Mục tiêu của BộLao động – Thương binh và Xã hội đến năm

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động tại bộ lao động – thương binh và xã hội đến 2020 (Trang 112 - 130)

- Tổng điều tra dân số Điều tra LLLĐ

LAO ĐỘNG ĐẾN NĂM

4.1.2. Mục tiêu của BộLao động – Thương binh và Xã hội đến năm

Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng Hệ thống thông tin thị trường lao động để lưu trữ, quản lý, phân tích và cung cấp đa dạng, chất lượng thông tin từng bước đáp ứng kịp thời, chính xác nhu cầu sử dụng thông tin thị trường lao động, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng dữ liệu về lao động việc làm của Cục Việc làm và các đơn vị liên quan như Tổng Cục Dạy nghề, Vụ Lao động- Tiền lương, Vụ Bảo hiểm xã hội… trong các vấn đề:

- Hỗ trợ xây dựng những chính sách thị trường lao động - Hỗ trợ ra quyết định về chính sách thị trường lao động - Hỗ trợ điều chỉnh về thị trường lao động

- Phân phối hiệu quả nguồn lực lao động

- Cải thiện việc lựa chọn giáo dục và thị trường lao động - Giảm xung đột, chi phí trong thị trường lao động

- Tăng tính minh bạch, tăng năng suất và cơng bằng xã hội

Trung tâm tích hợp dữ liệu thị trường lao động là một cấu thành không thể tách rời của Trung tâm tích hợp dữ liệu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, được thiết kế phù hợp với thiết kế tổng thể của Bộ, nằm trong TTTHDL của Bộ.

Tập trung xây dựng, hoàn thiện và nâng cao năng lực cho Trung tâm tích hợp dữ liệu thị trường lao động đến năm 2015 đảm bảo là nơi quy tụ tồn bộ các nội dung thơng tin và dịch vụ thông tin thuộc lĩnh vực lao động việc làm, thống nhất về mặt nội dung, số liệu và định dạng dữ liệu giữa các cấp trong hệ thống; đảm bảo khả năng mở rộng nhằm nâng cao tính linh hoạt và mềm dẻo, đáp ứng tốt yêu cầu cập nhật thông tin mọi lúc, mọi nơi; vận hành thông suốt, không bị các trục trặc hay sự cố kỹ thuật, có cơ chế sao lưu dữ liệu một cách an toàn để đề phịng sự cố xảy ra; có khả năng sẵn sàng cao đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục và ổn định, đáp ứng tốt yêu cầu của người dùng...

Lưu trữ và báo cáo các chỉ tiêu thông tin về lao động, việc làm (cung, cầu, giá cả sức lao động) trên thị trường lao động đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu sử dụng thông tin thị trường lao động của các đối tượng có nhu cầu, nâng cao hiệu quả lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, phục vụ cho cơng tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các chính sách phát triển thị trường lao động nói riêng.

Mục tiêu cụ thể:

Xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu về thông tin thị trường lao động , biểu mẫu, cơ chế, quy trình, phương pháp, mơ hình, trách nhiệm thu thập, xử lý và công bố thông tin bảo đảm hành lang pháp lý để quản lý và vận hành thị trường lao động;

Hỗ trợ triển khai và vận hành cơ sở dữ liệu thị trường lao động;

Triển khai nâng cấp và hồn thiện trung tâm tích hợp dữ liệu đảm bảo hệ thống máy chủ cấu hình mạnh để triển khai các ứng dụng hoạt động ổn định tại trung tâm; đảm bảo việc cập nhật khai thác thông tin trực tuyến trên mạng ninh được bảo mật; có cơ chế xác thực tập trung; phát hiện được hành động tấn công, ăn cắp dữ liệu, tài khoản. Dữ liệu phải được sao lưu định kỳ, có cơ chế xây dựng hệ thống dự phịng trường hợp có sự cố.

Nâng cao năng lực cho các TTGTVL, xây dựng hệ thống mạng máy tính tại TTGTVL và tại các trạm quan sát. Thông tin về thị trường lao động sau khi được thu thập tại các trạm quan sát sẽ được trực tiếp nhập vào cơ sở dữ liệu địa phương hoặc gián tiếp thông qua internet. Các Sở, TTGTVL thường xuyên cập nhật dữ liệu thu thập được của mình lên trung tâm tích hợp dữ liệu thơng qua cổng thơng tin điện tử việc làm.

Hình thành hệ thống phục vụ cơng tác thu thập, xử lý, quản lý các thông tin về thị trường lao động gồm các ứng dụng và phần mềm cơ bản: Cổng thông tin điện tử việc làm, Hệ điều hành tác nghiệp, phần mềm cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động, bản đồ thị trường (cung - cầu) lao động, Phần mềm đào tạo trực tuyến, Hệ thống xác thực/quản lý tập trung ...

Cung cấp đầy đủ và phổ biến rộng rãi các thông tin Thị trường lao động dưới nhiều hình thức đa dạng như bản tin, đĩa CD - ROM, Website, qua các phương tiện thơng tin đại chúng ... đến các đối tượng có nhu cầu bao gồm người lao động, người sử dụng lao động, các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ quan quản lý Nhà nước, Trung ương và địa phương.

Ứng dụng kết quả của việc khai thác hệ thống thông tin vào hỗ trợ các giao dịch việc làm, dự báo nhu cầu đào tạo nghề và nâng cao hiệu quả hoạch định các chính sách phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Đảm bảo việc cung cấp, lưu trữ và triển khai toàn bộ hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu dùng chung về TTLĐ cũng như đảm bảo trao đổi thông tin liên quan đến TTLĐ với Chính phủ và các cơ quan hữu quan.

Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước, phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Cục.

Liên kết thông tin về TTLĐ của Bộ với các Sở LĐTBXH, các Bộ ngành có liên quan nhằm mục tiêu liên kết, trao đổi thông tin.

Điện tử hóa quy trình tiếp xúc với dân liên quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước về thơng tin TTLĐ.

Để đầu tư đạt được mục tiêu đề ra cần thấy được điểm mạnh điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức (phân tích SWOT) với hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động:

Điểm mạnh: Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động được

manh nha từ rất sớm nằm trong đầu tư phát triển của chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia tuy hoạt động đầu tư này chưa được rõ ràng nằm xen lẫn trong các hoạt động khác nhưng nó là cơ sở để hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động hiện nay được tiến hành thuận lợi có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc.

vực lao động – việc làm, thống kê có kinh nghiệm làm việc lâu năm (chủ yếu cán bộ ngành lao động – thương binh và xã hội) do đó hoạt động đầu tư được triển khai một cách nhanh chóng. Đây cũng chính là một lợi thế quan trọng trong đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động.

Điểm yếu: Lực lượng tham gia hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thông tin

thị trường lao động chủ yếu cán bộ trong ngành lao động – thương binh và xã hội có kinh nghiệm chun mơn nhưng vẫn cịn nhiều hạn chế trong tiếp cận công nghệ thông tin, quy trình cũng như cách thức làm việc mới. Bên cạnh đó lực lượng cán bộ này thiếu chuyên nghiệp trong quản lý dự án về đầu tư phát triển.

Cách thức triển khai hoạt động đầu tư còn nhiều bất cập như: phương thức triển khai thí điểm các hoạt động cho năm đầu tiên năm sau tiếp tục triển khai trên quy mô rộng lớn (cả nước) nên chưa phù hợp do thời gian thí điểm quá ngắn chưa đánh giá và điều chỉnh cách thức triển khai một cách tối ưu nhất do đó hiệu quả đầu tư chưa cao. Bên cạnh đó q trình lập kế hoạch đầu tư cịn yếu nên chưa đưa ra các phương án khác nhau từ đó lựa chọn được những phương án tối ưu nhất. Các phương án xây dựng chưa căn cứ chặt chẽ vào cơ sở khoa học chủ yếu theo kinh nghiệm nên dẫn đến phát sinh thực tế khơng lường trước được do đó kết quả và hiệu quả đầu tư chưa cao.

Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan với nhau do đó tiến độ triển khai vẫn cịn chậm và giảm hiệu quả của đầu tư.

Đầu tư hệ thống thông tin thị trường lao động khơng được đồng bộ do đó nhiều máy móc được đầu tư nhanh chóng trở nên lỗi thời khơng phù hợp cho tình hình phát triển làm cho hiệu quả đầu tư giảm nhiều.

Cơ hội: Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước quan tâm đến phát

triển hệ thống thơng tin nói chung và thơng tin về thị trường lao động nói riêng do đó đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động được đưa vào nhiều chương trình đề án khác nhau.

Thách thức: Hoạt động đầu tư tiến hành phạm vi cả nước trình độ quản lý

làm việc cũng như địa lý, kinh tế của các các tỉnh, vùng chênh lệch nhau do đó tiến độ triển khai, chất lượng đầu tư khác nhau do đó ảnh hưởng hiệu quả đầu tư chung của hệ thống.

Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước đã giảm, chính phủ cắt giảm chi tiêu cơng do đó nguồn vốn cho đầu tư phát

triển hệ thống thông tin thị trường lao động hạn chế ảnh hưởng đến tiến độ cũng như hiệu quả hoạt động đầu tư.

4.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động đến năm 2020 thị trường lao động đến năm 2020

4.2.1. Nâng cao năng lực của chủ đầu tư

Chủ đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động – việc làm do đó chủ đầu tư thiếu năng lực, thiếu kinh nghiệm trong quản lý và triển khai dự án. Giải pháp đưa ra là nâng cao năng lực của chủ đầu tư. Để năng lực của chủ đầu tư được nâng cao và thực hiện tốt trách nhiệm của chủ đầu tư cần có ban quản lý dự án bao gồm các kỹ sư cơng nghệ thơng tin, tài chính cũng như chuyên gia về lao động - việc làm có đủ năng lực trình độ tham gia vào dự án. Bên cạnh đó để dự án đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động được tiến hành khoa học và đúng tiến độ chủ đầu tư có thể thuê các tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án giúp chủ đầu tư lựa chọn cơng nghệ phù hợp và tính năng ưu việt nhất, lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặc biệt các đơn vị tư vấn có nhiều kinh nghiệm trong việc giám sát, xử lý sai phạm của nhà thầu đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ của dự án.

4.2.2. Tiếp tục đầu tư và nâng cấp phần cứng của hệ thống thông tin thị trường lao động trường lao động

Tiếp tục đầu tư vào phần cứng của hệ thống thông tin thị trường lao động theo những yêu cầu sau:

Ứng dụng các công nghệ mới và hiện đại trong việc xây dựng hệ thống nhằm đảm bảo khả năng mở rộng và phát triển lâu dài.

Xây dựng Hệ thống dự phòng hiện đại nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu và năng lực xử lý của Hệ thống.

Hồn thiện Trung tâm tích hợp dữ liệu thị trường lao động theo chuẩn quốc tế, có đủ năng lực lưu trữ, xử lý, phân tích, phổ biến thơng tin thị trường lao động

Trang bị, nâng cấp các phần mềm nền và các phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu có bản quyền cho hạ tầng của hệ thống thơng tin thị trường lao động.

Nội dung đầu tư cụ thể cho phần cứng trong thời gian tới như sau:

thời gian tới cần được đầu tư theo hướng như sau:

- Phù hợp với định hướng phát triển hệ thống trang thiết bị kỹ thuật của đơn vị.

- Tận dụng được cơ sở vật chất về trang thiết bị kỹ thuật sẵn có - Thoả mãn các yêu cầu về băng thông, số lượng kết nối.

- Tương thích với tất cả các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống mạng máy tính. Hệ thống mạng được thiết kế có tính mở, dễ dàng phát triển và mở rộng nhằm đáp ứng cho các nhu cầu trong tương lai mà vẫn đảm bảo các chi phí đầu tư đã bỏ ra hiện nay.

- Có tính sẵn sàng cao, đảm bảo khả năng làm việc liên tục của hệ thống. - Cung cấp kết nối Internet cho người dùng, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và tra cứu thơng tin.

- Đảm bảo các yêu cầu về an ninh trên mạng.

- Thoả mãn các yêu cầu về quản lý hệ thống, quản lý người dùng.

- Hệ thống mạng đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật như: Đạt hiệu suất cao, độ tin cậy cao, dễ quản lý và bảo trì...

Đường truyền internet cần được đầu tư bổ sung theo mơ hình chuẩn với tốc độ đường truyền cao và đặc biệt có phương án dự phịng khi đường truyền này gặp sự cố đảm bảo thông tin được truyền liên tục.

Máy chủ được trang bị cho TTTHDL: Cân đầu tư bổ sung thêm máy chủ có thời gian sử dụng dài hơn có hiệu năng cao được tích hợp các cơng nghệ mới nhất và đồng thời nâng cấp máy chủ hiện tại đảm bảo hoạt động của hệ thống đạt hiệu quả cao.

Hệ thống lưu trữ là một hệ thống vô cùng quan trọng trong trung tâm tích hợp dữ liệu thị trường lao động của Cục Việc Làm, nó khơng những quyết định đến khả năng lưu trữ khối lượng các thông tin của trung tâm tích hợp dữ liệu mà cịn sẽ ảnh hưởng tới hiệu năng của toàn bộ hệ thống do bất kỳ hệ thống ứng dụng nào cũng cần phải truy nhập và xử lý các dữ liệu, thông tin để phục vụ các công tác nghiệp vụ, quản lý điều hành. Do vậy việc xây dựng lưu trữ sử dụng các công nghệ mới và hiện đại là cần thiết. Khi xây dựng những hệ thống này cần tính đến:

chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ về dữ liệu của trung tâm dữ liệu của Cục Việc Làm một cách dễ dàng, linh hoạt.

- Tính ổn định: hệ thống phải mang lại độ tin cậy, khả năng sẵn sàng hệ

thống cao và tiện ích cho khả năng phịng chống, hạn chế lỗi, khả năng khôi phục các lỗi mà không làm gián đoạn ứng dụng, dịch vụ, tránh lặp lại lỗi và khả năng tính tốn, phát hiện trước khả năng các lỗi có thể xảy ra.

- Tính sẵn sàng: khả năng sẵn sàng hệ thống cao. Độ sẵn sàng cao của toàn

bộ hệ thống được đảm bảo trong tất cả các mức trong giải pháp.

- Tính đồng bộ: Tính đồng bộ về thiết bị và công nghệ sử dụng tạo sự dễ

dàng và thống nhất trong quản lý cũng như nâng cấp đồng thời có thể dễ dàng chuyển các thiết bị từ cấp cao xuống cấp thấp hơn khi cơng nghệ thay đổi.

- Tính linh hoạt: Cho phép tận dụng tối đa tài sản đầu tư cũng như thời gian

đáp ứng cần thiết của phần cứng và hệ thống phần mềm cho công suất tải mới và/hoặc cân bằng các công xuất tải cũ.

- Khả năng quản lý: Công việc quản lý lưu trữ được đơn giản hơn cho việc

quản lý các hạ tầng lưu trữ phức tạp, nâng cao khả năng sử dụng, tận dụng dung lượng lưu trữ, tăng hiệu quả cho việc quản lý, đảm bảo dữ liệu được backup theo thời gian với thời gian thực thi nhanh nhất và an tồn nhất, mất ít thời gian để khơi phục trong trường hợp mất dữ liệu.

- Khả năng giám sát: Hệ thống phải có khả năng được giám sát lỗi, hiệu

năng và cấu hình bằng các phần mềm.

Về hệ thống quản lý phịng máy chủ: Hệ thống theo dõi và kiểm sốt mơi trường trong Trung tâm Tích Hợp Dữ liệu nhằm đảm bảo các thiết bị được hoạt động trong mơi trường thích hợp nhất. Phòng máy chủ nên được lắp đặt hệ thống camera giám sát đảm bảo kiểm sốt hoạt động phịng máy chủ và xử lý sự cố bất

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động tại bộ lao động – thương binh và xã hội đến 2020 (Trang 112 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w