TẠI BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2008

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động tại bộ lao động – thương binh và xã hội đến 2020 (Trang 75)

GIAI ĐOẠN 2008 -2011

3.1. Cơ chế thực hiện, quản lý hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thôngtin thị trường lao động tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tin thị trường lao động tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội mà cụ thể là Cục Việc làm là cơ quan chủ trì và quản lý hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Ngoài ra có rất nhiều các đơn vị, Bộ, ngành khác tham gia vào hoạt động đầu tư này cụ thể như sau:

Cục Việc làm:

Là đơn vị chủ trì, phối hợp với nhà tư vấn, nhà thầu, các chuyên gia về thống kê, công nghệ thông tin nghiên cứu, lựa chọn mô hình phát triển HTTTTTLĐ;

Soạn thảo, trình Bộ ban hành các văn bản pháp quy về tính pháp lý của HTTT TTLĐ, quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia;

Phối hợp với các địa phương để lựa chọn và hình thành các điểm thu thập thông tin ở các cấp; xây dựng kế hoạch vận hành và phát triển HTTTTTLĐ theo từng giai đoạn;

Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính sử dụng nguồn kinh phí trong phạm vi quản lý để mua sắm, đầu tư cho HTTTTTLĐ; hướng dẫn các địa phương quản lý, sử dụng kinh phí đối với phần kinh phí phân về các địa phương;

Chủ trì phối hợp với các địa phương, các chuyên gia về thống kê, công nghệ thông tin tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia

hệ thống;

Chủ trì, quản lý về chuyên môn đối với thông tin, dữ liệu trong hệ thống tại cấp Trung ương đặt tại Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, sử dụng phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về lao động, việc làm;

Phối hợp với các đơn vị có liên quan, các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện và sử dụng vốn cho dự án.

Vụ Kế hoạch-Tài chính:

- Phối hợp Cục Việc làm tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện và sử dụng vốn cho dự án;

- Chủ trì, phối hợp với Cục Việc làm, Văn phòng Bộ sử dụng nguồn kinh phí trong phạm vi quản lý để mua sắm, đầu tư cho HTTTTTLĐ; hướng dẫn các địa phương quản lý, sử dụng kinh phí đối với phần kinh phí phân về các địa phương.

Trung tâm Thông tin:

- Quản lý cơ sở, trang thiết bị phần cứng của Trung tâm tích hợp dữ liệu Trung ương đặt tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Phối hợp và hướng dẫn Cục Việc làm lựa chọn mô hình, giải pháp kỹ thuật tin học và tham mưu xây dựng chính sách về mặt công nghệ thông tin để đảm bảo hệ thống thông suốt, hoạt động hiệu quả;

- Phối hợp với Cục Việc làm giám sát tình hình triển khai các giải pháp công nghệ thông tin để xây dựng Hệ thống thông tin thị trường lao động;

- Hướng dẫn về công nghệ thông tin tại Sở và Bộ; - Hướng dẫn chuẩn trao đổi thông tin.

Văn phòng Bộ:

- Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Việc làm sử dụng nguồn kinh phí trong phạm vi quản lý để mua sắm, đầu tư cho HTTTTTLĐ; hướng dẫn các địa phương quản lý, sử dụng kinh phí đối với phần kinh phí phân về các địa phương.

Sở LĐTBXH và Trung tâm GTVL:

- Cập nhật thông tin thường xuyên về thị trường lao động địa phương, tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, sàn giao dịch việc làm… lên Cổng

thông tin điện tử việc làm.

- Triển khai hoạt động xây dựng CSDL, HTTT và điều tra nhu cầu lao động đúng tiến độ theo hướng dẫn của Cục việc làm.

- Đào tạo cán bộ CNTT có đủ năng lực quản trị và vận hành website việc làm và các phần mềm triển khai của Cục việc làm.

- Nâng cao năng lực cán bộ xử lý và phân tích thông tin thị trường lao động...

Doanh nghiệp, nhà thầu tham gia Dự án:

- Thực hiện các hoạt động tư vấn, đầu tư cho hệ thống thông tin;

- Phối hợp tham gia với các cơ quan chức năng vào các hoạt động chuyên môn thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

Với cơ chế thực hiện như trên Cục Việc làm là chủ đầu tư của dự án đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động và chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động phối hợp các đơn vị, cơ quan khác tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư. Tuy nhiên quá trình đầu tư chưa có quy trình đầu tư cụ thể do đó ảnh hưởng đến chất lượng đầu tư.

3.2. Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động giai đoạn 2008-2011 giai đoạn 2008-2011

Sơ đồ dưới đây cho thấy thành phần của hệ thống thông tin thị trường lao động. Trong sơ đồ trên, trung tâm tích hợp dữ liệu (TTTHDL) thị trường lao động đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, xử lý, phân tích và phổ biến thông tin thị trường lao động. TTTHDL được đặt tại trung ương cụ thể là ở Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đầu tư hệ thống thông tin thị trường lao động ở trung ương chủ yếu là đầu tư vào TTTHDL thị trường lao động gồm:

Đầu tư vào phần cứng: Cơ sở hạ tầng, đường truyền, kết nối; hệ thống quản lý tập trung.

Đầu tư vào phần mềm: Các ứng dụng phục vụ việc quản lý và khai thác thông tin thị trường lao động như: Cổng thông tin điện tử về việc làm, hệ điều hành tác nghiệp, phần mềm cơ sở dữ liệu cung lao động, phần mềm cơ sở dữ liệu cầu lao động Phần mềm bản đồ thị trường lao động Phần mềm bảo hiểm thất nghiệp Website Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động và một số

phần mềm khác…

Hoạt động thu thập và xử lý thông tin thị trường lao động: thông tin của hệ thống được thu thập và xử lý từ các nguồn:

- Điều tra lao động việc làm từ năm 1997-2008

- Điều tra thực trạng và nhu cầu sử dụng lao động trong các doanh nghiệp và hợp tác xã phi nông nghiệp, điều tra biến động doanh nghiệp

- Thu thập, xử lý thông tin cung lao động - Thu thập, xử lý thông tin cầu lao động

- Thu thập, xử lý thông tin về các cơ sở đào tạo - Thu thập, xử lý số liệu Thống kê hành chính - Thu thập, xử lý thông tin về Tổng điều tra dân số - Thu thập, xử lý thông tin từ các nghiên cứu, đánh giá...

Thông tin thị trường lao động sau khi được cập nhật vào TTTHDL Thị trường lao động sẽ được tổng hợp lại và cung cấp thông tin tổng hợp của toàn hệ thống thông qua các hình thức gồm:

- Website của Tỉnh (TT GTVL) và của Bộ LĐTBXH (www.molisa.gov.vn) (thông tin thường xuyên);

- Thông qua báo điện tử, báo giấy (dưới dạng bài viết định kỳ theo tháng, quý, năm);

- Thông qua tài liệu như tờ rơi, tờ gấp;

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng khác như: phát thanh, truyền hình ...

Đối với các cấp Tỉnh, Huyện, hệ thống cũng sẽ cung cấp các số liệu tổng hợp của Tỉnh, Huyện đó thông qua hệ thống báo cáo dùng chung truy xuất qua Internet được đặt tại TT THDL.

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM Đơn vị sử dụng Đơn vị sử dụng Các cơ quan xây dựng chính sách Bộ LĐTBXH Sở LĐTBXH Trung tâm GTVL Sở LĐTBXH Trung tâm GTVL

HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAMĐơn vị sản xuất tin Đơn vị sản xuất tin

Tổng Cục thống kê

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động tại bộ lao động – thương binh và xã hội đến 2020 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w