nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp đến collembola (insecta) trên đất trồng mía hà trung, thanh hóa và đất trồng ngô, lúa đan phượng, hà nội
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 75 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
75
Dung lượng
1,03 MB
Nội dung
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT NGUYỄN THỊ ĐỊNH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ VÀ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐẾN COLLEMBOLA (INSECTA) TRÊN ĐẤT TRỒNG MÍA HÀ TRUNG, THANH HOÁ VÀ ĐẤT TRỒNG NGÔ, LÚA ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NỘI – 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT NGUYỄN THỊ ĐỊNH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ VÀ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐẾN COLLEMBOLA (INSECTA) TRÊN ĐẤT TRỒNG MÍA HÀ TRUNG, THANH HOÁ VÀ ĐẤT TRỒNG NGÔ, LÚA ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 60 42 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Nguyễn Trí Tiến HÀ NỘI – 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hàng năm cây trồng lấy đi của đất một lượng chất hữu cơ lớn, nếu không bù lại cho đất lượng chất hữu cơ bị mất đó thì đất sẽ bị thoái hoá, mất khả năng canh tác. Phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và bổ sung độ màu mỡ cho đất. Sử dụng hợp lý các loại phân bón vừa có tác dụng tăng năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản vừa bảo vệ chất lượng đất canh tác. Phân bón hoá học có nhiều ưu việt như thúc đấy quá trình sinh trưởng, phát triển, làm tăng đột biến năng suất của các loại cây trồng, tiết kiệm ngày công và sức lao động của người dân. Song nó cũng có nhược điểm rất lớn, đó là một phần phân bón hoá học không được cây trồng hấp thụ, nó sẽ tích tụ trong đất, lâu dần làm đất bị thoái hoá, làm sâu bệnh gia tăng, làm giảm dần năng suất, chất lượng cây trồng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Các chất mùn trong đất chỉ được cung cấp bởi các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, sự bồi đắp phù sa Đất trồng và cây trồng cần đầy đủ các chất dinh dưỡng từ các loại phân cung cấp, do đó không thể dùng phân hóa học để thay thế hoàn toàn cho phân hữu cơ được mà phải dùng kết hợp các loại mới mang lại hiệu quả sản xuất cao. Việc bón phân hữu cơ không chỉ cung cấp độ mùn cho đất giúp ruộng giàu chất dinh dưỡng mà còn làm cho đất tơi xốp giúp rễ cây dễ hấp thu các chất dinh dưỡng trong đất, dễ trao đổi chất và quang hợp. Trong sản xuất nông nghiệp, phần còn lại của cây trồng (thân, lá, rễ ) sau khi đáp ứng nhu cầu của con người gọi là phụ phẩm nông nghiệp (PPNN). Lượng phụ phẩm này nếu không được xử lý thích hợp sẽ gây ô nhiễm môi trường. Biện pháp được người dân sử dụng nhiều là phơi khô PPNN làm chất đốt, làm thức ăn cho gia súc. Nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 hiện nay, lượng PPNN được sử dụng cho mục đích sinh hoạt của người dân ngày càng giảm, mà PPNN chủ yếu được đốt để lấy tro bón ruộng, tuy nhiên biện pháp xử lý PPNN này lại thải ra lượng khí CO 2 lớn gây ô nhiễm cho bầu khí quyển. Do vậy, cần tìm ra biện pháp xử lý PPNN có hiệu quả hơn mà không gây hại tới môi trường. Lượng phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp tương đối nhiều, nếu ủ thành phân hữu cơ để bón cho đồng ruộng là đưa lại lợi ích kép, là phát triển sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người [5]. Collembola là động vật ở đất có kích thước nhỏ bé. Chúng có số lượng cá thể đông, phân bố rộng và rất nhạy cảm với những thay đổi của điều kiện môi trường. Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng Collembola làm chỉ thị sinh học đánh giá chất lượng môi trường đất. [1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 11, 12, 13, 15, 20, 26]. Do vậy để có thêm những luận chứng khoa học về vai trò của phân hữu cơ và PPNN tới đất, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp đến Collembola (Insecta) trên đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa và đất trồng ngô, lúa Đan Phượng, Hà Nội.” 2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp số liệu về đa dạng thành phần loài và các chỉ số định lượng của Collembola dưới ảnh hưởng của phân hữu cơ, kỹ thuật vùi PPNN trên đất trồng mía ở nông trường Hà Trung, Thanh Hóa và đất trồng ngô, lúa ở Đan Phượng, Hà Nội. Xác định được nhóm loài Collembola có vai trò chỉ thị sinh học ở khu vực nghiên cứu. Bổ xung thêm dẫn liệu cho hướng nghiên cứu về vai trò chỉ thị sinh học của Collembola ở Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của nghiên cứu sẽ định lượng được ảnh hưởng của phân bón hữu cơ và kỹ thuật vùi PPNN đến đa dạng thành phần loài và độ phong phú của Collembola ở 2 địa điểm nghiên cứu, góp phần xác định công thức vùi phụ phẩm nông nghiệp nào phù hợp nhất ở địa điểm nghiên cứu, là công thức có các giá trị định lượng của Collembola cao hơn các công thức khác. Là tài liệu tham khảo phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, cán bộ nghiên cứu thuộc các chuyên ngành sinh học, sinh thái động vật, thổ nhưỡng… 3. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Mục đích của đề tài Đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ và kỹ thuật vùi phụ phẩm nông nghiệp đến độ đa dạng thành phần loài, phân bố và đặc trưng định lượng của Collembola trên đất trồng mía và đất trồng ngô, lúa. Xác định được các nhóm loài Collembola có khả năng sử dụng như những chỉ thị sinh học trong môi trường đất cụ thể ở khu vực nghiên cứu. 3.2. Yêu cầu của đề tài Xác định mức độ đa dạng về thành phần loài và đặc điểm phân bố của Collembola ở đất trồng mía và đất trồng ngô, lúa. Phân tích một số chỉ số định lượng của Collembola thu được từ các thí nghiệm, trên cơ sở đó đánh giá được mức độ biến đổi của quần xã Collembola dưới ảnh hưởng của phân bón hữu cơ và kỹ thuật vùi PPNN. Bước đầu xác định công thức vùi PPNN nào là đạt hiệu quả nhất và chỉ ra một số loài Collembola sử dụng làm chỉ thị cho chất lượng môi trường đất ở khu vực nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình nghiên cứu Collembola trên thế giới Collembola cùng với ve bét (Acarina) là một trong những đại diện chủ yếu của nhóm chân khớp bé (Microathropoda). Chúng có kích thước nhỏ nhất từ 0,12 - 1 mm đến lớn nhất là 5 - 10 mm, có hàm bên trong và luôn có 2 đôi râu. Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực (3 đốt) và bụng (6 đốt). Đa số nhưng không phải tất cả bọ nhảy có chạc nhảy, là một phần phụ ở đốt bụng thứ 4.[45] Hoá thạch đầu tiên của chúng được tìm thấy từ kỷ Devon (cách đây khoảng 400 triệu năm). Đây là hoá thạch đáng chú ý nhất, từ hoá thạch này xác định được 2 loài tuyệt chủng ở đại Cổ sinh và 8 loài tuyệt chủng ở đại Trung sinh. Ngoài ra còn tìm thấy nhiều dạng hoá thạch ở các thời gian và địa điểm khác nhau: hoá thạch ở cuối ký Phấn trắng ở Canada; hoá thạch ở kỷ thứ 3, ở giữa eo biển Ban Tích, từ hoá thạch này có 19 loài đã được biết với đại diện của các giống hiện có: Entomobrya, Hypogastrura, Sminthurus, Lepidocyrtus, Podura, Isotoma, Isotomorus…(Weritschat và Wichard, 2002) [65]; hoá thạch ở kỷ Miocen từ Chiapas ở Mexico; hoá thạch ở kỷ Miocen từ dãy núi Septentrional của nước Cộng Hòa Dominich và hoá thạch kỷ Pleitocene từ Mizunami ở Nhật Bản…Một số tác giá đã kết luận, Collembola là động vật chân đốt sống trên đất sớm nhất (Tillyard, 1928) [63], chúng là hoá thạch sống (Handschin, 1955; Thibaud, 1970) [38, 62], chúng là sinh vật cổ còn sót lại với sự tiến hoá chậm (Thibaud, 1970) [62]. Về quan hệ phát sinh loài: Collembola là côn trùng chuyên hoá cao xuất hiện cách đây đã lâu. Chúng là dạng nguyên thuỷ, ở dạng ấu trùng đã hoàn chỉnh cấu trúc (Handschin, 1955) [38]. Gullan và Cranston, (1994) [36] cho rằng Collembola có quan hệ họ hàng với Insecta và Diplura, phân nhóm từ Prota thành Hexapoda. Cơ sở dữ liệu sinh lý học cho thấy Collembola tiến Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 hoá thẳng từ tổ tiên gần biển Haemolymph ở môi trường có áp suất thẩm lọc cao, hỗn hợp muối ngoại lai, sớm hơn loài giáp xác, chúng phải thích nghi từ môi trường gần biển ở kỷ Cambrium đến môi trường sống trên đất ở kỷ Devonian, có lẽ Collembola được bắt nguồn từ động vật chân mang sống ở đáy biển sau đó có khả năng sống trên mặt đất (Little, 1983) [45]. Nghiên cứu về sinh học Collembola cho thấy: Màu sắc vỏ da phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng. Trong điều kiện sáng, màu vỏ da là đậm hơn, trong điều kiện tối màu vỏ da là trắng (nhạt) hơn (Thibaud, 1970) [62]. Hệ thần kinh dạng hạch, hạch bụng hợp nhất với hạch của đốt ngực thứ 3, thường kéo dài đến đốt bụng thứ nhất (Brauner, 1981) [28]. Hệ tiêu hoá, theo Adams và Salmon, (1972) [27] chia ruột trước thành: hầu, thực quản, diều và cổ họng. Giữa ruột trước và ruột giữa có 1 cơ khoẻ được gọi là vùng môn vị (Nicolet, 1842; Hopkin, 1997) [42, 52]. Chúng là loài ăn tạp ở tất cả các họ, một vài loài ăn chất thối rữa (xác thực vật), ăn phân, ăn xác chết, xác nấm hay xác vi khuẩn, vài loài ăn thịt (Thibaud, 1970) [62]. Hô hấp theo cơ chế khuyếch tán không khí của lớp biểu bì (Ruppel, 1953) [56]. Sự lưu thông máu trong các khoang của cơ thể được duy trì bởi bình máu hay quả tim ở mặt lưng, nhịp đập từ 60-150 nhịp/phút (Nicolet, 1842) [52], thiếu tổ chức lưu thông máu đặc biệt để bơm máu vào râu (Hopkin, 1997) [42]. Sự bài tiết được hoàn thành bởi sự đổi mới của toàn bộ biểu mô ruột (Humbert, 1979) [43]. Collembola phân biệt về giới và thụ tinh gián tiếp (Hopkin, 1997) [42]. Nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố vô sinh bất lợi cho thấy: Trong sự phát triển của Hypogastruridae, nhiệt độ gây chết cho chúng là từ -4 0 và 28 0 , nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của chúng trong khoảng 9 0 đến 12 0 , độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của chúng là 98% đến 100%, độ ẩm tương đối < 93% sẽ gây chết (Thibaud, 1970) [62]. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Nghiên cứu khu hệ bọ nhảy: Đã có nhiều công trình nghiên cứu về khu hệ Collembola. Hai công trình được coi là cơ bản và đầy đủ có tính bao trùm toàn bộ khu hệ Châu Âu là của Gisin, (1960) [34] và liên quan đến toàn bộ khu hệ thế giới là của Stach từ 1947-1963 [58], và sau này là của nhiều tác giả khác. Frans Janssens, (2010) đã tổng hợp các kết quả nghiên của các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về khu hệ Collembola và đưa ra danh sách mô tả chi tiết của hơn 8000 loài được biết [45]. Về sinh thái học: Collembola sống trong đất và bãi rác, ưa ẩm, chúng cư trú ở đất và thảm lá. Có vài loài có thể di chuyển tích cực lên bề mặt vỏ cây, hoa vào ban ngày. Chúng phân bố trong rêu, dưới lớp đất đá, trong hang, trong tổ kiến, trong tổ mối, khu vực lên xuống của thuỷ triều, bờ biển, bờ ao, hồ, các dải tuyết…Chúng là thành phần quan trọng của hệ sinh thái trên mặt đất tham gia vào quá trình kiến tạo đất. Đã có những công trình nghiên cứu về vai trò của Collembola trong quá trình tạo đất, phân huỷ lớp thảm vụn hữu cơ như: Edward and Heath, 1963 [31]. Collembola có số lượng cá thể đông. Trong đất rừng chúng có thể đạt được mật độ 200 -1800 con/dm 3 (Handschin, 1955) [38], phân bố rộng trong nhiều loại hình sinh cảnh, dễ thu bắt, có khả năng nhận dạng được đến loài. Chúng thường cư trú ở một nơi cố định cho đến khi nơi ở của chúng bị tác động. Chu kỳ sống ngắn, sinh sản nhanh vào thời gian bất kỳ trong năm (Crouau Y. et al., 2003; Henning Petersen, 2002…) [29, 40]. Do vậy, trong những năm gần đây chúng cùng với ve bét được sử dụng như vật chỉ thị sinh học trong đánh giá chất lượng môi trường, đặc biệt môi trường đất [7, 39, 40, 41, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 53, 54, 55, 61]. Sự thích nghi của Collembola đối với các nhân tố sinh thái đã được đề cập tới trong các nghiên cứu của Moursi, 1962 [51]; Hutson, 1978 [44]; Hagvar, 1984 [37]; Geof K. Frampton et al, 1997, 2000 [32, 33]; Hopkin S. P., 2009 [60]. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Nghiên cứu về vai trò chỉ thi sinh học của Collembola trong việc đánh giá chất lượng môi trường đất: Van Straalen N.M., (1997) [64] đã nghiên cứu sử dụng nhóm chân khớp chỉ thị cho độ PH khác nhau. Do chúng có khả năng thích ứng sinh thái rộng và tính nhạy cảm cao trong việc chống lại các vật chất bất lợi, nên chúng là đối tượng trong các nghiên cứu về độc tố sinh thái đất, phần lớn là các nghiên cứu về độc tố thuốc trừ sâu, hoá chất bảo vệ thực vật và kim loại nặng [39, 47, 48, 54, 55, 57]. Các ảnh hưởng gây ra bởi kim loại nặng hầu hết được điều tra trong mối liên hệ với đất bị ô nhiễm bẩn tại các xưởng sản xuất kim loại (Michelle T. Fountain et al., 2001; 2004; 2005) [47, 48, 49, 50] hay khu vực xử lý nước phế thải (Paul Henning Krogh et al., 1997) [57]. Sự cư trú của Collembola phản ứng thuận với sự bổ sung các loại phân hữu cơ bất kỳ vào đất, chúng kích thích sự sinh sản của nhiều loài và làm tăng nhanh quá trình diễn thế xảy ra trong đất. Trong điều kiện cực thuận, mật độ của Collembola trong một đơn vị phân hữu cơ trong đất khá lớn, có thể lên đến 1200 cá thể/gram trọng lượng khô của phân. Phân vô cơ gây sự chuyển biến ít hơn trong thành phần của Collembola khi so sánh với phân hữu cơ. Kanal A., (2004), nghiên cứu và đưa ra kết luận phân bón có thể kích thích sự phát triển, gia tăng số lượng của một số loài bọ nhảy ưa thích loại phân đó, điều này cho phép xác định loài nào là chỉ thị cho loại hình phân bón [46]. 1.2 Tình hình nghiên cứu Collembola ở Việt Nam Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về Collembola đầu tiên là của các tác giả nước ngoài, đó là công trình của Denis (1948) và Delamare – Deboutteville (1948). Năm 1948, Denis đã đưa ra danh sách 17 loài Collembola do Dawydoff thu thập từ các địa phương như Vĩnh Phúc, Đắc Lắc, Đà Nẵng, Tây Nguyên [30]…Năm 1965, J. Stach nhà động vật học người Ba Lan đã đưa ra danh sách 30 loài Collembola thuộc 22 giống, 9 họ, Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 trong đó có 20 loài mới cho khu hệ Việt Nam và 10 loài mới cho khoa học [59]. Từ năm 1975, các đề tài nghiên cứu về nhóm chân khớp bé (Microathropoda) trong đó có Collembola mới bắt đầu được các tác giả Việt Nam tiến hành. Từ năm 1979 đến nay đã có nhiều đợt điều tra Collembola ở các vùng miền của đất nước, trong đó chủ yếu tập trung nghiên cứu ở các Vườn Quốc Gia, Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên. Bên cạnh đó, khu hệ Collembola trong hệ sinh thái đô thị, hệ sinh thái nông nghiêp đã được nghiên cứu khá sâu. Có thể tìm thấy trong các công bố của Nguyễn Trí Tiến, Nguyễn Thị Thu Anh và các tác giả khác từ 1998-2002 [1, 2, 3, 4, 11, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26]. Tuy nhiên, khu hệ Collembola ở phía Bắc Việt Nam được nghiên cứu kỹ hơn về hệ thống phân loại học, đặc điểm phân bố theo các dải độ cao, theo từng loại đất, theo các kiểu hệ sinh thái so với khu hệ Collembola ở miền Nam. Năm 2009, Nguyễn Trí Tiến đã mô tả được 147 loài Collembola ở Việt Nam [14], ngoài ra còn hàng trăm loài chưa được mô tả. Đặc biệt khu hệ Collembola trong hang động, trong hệ sinh thái thuỷ vực, hệ sinh thái nước mặn…còn chưa được nghiên cứu. Nghiên cứu về sinh thái học Collembola: Nghiên cứu về sinh thái học Collembola ở Việt Nam cho thấy: Collembola sống theo tầng đất, chúng có thể chia thành 4 nhóm dạng sống đó là nhóm sống bề mặt thảm, nhóm sống trong lớp thảm mục và trên bề mặt đất, nhóm sống ở đất chính thức trong các tầng nông, sâu của đất và nhóm sống theo một số hướng chuyên hoá riêng (sống cộng sinh với mối, kiến, sống trong hang động, sống trên bề mặt nước…). Chúng khác nhau về màu sắc, kích thước, hình thái cấu tạo, khác nhau về dinh dưỡng và thức ăn [14]. Vai trò chỉ thị sinh học của Collembola trong việc đánh giá chất lượng môi trường đất cũng được nghiên cứu với nhiều nhân tố tác động: Ảnh hưởng của loại hình canh tác (xen canh, luân [...]... trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa, phân bón hữu cơ có ảnh hưởng đến đặc điểm định lượng của Collembola thể hiện chủ yếu ở số lượng loài, MĐTB Còn các giá trị H’, J’ và cấu trúc ưu thế của Collembola giữa 2 nền đất có bón phân hữu cơ và không bón phân hữu cơ là tương tự nhau 3.2.2 Ở đất trồng ngô, lúa Đan Phượng, Hà Nội 3.2.2.1 Một số chỉ số định lượng Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến Collembola trên đất. .. phân hữu cơ Cấu trúc ưu thế quần xã Collembola trên nền đất có bón phân hữu cơ và không bón phân hữu cơ được thể hiện trên hình 3.4 và hình 3.5 Hình 3.4: Cấu trúc ƣu thế quần xã Collembola trên nền đất có bón phân hữu cơ ở đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa Hình 3.5: Cấu trúc ƣu thế quần xã Collembola trên nền đất không bón phân hữu cơ ở đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa Các loài 1, 2, 3 8 là số thứ... ở đất trồng Mía Hà Trung, Thanh Hóa và đất trồng ngô, lúa ở Đan Phƣợng, Hà Nội CT 1 2 3 4 5 Không bón phân hữu cơ (Đc) Bón NPK Bón NPK + phế phẩm vùi tươi Bón NPK + phế phẩm vùi tươi + chế phẩm vi sinh Bón NPK + phế phẩm vùi tươi + chế phẩm vi sinh tủ trên mặt Bón NPK + phế phẩm vùi tươi + chế phẩm vi sinh vùi sau ủ 30 ngày Có bón phân hữu cơ (Tn) Bón NPK Bón NPK + phế phẩm vùi tươi Bón NPK + phế phẩm. .. dạng H’ và độ đồng đều J’ ở hai nền đất có bón và không bón phân hữu cơ trên đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa Tuy số loài và MĐTB ở nền đất có bón phân hữu cơ đều cao hơn so với nền đất không bón phân hữu cơ nhưng giá trị độ đa dạng H’ và độ đồng đều J’ ở nền đất có bón phân hữu cơ lại thấp hơn (không đáng kể) ở nền đất không bón phân hữu cơ (tương ứng 3,04 – 3,07 và 0,8 – 0,82) Nguyên nhân của sự... Đan Phượng, Hà Nội có thể vì các thí nghiệm bố trí ở 2 nền đất khác nhau: Đất đỏ vàng ở Hà Trung, Thanh Hoá và đất phù sa Sông Hồng ở Đan Phượng, Hà Nội, thí nghiệm thực hiện trên 2 đối tượng cây trồng khác nhau: cây mía (ở Hà Trung, Thanh Hoá) và cây ngô, lúa (ở Đan Phượng, Hà Nội) 3.1.2 Đặc điểm phân bố Trong 74 loài Collembola thu được, ở đất trồng mía ở Hà Trung, Thanh Hóa thu được 57 loài, ở đất. .. và phát triển của nhiều loài động vật đất, trong đó có Collembola, và đây có thể là nguyên nhân đưa đến sự khác biệt về thành phần loài Collembola giữa 2 địa điểm nghiên cứu 3.2 Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến một số chỉ số định lƣợng của Collembola ở đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hoá và đất trồng ngô, lúa Đan Phƣợng, Hà Nội 3.2.1 Ở đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hoá 3.2.1.1 Một số chỉ số định lượng Phân. .. hữu cơ tăng lên 112 cá thể trên nền đất có bón phân hữu cơ) , Rambutsinella sp.1 (tăng từ 69 cá thể trên nền đất không bón phân hữu cơ lên 124 cá thể trên nền đất có bón phân hữu cơ) , S zaheri (tăng từ 69 cá thể trên nền đất không bón phân hữu cơ lên 129 cá thể trên nền đất có bón phân hữu cơ) Ngoài ra, còn nhiều loài có số cá thể trên nền đất có bón phân hữu cơ tăng từ 10 đến 20 cá thể so với nền đất. .. canh, kỹ thuật bón phân ), loại đất trồng (đất dốc, đất bằng, đất phù sa, đất đồi núi ), ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng của axit, ảnh hưởng của kim loại nặng (chì), ảnh hưởng của phân bón vô cơ, ảnh hưởng của phân bón hữu cơ [1, 2, 3, 4, 11, 12, 13, 15, 22, 26] Và các kết quả nghiên cứu đều cho thấy, ở môi trường đất đối chứng (đất không chịu tác động của các yếu tố nghiên cứu) có số lượng... khác, phân hữu cơ có thể đã làm thay đổi tính chất lý, hóa của đất, tạo điều kiện sống thuận lợi hơn cho nhóm Collembola phát triển so với đất không được bón phân hữu cơ Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Hình 3.1: Số loài Collembola trên nền đất có bón phân hữu cơ và không bón phân hữu cơ ở đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa *Ảnh hưởng đến MĐTB Từ bảng 3.3 và. .. thể trên nền đất có bón phân hữu cơ) , F exiguus (có số lượng 20 cá thể trên nền đất không bón phân hữu cơ giảm xuống còn 7 cá thể trên nền đất có bón phân hữu cơ) , D indicus (có số lượng 54 cá thể trên nền đất không bón phân hữu cơ giảm xuống còn 42 cá thể trên nền đất có bón phân hữu cơ) Tuy nhiên tổng số cá thể giảm đi nhỏ hơn so với tổng số cá thể tăng lên Vì vậy mà MĐTB trên nền đất có bón phân hữu . Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ VÀ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐẾN COLLEMBOLA (INSECTA) TRÊN ĐẤT TRỒNG MÍA HÀ TRUNG, THANH HOÁ VÀ ĐẤT TRỒNG NGÔ, LÚA ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI . Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ VÀ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐẾN COLLEMBOLA (INSECTA) TRÊN ĐẤT TRỒNG MÍA HÀ TRUNG, THANH HOÁ VÀ ĐẤT TRỒNG NGÔ, LÚA ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI Chuyên. của phân bón hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp đến Collembola (Insecta) trên đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa và đất trồng ngô, lúa Đan Phượng, Hà Nội. ” 2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ