vốn đầu tư, kết quả và hiệu quả của đầu tư Đầu tư chưa được thực hiện theo quy trình khoa học do đó nhiều công việc chưa được triển khai hoặc bị bỏ qua làm ảnh hưởng đến chất lượng của đầu tư như lập kế hoạch đầu tư là giai đoạn có vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như tiến độ của đầu tư nhưng chưa được xem xét đúng mức, kiểm tra giám sát thực hiện đầu tư đã được đề cập đến tuy nhiên chưa có kế hoạch cụ thể Cách thức phân bổ và huy động như trên chưa khoa học và hiệu quả dẫn đến tình trạng thiếu vốn hoặc vốn không được đảm bảo như kế hoạch đặt ra do đó cần có cách thức phân bổ và huy động vốn để thời gian phân bổ vốn xuống các địa phương ngắn nhất cũng như nắm được đặc điểm của từng nguồn vốn để sử dụng hiệu quả Hạn chế của đầu tư thể hiện rõ nhất ở kết quả và hiệu quả của đầu tư cụ thể như sau: 64 Hạn chế trong đầu tư phần cứng: Hiện nay hệ thống mạng của Cục Việc làm chưa được thiết kế theo mô hình chuẩn 3 lớp vì vậy nó có những nhược điểm về mặt kỹ thuật như sau: Toàn bộ hệ thống tập trung dễ gây lên tình trạng nghẽn mạng - Khi một bộ phận của hệ thống gặp virus toàn bộ hệ thống nhiễm virus - Việc quản trị hệ thống sẽ khó khăn hơn khi hệ thống có nhiều thiết bị hơn - Thiết kế này không cho phép nâng cấp và mở rộng trong tương lai Đường truyền internet của hệ thống có nhược điểm: - Tốc độ đường đường truyền thấp chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng ngày càng tăng của hệ thống thông tin thị trường lao động - Chưa thiết kế theo mô hình chuẩn, bảo mật không đảm bảo cho hệ thống mạng - Khi đường truyền internet gặp sự cố chưa có phương án dự phòng do đó tính sẵn sàng của hệ thống không cao Đối với hệ thống máy chủ và lưu trữ: Máy chủ được trang bị cho TTTHDL hầu hết có thời gian sử dụng 5 năm do đó để các máy chủ này tiếp tục hoạt động và sử dụng các dịch vụ cũng như ứng dụng cần bổ sung các máy chủ có thời gian sử dụng dài hơn và tính năng hiện đại hơn Hiện nay tất cả các máy chủ và các ứng dụng trên các máy chủ đều được chạy ở chế độ đơn, chưa được cấu hình tính sẵn sàng cao, việc này rất ảnh hưởng mỗi khi các ứng dụng và máy chủ có sự cố Hệ thống lưu trữ hiện nay chưa được thiết kế chuẩn, chưa tập trung vì vậy khó khăn việc lưu trữ, sao lưu dữ liệu với dung lượng lớn Ngoài ra phần mềm sử dụng sao lưu dữ liệu hiện nay đã cũ không có khả năng sao lưu dữ liệu online một số dữ liệu vì vậy khi sự cố xảy ra có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống Về hệ thống quản lý phòng máy chủ: hiện nay chưa có phần mềm quản lý, giám sát các máy chủ, không có các bộ giám sát từ xa, gửi cảnh báo khi có sự cố đối với thiết bị và phòng máy Máy móc thiết bị khác như hệ thống lạnh hao tốn điện năng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu làm lạnh các thiết bị trong một trung tâm dữ liệu, trên thực tể hệ thống làm lạnh hiên nay chưa được thiêt kế theo chuẩn gây lãng phí điện cũng như chưa chưa đáp ưng được việc làm mát cho các máy chủ hiện tại Bên cạnh đó TTTHDL 65 chưa có các hệ thống phụ trợ như hệ thống chống cháy, hệ thống kiểm soát an ninh… Nhận xét chung: Đối với đầu tư phần cứng của hệ thống thông tin thị trường lao động chưa được đầu tư đồng bộ và theo đúng tiêu chuẩn quốc tế Hạn chế đầu tư phần mềm: Có 4/9 phần mềm chưa đạt tiêu chuẩn cụ thể như: phần mềm cơ sở dữ liệu cung lao động, phần mềm bản đồ việc làm, phần mềm hệ điều hành tác nghiệp, phần mềm bảo hiểm thất nghiệp Các phần mềm trên về cơ bản thiết kế đơn giản chưa có nhiều tính năng, tiện ích thuận tiện cho người sử dụng Phần mềm cơ sở dữ liệu Cung lao động thiếu các tính năng, tiện ích mới cho người dùng như: bắt lỗi nhập tin, khai thác thông tin theo nhu cầu, chắp nối với CSDL cầu lao động, tổng hợp, phân tích phục vụ công tác dự báo nguồn nhân lực, tích hợp với bản đồ việc làm… Phần mềm Bản đồ thị trường lao động chưa được tích hơp với bản đồ về giao thông để tích hợp để cho phép người tìm việc có thể tìm được địa chỉ chính xác của Doanh nghiệp thông qua bản đồ thị trường lao động Phần mềm Hệ điều hành tác nghiệp chưa được kết nối, chia sẻ thông tin giữa trung ương và địa phương về lĩnh vực lao động, việc làm và thông tin thị trường lao động Phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Cục và các TTGTVL Phần mềm Bảo hiểm thất nghiệp chưa được kết nối với bảo hiểm xã hội để lấy thông tin về người lao động và thông tin đóng bảo hiểm thất nghiệp, thiếu chức năng SMS để nhắn tin cho người lao động khi có quyết định về trợ cấp thất nghiệp,cho phép người lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp qua mạng internet … Thiếu phần mềm dự báo ngắn hạn, phần mềm Quản lý lao động trong doanh nghiệp, phần mềm Quản lý lực lượng lao động Hạn chế đầu tư cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin thị trường lao động: Hoạt động này nhằm nắm bắt được thông tin chính xác về thực trạng lao động tại các địa phương (số lượng người trong độ tuổi lao động, trình độ chuyên môn, ngành nghề được đào tạo, đang hoạt động kinh thế hay không ) đồng thời có thể kiểm soát được các thông tin biến động về tình trạng hoạt động kinh tế, số lượng mới tham gia lực lượng lao động, số lượng ra ngoài độ tuổi lao động trên toàn 66 quốc, hiện nay đã hình thành cơ sở dữ liệu về cung lao động, phục vụ xây dựng chính sách thị trường lao động tại trung ương và kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm của địa phương Còn cơ sở dữ liệu cầu lao động mới được triển khai thí điểm trên 16 tỉnh trong năm tới sẽ tiến hành ghi chép trên phạm vi cả nước và cập nhật thông tin biến động hàng năm Về cơ bản điều tra cung lao động hàng năm đảm bảo yêu cầu khoa học, đúng đối tượng, phương pháp, thời gian tuy nhiên hoạt động điều tra độ chính xác vẫn chưa cao Điều tra cầu lao động thực hiện cuối năm 2011 thời gian điều tra tương đối ngắn chưa có đánh giá cụ thể về kết quả của cuộc điều tra Cơ sở dữ liệu thị trường lao động cần được cập nhật thường xuyên để phục vụ cho yêu cầu quản lý, phục vụ cho các mục tiêu chính trị, mục tiêu quản lý kinh tế – xã hội vĩ mô của Đảng, các cơ quan quản lý Nhà nước, yêu cầu quản lý về lao động-việc làm của Bộ cũng như đáp ứng nhu cầu về thông tin thị trường lao động của người lao động, người sử dụng lao động, các cơ sở đào tạo đòi hỏi thu thập và phổ biến các thông tin về biến động thường xuyên của cung, cầu, giá cả sức lao động Thu thập, cập nhật thường xuyên các thông tin cơ bản về cung lao động: số lượng lao động, số lượng người thất nghiệp, số lượng người chưa từng làm việc và nhu cầu tìm việc làm của nguời lao động để từ đó nắm bắt chính xác các thông tin về cung lao động đầy đủ và chính xác theo quý, tháng mà điều tra không thể thực hiện được thường xuyên với kinh phí hạn hẹp, đáp ứng yêu cầu thông tin TTLĐ của Chính phủ và Quốc hội trong chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh như tác động của khủng hoảng tài chính tới mất việc làm; Thu thập, cập nhật thường xuyên các thông tin cơ bản về cầu lao động: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp, tổ chức cá nhân; Loại hình doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính; Tổng số người làm việc trong doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (trong đó có bao nhiêu lao động nữ, bao nhiêu lao động trực tiếp); Tổng số lao động đã ký hợp đồng; Trình độ học vấn của lao động (Đã tốt nghiệp THPT và chưa tốt nghiệp THPT); Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất của lao động (Chưa qua đào tạo, CNKT không bằng, chứng chỉ nghề ngắn hạn, sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng chuyên nghiệp, đại học trở lên); Lĩnh vực đào tạo (Nghệ thuật, khoa học xã hội, báo chí thông tin, kinh doanh quản lý, pháp luật, khoa học tự nhiên, kỹ thuật, y tế giáo dục, dịch vụ xã 67 hội, khác); Số chỗ làm việc trống trong doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; Điều tra chọn mẫu thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động trong doanh nghiệp được thực hiện tại 63 tỉnh thành phố thực hiện hàng năm tiến độ triển khai phù hợp tuy nhiên chất lượng điều tra chưa cao cụ thể số liệu điều tra năm 2010, 2011 chưa được khai thác và sử dụng sâu Ngoài ra thu thập thông tin về các cơ sở đào tạo nghề và các khóa học nghề mới tiến hành thí điểm một số tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu trên phạm vi cả nước, đã tiến hành thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau như: tổng cục thống kê, các báo cáo nghiên cứu nhưng số liệu này chưa được tổng hợp và phân loại khoa học nên khó khăn trong việc truy cập sử dụng Hạn chế đầu tư cho hoạt động đào tạo và tập huấn nghiệp vụ: hoạt động này được tiến hành thường xuyên tuy nhiên để hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách tổ chức thu thập xử lý thông tin, vận hành hệ thống thông tin, phần mềm, website và cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và đội ngũ cán bộ điều hành, quản lý hệ thống…cần tiếp tục triển khai công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng phù hợp cho các hoạt động: thống kê, thu thập thông tin thị trường lao động; sử dụng, quản lý, bảo trì và nâng cấp website về thông tin thị trường lao động… Hoạt động kết nối thông tin thị trường lao động đang tiến hành triển khai còn phổ biến thông tin thị trường lao động chưa được đa dạng về hình thức Nguyên nhân của hạn chế trên là: Thứ nhất: Đầu tư không được thực hiện theo quy trình khoa học, chất lượng của từng nội dung đầu tư còn thấp là do năng lực của chủ đầu tư chưa cao Cơ quan quan quản lý chung là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội còn Cục Việc làm là chủ đầu tư trực tiếp lựa chọn công nghệ cho phần cứng, phần mềm của hệ thống đây là nội dung mang tính chất kỹ thuật mang tính chuyên ngành cao do đó chủ đầu tư không có đủ năng lực để lựa chọn công nghệ phù hợp và chính xác Thứ hai: Cách thức phân bổ ngân sách chậm như trên do các quy định việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước được áp dụng cho toàn bộ hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, các chương trình, dự án sử dụng ngân sách nhà nước Do đó để thay đổi cách thức phân bổ ngân sách nhà nước cho khoa học và nhanh chóng cần đổi mới toàn diện hệ thống ngân sách nhà nước Thứ ba: Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, các ngành, các cấp trong đầu 68 tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động chưa được chặt chẽ và đồng bộ Giữa Tổng Cục thống kê và Bộ Lao động – Thương bình và Xã hội chưa thống nhất với nhau về phương pháp tính toán các chỉ tiêu về thị trường nên vẫn còn chênh lệch với nhau về số liệu đưa ra phổ biến thông tin thị trường lao động Hoạt động thu thập và xử lý thông tin thị trường lao động chưa được phối hợp Tổng cục thống kê để đưa ra một phương án điều tra chuẩn, khoa học tận dụng được các cơ sở dữ liệu của bên thống kê đồng thời gây lãng phí ở mức độ nhất định nguồn lực của nhà nước Sự phối hợp giữa Bộ Lao động – Thương bình và Xã hội với Bộ Thông tin và truyền thông còn nhiều hạn chế vì vậy đầu tư phần cứng, phần mềm của trung tâm tích hợp dữ liệu chưa đáp ứng yêu cầu của trung tâm tích hợp dữ liệu chuẩn quốc gia hướng tới trung tâm theo chuẩn quốc tế Chưa có cơ chế phối hợp các cơ quan tổ chức vì vậy hoạt động đầu tư gặp nhiều khó khăn đôi khi còn chồng chéo nhau Như tổng quan các nghiên cứu có liên quan đã chỉ ra tại Bộ Kế hoạch – Đầu tư có hoạt động đầu tư hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia là một nội dung trong đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động giữa hai cơ quan chủ quản có sự phối hợp hoạt động lẫn nhau thì xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động sẽ hiệu quả cao, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước Thứ tư: Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động hiện nay đang triển khai ở giai đoạn đầu cần được tiếp tục đầu tư để hệ thống hoàn thiện hơn CHƯƠNG 4 - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THÔNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐẾN NĂM 2020 4.1 Định hướng và mục tiêu phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đến 2020 4.1.1 Định hướng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đến năm 2020 Xây dựng Hệ thống thông tin thị trường lao động có khả năng lưu trữ, quản lý, phân tích và cung cấp thông tin thị trường lao động, nguồn thông tin đa dạng, chất 69 lượng thông tin đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng tin Trung tâm tích hợp dữ liệu thị trường lao động là nơi quy tụ toàn bộ các nội dung thông tin và dịch vụ thông tin thuộc lĩnh vực lao động việc làm, thống nhất về mặt nội dung, số liệu và định dạng dữ liệu giữa các cấp trong hệ thống; đảm bảo khả năng mở rộng nhằm nâng cao tính linh hoạt và mềm dẻo, đáp ứng tốt yêu cầu cập nhật thông tin mọi lúc, mọi nơi; vận hành thông suốt, không bị các trục trặc hay sự cố kỹ thuật, có cơ chế sao lưu dữ liệu một cách an toàn để đề phòng sự cố xảy ra; có khả năng sẵn sàng cao đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục và ổn định, đáp ứng tốt yêu cầu của người dùng Củng cố và phát triển hệ thống Cơ sở dữ liệu thị trường lao động nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thị trường lao động, từng bước đáp ứng kịp thời, chính xác nhu cầu sử dụng thông tin thị trường lao động của các đối tượng Hình thành kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động giữa Trung ương và địa phương; kết nối với các CSDL của các đơn vị trong Bộ và các Bộ ngành có liên quan; 4.1.2 Mục tiêu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đến năm 2020 Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Hệ thống thông tin thị trường lao động để lưu trữ, quản lý, phân tích và cung cấp đa dạng, chất lượng thông tin từng bước đáp ứng kịp thời, chính xác nhu cầu sử dụng thông tin thị trường lao động, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng dữ liệu về lao động việc làm của Cục Việc làm và các đơn vị liên quan như Tổng Cục Dạy nghề, Vụ Lao động- Tiền lương, Vụ Bảo hiểm xã hội… trong các vấn đề: - Hỗ trợ xây dựng những chính sách thị trường lao động - Hỗ trợ ra quyết định về chính sách thị trường lao động - Hỗ trợ điều chỉnh về thị trường lao động - Phân phối hiệu quả nguồn lực lao động - Cải thiện việc lựa chọn giáo dục và thị trường lao động - Giảm xung đột, chi phí trong thị trường lao động - Tăng tính minh bạch, tăng năng suất và công bằng xã hội Trung tâm tích hợp dữ liệu thị trường lao động là một cấu thành không thể tách rời của Trung tâm tích hợp dữ liệu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, được thiết kế phù hợp với thiết kế tổng thể của Bộ, nằm trong TTTHDL của Bộ 70 Tập trung xây dựng, hoàn thiện và nâng cao năng lực cho Trung tâm tích hợp dữ liệu thị trường lao động đến năm 2015 đảm bảo là nơi quy tụ toàn bộ các nội dung thông tin và dịch vụ thông tin thuộc lĩnh vực lao động việc làm, thống nhất về mặt nội dung, số liệu và định dạng dữ liệu giữa các cấp trong hệ thống; đảm bảo khả năng mở rộng nhằm nâng cao tính linh hoạt và mềm dẻo, đáp ứng tốt yêu cầu cập nhật thông tin mọi lúc, mọi nơi; vận hành thông suốt, không bị các trục trặc hay sự cố kỹ thuật, có cơ chế sao lưu dữ liệu một cách an toàn để đề phòng sự cố xảy ra; có khả năng sẵn sàng cao đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục và ổn định, đáp ứng tốt yêu cầu của người dùng Lưu trữ và báo cáo các chỉ tiêu thông tin về lao động, việc làm (cung, cầu, giá cả sức lao động) trên thị trường lao động đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu sử dụng thông tin thị trường lao động của các đối tượng có nhu cầu, nâng cao hiệu quả lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, phục vụ cho công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các chính sách phát triển thị trường lao động nói riêng Mục tiêu cụ thể: Xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu về thông tin thị trường lao động , biểu mẫu, cơ chế, quy trình, phương pháp, mô hình, trách nhiệm thu thập, xử lý và công bố thông tin bảo đảm hành lang pháp lý để quản lý và vận hành thị trường lao động; Hỗ trợ triển khai và vận hành cơ sở dữ liệu thị trường lao động; Triển khai nâng cấp và hoàn thiện trung tâm tích hợp dữ liệu đảm bảo hệ thống máy chủ cấu hình mạnh để triển khai các ứng dụng hoạt động ổn định tại trung tâm; đảm bảo việc cập nhật khai thác thông tin trực tuyến trên mạng ninh được bảo mật; có cơ chế xác thực tập trung; phát hiện được hành động tấn công, ăn cắp dữ liệu, tài khoản Dữ liệu phải được sao lưu định kỳ, có cơ chế xây dựng hệ thống dự phòng trường hợp có sự cố Nâng cao năng lực cho các TTGTVL, xây dựng hệ thống mạng máy tính tại TTGTVL và tại các trạm quan sát Thông tin về thị trường lao động sau khi được thu thập tại các trạm quan sát sẽ được trực tiếp nhập vào cơ sở dữ liệu địa phương hoặc gián tiếp thông qua internet Các Sở, TTGTVL thường xuyên cập nhật dữ liệu thu thập được của mình lên trung tâm tích hợp dữ liệu thông qua cổng thông tin điện tử việc làm ... hoạt động đầu tư khác 2.1.2 Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động đầu tư vào thành phần hệ thống thông tin thị trường lao. .. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN vii CHƯƠNG - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN vii HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI vii HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI BỘ... Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động 12 2.1.2 Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động 12 2.2 Vai trị đầu tư phát triển hệ thống thơng tin thị trường lao động

Ngày đăng: 06/10/2014, 06:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w