HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 2.1 Khái niệm liên quan
2.1.1 Hệ thống thông tin thị trường lao động
Hệ thống thông tin thị trường lao động được hiểu là một tập hợp các tổ chức, thể chế, thủ tục, cơ chế được thiết kế để tạo ra thông tin thị trường lao động. Theo quan niệm trên hệ thống thông tin thị trường lao động bao gồm: phần cứng, phần mềm, hoạt động thu thập và xử lý thông tin thị trường lao động, hoạt động đào tạo, hoạt động đầu tư khác.
2.1.2 Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động
Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động là đầu tư vào các thành phần của hệ thống thông tin thị trường lao động như: phần cứng, phần mềm, hoạt động thu thập và xử lý thông tin thị trường lao động, đào tạo các đối tượng liên quan và đầu tư khác nhằm nâng cao cải thiện chất lượng thông tin thị trường lao động, tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển theo hướng minh bạch, kết nối cung – cầu lao động hiệu quả.
2.2 Vai trị đầu tư phát triển hệ thống thơng tin thị trường lao động
2.2.1 Trên góc độ kinh tế - xã hội
Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động để lưu trữ, quản lý, phân tích và cung cấp đa dạng, chất lượng thơng tin từng bước đáp ứng kịp thời, chính xác nhu cầu sử dụng thơng tin thị trường lao động, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng dữ liệu về lao động việc làm của Cục Việc làm và các đơn vị liên quan như Tổng Cục Dạy nghề, Vụ Lao động- Tiền lương, Vụ Bảo hiểm xã hội…
2.2.2 Đối với các cơ quan, tổ chức, người sử dụng thông tin
Đối với các nhà quản lý và hoạch định chính sách thơng tin thị trường lao động là cơ sở xây dựng chính sách, cơ chế, kế hoạch phù hợp trình độ tay nghề của người dân, các yêu cầu về lao động có tay nghề. Chủ sử dụng lao động sử dụng các thông tin thị trường lao động để xây dựng kế hoạch sử dụng nhân lực trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của mình. Người tìm việc thơng qua đó tìm kiếm cơ hội làm việc, các thông tin về việc làm trống và những yêu cầu của công việc, thu nhập, điều kiện làm việc, triển vọng của các nghề, các yêu cầu cụ thể của các kỹ năng…. để có được hướng đào tạo cho mình.
2.3 Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thông tin thịtrường lao động. trường lao động.
Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động mang những đặc điểm của đầu tư tư phát triển như: Qui mô vốn đầu tư cho hoạt động này rất lớn, thời kỳ đầu tư thường kéo dài, thời gian vận hành kết quả đầu tư có thể coi như tồn tại vĩnh viễn, quá trình đầu tư và vận hành kết quả đầu tư của hệ thống này thường chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như kinh tế, xã hội, vùng…
Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường mang những đặc trưng riêng khác biệt so với đầu tư phát triển như: thành quả của hoạt động đầu tư phát triển hệ thống này huy tác dụng trong phạm vi rất lớn cả nước, vùng, tỉnh..Hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động được tiến hành trên phạm vi rộng khắp cả nước, vùng, tỉnh. Hoạt động đầu tư này có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất to lớn.
2.4 Quy trình đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động
Đầu tư phát triển hệ thống thơng tin thị trường theo hình thức đầu tư dự án và quy trình đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động bao gồm 3 giai đoạn: Lập kế hoạch đầu tư, thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư.
2.5. Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn trong nước là chủ yếu và từ ngân sách nhà nước cịn nguồn vốn đầu tư nước ngồi do các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước cung cấp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giữ vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển hệ thống này.
2.6. Nội dung của đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động động
2.6.1. Đầu tư phần cứng
Đầu tư phần cứng của hệ thống thông tin thị trường lao động được hiểu là các trang thiết bị bao gồm các máy chủ, hệ thống lưu trữ, hệ thống mạng, hệ thống sao lưu backup, hệ thống an ninh bảo mật, hệ thống phòng cháy chữa cháy… để lưu trữ, truyền dẫn và xử lý số liệu thông tin thị trường lao động.
2.6.2. Đầu tư phần mềm
Phần mềm trong hệ thống thơng tin thị trường lao động có chức năng nhập liệu, cập nhật và tra cứu thông tin vào hệ thống, tăng cường khả năng kết nối cung – cầu lao động, đưa thông tin thị trường lao động trở thành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương
2.6.3. Đầu tư cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin thị trường lao động
Đầu tư cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin thị trường lao động bao gồm: Điều tra thực trạng và nhu cầu sử dụng lao động trong các doanh nghiệp và hợp tác xã phi nông nghiệp, điều tra biến động doanh nghiệp. Xây dựng, thu thập, xử lý thông tin cung lao động. Xây dựng, thu thập, xử lý thông tin cầu lao động. Thu thập, xử lý thông tin về các cơ sở đào tạo. Thu thập, xử lý số liệu thống kê hành chính. Thu thập, xử lý thông tin về tổng điều tra dân số. Thu thập, xử lý thông tin từ các nghiên cứu, đánh giá. Thu thập và cung cấp các văn bản chính sách pháp luật lên Cổng thơng tin điện tử việc làm và website trung tâm.
2.6.4. Đầu tư cho công tác đào tạo
Tổ chức đào tạo, tập huấn hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách tổ chức thu thập xử lý thông tin, vận hành hệ thống thông tin, phần mềm, website và cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và đội ngũ cán bộ điều hành, quản lý hệ thống.
2.6.5. Đầu tư khác
Đầu tư khác bao gồm hoạt động kết nối thông tin, cung cấp, phổ biến thông tin thị trường lao động.
2.7 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả ĐTPT hệ thống thông tinthị trường lao động thị trường lao động
2.7.1 Các chỉ tiêu kết quả đầu tư.
Tổng khối lượng vốn đầu tư thực hiện, tài sản cố định huy động và năng lực phục vụ tăng thêm theo từng nội dung đầu tư.
Chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của dự án đầu tư:
2.7.2 Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư
Để xác định hiệu quả của đầu tư cần áp dụng phương pháp so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra và có khảo cuộc khảo sát nhỏ để đánh giá hiệu quả đầu tư.
Luận văn đánh giá hiệu quả của từng nội dung trong đầu tư hệ thống thông tin thị trường lao động trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả chung toàn bộ hoạt động đầu tư.
Đánh giá hiệu quả tổng hợp của đầu tư phát triển hệ thống này có thể tiến hành bằng cuộc khảo sát nhỏ về mức độ thỏa mãn khi tiếp cận hệ thống thông tin thị trường lao động. Cuộc khảo sát này được tiến hành trên tồn bộ hệ thống. Đối tượng khảo sát là 3 nhóm đối tượng sau: cơ quan/tổ chức; doanh nghiệp và người lao động. Kết quả của cuộc khảo sát sẽ được dùng để đánh giá hiệu quả của đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động.
2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTPT hệ thống thông tin thị trường laođộng động
2.8.1 Các nhân tố về kinh tế
Các nhân tố của nền kinh tế như: vốn đầu tư, sự phát triển sản xuất các ngành nghề kinh tế, sự bùng nổ của công nghệ thông tin …ảnh hưởng đến tiến độ cũng như hiệu quả của hoạt động đầu tư.
2.8.2 Các nhân tố về xã hội
Các nhân tố về xã hội ảnh hưởng đến đầu tư như: tốc độ tăng dân số, đặc trưng của các vùng tỉnh khác nhau, nhân tố con người ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.
2.8.3 Cơ chế chính sách nhà nước
Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động phục thuộc vào các Vốn đầu tư thực hiện của dự án
Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án =
văn bản pháp luật liên quan đến thống kê, thông tin truyền thông và các văn bản khác…
2.8.4. Trình độ quản lý của nhà nước
Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ quản lý cơ quan nhà nước vì chủ thể quản lý hoạt động này là nhà nước. Trình độ quản lý của nhà nước càng cao thì hoạt động đầu tư diễn ra thuận lợi và hiệu quả và ngược lại.