1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan

115 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 683,33 KB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ……………………. HÀ THỊ TUYẾT CÂU CÓ HÌNH THỨC NGHI VẤN TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thái Nguyên – 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ……………………. HÀ THỊ TUYẾT CÂU CÓ HÌNH THỨC NGHI VẤN TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số : 60. 22. 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đào Thị Vân Thái Nguyên – 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Theo ngữ pháp học truyền thống, câu có hình thức nghi vấn là một trong bốn kiểu câu được phân loại theo mục đích: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán (câu cảm). Đây là kiểu câu được dùng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong tác phẩm văn chương. 1.2. Dưới ánh sáng của ngữ dụng học, kiểu câu có hình thức nghi vấn không chỉ được dùng để hỏi (tức hành vi ngôn ngữ trực tiếp) mà còn được dùng với nhiều mục đích khác như để chào, cầu khiến, bộc lộ thái độ,v.v (tức hành vi ngôn ngữ gián tiếp). Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói đến. Song, câu có hình thức nghi vấn có thể được dùng để thực hiện những hành vi ngôn ngữ nào? Đến nay vẫn chưa có một số liệu cụ thể và cũng như chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về vấn đề này. 1.3. Nguyễn Công Hoan là một tác giả xuất sắc trong dòng văn học hiện thực nước nhà. Ông bắt đầu cầm bút viết văn vào khoảng những năm 1920-1923 và tự khẳng định được mình một cách mạnh mẽ và vững chắc vào khoảng những năm 1929-1931 trở đi. Ngay từ những truyện ngắn đầu tay, Nguyễn Công Hoan đã chú ý lấy đề tài trong những chuyện đáng cười, đáng khinh, đáng ghét và đáng thương trong xã hội lúc bấy giờ. Và trong cả quá trình sáng tác về sau này, đó là loại đề tài hầu như duy nhất mà ông theo đuổi và ngày càng mở rộng phạm vi quan sát, đối tượng miêu tả và nội dung đả kích. Nguyễn Công Hoan đã dùng ngòi bút của mình vạch ra tất cả những sự thật đen tối của một chế độ xã hội tàn nhẫn và mục nát, chế độ thực dân phong kiến. Song các tác phẩm của ông nổi tiếng và thu hút người đọc không phải chỉ vì nội dung phản ánh hiện thực mà còn vì cái tài sử dụng ngôn ngữ của nhà văn. Có thể nói câu có hình thức nghi vấn được Nguyễn Công Hoan sử dụng khá nhiều và đa dạng. Nó đã góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật cho tác phẩm và phong cách của tác giả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 1.4. Cũng như trong giao tiếp nói chung, trong văn của Nguyễn Công Hoan nói riêng, câu có hình thức nghi vấn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện. Chọn đề tài Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan để nghiên cứu, chúng tôi muốn làm rõ thêm kiểu câu này về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn sử dụng. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Về tình hình nghiên cứu hành vi hỏi và câu nghi vấn Trong giao tiếp, hỏi là một dạng hành vi ngôn ngữ rất phổ biến, một thành tố tham gia thường xuyên vào cấu trúc hội thoại. Mặt khác, nhờ sự tác động của ngữ cảnh và thông qua những sự chuyển hoá khác nhau mà câu nghi vấn có thể thực hiện những chức năng giao tiếp, những hành vi tại lời rất đa dạng. Chính vì thế mà trong ngôn ngữ học cần chú ý nghiên cứu câu nghi vấn và hành vi hỏi. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu về câu nghi vấn và hành vi hỏi đáng chú ý như sau: 1. Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt - Câu, NXB Đại học quốc gia HN, 2008; 2. Nguyễn Thị Thìn, Câu nghi vấn tiếng Việt, một số kiểu câu nghi vấn không dùng để hỏi, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, 1994; 3. Nguyễn Thị Lương, Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, HN,1996; 4. Lê Đông, Ngữ nghĩa- Ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, HN, 1996; 5.Nguyễn Đăng Sửu, Câu hỏi tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt, Luận án TS Ngữ Văn, HN, 2002. 6. Lê Anh Xuân, Câu trả lời gián tiếp có nghĩa hàm ẩn cho câu hỏi chính danh, Luận án TS Ngữ văn, HN, 2004. Ngoài các công trình nghiên cứu nói trên, còn có thể kể đến một số bài tạp chí, một số khoá luận tốt nghiệp Đại học như: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 - Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Lê Đông, Ngôn Ngữ số phụ, 1985; - Cách tổ chức câu hỏi trong tiếng Kơho, Tạ Văn Thông trong Những vấn đề ngôn ngữ phương Đông, Viện ngôn ngữ học, 1985; - Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự tương tác lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Nguyễn Chí Hoà, ngôn ngữ số 1, 1993; - Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu hỏi, Lê Đông, Ngôn ngữ số 2, 1994; - Một vài đặc điểm chung của câu nghi vấn (qua ngôn liệu một số ngôn ngữ), Nguyễn Đăng Sửu, Kỉ yếu hội thảo ngữ học trẻ, 1998; - Một số tiểu từ tình thái đứng cuối câu dùng để hỏi, Nguyễn Thị Tuyết Mai trong Những vấn đề ngôn ngữ học, Kỉ yếu hội nghị khoa học, 2001, Viện ngôn ngữ học; - Câu hỏi trong truyện ngắn Nam Cao, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Khoá luận tốt nghiệp, Khoa ngôn ngữ học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, 2005 Có thể thấy rằng, việc nghiên cứu về hành vi hỏi và câu nghi vấn đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chủ yếu dừng lại ở việc tìm hiểu câu nghi vấn được dùng với mục đích trực tiếp hoặc mới chỉ đề cập đến một khía cạnh của hành vi hỏi trong khi câu nghi vấn còn nhằm diễn đạt nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt, việc nghiên cứu về câu nghi vấn trong những tác phẩm văn học cụ thể chưa được chú ý một cách đầy đủ. 2.2. Về tình hình nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Công Hoan Nguyễn Công Hoan là một nhà văn hiện thực lớn, với một khối lượng sáng tác đồ sộ, có một vị trí quan trọng trong lịch sử Văn học Việt Nam hiện đại. Từ khi xuất hiện trên văn đàn đến nay, ông luôn được sự quan tâm, chú ý của giới nghiên cứu, phê bình cũng như của nhiều thế hệ bạn đọc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Điểm lại tình hình nghiên cứu, tư liệu của chúng tôi cho thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu: 1. Nguyễn An, Nguyễn Công Hoan (1903-1977), in trong Nhà văn của các em , Nxb Văn học, HN, 1996; 2. Hoàng Hữu Các, Về việc giảng dạy các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan trong nhà trường, in trong Nguyễn Công Hoan, nhà văn hiện thực lớn, NXB Hội nhà văn, HN, 1993; 3. Nguyễn Minh Châu, Nhà văn Nguyễn Công Hoan, Văn nghệ số 40, 1985; 4. Trương Chính, Đọc Tuyển tập Nguyễn Công Hoan, Tuần báo văn nghệ số 48, 1985; 5. Phan Cự Đệ, Nguyễn Công Hoan - Trong Văn học Việt Nam 1930- 1945 (tập II), Nxb Giáo dục, HN, 1961; 6. Phan Cự Đệ, Nguyễn Công Hoan - Trong Nhà văn Việt Nam 1945- 1975 (tập II), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN, 1983; 7. Lê Thị Đức Hạnh, Vấn đề nông dân và cuộc sống nông thôn trong truyện của Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng, Tạp chí văn học số 6, 1970; 8. Lê Thị Đức Hạnh , Sáng tác của Nguyễn Công Hoan sau Cách mạng, Tạp chí văn học số 6, 1971; 9. Lê Thị Đức Hạnh, Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Tạp chí văn học, 1975; 10. Hội nhà văn, Nguyễn Công Hoan, nhà văn (1903-1977), Nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, HN, 1997; 11. Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Công Hoan, Từ điển văn học (tập II), Nxb Khoa học xã hội, HN, 1984; 12. Hoàng Như Mai, Có nhiều tác giả Nguyễn Công Hoan trong một Nguyễn Công Hoan, Lời nói đầu Bóng người qua, Nxb Văn nghệ, TPHCM, 1988; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 13. Nguyễn Đăng Mạnh, Đọc lại truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan trong Nhà văn, tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, HN, 1983 Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều tạp chí và khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan cùng với các tác phẩm của ông. Có thể khẳng định lại một lần nữa rằng: Nguyễn Công Hoan là một nhà văn lớn. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và các tác phẩm văn học của ông đã được giới nghiên cứu, phê bình văn học đặc biệt quan tâm song việc nghiên cứu về câu nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan thì chưa thực sự được quan tâm. Như vậy, vấn đề nghiên cứu về câu nghi vấn cũng như về tác giả Nguyễn Công Hoan đã và đang thu hút sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu đã công bố về Nguyễn Công Hoan phần lớn mới chỉ dừng lại ở việc sưu tầm các tác phẩm của ông hoặc phê bình một số tác phẩm của tác giả. Có những công trình chỉ chọn một tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan để tìm hiểu. Có thể nói, chưa có công trình nào nghiên cứu về câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan một cách toàn diện. Chọn đề tài Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan để nghiên cứu, chúng tôi muốn làm rõ thêm kiểu câu này về mặt lý thuyết cũng như thực tế sử dụng. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ một phần làm sáng tỏ thêm về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan, mặt khác nó có thể làm tư liệu tham khảo cho những ai muốn nghiên cứu về ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan nói chung và câu có hình thức nghi vấn trong văn Nguyễn Công Hoan nói riêng. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kiểu câu có hình thức nghi vấn được sử dụng trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 3.2. Phạm vi nghiên cứu Có thể nghiên cứu câu có hình thức nghi vấn trong văn Nguyễn Công Hoan về nhiều phương diện, nhưng luận văn này giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: - Về đối tượng khảo sát: Luận văn giới hạn phạm vi khảo sát là cuốn Truyện ngắn chọn lọc của Nguyễn Công Hoan - Nxb Văn học, 2005 và cuốn tiểu thuyết Bước Đường Cùng - Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2006. -Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu đối tượng về 2 phương diện: cấu trúc hình thức, ngữ nghĩa và hành vi ngôn ngữ. 4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này người viết nhằm mục đích làm rõ thêm kiểu câu có hình thức nghi vấn về mặt lý luận cũng như thực tiễn sử dụng, từ đó có thể giúp cho bản thân và người đọc có cái nhìn đúng đắn khi nghiên cứu và giảng dạy về kiểu câu phân loại theo mục đích nói. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đặt ra, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết làm căn cứ lý luận cho đề tài; - Khảo sát tư liệu, phân loại tư liệu theo từng tiêu chí; - Miêu tả, phân tích tư liệu theo các nhóm đã phân loại; - Tổng kết các kết quả nghiên cứu rút ra từ việc miêu tả, phân tích ngữ liệu; - Trình bày quan điểm của người viết về đối tượng nghiên cứu. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 5.1. Phƣơng pháp thống kê - phân loại Phương pháp nghiên cứu này dùng để khảo sát và phân loại tư liệu, cụ thể là khảo sát các câu có có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan và phân loại chúng. 5.2. Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp Phương pháp nghiên cứu này dùng để miêu tả, phân tích tư liệu và tổng kết các kết quả nghiên cứu. 5.3. Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu Phương pháp nghiên cứu này dùng để so sánh, đối chiếu các tiểu loại đối tượng về tần số sử dụng và giá trị biểu đạt. 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 6.1. Về mặt lý luận - Luận văn góp phần làm rõ thêm về các kiểu hành vi ngôn ngữ gián tiếp được thể hiện dưới hình thức hành vi hỏi. Nói khác đi, câu có hình thức nghi vấn có khả năng dùng để thực hiện những hành vi ở lời gián tiếp. - Việc nghiên cứu câu nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan còn có ý nghĩa trong việc chỉ ra những nét riêng biệt trong việc sử dụng ngôn từ của Nguyễn Công Hoan so với các nhà văn khác. Từ đó, làm rõ phong cách nhà văn. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả của luận văn sẽ giúp cho việc hiểu, giảng dạy các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan trong nhà trường đạt hiệu quả hơn, làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến nhà văn Nguyễn Công Hoan và câu có hình thức nghi vấn. Đây cũng có thể xem như là một cơ sở cho những công trình nghiên cứu tiếp theo về câu nghi vấn và về tác giả Nguyễn Công Hoan. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết Chƣơng 2: Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan xét về mặt cấu tạo ngữ pháp Chƣơng 3: Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan xét về phương diện dụng học [...]... là: - Có không? - Có phải không? - Đã chưa? - xong chưa? Câu nghi vấn thuộc bốn khuôn nêu trên khi không có kết từ "hay" và những câu nghi vấn có dạng dồn rút khuôn là câu nghi vấn có phụ từ nghi vấn, với tư cách là tiểu loại của câu nghi vấn lựa chọn * Câu nghi vấn có tiểu từ chuyên dụng Câu nghi vấn có tiểu từ chuyên dụng, nếu không được dùng kèm với các phương tiện khác thì điểm hỏi trong câu. .. http://www.lrc-tnu.edu.vn Một số tác giả dựa vào tiêu chí khả năng, chia câu nghi vấn thành ba kiểu sau: * Câu nghi vấn có lựa chọn * Câu nghi vấn không có lựa chọn * Câu nghi vấn giả thiết Như vậy, câu nghi vấn là một trong những kiểu câu được phân loại theo mục đích nói Câu nghi vấn thường chứa các từ ngữ nghi vấn như: ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) không, (đã) chưa hoặc có từ "hay"... từ nghi vấn không được đưa lên đầu câu như ở câu nghi vấn của nhiều ngôn ngữ khác Ví dụ: Bao giờ anh đi? (- Ngày mai tôi đi.) * Câu nghi vấn có kết từ "hay" và câu nghi vấn có phụ từ nghi vấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn Câu nghi vấn có kết từ "hay" dùng để hỏi có hạn chế trong khả năng trả lời, một trong những đề nghị được đưa ra Vì vậy kiểu câu nghi. .. nghi vấn Câu nghi vấn có đại từ nghi vấn là câu nghi vấn được dùng để hỏi vào những thời điểm xác định trong câu, điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn Do đó, ngay cả khi câu bị tách ra khỏi tình huống nói và ngữ cảnh cũng có thể nhận biết được điểm hỏi Có thể gọi đây là câu nghi vấn rõ trọng điểm Những đại từ nghi vấn thường gặp là: + Ai: hỏi về người; + Gì: hỏi về vật và về tính chất (nội dung) của. .. nghĩa, tác giả Cao Xuân Hạo chia câu nghi vấn thành hai loại nhỏ là: * Câu nghi vấn chính danh: Là câu chỉ có giá trị ngôn trung là hỏi để yêu cầu một lời giải đáp Hỏi người khác hoặc hỏi chính mình để được trả lời hoặc tự giải đáp, gọi tắt là câu hỏi * Câu nghi vấn có giá trị ngôn trung khác: Câu hỏi chỉ là hình thức để người nghe tự biết ra cái việc phải đáp ứng Hình thức câu nghi vấn còn có nhiều... từ nghi vấn; - Các tiểu từ chuyên dụng; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn - Ngữ điệu thuần tuý (những trường hợp không có các phương tiện nêu trên) b Phân loại câu nghi vấn Có nhiều tiêu chí để phân loại câu nghi vấn Dựa vào các phương tiện cấu tạo câu nghi vấn, tác giả Diệp Quang Ban phân loại câu nghi vấn thành bốn kiểu nhỏ Đó là: * Câu nghi vấn có đại... loại câu theo mục đích nói là cách nhìn có tính chất truyền thống về câu trong hoạt động của nó Căn cứ vào mục đích nói, người ta phân thành 4 kiểu câu, đó là: - Câu tường thuật (còn gọi là câu kể); - Câu nghi vấn (còn gọi là câu hỏi); - Câu mệnh lệnh (còn gọi là câu cầu khiến); - Câu cảm thán (còn gọi là câu cảm) Có nhiều ý kiến cho rằng không nên tách câu cảm thán ra thành kiểu riêng vì 3 kiểu câu. .. về câu nghi vấn a Khái niệm Câu nghi vấn là loại câu thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó Về mặt hình thức, câu nghi vấn cũng có những dấu hiệu đặc trưng nhất định Câu nghi vấn tiếng Việt được cấu tạo nhờ các phương tiện sau đây (trong sự đối chiếu với câu tường thuật): - Các đại từ nghi vấn; - Kết từ "hay" (với ý nghĩa... thuyết hội thoại và lý thuyết tiền giả định Những vấn đề lý thuyết này là tiền đề quan trọng để chúng tôi nghi n cứu về kiểu câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan Qua nghi n cứu, thấy được cái tài sử dụng ngôn từ của nhà văn đã góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật cho các tác phẩm của ông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn ... kết các vế lựa chọn Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi Ngoài ra, nó cũng có những chức năng khác như dùng để cầu khiến, để khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc Dấu hiệu để nhận biết câu nghi vấn là các từ nghi vấn trong câu và dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu không dùng để hỏi thì câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm than, . nghi n cứu về câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan một cách toàn diện. Chọn đề tài Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan để nghi n cứu, chúng. thuyết Chƣơng 2: Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan xét về mặt cấu tạo ngữ pháp Chƣơng 3: Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan xét về phương. như trong giao tiếp nói chung, trong văn của Nguyễn Công Hoan nói riêng, câu có hình thức nghi vấn chưa được nghi n cứu một cách toàn diện. Chọn đề tài Câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm

Ngày đăng: 06/10/2014, 06:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2004
2. Diệp Quang Ban (2008), Ngữ pháp tiếng Việt, tập hai, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
3. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tập hai, Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học", tập hai, "Ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
4. Đỗ Hữu Châu (2003), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2003
5. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập một, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
6. Lê Đông (1985), Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Ngôn ngữ số phụ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi
Tác giả: Lê Đông
Năm: 1985
7. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2003), Dẫn luận ngôn ngữ, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
8. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dụng học Việt ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb ĐHQGHN
Năm: 2000
9. Lê Thị Đức Hạnh giới thiệu và tuyển chọn (2003), Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Lê Thị Đức Hạnh giới thiệu và tuyển chọn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên)
Nhà XB: Nxb ĐHQGHN
Năm: 2000
11. Cao Xuân Hạo (chủ biên) (2007), Ngữ pháp chức năng, quyển một, Câu trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp chức năng", quyển một, "Câu trong tiếng Việt
Tác giả: Cao Xuân Hạo (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
12. Cao Xuân Hạo (2006), Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa học - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Khoa học - Xã hội
Năm: 2006
13. Nguyễn Công Hoan (2006), Bước Đường Cùng, Nxb Tổng hợp Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước Đường Cùng
Tác giả: Nguyễn Công Hoan
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Đồng Nai
Năm: 2006
14. Nguyễn Công Hoan (1971), Đời viết văn của tôi, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời viết văn của tôi
Tác giả: Nguyễn Công Hoan
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1971
15. Nguyễn Công Hoan (2007), Tác giả trong nhà trường, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác giả trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Công Hoan
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2007
16. Nguyễn Công Hoan (2005), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn chọn lọc
Tác giả: Nguyễn Công Hoan
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2005
17. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
18. Nguyễn Thị Lương (2009), Câu tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thị Lương
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2009
19. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Đọc lại truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan trong Nhà văn, tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn, tư tưởng và phong cách
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1983
20. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2001), Một số tiểu từ tình thái đừng cuối câu dùng để hỏi, Những vấn đề ngôn ngữ học-kỷ yếu hội nghị khoa học, Viện Ngôn ngữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số tiểu từ tình thái đừng cuối câu dùng để hỏi
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Mai
Năm: 2001

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Bảng thống kê câu có hình thức nghi vấn được phân loại dựa  vào chức vụ ngữ pháp và mối quan hệ giữa các thành phần câu - câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan
Bảng 2.1. Bảng thống kê câu có hình thức nghi vấn được phân loại dựa vào chức vụ ngữ pháp và mối quan hệ giữa các thành phần câu (Trang 39)
Bảng 3.1: Bảng tổng kết câu có hình thức nghi vấn dùng đúng với đích - câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan
Bảng 3.1 Bảng tổng kết câu có hình thức nghi vấn dùng đúng với đích (Trang 70)
Bảng 3.2: Bảng tổng kết câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối - câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan
Bảng 3.2 Bảng tổng kết câu có hình thức nghi vấn được dùng theo lối (Trang 71)
Bảng 3.3. Bảng tổng kết câu có hình thức nghi vấn được phân loại theo                                                 chủ ngôn - câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan
Bảng 3.3. Bảng tổng kết câu có hình thức nghi vấn được phân loại theo chủ ngôn (Trang 89)
Bảng 3.4. Bảng tổng kết câu có hình thức nghi vấn phân loại theo chức - câu có hình thức nghi vấn trong tác phẩm của nguyễn công hoan
Bảng 3.4. Bảng tổng kết câu có hình thức nghi vấn phân loại theo chức (Trang 94)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w