1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Luận văn Phương thức kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh (qua một số tác phẩm tiêu biểu)

96 1,5K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Luận văn Phương thức kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh (qua một số tác phẩm tiêu biểu) MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7 6. Dự kiến đóng góp của luận văn .................................................................. 8 7. Cấu trúc luận văn........................................................................................ 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................................................................... 9 1.1. Cơ sở ngôn ngữ học................................................................................. 9 1.1.1. Điểm nhìn............................................................................................. 9 1.1.2. Ngôn ngữ kể chuyện........................................................................... 13 1.1.3. Hành động ngôn ngữ của người kể chuyện ......................................... 18 1.1.4. Phương thức kể chuyện ...................................................................... 21 1.1.5. Giọng kể (giọng điệu)......................................................................... 22 1.2. Cơ sở văn học........................................................................................ 23 1.2.1. Đặc điểm của tiểu thuyết .................................................................... 23 1.2.2. Quan điểm, phong cách nghệ thuật Nguyễn Nhật Ánh........................ 25 Tiểu kết ....................................................................................................... 30Chƣơng 2:ĐẶC ĐIỂM PHƢƠNG THỨC KỂ CHUYỆNTRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ........................................................ 31 2.1. Đặc điểm người kể chuyện .................................................................... 31 2.1.1. NKC là nhân vật - NTĐH................................................................... 31 2.1.2. NKC là người phát ngôn cho nhân vật - NTĐH.................................. 35 2.2. Điểm nhìn của người kể chuyện trong truyện ........................................ 39 2.2.1. ĐN không gian và thời gian................................................................ 39 2.2.2. ĐN quyền lực, thân hữu...................................................................... 43 2.2.3. NKC mượnĐN nhân vật ..................................................................... 44 2.3. Nhân tố được tiêu điểm hóa................................................................... 48 2.3.1. N.ĐTĐH là nhân vật được NTĐH quan sát, cảm nhận ....................... 48 2.3.2. N.ĐTĐH là NKC - NTĐH - tự quan sát, cảm nhận về mình............... 54 Tiểu kết ....................................................................................................... 60 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ........................................................ 61 3.1. Đặc điểm lời người kể chuyện ............................................................... 61 3.1.1. Lời kể ................................................................................................. 61 3.1.2. Lời tả.................................................................................................. 67 3.1.3. Lời trữ tình (Lời bình luận trực tiếp)................................................... 71 3.2. Đặc điểm lời nhân vật............................................................................ 73 3.3. Đặc điểm giọng điệu.............................................................................. 75 3.3.1. Giọng hài hước - tinh nghịch .............................................................. 76 3.3.2. Giọng hồn nhiên - ngộ nghĩnh ............................................................ 79 3.3.3. Giọng triết lí - chiêm nghiệm.............................................................. 81 Tiểu kết ....................................................................................................... 84 KẾT LUẬN................................................................................................. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 871 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Phương thức kể chuyện (PTKC) là một trong những vấn đề trung tâm của lí thuyết tự sự học. Khi tạo một văn bản tự sự, PTKC là yếu tố quan trọng hàng đầu. PTKC không chỉ liên quan đến người kể chuyện, điểm nhìn, giọng điệu, đến việc tổ chức lời nói, tổ chức hình tượng, các tầng nghĩa của truyện kể mà còn chi phối mạnh mẽ mạch vận động của tác phẩm. Tìm hiểu tác phẩm từ góc độ PTKC sẽ giúpkhám phá hình thức tổ chức sinh động, phức tạp của thế giới nghệ thuật và tiếp cận phong cách tác giả. 1.2. Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện trên văn đàn như một “hiện tượng tác giả” ăn khách nhất Việt Nam, với nỗ lực cách tân không ngừng về mặt tư duy cũng như nghệ thuật, những trang văn của ông thực sự hấp dẫn các độc giả không chỉ là trẻ em mà cả với những ai “từng là trẻ em”. Truyện Nguyễn Nhật Ánh đi sâu khai thác những đề tài giản dị về cuộc sống, số lượng nhân vật không nhiều nhưng với cách kể chuyện độc đáo, ông đã tạo được sức hút riêng cho sáng tác của mình. Đọc tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, trẻ em thấy yêu cuộc sống tươi đẹp, nhân ái và tràn ngập hi vọng vào tương lai; người lớn thấy nuối tiếc những tháng ngày thơ ấu hồn nhiên, trong trẻo đã qua và muốn lên tàu cùng nhà văn trở về sân ga tuổi nhỏ. Trong thời đại công nghệ thông tin, kĩ thuật số... tâm hồn con người ngày càng xơ cứng trước cuộc sống nhân sinh, điều mà tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh mang lại thật đáng nâng niu và trân trọng. 1.3. Từ khi đất nước đổi mới, văn hóa đọc của trẻ em đã đón nhận một phát minh thời đại đó làtruyện tranh hiện đại được du nhập từ nước ngoài. Nhiều bộ truyện tranh có ích đã trở thành người bạn thân thiết của trẻ em Việt Nam: Đôrêmon, Thám tử lừng danh Conan, Thủy thủ mặt trăng... Đây là thành công lớn của ngành xuất bản, nhưng cũng lại là thách thức lớn đối với2 nhà văn (đặc biệt là nhà văn viết về đề tài thiếu nhi) và suy rộng ra là thách thức đối với một nền văn học. Nhà xuất bản Kim Đồng đã cố duy trì sức sáng tác của văn học thiếu nhi trong nước với những Tủ sách vàng, Tủ sách thơ với tuổi thơ... Sự cố gắng duy trì tình yêu văn học bằng cách tái bản liên tục các tác phẩm cổ điển đã phần nào lưu giữ được những giá trị thẩm mỹ có ý nghĩa bồi dưỡng nhân cách cho bạn đọc trẻ.Nhưng mặt trái của việc làm ấy là tạo ra sức ì trong sáng tạo các tác phẩm mới. Đó cũng là một trong nhiều yếu tố khiến cho hàng loạt các cây bút viết cho thiếu nhi xuất hiện vào cuối thập kỷ 80 đã không còn đi tiếp con đường sáng tạo khó khăn này. Thực tế là sách thiếu nhi Việt Nam lép vế so với sách thiếu nhi dịch từ tiếng nước ngoài. Nguyên nhân do tư duy sáng tác của nhà văn quá cũ, cần phải đổi mới toàn diện.Lựa chọn đề tài này cũng là một dịp để chúng ta ghi nhận sự nỗ lực của các cây bút đương đại trong việc đổi mới tư duy, cách viết đem lại một diện mạo mới cho văn học đương đại nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Phương thức kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh (Qua một số tác phẩm tiêu biểu) để làm rõ hơn đặc điểm về phương thức kể chuyện của nhà vănvànhững đóng góp của ông cho văn học thiếu nhi đương đại. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu về phƣơng thức kể chuyện Luận văn Phương thức kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh (qua một số tác phẩm tiêu biểu) Luận văn Phương thức kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh (qua một số tác phẩm tiêu biểu) Luận văn Phương thức kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh (qua một số tác phẩm tiêu biểu) Luận văn Phương thức kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh (qua một số tác phẩm tiêu biểu) Luận văn Phương thức kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh (qua một số tác phẩm tiêu biểu) Luận văn Phương thức kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh (qua một số tác phẩm tiêu biểu) Luận văn Phương thức kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh (qua một số tác phẩm tiêu biểu)

Trang 1

bộ giáo dục và đào tạo tr-ờng đại học s- phạm hà nội

- -

PHẠM THỊ THÙY LIấN

PHƯƠNG THứC Kể CHUYệN TRONG TáC PHẩM CủA NGUYễN NHậT áNH

(QUA MộT Số TáC PHẩM TIÊU BIểU)

Trang 2

BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT

ĐN : Điểm nhìn NKC : Người kể chuyện NTĐH : Người tiêu điểm hóa N.ĐTĐH : Nhân tố được tiêu điểm hóa PTKC : Phương thức kể chuyện

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Dự kiến đóng góp của luận văn 8

7 Cấu trúc luận văn 8

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 9

1.1 Cơ sở ngôn ngữ học 9

1.1.1 Điểm nhìn 9

1.1.2 Ngôn ngữ kể chuyện 13

1.1.3 Hành động ngôn ngữ của người kể chuyện 18

1.1.4 Phương thức kể chuyện 21

1.1.5 Giọng kể (giọng điệu) 22

1.2 Cơ sở văn học 23

1.2.1 Đặc điểm của tiểu thuyết 23

1.2.2 Quan điểm, phong cách nghệ thuật Nguyễn Nhật Ánh 25

Tiểu kết 30

Trang 4

Chương 2:ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG THỨC KỂ CHUYỆNTRONG TÁC

PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 31

2.1 Đặc điểm người kể chuyện 31

2.1.1 NKC là nhân vật - NTĐH 31

2.1.2 NKC là người phát ngôn cho nhân vật - NTĐH 35

2.2 Điểm nhìn của người kể chuyện trong truyện 39

2.2.1 ĐN không gian và thời gian 39

2.2.2 ĐN quyền lực, thân hữu 43

2.2.3 NKC mượnĐN nhân vật 44

2.3 Nhân tố được tiêu điểm hóa 48

2.3.1 N.ĐTĐH là nhân vật được NTĐH quan sát, cảm nhận 48

2.3.2 N.ĐTĐH là NKC - NTĐH - tự quan sát, cảm nhận về mình 54

Tiểu kết 60

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 61

3.1 Đặc điểm lời người kể chuyện 61

3.1.1 Lời kể 61

3.1.2 Lời tả 67

3.1.3 Lời trữ tình (Lời bình luận trực tiếp) 71

3.2 Đặc điểm lời nhân vật 73

3.3 Đặc điểm giọng điệu 75

3.3.1 Giọng hài hước - tinh nghịch 76

3.3.2 Giọng hồn nhiên - ngộ nghĩnh 79

3.3.3 Giọng triết lí - chiêm nghiệm 81

Tiểu kết 84

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Phương thức kể chuyện (PTKC) là một trong những vấn đề trung

tâm của lí thuyết tự sự học Khi tạo một văn bản tự sự, PTKC là yếu tố quan trọng hàng đầu PTKC không chỉ liên quan đến người kể chuyện, điểm nhìn, giọng điệu, đến việc tổ chức lời nói, tổ chức hình tượng, các tầng nghĩa của truyện kể mà còn chi phối mạnh mẽ mạch vận động của tác phẩm Tìm hiểu tác phẩm từ góc độ PTKC sẽ giúpkhám phá hình thức tổ chức sinh động, phức tạp của thế giới nghệ thuật và tiếp cận phong cách tác giả

1.2 Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện trên văn đàn như một “hiện tượng tác

giả” ăn khách nhất Việt Nam, với nỗ lực cách tân không ngừng về mặt tư duy cũng như nghệ thuật, những trang văn của ông thực sự hấp dẫn các độc giả không chỉ là trẻ em mà cả với những ai “từng là trẻ em” Truyện Nguyễn Nhật Ánh đi sâu khai thác những đề tài giản dị về cuộc sống, số lượng nhân vật không nhiều nhưng với cách kể chuyện độc đáo, ông đã tạo được sức hút riêng cho sáng tác của mình Đọc tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, trẻ em thấy yêu cuộc sống tươi đẹp, nhân ái và tràn ngập hi vọng vào tương lai; người lớn thấy nuối tiếc những tháng ngày thơ ấu hồn nhiên, trong trẻo đã qua

và muốn lên tàu cùng nhà văn trở về sân ga tuổi nhỏ Trong thời đại công nghệ thông tin, kĩ thuật số tâm hồn con người ngày càng xơ cứng trước cuộc sống nhân sinh, điều mà tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh mang lại thật đáng nâng niu và trân trọng

1.3 Từ khi đất nước đổi mới, văn hóa đọc của trẻ em đã đón nhận một

phát minh thời đại đó làtruyện tranh hiện đại được du nhập từ nước ngoài Nhiều bộ truyện tranh có ích đã trở thành người bạn thân thiết của trẻ em Việt

Nam: Đôrêmon, Thám tử lừng danh Conan, Thủy thủ mặt trăng Đây là

thành công lớn của ngành xuất bản, nhưng cũng lại là thách thức lớn đối với

Trang 6

nhà văn (đặc biệt là nhà văn viết về đề tài thiếu nhi) và suy rộng ra là thách thức đối với một nền văn học

Nhà xuất bản Kim Đồng đã cố duy trì sức sáng tác của văn học thiếu

nhi trong nước với những Tủ sách vàng, Tủ sách thơ với tuổi thơ Sự cố

gắng duy trì tình yêu văn học bằng cách tái bản liên tục các tác phẩm cổ điển

đã phần nào lưu giữ được những giá trị thẩm mỹ có ý nghĩa bồi dưỡng nhân cách cho bạn đọc trẻ.Nhưng mặt trái của việc làm ấy là tạo ra sức ì trong sáng tạo các tác phẩm mới Đó cũng là một trong nhiều yếu tố khiến cho hàng loạt các cây bút viết cho thiếu nhi xuất hiện vào cuối thập kỷ 80 đã không còn đi tiếp con đường sáng tạo khó khăn này Thực tế là sách thiếu nhi Việt Nam lép

vế so với sách thiếu nhi dịch từ tiếng nước ngoài Nguyên nhân do tư duy sáng tác của nhà văn quá cũ, cần phải đổi mới toàn diện.Lựa chọn đề tài này cũng là một dịp để chúng ta ghi nhận sự nỗ lực của các cây bút đương đại trong việc đổi mới tư duy, cách viết đem lại một diện mạo mới cho văn học đương đại nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng

Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Phương thức kể chuyện trong

tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh (Qua một số tác phẩm tiêu biểu) để làm rõ

hơn đặc điểm về phương thức kể chuyện của nhà vănvànhững đóng góp của ông cho văn học thiếu nhi đương đại

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu về phương thức kể chuyện

Hơn nửa thế kỉ qua, việc tìm hiểu PTKC đặc biệt là vấn đề phân loại các PTKC được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và luận bàn

Chẳng hạn Pospelov (1960) trong Dẫn luận nghiên cứu văn học [15] đã đưa

ra ý kiến sâu sắc về sự tác động của người kể chuyện đến PTKC và khẳng định có hai kiểu truyện kể là truyện kể theo ngôi thứ nhất và truyện kể theo ngôi thứ ba

Trang 7

Các tác giả S.Barnet, M.Berman, W.Burto trong công trìnhAn

introduction to literature đưa ra bảng phân loại với 5 quan điểm tự sự, tương

ứng với 5 phương thức kể: quan điểm tham dự (người kể là nhân vật ở ngôi thứ nhất); quan điểm không tham dự (người kể hàm ẩn); thông suốt tất cả (người kể biết tất cả hành động và đời sống nội tâm nhân vật); thông suốt tất

cả có lựa chọn (người kể biết hết tất cả đối với một vài nhân vật); quan điểm khách quan (người kể chỉ là người quan sát, ghi chép, không đánh giá) Cách phân chia PTKC này khá tỉ mỉ nhưng lại chưa có tiêu chí phân loại, các kiểu loại xét về mặt cấp độ cũng chưa hợp lí [36; 42]

N.Friedman trong công trình Điểm nhìn tiểu thuyết đã đưa ra một bảng

phân loại các kiểu kể chuyện tương đối phức tạp với các tên gọi: kể chuyện toàn tri; kể ngôi thứ nhất; kể toàn tri có lựa chọn; kể thuần túy khách quan Có thể thấy danh sách phân loại này khá phức tạp và còn có sự trùng lặp giữa các kiểu [36; 43]

Khác với những cách phân chia này, G.Genette trong công trình Figure

III (1972) đã căn cứ vào một tiêu chí duy nhất là điểm nhìn để phân loại

PTKC một cách hợp lí hơn cả Theo tác giả, có 3 PTKC sau đây: truyện không mang tiêu điểm hóa; truyện kể theo tiêu điểm hóa bên trong; truyện kể theo tiêu điểm hóa bên ngoài [36; 46]

Có thể nói, những công trìnhtrên đâyđã mang đến cái nhìn đa chiều về PTKC, về vai trò, vị trí quan trọng của người kể chuyện và điểm nhìn trong việc phân loại PTKC, tạo nền tảng lí luận khi tìm hiểu phạm trù này

Các nhà nghiên cứu trong nước cũng dành nhiều sự quan tâm cho vấn

đề PTKC và các hình thức biểu hiện của nó Trần Đình Sử trong giáo trình Lí

luận văn học (1987) và Từ điển thuật ngữ văn học (1992) đã đưa ra khái

niệm, chức năng, cách nhận diện người kể chuyện Phùng Văn Tửu trong

chuyên luận Tiểu thuyết Pháp hiện đại, tìm tòi, đổi mới (1990) cũng đề cập

Trang 8

đến tiêu chí điểm nhìn để nhận diện các cách kể Cuốn Tự sự học, một số vấn

đề lí luận và lịch sử do Trần Đình Sử chủ biên (2004) đã tập hợp nhiều bài

viết của các nhà nghiên cứu về tự sự học, từ những vấn đề mang tính khái

quát như: Về trần thuật sử dụng ngôi thứ nhất của văn học phương Tây thế kỉ

XVIII (Lê Nguyên Cẩn), Vài khía cạnh về kĩ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Tây Âu thế kỉ XX (Đặng Thị Hạnh), Trần thuật trong truyện ngắn (Phùng

Ngọc Kiếm), Vấn đề người kể chuyện trong truyện ngắn đương đại (Bùi Việt Thắng), Vấn đề phân loại góc nhìn trần thuật (Phương Lựu), Người kể chuyện

- nhân vật mang tính chức năng trong truyện ngắn tự sự (Nguyễn Thị Hải

Phương), Về khái niệm người kể chuyện ở ngôi thứ ba (Nguyễn Thị Thu Thủy)… đến những vấn đề mang tính cụ thể hơn như Phương thức tự sự chủ

yếu của sử thi Đam San(Đỗ Hồng Kỳ), Mô hình tự sự Truyện Kiều (Trần

Đình Sử), Hình tượng người trần thuật trong truyện ngắn Người tình (Trần Huyền Sâm), Nghệ thuật tự sự của Ngô Tất Tố (Trần Đăng Xuyền)

Nhiều luận văn thạc sĩ cũng đề cập đến cách thức kể trong những tác

phẩm cụ thể như: Giọng điệu ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác trước cách

mạng Tháng tám của Nam Cao (1999) của Lê Hải Anh; Đặc sắc của tự truyện viết cho thiếu nhi (2003) của Lý Kim Oanh; Điểm nhìn trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái (2009) của Hoàng Thu Thủy; Người kể chuyện trong văn học mới 2000 - 2010 (2011) của Bùi Thị Hải Vân… Bên cạnh đó, một số

luận án tiến sĩ cũng đề cập đến vấn đề PTKC, ngôn ngữ, điểm nhìn trong

truyện ngắn từ sau 1975 như: Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt

Nam sau 1975 (Điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện) (2003) của tác giả

Nguyễn Thị Thu Thủy; Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau

1975 (Trên tư liệu truyện ngắn của ba nhà văn nữ) (2012) của tác giả Hoàng

Dĩ Đình… Ngoài ra còn một số bài báo, báo cáo khoa học đề cập đến vấn

đề này, chẳng hạn: Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương

Trang 9

đại (Thái Phan Vàng Anh), Người kể chuyện và mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả (Cao Thị Kim Lan), Những yếu tố tuyến tính hóa đặc trưng nhân vật người kể, điểm nhìn, và giọng điệu của diễn ngôn truyện kể

(Nguyễn Thị Ngân Hoa)… Những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ kể chuyện, điểm nhìn cũng như cách thức kể trên đây đã định hướng cho chúng tôi khi tìm hiểu về PTKC

2.2 Một số nghiên về tác giả Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện trên văn đàn từ những năm 70 của thế kỉ

XX với tư cách là một nhà văn của thiếu nhi Tên tuổi ông gắn liền với tuổi thơ - đối tượng mà ông đã dành tâm huyết trong cuộc đời cầm bút của mình Một thế giới đầy ắp tiếng cười và tình yêu thương tỏa ra từ các tác phẩm của nhà văn đã sưởi ấm tâm hồn độc giả nhiều lứa tuổi

Nguyễn Nhật Ánh tạo nên sức hút lớn đối với các độc giả, có rất nhiều bài giới thiệu, bình luận, nhận xét, đánh giá về ông, về các sáng tác của ông trên các báo, tạp chí, mạng xã hội, trang thông tin điện tử.Chẳng hạn như bài

viết: Nhà văn thời vi tính (Ngô Thị Kim Cúc) trên báo Thanh niên, số Xuân 2000;Nước mắt hồi sinh thế giới (Lưu Khánh Thơ), báo Thanh niên, số ra

ngày 07/07/2013… Tuy nhiên đây chỉ là những bài viết mang tính chất giới thiệu về tác giả, tác phẩm

Trong những năm gần đây, đã có một số luận văn nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm của ông vớinhữngmức độ khác nhau, nhưng

hầu hết đều thuộc chuyên ngành lí luận văn học Công trìnhThế giới trẻ thơ

qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện Kính vạn hoa (2005) của

tác giả Phạm Thị Bền là luận văn thạc sĩ đầu tiên đi sâu nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh Tác giả đã tập trung khai thác bộ truyện trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm được coi là “hiện tượng”

của văn học thiếu nhi thời kì đổi mới Tác giả Vũ Thị Hương với đề tài Thế

Trang 10

giới nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (2009) đã mở rộng đối tượng

nghiên cứu thêm hai tác phẩm là Chuyện xứ Lang Biang,Cho tôi xin một vé đi

tuổi thơ và đã có những đóng góp cụ thể khi nghiên cứu vềcáchxây dựng hình

tượng nhân vật, nghệ thuật tổ chức cốt truyện, ngôn ngữ trẻ thơ, vấn đề thời gian, không gian nghệ thuật.Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác

nữa như luận văn thạc sĩ Yếu tố huyền thoại trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (2011) của Lê Thị Diệu Phương, khóa luận tốt nghiệp Các nhóm nhân vật

chính trong sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh (2010) của Đàm

Thị Thu…

Nhìn chung, những công trình ngôn ngữ và văn học đề cập đến PTKC nói chung và PTKC trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh nói riêng không

nhiều Đáng kể là luận án tiến sĩ:Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt

Nam sau 1975 (Điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện) (2003) của tác giả

Nguyễn Thị Thu Thủy Trong luận án này, người viết đã xây dựng một cơ

sở lí thuyết về ĐN của ngôn ngữ và văn học, vận dụng cơ sở lí thuyết đó để xác định, phân loại và miêu tả ĐN ở truyện ngắn Việt Nam sau 1975, đồng thời chỉ ra sự chi phối của ĐN tới các phương diện: phương thức kể và thoại dẫn trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 và xem xét những ảnh hưởng của ĐN với ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ; luận văn thạc sĩ:

Đặc điểm nhân vật người kể chuyện trong “Tôi là Bêtô” của Nguyễn Nhật Ánh (2013), tác giả Vũ Thị Hương Giang đã khai thác nhân vật người kể

truyện trong Tôi là Bêtô một cách độc lập với vai trò là một kiểu nhân vật

giao tiếp

Việc điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề PTKC và tình hình nghiên cứu các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh cho thấy, đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về PTKC trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh dưới ánh sáng của lí thuyết điểm nhìn

Trang 11

3 Mục đích nghiên cứu

Chọn đề tài Phương thức kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật

Ánh (Qua một số tác phẩm tiêu biểu), người viết hướng tới mục đích: vận

dụng những quan điểm nghiên cứu liên ngành: ngôn ngữ học, thi pháp học, văn học để tìm hiểu đặc điểm PTKC và sự chi phối của PTKC đối với đặc điểm sử dụng ngôn từ, giọng điệu trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung làm rõ đặc điểm của PTKC trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh qua các nội dung: ĐN, NKC, NTĐH, N.ĐTĐH

- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu một số tác phẩm tiêu

biểu của Nguyễn Nhật Ánh: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi là Bêtô, Đảo

mộng mơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Bóng bóng lên trời, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, Lá nằm trong lá

5 Phương pháp nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại

Trên cơ sở lí thuyết, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại các kiểu người kể chuyện, điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh để thấy được đặc điểm PTKC và giúp cho sự phân tích, đánh giá có căn cứ xác thực

5.2 Phương pháp miêu tả ngôn ngữ

Căn cứ vào kết quả thống kê, chúng tôi tiến hành miêu tả các đặc điểm

sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm

5.3 Phương pháp so sánh liên văn bản

Trang 12

Tiến hành so sánh các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh với nhau và với tác phẩm của những tác giả khác để thấy được nét độc đáo trong PTKC của Nguyễn Nhật Ánh và phong cách của nhà văn

5.4 Phương pháp phân tích diễn ngôn

Trên cơ sở khảo sát diễn ngôn truyện Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi tiến hành phân tích về ngữ nghĩa và ngữ dụng của diễn ngôn, đồng thời tiến hành phân tích diễn ngôn theo nhiều đường hướng khác nhau như đường hướng phân tích ngữ nghĩa học, ngữ dụng học…

6 Đóng góp của luận văn

- Cung cấp một cái nhìn hệ thống về PTKC từ những khía cạnh như: người kể chuyện, điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu đồng thời góp phần làm sáng tỏ những ứng dụng của lí thuyết điểm nhìn đối với tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh

- Là cơ sở để nhìn nhận, đánh giá phong cách Nguyễn Nhật Ánh trong lĩnh vực văn học viết cho trẻ em và đóng góp của nhà văn cho nền văn học Việt Nam đương đại

- Tạo tiền đề cho việc nghiên cứu về các phương diện khác của ngôn ngữ học cũng như tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh và các tác giả khác

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lí luận

- Chương 2: Đặc điểm phương thức kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh

- Chương 3: Tính chất ngôn từ trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN

Đề tài nghiên cứu Phương thức kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn

Nhật Ánh (Qua một số tác phẩm tiêu biểu) đòi hỏi phải có cái nhìn tổng quát,

liên ngành giữa ngôn ngữ và văn học Vì thế, bên cạnh việc tiếp thu hệ thống

lí thuyết về ngôn ngữ kể chuyện, phương thức kể chuyện trong luận án tiến sĩ

Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện) của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy, chúng tôi còn sử

dụng hệ thống lí thuyết về thể loại tiểu thuyết và một số lí thuyết về phong cách tác giả của lí luận văn học

1.1 Cơ sở ngôn ngữ học

1.1.1 Điểm nhìn

1.1.1.1 Khái niệm

ĐN là vị trí, xuất phát điểm mà từ đó hiện thực được quan sát và kể lại

Vị trí, xuất phát điểm này được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: vị trí, xuất phát điểm về không gian, thời gian; về quyền uy và thân hữu; xuất phát điểm về tâm lí; xuất phát điểm về nhận thức, xuất phát điểm về văn hóa, đạo đức, ý thức hệ

Dù ở phương diện nào thì ĐN đều mang đặc trưng là tính vị trí, điểm xuất phát, tính khoảng cách và hướng nhìn Khi thực hiện một hành động nói năng, người nói có thể bộc lộ một hoặc nhiều phương diện của ĐN

1.1.1.2 Các nhân tố của ĐN

ĐN có những nhân tố: người tiêu điểm hóa, nhân tố được tiêu điểm hóa, người phát ngôn, người nhận (độc giả), tiêu điểm, tiêu cự, hình thức ngôn ngữ Trong luận văn này, chúng tôi chỉ trình bày hai nhân tố quan trọng nhất của ĐN, đó là: người tiêu điểm hóa và nhân tố được tiêu điểm hóa

a) Người tiêu điểm hóa

Trang 14

Người tiêu điểm hóa (NTĐH) hay chủ thể của ĐN là nhân vật mà nhận thức của anh ta sẽ định hướng cho sự phát triển của truyện Nói cách khác, NTĐH là người thực hiện hành vi nhìn - hành vi quan sát, cảm nhận, đánh giá… là xuất phát điểm để định vị giá trị của thế giới hiện thực trong truyện

Đặc tính của NTĐH là: anh ta là người nghĩ hoặc cảm thấy một cách trực tiếp đối với độc giả NTĐH không phải là người phát ngôn trong truyện (trừ trường hợp NTĐH đồng thời là người kể chuyện (NKC) tường minh) NTĐH có thể là NKC, có thể là nhân vật, có thể không là ai trong số hai người này

- NTĐH là NKC

Đó là trường hợp NTĐH đồng thời là NKC hàm ẩn Loại NTĐH này thường xuất hiện trong những truyện có ĐN bên ngoài và truyện có ĐN toàn tri Trong những truyện kể này, câu chuyện được kể từ ĐN của NKC hàm ẩn Mọi sự đánh giá, cảm nhận, quan sát… đều là của NKC hàm ẩn đứng ngoài quan sát và kể lại câu chuyện

- NTĐH là nhân vật

NTĐH là nhân vật ở ngôi thứ ba trong những truyện có NKC hàm ẩn,

kể theo ĐN bên trong tựa vào ĐN của nhân vật để kể Trường hợp này, NTĐH là nhân vật có suy nghĩ, có hoạt động tự cảm nhận Và mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện được xác định trong quan hệ với NTĐH này chứ không phải với NKC hàm ẩn

- NTĐH vừa là nhân vật, vừa là NKC

Trong trường hợp này, NTĐH là NKC tường minh đồng thời là một nhân vật của truyện, kể chuyện của mình hoặc kể chuyện người khác từ quan sát của mình

- NTĐH không phải là NKC cũng không phải là bất cứ nhân vật nào trong truyện

Đây là trường hợp truyện kể có NKC tường minh nhưng NKC tường

Trang 15

minh này không tham gia vào hành động của truyện, không phải là chủ thể cảm nhận, quan sát, anh ta chỉ có nhiệm vụ kể chuyện

b) Nhân tố được tiêu điểm hóa

Nhân tố được tiêu điểm hóa (N.ĐTĐH) là nhân vật thuộc về thế giới của truyện, là đối tượng được NTĐH quan sát, nhận thức hoặc kể lại

vi vật lí như nói, cười, ăn, uống, chạy, nhảy…

Khi N.ĐTĐH được nhìn từ ĐN bên trong thì sự thật về những cảm xúc, suy nghĩ hoặc phản ứng của N.ĐTĐH được thuật lại Đó là các hành vi nội tâm như suy nghĩ, tư duy, cảm nhận…

Ngoài ra, thuật ngữ N.ĐTĐH còn có thể được hiểu rộng ra là thiên nhiên, con vật, đồ vật… những vật chất của thế giới hiện thực hoặc chỉ tồn tại trong thế giới tâm linh: thế giới của những người chết, thế giới của những giấc mơ, sự tưởng tượng hoặc những ảo ảnh khác của trí tưởng tượng của NTĐH

Trang 16

N.ĐTĐH khi được tái hiện trong phát ngôn là đã mang dấu ấn ĐN của NTĐH, không còn là hiện thực ngoài cuộc sống nữa

1.1.1.2 Tính chất của ĐN

- Tính hàm ẩn: ĐN không bộc lộ trực tiếp mà luôn được chứa trong hiện thực, trong phát ngôn hoặc trong sự quan sát, cảm nhận của chủ thể ĐN chỉ có thể được nhận ra qua các hình thức ngôn ngữ bằng thao tác suy ý

- Tính chất di động: tính di động của ĐN được hiểu là tính thay đổi vị trí, xuất phát điểm để nhìn hoặc vị trí được quan sát Sự di động của ĐN có thể được diễn ra theo ba chiều hướng:

+ Thay đổi vị trí, xuất phát điểm của chủ thể, tức là thay đổi NTĐH + Thay đổi vị trí, xuất phát điểm của chủ thể nhưng không thay đổi NTĐH và N.ĐTĐH

+ Thay đổi vị trí khách thể, đối tượng được quan sát, tức là thay đổi N.ĐTĐH

Tính chất di động là đặc tính quan trọng, tất yếu của ĐN nghệ thuật bởi

sự phong phú của hiện thực được phản ánh Hiện thực cần được phản ánh càng phong phú bao nhiêu thì mức độ di động của ĐN càng lớn bấy nhiêu

- Tính khúc xạ: tính khúc xạ trong ngôn ngữ được thể hiện ở tính chủ quan của hiện thực khách quan trong lời nói, đặc biệt trong các tác phẩm nghệ thuật Tính khúc xạ làm nên sự phong phú, sinh động của hiện thực khách quan, thể hiện ĐN mang tính cá thể của nhà văn

Trang 17

nội tâm của mình, bằng sự hiểu biết về nội tâm của nhân vật của mình Lúc này, nhân vật không có điều gì bí ẩn với NKC

- ĐN bên ngoài

ĐN bên ngoài còn được gọi là ĐN khách quan hay ĐN hành động Ở

ĐN bên ngoài, NTĐH hay NKC đứng ở ngoài nhân vật, chỉ nhìn thấy và mô

tả những hành vi bên ngoài của nhân vật, không hề biết gì về suy nghĩ của nhân vật và cũng không thể đoán được chúng như thế nào Đồng thời NKC cũng không quan tâm đến việc giải thích, biện minh cho hành vi của nhân vật cũng như những hiểu biết của mình, anh ta chỉ miêu tả những cách xử sự và bằng lòng với việc quan sát Như vậy, ở ĐN bên ngoài có một khoảng cách rất xa về sự hiểu biết giữa NTĐH hoặc NKC với N.ĐTĐH

ĐN bên trong và ĐN bên ngoài là hai trường hợp điển hình của sự thâm nhập của NTĐH hoặc NKC vào thế giới N.ĐTĐH hay nhân vật Ngoài ra, còn

có một trường hợp trung gian giữa hai trường hợp điển hình này là ĐN toàn tri

- ĐN toàn tri

Ở ĐN toàn tri, NTĐH hay NKC vừa quan sát và mô tả cả thế giới bên ngoài cũng như thế giới nội tâm của N.ĐTĐH, nhưng không thâm nhập quá sâu vào bất cứ phương diện nào Góc nhìn của NTĐH được trải rộng, NTĐH biết hết đối với nhiều nhân vật, sự kiện Sự thông tuệ của NTĐH và NKC ở

ĐN toàn tri thường được bộc lộ qua những cảm nhận, suy ngẫm, phân tích, bình luận về nhân vật, sự kiện

Nếu như ở ĐN bên trong, NTĐH hiểu biết hoàn toàn về N.ĐTĐH ở bề sâu thì ở ĐN toàn tri, NTĐH hiểu biết hoàn toàn về N.ĐTĐH trên diện rộng

1.1.2 Ngôn ngữ kể chuyện

Khái niệm ngôn ngữ kể chuyện được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả

hành vi kể chuyện và diễn ngôn kể chuyện, tức là phương thức và lời kể

Trang 18

chuyện Trong đó diễn ngôn kể chuyện hay lời kể chuyện là sản phẩm bằng ngôn ngữ của hành vi kể chuyện

1.1.2.1 Hành vi kể chuyện

Sự thực hiện hành vi kể chuyện gồm có các vai sau đây: tác giả thực, tác giả hàm ẩn, người kể, cái được kể, độc giả hàm ẩn, độc giả thực Trong đó vai kể và cái được kể là hai vai cơ bản nhất của hành vi kể chuyện

Dưới đây, luận văn sẽ lần lượt trình bày hai vị trí này

a) Người kể chuyện

Người kể chuyện (NKC) là chủ thể của hành vi kể chuyện, là người nói trong tác phẩm NKC bao giờ cũng ở ngôi thứ nhất

Có hai kiểu NKC:

- NKC tường minh: còn gọi là NKC ở ngôi thứ nhất, bởi sự xuất hiện

trực tiếp bằng các hình thức của đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi”, “chúng tôi” Trong trường hợp này, NKC chính là một nhân vật trong truyện, cùng tham gia vào các hành động, sự kiện trong truyện, xưng “tôi” để kể về mình hoặc các nhân vật khác trong truyện Mọi diễn biến mọi sự kiện và mọi kiến giải đều thông qua quan điểm của nhân vật này

- NKC hàm ẩn: là NKC không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm,

không được biểu thị bằng hình thức của đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, không tham gia vào hành động trong truyện mà đứng ở ngoài quan sát và kể lại câu chuyện của các nhân vật

+ NKC hàm ẩn có thể chỉ như một người quan sát, miêu tả được những hành động bên ngoài của nhân vật mà không biết gì về thế giới nội tâm của nhân vật, cũng có thể không biết được cả kết cục của câu chuyện

+ NKC có thể nhập thân vào thế giới nội tâm nhân vật lắng nghe được những suy nghĩ thầm kín nhất của nhân vật, tựa vào điểm nhìn của nhân vật

Trang 19

để kể Khi có sự thâm nhập của NKC vào trong các nhân vật của mình, khoảng cách giữa NKC và nhân vật được rút ngắn

+ Một trường hợp khác của NKC hàm ẩn, trường hợp NKC toàn tri NKC toàn tri vừa quan sát và mô tả cả thế giới bên ngoài cũng như thế giới nội tâm của nhân vật, nhưng không thâm nhập quá sâu vào bất cứ phương diện nào Sự thông tuệ của NKC thường được bộc lộ qua những cảm nhận, suy ngẫm, phân tích, bình luận về nhân vật, sự kiện

b) Cái được kể

Theo Chatman, sự thực hiện hành vi kể chuyện bao gồm hai nhân tố cơ bản: người kể và cái được kể Trong đó, cái được kể là các nhân vật và sự kiện được kể trong truyện [36; 26]

Nhân vật là chủ thể của các hành động, lời nói và ý nghĩ… được kể lại.Nhân vật là người phát ngôn đích thực trong tác phẩm (SP1) Và phần lớn các nhân vật đều là N.ĐTĐH, một số trường hợp là NKC hoặc NTĐH.Những người nghe của SP1 được gọi là SP2 Về cơ bản, SP1 thì xuất hiện trong lời nói của người kể chuyện, còn SP2 thì xuất hiện trong lời nói của SP1 Cho

nên, SP1 thì có thể được nhận diện qua tên riêng, chỉ xuất và biểu thức miêu

tả (tức là qua cách gọi tên nhân vật của người kể chuyện) Còn SP2 thì được

nhận diện qua các biểu thức xưng hô và hành vi ngôn ngữ mà SP1 thực hiện

Sự kiện bao gồm các hành động, lời nói, suy nghĩ… của nhân vật được

kể lại.Về cơ bản có hai loại sự kiện là sự kiện hành động và sự kiện tâm lí Sự kiện hành động bao gồm các sự kiện hành động vật lí và sự kiện hành động

ngôn ngữ Sự kiện hành động vật lí bao gồm các hành động vật lí như chạy,

nhảy, cắt, ăn, chặt… Sự kiện hành động ngôn ngữ là các hành động nói năng

như: nói, bảo, hỏi…Sự kiện tâm lí là các hành động nội tâm như suy nghĩ,

cảm nhận, băn khoăn, day dứt…Trong một chuyện các sự kiện hành động và

sự kiện tâm lí phải được trình bày kết hợp với nhau Không thể có một truyện

Trang 20

nào hoàn toàn là các sự kiện hành hoặc hoàn toàn là các sự kiện tâm lí Tuy nhiên với những truyện có điểm nhìn bên ngoài thì các sự kiện hành động chiếm đa số, vì điểm nhìn bên ngoài chỉ thấy được các hành động bên ngoài (các sự kiện hành động) Với những truyện có điểm nhìn bên trong thì sự kiện tâm lí là chủ yếu.Lời nói và ý nghĩ của nhân vật là hai sự kiện ngôn ngữ cơ bản nhất được tái hiện lại trong truyện

1.1.2.2 Lời kể chuyện

Lời kể chuyện bao gồm lời của NKC và lời nhân vật

a) Lời người kể chuyện

Lời NKC có vai trò quan trọng tạo nên sự hình thành và phát triển cốt truyện, đảm bảo cho các sự kiện được diễn ra theo logic nhất định Nhờ lời

kể, các sự kiện, biến cố, những nhân vật, hiện thực cuộc sống được tái hiện trong câu chuyện và liên kết với nhau, qua đó bộc lộ quan điểm và cách đánh giá của nhà văn về hiện thực và con người được nói tới

Xét trong chức năng xây dựng hình tượng, lời NKC được chia thành: lời kể/lời trần thuật; lời miêu tả; lời trữ tình

- Lời kể/lời trần thuật: chiếm tỉ lệ lớn nhất trong lời NKC Lời kể có vai

trò dẫn dắt, chú thích, chú giải, kết nối sự kiện, phụ họa cho lời nhân vật đồng thời thuật lại diễn tiến sự việc, tái hiện các sự việc theo logic Chức năng quan trọng này gắn với đặc điểm về trình tự kể, nhịp điệu kể Lời kể bị chi phối bởi

ĐN và thời gian nghệ thuật

- Lời tả: cũng là lời chiếm tỉ lệ khá lớn trong kết cấu lời nói của lời

NKC, đặc biệt trong văn xuôi lãng mạn, giàu chất trữ tình Lời tả tái hiện thế giới tự nhiên, con người từ đời sống vào truyện ngắn, tạo nên không gian, phông nền, môi trường sống cho các nhân vật và các sự kiện Lời tả nhất là các lời đặc tả chi tiết, điểm nhấn luôn mang những thông điệp và có những mục tiêu hàm nghĩa nhất định của chủ thể sáng tạo

Trang 21

- Lời trữ tình (lời bình luận trực tiếp): được coi là lời trực tiếp của tác

giả, nằm ngoài yếu tố cốt truyện và không có mối liên hệ đối với ngôn ngữ nhân vật về mặt hình thức Lời trữ tình bộc lộ trực tiếp ý nghĩ, tình cảm, quan niệm của tác giả về con người và các vấn đề của đời sống đồng thời góp phần soi sáng nội dung tư tưởng của truyện ngắn

Lời NKC - so với lời nhân vật mang tính khách quan hơn, làm nền cho

sự xuất hiện của câu chuyện, của lời nhân vật

Lời NKC có vai trò quan trọng trong cấu trúc kĩ thuật của truyện:

- Lời NKC tạo ra hình tượng NKC trong truyện có đặc điểm cá tính hóa, không hòa lẫn với đặc điểm nhân vật

- Lời NKC thể hiện ĐN của NKC hoặc NTĐH mà NKC dựa vào đó để

bó mật thiết với hình tượng NKC, với tư tưởng tác giả và với độc giả Là yếu

tố cơ bản để thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính tác giả

b) Lời nhân vật

Lời nhân vật là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc lời nói nghệ thuật Lời nhân vật thường được phân hóa theo các chức năng: dẫn dắt, trình bày sự việc; biểu hiện tâm lí, tính cách nhân vật; biểu hiện quan hệ giữa các nhân vật, đặc trưng không gian, thời gian nghệ thuật; phát ngôn cho tư tưởng tác giả

- Dẫn dắt, trình bày sự việc: với chức năng này, hình tượng nhân vật

không có sắc thái, diện mạo riêng mà hòa lẫn với lời NKC, mang tính ước lệ

Trang 22

Thường được biểu hiện trong một số thể loại, tác phẩm tự sự như: truyện cổ, truyện Nôm, tiểu thuyết, truyện ngắn, sử thi đơn tuyến

- Biểu hiện tâm lí, tính cách nhân vật: lời nói là một trong những yếu tố

thể hiện khá rõ tâm lí, tính cách nhân vật Thông qua lời nói trong những ngữ cảnh khác nhau với những đối tượng khác nhau, nhân vật sẽ bộc lộ mình với những góc độ khác nhau

- Biểu hiện quan hệ giữa các nhân vật, đặc trưng không gian, thời gian

nghệ thuật: môi trường xung quanh với những con người khác nhau, thời

giân, địa điểm khác nhau sẽ tác động trực tiếp đến lời nhân vật, đặc biệt là lời đối thoại Vì vậy, lời nhân vật góp phần biểu hiện quan hệ giữa các nhân vật với không gian, thời gian nghệ thuật

- Phát ngôn cho tư tưởng của tác giả: lời nhân vật có thể thể hiện tư

tưởng, quan niệm của tác giả theo hướng đồng hướng hoặc nghịch hướng, tùy thuộc vào ĐN của tác giả và nhân vật đồng hướng hay nghịch hướng

Lời nhân vật gồm nhiều chức năng kết hợp và tác động lẫn nhau Những chức năng ấy không chỉ thể hiện thế giới tâm hồn, tính cách nhân vật

mà còn thể hiện giọng điệu, cách xây dựng bối cảnh không gian, thời gian, tính đa nghĩa và cấu trúc bề sâu của tác phẩm

1.1.3 Hành động ngôn ngữ của người kể chuyện

1.1.3.1 Hành động ngôn ngữ

Hành động ngôn ngữ là hành động được thực hiện nhờ phương tiện là ngôn ngữ [7] Người đầu tiên phát hiện ra bản chất hành động trong lời nói được phát ra là nhà triết học Austin vào những năm 60 của thế kỉ trước Lí thuyết về hành động ngôn ngữ trở thành xương sống của ngữ dụng học và được nhiều nhà khoa học nghiên cứu Theo Austin, hành động ngôn ngữ bao gồm ba loại lớn: hành động tạo lời, hành động mượn lời và hành động ở lời

Trang 23

Hành động tạo lời là hành động sử dụng các yếu tố ngôn ngữ và các

quy tắc của ngôn ngữ để tạo ra phát ngôn, diễn ngôn với hình thức nhất định

và nội dung tương ứng trong cuộc giao tiếp Để thực hiện hành động tạo lời, người phát phải nắm chắc hình thức và ý nghĩa của các yếu tố từ vựng và các quy tắc cú pháp Hành động tạo lời thuộc phạm vi của từ vựng học và ngữ pháp học

Hành động mượn lời là hành động phát ra lời nói để nhằm đặt đến một

hiệu quả nằm ngoài lời đó, tức là mượn phương tiện ngôn ngữ để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở các nhân vật giao tiếp Hành động mượn lời không thuộc phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học

Hành động ở lời là hành động mà người phát thực hiện ngay trong lời

nói của mình Hành động ở lời tạo ra hiệu lực ở lời (lực ngôn trung) - là đối tượng chính của ngữ dụng học

Một trong những nhà ngôn ngữ có công trong việc làm cho lí luận hành động nói có khả năng áp dụng trong phân tích diễn ngôn là Saerle (1969) Dựa vào bốn tiêu chí: đích ở lời, hướng khớp ghép lời - hiện thực, trạng thái tâm lí, nội dung mệnh đề để phân loại hành động ngôn ngữ thành năm nhóm:

- Hành động trình bày: là hành động người phát ngôn thông qua phát ngôn của mình để xác nhận sự có mặt hoặc vắng mặt một sự việc nào đó hay miêu tả lại một sự tình đang được nói đến (bao gồm một số hành động ngôn ngữ tiêu biểu: kể, miêu tả, xác nhận, khẳng định, báo cáo…)

- Hành động điều khiển: là hành động người phát ngôn thông qua phát ngôn của mình để đặt người nhận vào trách nhiệm thực hiện một hành động tương lai (gồm một số hành động ngôn ngữ tiêu biểu như: yêu cầu, đề nghị, ra lệnh, sai, mời, khuyên…)

Trang 24

- Hành động cam kết: là hành động người phát ngôn thông qua phát ngôn của mình để tự đặt mình vào trách nhiệm phải thực hiện một hành động trong tương lai (gồm một số hành động ngôn ngữ tiêu biểu: hứa, đe dọa…)

- Hành động biểu cảm: là hành động người phát ngôn thông qua phát ngôn của mình để bày tỏ trạng thái tâm lí (gồm một số hành động ngôn ngữ tiêu biểu: khen, chê, phê bình, xin lỗi, cảm ơn…)

- Hành động tuyên bố: là hành động người phát ngôn thông qua phát ngôn của mình để làm cho nội dung mệnh đề trở nên có hiệu lực (gồm một số hành động ngôn ngữ tiêu biểu: tuyên bố, tuyên án, buộc tội…)

1.1.3.2 Các kiểu hành động ngôn ngữ trong diễn ngôn truyện kể

Phân tích ngôn ngữ trần thuật trong các diễn ngôn truyện kể tương đương với phân tích hành động ngôn trung, tức NKC làm thế nào và bằng hình thức gì để phản ánh thực tại của một sự kiện và đồng thời làm cho hành động ngôn từ của người trần thuật mang lại hiệu lực, hiệu quả nhất định

Ngôn ngữ trần thuật là hình thức biểu hiện của hành động ngôn từ trần thuật: hành động ngôn từ của người trần thuật có thể được nhận diện bằng các

kí hiệu ngôn ngữ, những hình thức biểu hiện của ngôn ngữ người trần thuật gồm có các từ ngữ chỉ nhân xưng và ngôi, các từ ngữ và các đoạn biểu thị ý thời gian…

Tìm hiểu các kiểu hành động ngôn từ của NKC trong diễn ngôn truyện

kể, chúng tôi nhận thấy kiểu hành động ngôn từ đặc trưng, phổ biến của NKC

là hành động kể - trần thuật (hành động này được NKC thực hiện nhằm thuật

lại, tái hiện sự việc) Văn bản trần thuật có thể được coi như là một câu trần thuật được mở rộng nhằm kể lại các sự kiện cho người tiếp nhận trần thuật biết, đồng cảm và đánh giá cùng mình Ngoài ra còn có thể tìm thấy trong lời NKC các kiểu hành động ngôn ngữ khác, với tần số xuất hiện ít hơn như:

Trang 25

hành động miêu tả (hành động giúp người đọc hình dung các sự việc, chi tiết,

nhân vật, thời gian, không gian của câu chuyện), hành động biểu cảm (hành

động bày tỏ trạng thái tâm lí của NKC, làm cho câu chuyện giàu cảm xúc),

hành động bình luận, đánh giá (giúp người đọc thấy rõ thái độ, cách nhìn

nhận, đánh giá của NKC với các sự kiện, nhân vật trong câu chuyện)

Các kiểu hành động ngôn ngữ của NKC trong truyện kể có mối quan hệ chặt chẽ, trong đó kể (trần thuật) là hành động chủ đạo, các hành động khác (miêu tả, biểu cảm, bình luận, đánh giá) có vai trò hỗ trợ, phối hợp để tạo điểm nhấn trong diễn ngôn truyện kể

1.1.4 Phương thức kể chuyện

Phương thức kể chuyện (PTKC) hay viễn cảnh tường thuật hay phối cảnh là thuật ngữ dùng để chỉ phương thức trình bày thông tin theo một ĐN nào đó [36; 42]

Nói cách khác, PTKC là cái cách thức mà người kể chuyện sử dụng để thực hiện hành vi kể chuyện của mình

Có nhiều quan điểm phân loại PTKC dựa trên các tiêu chí khác nhau, ở

đây, chúng tôi nêu ra cách phân loại của Genette trong công trình Figure III

(1972) Tác giả đã căn cứ vào một tiêu chí duy nhất là điểm nhìn để chia thành 3 phương thức kể chuyện (3 kiểu truyện kể) sau đây:

1) Truyện không mang điểm nhìn

Loại truyện này thích hợp với kiểu người kể toàn tri và Todorov thì

tượng trưng bởi một công thức là: người kể chuyện > nhân vật (ở đó người kể

chuyện biết nhiều hơn nhân vật, nói nhiều hơn bất cứ một nhân vật nào)

2) Truyện kể theo điểm nhìn bên trong

Là loại truyện kể nội tâm, dòng tâm tư, người kể chuyện biết những điều

mà nhân vật biết, nhân vật nghĩ Người kể chuyện và nhân vật nói như nhau, kể

theo điểm nhìn nhân vật Trường hợp này người kể chuyện = nhân vật

Có hai kiểu truyện kể theo điểm nhìn bên trong:

a) Truyện kể theo điểm nhìn bên trong cố định

Trang 26

Người kể chỉ biết hết đối với một nhân vật Trường hợp này xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết gần đây Người kể chuyện không bao giờ theo dõi nhiều hơn một nhân vật và luôn luôn không rời mắt khỏi anh ta

b) Truyện kể theo điểm nhìn bên trong di động

Người kể chuyện “nhìn thấy” suy nghĩ, hành động… của nhiều nhân vật trong truyện

3) Truyện kể theo điểm nhìn bên ngoài

Trường hợp này, người kể chuyện < nhân vật: người kể “nói ít” hơn

nhân vật, “biết” ít hơn nhân vật Đây là trường hợp kể khách quan (thấy thế nào nói thế) trong đó các nhân vật hoạt động trước mắt chúng ta mà chúng ta không bao giờ biết được tư tưởng và tình cảm của họ

Lúc này, sự tham gia của NKC vào truyện là cực nhỏ Anh ta chỉ thuần túy là một người quan sát, không giải thích, bình luận hay có bất cứ một hình thức đánh giá nào

Luận văn sẽ vận dụng danh sánh phân loại của Genette trên đây để nghiên cứu các phương thức kể truyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh

1.1.5 Giọng kể (giọng điệu)

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là: “thái độ, tình cảm, lập

trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện thực được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân, sơ, thành kính hay xuồng sã, ngợi ca hay châm biếm…” [16; 134] Còn theo Lê Huy Bắc, giọng điệu là: “âm thanh được xét

ở góc độ tâm lí, biểu hiện các thái độ buồn, vui, giận, hờ hững…” [4] Như vậy, giọng điệu chính là những sắc thái tình cảm được bộc lộ qua việc lựa chọn, tổ chức ngôn ngữ Các yếu tố như cái nhìn hiện thực, cảm hứng sáng tác, tư tưởng của tác giả… với hiện thực khách quan là những yếu tố rất quan trọng chi phối đến giọng điệu trong truyện ngắn

Trang 27

Trong văn xuôi nghệ thuật, giọng điệu gắn với cảm hứng chủ đạo của nhà văn, thể hiện thái độ, vị thế của người nói thông qua hội thoại, thông qua quan hệ liên nhân… Nói một cách khác, giọng điệu là tiếng nói, cách nói riêng của từng tác giả Theo M.Bakhtin: “Nhà nghệ sĩ viết văn xuôi nâng tính khác biệt của nhiều tiếng nói xã hội xung quanh đối tượng ấy thành hình tượng hoàn chỉnh, chứa đựng đầy đủ mọi dư âm đối thoại, mọi hối âm được tính toán tài tình đáp lại những tiếng nói và giọng điệu cốt yếu trong cái hợp xướng ngôn từ ấy” [2; 97] Như vậy, giọng điệu liên đới tới đối tượng được phản ánh, đối tượng giao tiếp mà nhà văn chọn lựa thích hợp Từ đó có tiếng nói và giọng điệu riêng của mỗi nhà văn

Giọng điệu có cấu trúc của nó V.Bêlinxki cho rằng: Cảm hứng là một sức mạnh hùng hậu Trong cảm hứng, nhà thơ là người yêu say tư tưởng, như yêu cái đẹp, yêu một sinh thể, đắm đuối vào trong đó và anh ta ngắm nó không phải bằng lý trí, lý tính, không phải bằng tình cảm hay một năng lực nào đó của tâm hồn, mà bằng tất cả sự tràn đầy và toàn vẹn của tâm hồn mình Nếu cảm hứng là cao cả thì giọng điệu là cao cả, nhà văn sẽ sử dụng các từ cao cả, to lớn, những từ ngữ cổ kính có âm hưởng biểu hiện thống thiết, về cú pháp sẽ sử dụng những câu cảm thán, câu mệnh lệnh… các hình thức đó thể hiện niềm tin, khát vọng, ý chí tác giả

Giọng điệu được đánh dấu trong văn xuôi tự sự thông qua cách thức kể chuyện, ngôn từ, nhân vật, cách thức tổ chức câu văn khác nhau Nghiên cứu các kiểu phát ngôn trong văn xuôi, câu dài, câu ngắn, nhịp điệu, mạch lạc, các phương tiện tình thái… là chúng ta phát hiện được giọng điệu của tác phẩm

1.2 Cơ sở văn học

1.2.1 Đặc điểm của tiểu thuyết

Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn, phổ biến trong thời cận đại và hiện đại Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời

Trang 28

M.Bakhtin dành sự quan tâm đặc biệt cho tiểu thuyết, với ông tiểu thuyết là thành quả rực rỡ, có giá trị như một bước nhảy vọt vĩ đại của văn chương thế giới Khi so sánh tiểu thuyết với các thể loại khác, ông chỉ ra ba đặc điểm riêng của tiểu thuyết: thứ nhất, tính ba chiều có ý nghĩa phong cách học trong tiểu thuyết gắn liền với ý thức đa ngữ được thể hiện trong tiểu thuyết; thứ hai, sự thay đổi cơ bản của tọa độ thế giới của hình tượng văn học trong tiểu thuyết; thứ ba, khu vực mới, nơi xây dựng hình tượng văn chương tiểu thuyết chính là khu vực tiếp xúc tối đa với cái hiện tại (đương đại) ở tính không hoàn thành của nó

Tiểu thuyết có mối quan hệ chặt chẽ, sâu sắc với hiện thực đời sống Bakhtin quan điểm: tiểu thuyết miêu tả cuộc sống hiện tại không ngừng biến đổi, sinh thành Tiểu thuyết đi sâu khai thác các vấn đề đời tư, “đời tư là tiêu điểm để miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết” [31; 390]

Tiểu thuyết tái hiện cuộc sống một cách chân thực, không lãng mạn, thi

vị hóa hay nói cách khác tiểu thuyết đậm chất “văn xuôi” “Miêu tả cuộc sống như một thực tại cùng thời đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang, bộn bề của cuộc đời, bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ” [31; 391] Chất văn xuôi giúp cho tiểu thuyết không bị giới hạn trong nội dung phản ánh mà có thể đi sâu khai thác, mở rộng mọi vấn đề của đời sống, của thực tại

Tiểu thuyết xây dựng những “con người nếm trải”, lấy những con người này làm trung tâm Con người trong tiểu thuyết không chỉ có hành động mà còn có cả những trải nghiệm tư duy, chịu những đau khổ, dằn vặt của cuộc đời Đó là những con người đang trưởng thành, biến đổi gắn với hoàn cảnh thực tại

Tiểu thuyết chứa đựng nhiều yếu tố thể hiện suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người, thể hiện sự phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, sự trình

Trang 29

bày tường tận các tiền sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người với người, về đồ vật và môi trường, về toàn bộ sự tồn tại của con người

Tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật như một khoảng cách về giá trị dẫn đến lí tưởng hóa của anh hùng ca, tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật Khoảng cách gần gũi này mang đến cho người trần thuật khả năng tiếp xúc, nhìn nhận các nhân vật một cách gần gũi, có thái độ thân mật với nhân vật, có cái nhìn đa chiều với các nhân vật, với hiện thực đời sống

Tiểu thuyết là thể loại năng động, giàu khả năng phản ánh đời sống nhiều mặt bậc nhất trong văn xuôi

1.2.2 Quan điểm, phong cách nghệ thuật Nguyễn Nhật Ánh

1.2.2.1 Quan điểm sáng tác

Nguyễn Nhật Ánh là một người yêu nghề viết văn, đặc biệt là sáng tác cho thiếu nhi Lòng yêu nghề được ông coi là một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất của bất kì nghề nào và người cầm bút nào, không riêng gì nhà

văn của thiếu nhi bởi “nó sẽ giúp giải quyết tất cả những thứ khác Nếu như

một nhà văn cầm bút vì yêu nghề chứ không phải vì bất cứ động cơ nào, nhà văn đó sẽ dễ dàng được người đời thể tất cho những nhược điểm khác”

Nguyễn Nhật Ánh sáng tác trước hết là vì niềm đam mê, là sự thôi thúc của

tâm hồn chứ không phải vì mục đích mưu sinh hay mưu cầu danh tiếng: “Tiền

bạc đối với một nhà văn nếu có chỉ là cái đến sau Nếu để kiếm tiền không ai chọn nghề viết văn Khi ngồi vào bàn viết, nhà văn chỉ tìm kiếm một thứ duy nhất: những ý tưởng Tôi rất thích một câu không biết của ai: Lợi và danh đi trước sáng tác là một tai họa, đi song hành với sáng tác là một cản trở còn đến sau sáng tác là hợp quy luật ” Với sáng tác cho thiếu nhi cũng vậy, các

em cũng rất nhạy cảm để nhận biết được đâu là những trang văn gan ruột, thận trọng và được nâng niu và đâu là những gì chỉ qua loa, vội vàng và hời

Trang 30

hợt Mỗi trang văn của Nguyễn Nhật Ánh đều được viết bằng sự say mê, hứng

thú của nghề nghiệp và ông “xem đó là một thú vui để giữ thăng bằng về đời

sống tinh thần” Nguyễn Nhật Ánh không đặt cho văn chương những trọng

trách quá nặng nề mà chưa chắc bản thân nhà văn đã gánh hết được bởi tác phẩm có thành công hay không là do cái tài và cái tâm của mỗi nhà văn - chứ không phải do ý đồ khiên cưỡng Quan niệm như vậy nên Nguyễn Nhật Ánh viết một cách thong dong, viết là để bước vào một thế giới khác không có sự

phiền muộn của đời thường, để “phía sau cổng trường không bụi bặm cuộc

đời” Ông viết cần mẫn, bền bỉ như một con ong hút mật để đem lại vị ngọt

cho đời

Nguyễn Nhật Ánh cũng đặt tầm quan trọng của bạn đọc - đối tượng

cảm thụ, xem xét đó như là một yếu tố trong quá trình sáng tác bởi “nghệ

thuật khác khoa học, không thể chiếm lĩnh nó chỉ bằng khả năng nhận thức đơn thuần Người ta không thể đến với sự ảo diệu của thi ca trên con đường

để chinh phục các phép giải phương trình Nghệ thuật đòi hỏi tiếp cận theo cách khác: ngoài trình độ tri thức, nó đòi hỏi trình độ cảm thụ”

Chú ý đến đối tượng cảm thụ tác phẩm là thiếu nhi nên theo Nguyễn

Nhật Ánh, “tác phẩm văn học thiếu nhi trước hết và chủ yếu là những tác

phẩm viết cho thiếu nhi chứ không chỉ là viết về thiếu nhi” Văn học thiếu nhi

là văn học phục vụ những bạn đọc nhỏ tuổi, do đó phải xem thiếu nhi là đối

tượng cảm thụchứ không đơn giản chỉ là đối tượng miêu tả, dù rằng viết về

thiếu nhi cho thiếu nhi bao giờ cũng được xem là phương pháp thích hợp nhất Nhà văn đã chỉ ra được sự khác biệt giữa một bên là những bạn đọc lớn tuổi với một bên là các bạn đọc nhí để từ đó định hướng ngòi bút của mình đến gần đối tượng cảm thụ Với bạn đọc là người lớn, đôi lúc chúng ta cố đọc cho kì hết một cuốn sách không hẳn vì những khoái cảm nghệ thuật nó đem lại mà vì những đồn đại xung quanh nó, vì cố tìm cho ra những ý tưởng mà ta

Trang 31

tin là nó cất giấu ở đâu đó giữa những dòng chữ Còn với các bạn đọc nhỏ

tuổi, “gặp một cuốn sách không hứng thú, trẻ em có thể bỏ ngang từ trang thứ

ba mà không hề luyến tiếc” Vì trẻ em đến với những trang sách với một thái

độ hồn nhiên hơn nên “nhà văn viết cho thiếu nhi để được các em chấp nhận

không có cách nào khác là phải sáng tác với một thái độ cũng hồn nhiên và chân thành không kém, nghĩa là tránh đến mức tối đa việc lạm dụng những yếu tố kĩ thuật nhằm khỏa lấp sự nhợt nhạt hay giả tạo của câu chuyện”

Quan niệm về phương thức tiếp cận đã ảnh hưởng đến quan niệm của nhà văn

về việc lựa chọn kĩ thuật viết: “Những thủ pháp nghệ thuật được vận dụng

thành công trong các tác phẩm viết cho người lớn không phải bao giờ cũng tìm thấy chỗ đứng thích hợp trong các tác phẩm viết truyện cho trẻ em, vốn đòi hỏi một bút pháp giản dị và trong trẻo” Ông so sánh nhà văn viết truyện

cho thiếu nhi “như những kẻ leo núi bằng tay không… chỉ có thể chạm đến

tâm hồn của các em bằng chính sự nhạy cảm đặc biệt của mình” Những tiêu

chí xác định một tác phẩm viết cho thiếu nhi thành công theo ông không hẳn chỉ là số lượng, số lần xuất bản khổng lồ mà ít nhất nó phải đạt được hai yếu

tố “trẻ em khen hay và phụ huynh khen tốt” Nghĩa là nó vừa hợp với gu mỹ

cảm của trẻ em nhưng vừa phải có ý nghĩa giáo dục Nhà văn viết cho thiếu

nhi bao giờ cũng đồng thời là một nhà giáo dục, như ông luôn tâm niệm: “Bởi

vì cùng với bố mẹ và các thầy cô giáo, nhà văn viết cho thiếu nhi là một trong những trụ đỡ tinh thần quan trọng của các em Nhưng dĩ nhiên để thành công, nhà văn phải làm sao cho tính giáo dục thấm nhuần vào từng trang văn mới mong tránh được sự gượng gạo và áp đặt”

Với quan niệm sáng tác riêng và độc đáo của mình, Nguyễn Nhật Ánh

đã thực sự chinh phục được đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi vốn hồn nhiên và đôi khi cũng khó chiều Cho dù trước nhiều loại hình giải trí nghe - nhìn hấp dẫn, truyện của Nguyễn Nhật Ánh vẫn thu hút được một khối lượng bạn đọc khổng

Trang 32

lồ bởi tài năng, tâm huyết và quan niệm rõ ràng của nhà văn khi viết cho các

em Sáng tác cho thiếu nhi không chỉ là hạnh phúc của người viết truyện

“được sống lại lần thứ hai tuổi thơ của mình” mà còn là hạnh phúc của trẻ

em, là hạnh phúc của những người đọc lớn tuổi nhớ về tuổi thơ của mình

trẻ con”, là cái duyên ngầm, là một món quà của số phận khi luôn tồn tại một

“đứa trẻ con” ở ông Trong thế giới trẻ con, ông khai thác nhiều khía cạnh nhưng chủ yếu là chuyện “trường lớp” một đề tài vốn rất mỏng trong sáng tác văn chương Ngòi bút của ông hướng về hiện thực cuộc sống, chứ không phải

là một thế giới tinh khiết, được thanh lọc đến vô trùng: hiện thực trong truyện

Nguyễn Nhật Ánh không phải hoàn toàn là màu hồng nhưng không quá dấn

sâu vào những điều nhức nhối của xã hội nhiều bất công nhưng những “mặt

tiêu cực tồn tại trong xã hội, Nguyễn Nhật Ánh chú ý sự chân thực không gây cho các em sự run sợ, ngược lại còn gợi sự phẫn nộ, căm ghét những cái sai”

Không phải tất cả các truyện, các nhân vật ông viết đều là những gì tốt đẹp nhất nơi thảo nguyên xanh hay chốn thiên đường mà nó là cuộc đời thực Cũng có giàu nghèo, sang hèn; có nhân vật chăm ngoan học giỏi, cũng có

những em nghịch ngợm và dại dột Qua những trang văn “giàu tính chân

thật”, các em như tìm thấy chính tuổi thơ, cuộc sống mà trong đó các em đang

sống Bởi hiện thực cuộc sống được thể hiện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật

Ánh “tất cả không ngoài mục đích thể hiện tâm trạng thật và đời sống thật mà

ông đã chiêm nghiệm và trải qua”

Trang 33

Một đặc điểm nữa khiến cho văn phong của Nguyễn Nhật Ánh “không

lẫn lộn với một ai khác” khi cùng viết về thiếu nhi hay viết cho thiếu nhi bởi

sự dí dỏm, tinh nghịch và ngộ nghĩnh của mỗi nhân vật, mỗi tình huống, mỗi chi tiết truyện Có người nhận định “chất humour, dí dỏm đó là sở trường trong văn tự sự” của ông (Lời giới thiệu – Người Quảng đi ăn mì Quảng), và

“hài hước là một phẩm chất trong văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh” Nhà văn như

lượm lặt các yếu tố, chi tiết gây cười với tiếng cười ở nhiều cung bậc, khi

cười phá lên, khi là cái cười thầm, cười mỉm Trong Cô gái đến từ hôm qua, Hải gầy xúi Thư viết Thư tỏ tình cho Việt An như bài thi trắc nghiệm: “Việt

An … Thư” Chỉ có ba chữ Phía dưới mày thêm mấy chữ “yêu”, “không yêu”, hoặc có thể “chưa yêu”, “sắp yêu” cho có vẻ phong phú, đa dạng Rồi mày cho nó chọn chữ nào phù hợp với tâm trạng của nó điền vào chỗ trống của câu trên hoặc viết hai câu: “Việt An yêu Thư” và “Việt An không yêu Thư” sau mỗi câu mày vẽ một ô vuông rồi bảo nó đánh dấu chéo vào ô vuông thích hợp”

Lí giải chất ngộ nghĩnh, dí dỏm trong tác phẩm, Nguyễn Nhật Ánh cho rằng đó một phần là do tính cách của ông - một con người lúc nào cũng có thể

làm trò cười và “thọc lét” người khác Một lí do nữa là do quan niệm của nhà văn về cuộc sống: “cuộc đời con người vốn lắm nỗi éo le, chẳng việc

gì mình phải bi kịch hóa nó thêm lần nữa Nhìn mọi sự bằng con mắt hài hước, tôi cho rằng chúng ta sẽ thấy yêu đời hơn, vượt qua những nghịch cảnh cũng dễ hơn”

Đây là những nét cơ bản của văn phong Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Nhật Ánh viết nhanh, viết nhiều nhưng điều đó không có nghĩa chuyện viết lách chỉ là những con số Ông đã thực sự mang đến một không khí sôi động

trong văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại, là một “hiện tượng nổi bật nhất”

trong những năm gần đây

Trang 34

Tiểu kết

Ở chương 1, chúng tôi không đi vào tất cả các vấn đề lí thuyết về PTKC mà chỉ tập trung vào các vấn đề lí thuyết phục vụ cho việc tìm hiểu PTKC trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh Từ việc xem xét PTKC thông qua lí thuyết ĐN, NKC, hành vi kể chuyện, lời kể chuyện cùng với đặc điểm thể loại tiểu thuyết, những thông tin về tác giả Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi làm rõ một số vấn đề sau:

 Ở cấp độ văn bản, PTKC được thể hiện ở loại hình truyện kể và ĐN chính là tiêu chí để phân loại PTKC Theo đó sẽ có 3 PTKC: PTKC theo điểm nhìn bên trong, PTKC theo ĐN bên ngoài, PTKC theo ĐN toàn tri

 Các nhân tố của ĐN trong truyện kể: NTĐH, N.ĐTĐH và các tính chất cơ bản của ĐN là yếu tố quan trọng thể hiện PTKC

 NKC đóng vai trò trung tâm trong diễn ngôn truyện kể, thể hiện ĐN, cách thức kể, thông qua các sự kiện, biến cố, cốt truyện Lời NKC và lời nhân vật làm nên cấu trúc lời nói nghệ thuật của tác phẩm, là một trong những yếu

Trên đây là những luận cứ, để từ đó người viết triển khai hướng nghiên

cứu cho vấn đề Phương thức kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh

(Qua một số tác phẩm tiêu biểu)

Trang 35

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG THỨC KỂ CHUYỆN TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

Vận dụng lí thuyết ngôn ngữ và văn học đã được trình bày ở chương 1, trong chương 2 này luận văn sẽ trình bày đặc điểm PTKC trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh theo các nội dung sau:

- Đặc điểm người kể chuyện

- Điểm nhìn

- N.ĐTĐH

2.1 Đặc điểm người kể chuyện

Tìm hiểu đặc điểm NKC trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi thấy xuất hiện hai kiểu NKC, đó là: NKClà nhân vật chính, tham gia vào các sự kiện, biến cốđồng thời là NTĐH quan sát, chứng kiến, đánh giá về mọi giá trị của thế giới hiện thực trong truyện;NKC không phải là nhân vật trong truyện, màchỉ là người kể lại câu chuyện dựa trên sự quan sát, đánh giá của nhân vật trong truyện, tức là NKCcó vai trò là người thuyết ngôn, phát ngôn cho nhân vật

2.1.1 NKClà nhân vật - NTĐH

NKC kiểu này thường xuất hiện dưới dạng NKC tường minh - NKC trực tiếp xưng “tôi” trong tác phẩm (18/30 truyện, chiếm 60%), ví dụ các

truyện như: Bàn có năm chỗ ngồi, Bờ vai nghiêng nắng, Chú bé rắc

rối,Những cô em gái, Ngồi khóc trên cây, Mắt biếc, Cô gái đến từ hôm qua,

Lá nằm trong lá, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Còn chút gì để nhớ, Những chàng trai xấu tính…

Ở trường hợp này, NKC xuất hiện ở hai kiểu: NKC là nhân vật - NTĐH

kể chuyện của mình và NKC là nhân vật - NTĐH kể về cuộc sống xung quanh mình

Trang 36

2.1.1.1 NKC là nhân vật - NTĐH tự kể chuyện của mình

NKC xuất hiện trong vai người trong cuộc, là nhân vật chính đồng thời cũng là NTĐH kể lại câu chuyện của chính mình

Ở truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, “tôi” là nhân vật chính trong

truyện và chính nhân vật Thiều chứ không phải ai khác đã dẫn dắt chuyện đi đến kết thúc Thiều đã bộc lộ những cảm xúc một cách trực tiếp:

“Tôi không nói gì chỉ gật đầu lặng lẽ rời khỏi nhà Tôi giống như một

phạm nhân vừa được tòa tuyên bố tha bổng Vậy mà khi đã thoát nạn rồi tôi ngạc nhiên chẳng thấy lòng mình vui sướng.Cái cách thằng Tường bảo vệ tôi ngay cả lúc nó là nạn nhân xấu số của tôi khiến tôi cảm thấy xấu hổ và day dứt ghê gớm Tình yêu của em tôi dành cho tôi thật mênh mông trong khi tôi hết lần này đến lần khác đối xử với nó chẳng ra gì Tôi vừa đi vừa nghĩ ngợi, nước mắt nhòe cả mặt ” [68; 284]

Qua cách kể chuyện này, ta thấy tính cách của các nhân vật được bộc

lộ Thiều thì hay gây chuyện, tính nhút nhát nhưng luôn biết hối lỗi và là con người giàu tình cảm Còn Tường là đứa em hết sức yêu anh, yêu quý hay cao hơn là sự kính trọng tôn thờ, luôn hy sinh, chịu đòn, bảo vệ anh

Trong truyện Tôi là Bêtô, người kể chuyện là một chú cún, xưng “tôi”

và tự kể câu chuyện của chính mình NKC Bêtô mang đến một thế giới chân thực, sinh động, thể hiện cái nhìn ngây thơ nhưng sâu sắc của người trong cuộc trước cuộc sống của mình Bắt đầu từ chuyện giải thích vì sao có cái tên

Bêtô: “Đó là tên một cầu thủ đội Brazil”, là cái tên được chị Ni - chủ của chú đặt cho “chính xác là vào ngày 17 tháng 7 năm 1994, tức là đúng ngày đội

Brazil đoạt chức vô địch giải bóng đá thế giới lần thứ 15”, “cũng chính là ngày tôi đặt chân đến nhà tôi” [64; 12]; rồi đến cuộc sống của mình ở nhà chị

Ni thế nào, đến chuyện kết bạn với Binô ra sao Chú cún cũng tự hào về thành tích mà mình đạt được như tất cả chúng ta khi đạt kết quả trước việc làm nào

Trang 37

đó: “Thành tích của tôi thật đáng nể; từ khi tôi bắt đầu sống trong nhà tôi, tôi

đã xé rách tám cuốn tập, mười hai cuốn sách, làm hỏng bốn chiếc đồng hồ các loại, làm cho không sử dụng được năm đôi giày, sáu đôi dép và làm biến mất hàng chục đôi vớ của các thành viên trong nhà ” [64; 56]

Truyện Lá nằm trong lá là câu chuyện cảm động và đáng nâng niu của

“tôi” - bút danh Cỏ Phong Sương và các bạn trong bút nhóm Mặt Trời Khuya với những bâng khuâng rung cảm đầu đời của tuổi mới lớn Tình bạn của nhân vật không chỉ là sự hòa hợp của những người cùng mộng văn chương

mà còn là sự gắn bó của những học sinh cùng lớp, của những học sinh có tâm

hồn, trái tim nhân hậu Trong Ngồi khóc trên cây, nhân vật Đông - cậu sinh

viên xuất thân ở quê đã ra thành phố sinh sống, hơn Rùa bốn tuổi Nhân vật tự

kể câu chuyện của chính mình trong dịp trở về thăm quê, gặp cô bé Rùa có tâm hồn trong sáng, hồn hậu nhưng hoàn cảnh bất hạnh khiến cho Đông cảm mến và thương Rùa

NKC tường minh trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh thường là cái

tôi trong độ tuổi học sinh, tuổi mới lớn Trong Lá nằm trong lá, NKC là nhân vật “tôi”: “học lớp chín Một năm học đáng nhớ với nhiều mối tình nảy nở ở

cái tuổi chuẩn bị đặt chân vào cấp ba” [67; 7] Ở Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, NKC tự kể câu chuyện của chính mình năm tám tuổi: “Một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật buồn chán và tẻ nhạt Đó là năm tôi tám tuổi” [63;

10] Trong Mắt biếc, NKC là một cậu học sinh từ quê ra thành phố học: “Rồi

cũng đến cái ngày tôi rời làng quê ra thành phố, chuẩn bị cho năm học lớp mười” [53; 97] NKC còn hãnh diện vì thấy mình sắp trở thành người lớn:

“Năm nay tôi lên lớp tám Như vậy là tôi sắp sửa trở thành người lớn rồi Oai

thiệt là oai!” [42; 5] Trong Hoa hồng xứ khác lại có NKC là chàng thiếu niên

“bước vào tuổi mười sáu, lại phải trọ học xa nhà, thoát khỏi sự canh gác

nghiêm ngặt của ba mẹ” [52; 7] với những rung động của tình yêu đầu đời

trong sáng, tự nhiên

Trang 38

Lựa chọn kiểu NKC là người trong cuộc, tự kể chuyện của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã cho thấy tính chủ quan của NKC khi tham gia vào các sự kiện, chi tiết trong câu chuyện mình kể NKC tham gia, đánh giá con người, sự việc từ góc nhìn của người trong cuộc, bằng những cảm nhận của chính mình - cái tôi tuổi học sinh, tuổi mới lớn chứ không phải một con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm

2.1.1.2 NKC là nhân vật - NTĐH kể về cuộc sống xung quanh mình

Không chỉ là người trong cuộc, NKC xưng “tôi” còn chứng kiến, quan sát và kể về cuộc sống xung quanh mình Các nhận định của NKC mang đậm tính chủ quan NKC đưa ra nhận xét về đối tượng rồi tìm những chi tiết minh

chứng cho nhận định đó Trong Tôi là Bêtô, NKC trong vai trò là chú chó nhỏ

quan sát thế giới loài người với con mắt tinh tế, nhận định tinh tường Qua

quan sát chị chủ Ni, “tôi” nhận thấy “Tôi chưa thấy ai mê bóng đá như chị

Ni” và để làm rõ sự mê bóng đá của chị Ni, “tôi” đưa ra nhiều chi tiết về chị

Ni như niềm hân hoan của chị khi thấy đội mình yêu thích thành công “thấy

chị nhảy cao như thế nào khi đội Brazil đoạt cúp vàng năm 1994” và “tôi”

cũng chứng kiến “chị Ni đã buồn bã như thế nào vào cái ngày đội bóng thân

yêu của chị gặp thất trận trước đội Pháp bốn năm sau đó”, chị Ni “bỏ ăn một ngày, bỏ ngủ ba ngày, khóc suốt một tuần lễ liền” [64; 12], điều này có thể

thấy sự quan sát tỉ mỉ của NKC với đối tượng được đề cập đến Trong truyện

Cô gái đến từ hôm qua, nhân vật “tôi” lần đầu biết rung động trước cô bạn

khác phái và cảm thấy “Việt An đẹp nhất lớp tôi”, bằng chứng là “ai cũng

thừa nhận, chính Việt An cũng thừa nhận cho nên nó càng tỏ ra lạnh lùng, băng giá trước con mắt ngưỡng mộ của tụi tôi” [49; 10] NKC còn quan sát cuộc

sống xung quanh mình: “Sau lũ, làng lâm vào đói kém”, “tôi” nhận thấy sự đói kém hiển hiện từng ngày trong bữa cơm: “Nồi cơm lưng hơn Thức ăn ít đi Cá

thịt thưa thớt dần, có hôm mất tích hẳn Thỉnh thoảng có bữa tôm rang thì con

Trang 39

nào con nấy mặn chát, muối bám quanh tôm trắng xóa như tuyết Chỉ với một

“con tôm tuyết” đó, tôi có thể ăn ba chén cơm” [68; 260] Qua con mắt quan sát

của NKC, những tháng ngày mà cả làng cùng đói hiện ra chân thực đến xót xa

Hoặc NKC đưa ra nhiều chi tiết để đi đến nhận định về đối tượng Khi đến thăm nhà bà cố cùng với chị Ni, “tôi” được gặp những chú mèo, chú cún

của bà cố “Tôi” vô cùng buồn cười bởi cái tên Phi Hùng “rặt mùi nam nhi” của “ả mèo tam thể” và khi thấy “đặc ân của bà dành cho ả mèo khiến bọn chó

điên tiết”, “chúng ngóc cổ lên hậm hực nhìn ả mèo”, “đôi mắt của bọn chúng đang rực lên” NKC đã rút ra kết luận: “Khi một kẻ được đối xử đặc biệt hơn những kẻ khác, tự nhiên hắn trở thành cái gai trong mắt những kẻ còn lại” [64;

30] Ở truyện Lá nằm trong lá, “tôi” thấy cảnh làm lụng vất vả của Lợi ở nhà người cha nuôi: “đi chăn bò mỗi ngày”, “moi bùn dưới ao giữa trưa nắng gắt”,

“làm việc quần quật suốt ngày ngoài đồng” và biết việc Lợi sáng tác câu

chuyện “Chàng chăn ngựa của nhà vua” là để gửi gắm tâm sự của mình, “tôi”

kết luận: “Giống như người bị sóng nước nhấn chìm đang cố quờ tay vào cọc

nhọn, một đứa bị số phận nhấn chìm như thằng Lợi có vẻ cũng đang cố níu lấy một giấc mơ để vượt qua giông bão của đời mình” [67; 205]

Có thể thấy NKC đã quan sát tỉ mỉ từng chi tiết, biểu hiện của đối tượng và có sự thấu hiểu dành cho đối tượng của mình Vừa là nhận vật trong tác phẩm đồng thời là người quan sát, đánh giá, NKC có cái nhìn rộng mở hơn, toàn diện và sâu sắc hơn về sự kiện, con người xung quanh mình

2.1.2 NKClà người phát ngôn cho nhân vật - NTĐH

Kiểu NKC này thường xuất hiện dưới dạng NKC hàm ẩn (12/30 truyện,

chiếm 40%), ví dụ các tác phẩm như: Bong bóng lên trời, Bồ câu không đưa

thư, Phòng trọ ba người, Quán Gò đi lên, Thằng quỷ nhỏ, Đảo mộng mơ, Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang Biang, Nữ sinh

Trang 40

NKC không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm màcó vai trò là người phát ngôn cho một hay nhiều NTĐH Trường hợp này, NTĐH là nhân vật

có suy nghĩ, có hoạt động tự cảm nhận, và mối quan hệ (vai) giữa các nhân vật trong truyện được xác định trong quan hệ với NTĐH này chứ không phải với NKC

2.1.2.1 NKC là người phát ngôn cho một NTĐH

Các tác phẩm xuất hiện kiểu NKC kể theo ĐN của một NTĐH gồm có:

Thằng quỷ nhỏ, Đảo mộng mơ, Bong bóng lên trời, Bồ câu không đưa thư Những tác phẩm xuất hiện kiểu NKC này thường có số lượng nhân vật

ít, trong đó nổi bật lên một nhân vật chính làm trung tâm gắn bó, liên hệ với các nhân vật khác Câu chuyện sẽ được kể theo mạch cảm xúc, thái độ và ý thức của nhân vật này với thế giới bên ngoài NKC phát triển truyện kể theo suy nghĩ của nhân vật chính nên mang tính chủ quan rõ rệt NKC và nhân vật không phải là một, nhưng khoảng cách lại rất gần, có lúc dường như trở thành một thể thống nhất

Trong Bong bóng lên trời, NKC đã đánh dấu sự hiện diện của mình

bằng cách đưa nhân vật được nói tới vào khung giao tiếp bằng danh từ tên riêng: “Thường”, đại từ thay thế ngôi thứ ba số ít: “anh”, và cụm danh từ có chức năng chỉ xuất: “anh chàng bán kẹo kéo” Bằng cách ấy, người đọc có thể nhận biết được NKC đang kể lại những quan sát, suy nghĩ của ai

“Những tối bà Tuệ phải thức khuya chấm bài, Thường trằn trọc không

sao ngủ được Anh leo lên giường giả vờ nhắm mắt để mẹ khỏi lo Nhưng khi

đèn tắt, cặp mắt Thường lại mở thao láo Anh nằm lắng tai nghe ngóng và mỗi tiếng ho khúc khắc của mẹ từ nhà ngoài vọng vào đều khiến anh bồn chồn, lo lắng” [43; 26]

Nhân vật Thường xuất hiện trong khung giao tiếp với tư cách là ngôi thứ ba, số ít, anh ta không phải là NKC, không phải là chủ thể của lời nói,

Ngày đăng: 02/04/2017, 13:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w