BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2008

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động tại bộ lao động – thương binh và xã hội đến 2020 (Trang 38)

GIAI ĐOẠN 2008 -2011

3.1 Cơ chế thực hiện, quản lý hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thôngtin thị trường lao động tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. tin thị trường lao động tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội mà cụ thể là Cục Việc làm là cơ quan chủ trì và quản lý hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Ngoài ra có rất nhiều các đơn vị, Bộ, ngành khác tham gia vào hoạt động đầu tư này như sau: các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trung tâm giới thiệu việc làm các tỉnh, các doanh nghiệp, nhà thầu…

3.2 Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao độnggiai đoạn 2008-2011 giai đoạn 2008-2011

3.2.1. Nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn trong nước có vai trò chủ chốt trong hoạt động đầu tư này chiếm khoảng 56,3% trong giai đoạn 2008-2011. Nguồn vốn đầu tư ngoài nước giữ vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Nguồn vốn ngoài nước chủ yếu từ các tổ chức như: Tổ Chức Lao động quốc tế (ILO), Liên minh Châu âu (EU), Liên hợp quốc (UN)…

3.2.2. Nội dung đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động

đoạn 2008-2011 là 453,4 tỷ đồng và tăng qua các năm chỉ riêng năm 2009 giảm so với năm trước do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động tới Việt Nam. Trong 5 hoạt động đầu tư nói trên đầu tư cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin thị trường lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 70% tổng vốn đầu tư.

3.2.2.1. Đầu tư phần cứng

Tổng vốn đầu tư vào phần cứng 81,9 tỷ đồng chiếm khoảng 18% tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2008-2011. Giai đoạn 2008-2009 tập trung đầu tư vào hạ tầng mạng và an ninh bảo mật, hệ thống máy chủ lưu trữ và phần mềm hệ thống giai đoạn 2010-2011 chủ yếu đầu tư các máy móc thiết bị hỗ trợ hoạt động cho trung tâm tích hợp dữ liệu như: sàn nâng, bộ lưu điện…

3.2.2.2. Đầu tư phần mềm

Vốn đầu tư vào phần mềm của hệ thống thông tin thị trường lao động giai đoạn 2008-2011 là 26 tỷ đồng chiếm khoảng 5.7% tổng vốn đầu tư.

3.2.2.3. Đầu tư cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin thị trường lao động

Qui mô vốn đầu tư chi cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin thị trường lao động là 319,1 tỷ đồng giai đoạn 2008-2011 chiếm khoảng 70% tổng vốn đầu tư. Đây là hoạt động tiến hành thường xuyên hàng năm và là nguồn thông tin chủ yếu của hệ thống thông tin thị trường lao động.

3.2.2.4. Đầu tư cho đào tạo và tập huấn nghiệp vụ cán bộ làm công tác lao động – việc làm. động – việc làm.

Qui mô vốn đầu tư chi cho đào tạo và tập huấn nghiệp vụ. Tổng vốn đầu tư chi cho hoạt động này là 16,67 tỷ đồng chiếm khoảng 3,7% tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2008-2011. Vốn đầu tư cho hoạt động này tuy nhỏ nhưng nó có vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động.

3.2.2.5. Đầu tư khác

Qui mô vốn đầu tư vào hoạt động kết nối thông tin và cung cấp, phổ biến thông tin thị trường lao động 9,6 tỷ đồng chiếm 2,1% tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2008-2011. Trong đó hoạt động cung cấp phổ biến thông tin thị trường lao động chiếm lượng vốn chủ yếu trên 60%. Vốn chi cho hai hoạt động trên không thay đổi qua các năm giai đoạn 2008-2011 chứng tỏ các hoạt động trên không chịu ảnh hưởng tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới.

3.3. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động lao động

3.3.1. Đánh giá quy trình và cách thức phân bổ huy động nguồn vốn đầu tưphát triển hệ thống thông tin thị trường lao động phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động

Về quy trình đầu tư: Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động chưa được tiến hành theo một quy trình khoa học giữa các giai đoạn đầu tư xen lẫn nhau và chưa thấy rõ được vai trò cũng như đặc trưng của từng giai đoạn đầu tư để hoạt động đầu tư đem lại hiệu quả cao nhất.

Cách thức phân bổ và huy động nguồn vốn đầu tư: Đối với nguồn vốn trong nước thời gian phê duyệt và chuyển kinh phí về các địa phương rất chậm công việc thực hiện trong thời gian ngắn nên chất lượng công việc không cao. Quy mô vốn được phân bổ có thể thấp hơn nhiều so với dự toán điều này dẫn đến tình trạng thiếu vốn đầu tư hoặc dự án đầu tư không được đảm bảo như kế hoạch.

Đối với nguồn vốn nước ngoài chịu ảnh hưởng tình hình kinh tế - chính trị - xã hội quốc tế do đó không ổn định chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố khách quan.

3.3.2. Đánh giá kết quả của đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. lao động.

Tổng vốn đầu tư thực hiện cho đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động giai đoạn 2008-2011 là 453,4 tỷ đồng chi tiết qua các năm được thể hiện ở biểu 8 dưới đây. Phần trăm vốn đầu tư hoàn thành kế hoạch đạt trên 100% tỷ lệ này tăng dần qua các năm.

Kết quả đầu tư phần cứng:

Về cơ bản số máy móc thiết bị phần cứng đảm bảo nhu cầu lưu trữ hỗ trợ xử lý phổ biến thông tin thị trường lao động đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật kỹ cho TTTHDL tại trung ương.

Kết quả đầu tư phần mềm:

Với tổng vốn đầu tư trên hiện nay có 9 phần mềm đang hoạt động để lưu trữ, phổ biến, kết nối thông tin thị trường lao động trong đó có 5/9 phần mềm đạt chuẩn.

Kết quả hoạt động thu thập và xử lý thông tin thị trường lao động

16 tỉm/thành phố thí điểm. Điều tra chuyên đề và tổng hợp dữ liệu đã có số liệu của 2 năm 2010, 2011.

Kết quả hoạt động đào tạo và tập huấn nghiệp vụ

Số liệu trên cho thấy hoạt động đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ được chú trọng và đạt được những kết quả đáng kể.

Kết quả hoạt động đầu tư khác

Đã kết nối cổng thông tin điện tử việc làm với 63 TTGTVLvà các đơn vị khác. Phổ biến thông tin thị trường lao động được triển khai trên các kênh nhiều hình thức khác nhau và có kết quả đáng kể.

3.3.3. Đánh giá hiệu quả của đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động trường lao động

Thứ nhất: Phần cứng của TTTHDL được trang bị các máy móc thiết bị cần thiết đảm bảo hoạt động lưu trữ, xử lý thông tin thị trường lao động diễn ra một cách trôi chảy từ năm 2008 đến nay chưa xảy ra một sự cố lớn nào làm mất mát hoặc phá hủy dữ liệu. Có thể đánh giá đầu tư phần cứng đạt hiệu quả như mong muốn.

Thứ hai: Về cơ bản các phần mềm đã được đưa vào sử dụng, tích hợp các phần mềm phục vụ công tác thu thập và xử lý thông tin thị trường lao động như phần mềm cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động. Số lượt truy cập qua phần mềm tăng đều qua các năm thể hiện hiệu quả đầu tư phần mềm của hệ thống thông tin thị trường lao động tương đối cao.

Thứ ba: Cơ sở dữ liệu được triển khai và vận hành đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin như: nhà quản lý, doanh nghiệp và người lao động.

Thứ tư: Hình thành đội ngũ cán bộ có năng lực phân tích và dự báo thị trường lao đông, đội ngũ cán bộ làm công tác lao động – việc làm chuyên nghiệp.

Thứ năm: Truy cập thông tin kết nối, lưu trữ thông tin diễn ra nhanh chóng, đồng bộ giúp các đơn vị khai thác thông tin bất cứ lúc nào.

Thứ sáu: Hình thức phổ biến thông tin tương đối đa dạng và được phổ biến đến tất cả các đối tượng của hệ thống.

Kết quả khảo sát về mức độ hữu dụng khi sử dụng hệ thống thông tin thị trường lao động cho thấy hệ thống thông tin thị trường lao động rất hữu dụng cho các đối tượng chỉ có lượng rất nhỏ đối tượng trên chưa biết hoặc chưa tiếp cận hệ thống này.Về mức độ sử dụng hệ thống thông tin thị trường lao động nhìn chung mức độ sử dụng hệ thống thông tin thị trường lao động của các đối tượng khảo sát tương đối cao (trên 60% đối tượng trả lời có sử dụng thường xuyên) do đó có thể đánh giá hệ thống này hoạt động tương đối tốt. Lý do không sử dụng hệ thống thông tin thị trường lao động thường xuyên là căn cứ tốt đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động.

3.3.4. Hạn chế của đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động

Đầu tư chưa được thực hiện theo quy trình khoa học. Cách thức phân bổ và huy động như trên chưa khoa học và hiệu quả. Hạn chế kết quả đầu tư được thể hiện như sau:

Hạn chế trong đầu tư phần cứng: Đối với đầu tư phần cứng của hệ thống thông tin thị trường lao động chưa được đầu tư đồng bộ và theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.

Hạn chế đầu tư phần mềm: Có 4/9 phần mềm chưa đạt tiêu chuẩn. Các phần mềm trên về cơ bản thiết kế đơn giản chưa có nhiều tính năng, tiện ích thuận tiện cho người sử dụng.

Hạn chế đầu tư cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin thị trường lao động: độ chính xác trong hoạt động điều tra chưa cao.

Hạn chế đầu tư cho hoạt động đào tạo và tập huấn nghiệp vụ: do đội ngũ cán bộ thường xuyên thay đổi hàng năm do đó cần có giải pháp thành lập đội ngũ cán bộ chuyên trách.

Hoạt động kết nối thông tin thị trường lao động đang tiến hành triển khai còn phổ biến thông tin thị trường lao động chưa được đa dạng về hình thức.

Nguyên nhân của hạn chế trên đó là:

Thứ nhất: thiếu vốn cho đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Thứ hai: Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, các ngành, các cấp trong đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động chưa được chặt chẽ và đồng bộ.

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động tại bộ lao động – thương binh và xã hội đến 2020 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w