3.2.2.1 Một số chỉ số định lượng
Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến Collembola trên đất trồng ngô, lúa ở Đan Phương, Hà Nội được thể hiện trong bảng 3.5.
Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến một vài chỉ số định lƣợng của
Collembola ở đất trồng ngô, lúa Đan Phƣợng, Hà Nội.
Nền đất Chỉ số định lƣợng Đối chứng Thí nghiệm Số loài 27 28 MĐTB (con/m2) 110011 167931 H’ 1,42 1,04 J’ 0,43 0,31 * Ảnh hưởng số loài
Qua bảng 3.5 và Hình3.6 ta thấy, ở nền đất có bón phân hữu cơ có số loài chỉ nhiều hơn ở nền đất không bón phân hữu cơ 1 loài (sự chênh lệch này không đáng kể).
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.6: Số loài Collembola trên nền đất có bón phân hữu cơ và không bón phân hữu cơ ở đất trồng ngô, lúa Đan Phƣợng, Hà Nội.
*Ảnh hưởng đến MĐTB 110011 167931 0 50000 100000 150000 200000 Đc Tn Nền đất Cá thể/m2
Hình 3.7: MĐTB của Collembola ở nền đất có bón phân hữu cơ và không bón phân hữu cơ trên đất trồng ngô, lúa Đan Phƣợng, Hà Nội
Từ bảng 3.5 và hình 3.7 ta thấy, MĐTB của Collembola trên nền đất có bón phân hữu cơ cao hơn nhiều MĐTB của Collembola trên nền đất không bón phân hữu (tương ứng 167931 cá thể/m2
so với 110011 cá thể/m2 tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
52,64% so với đối chứng). Nguyên nhân của sự tăng này là do sự gia tăng số lượng cá thể của 1 vài loài: ví dụ loài X. humicola trên nền đất không bón
phân hữu cơ có số lượng là 5621 cá thể, trên nền đất có bón phân hữu cơ số lượng cá thể của loài này tăng đột biến lên 20505 cá thể, loài I. punctiferus
trên nền đất không bón phân hữu cơ có số lượng là 1662 cá thể, trên nền đất có bón phân hữu cơ có số lượng 1873 cá thể...Tuy nhiên, một số loài mẫn cảm với phân hữu cơ lại có số lượng giảm đi đáng kể ví dụ: loài C. thermophilus có số lượng cá thể giảm đột ngột từ 9725 cá thể trên nền đất không bón phân hữu cơ xuống còn 5098 cá thể trên nền đất có bón phân hữu cơ, loài E. lanuginosa có số lượng 440 cá thể trên nền đất không bón phân hữu cơ giảm
xuống còn 14 cá thể trên nền đất có bón phân hữu cơ...Tính chung tổng số lượng cá thể tăng lên ở trên nền đất có bón phân hữu cơ cao hơn so với tổng số lượng cá thể giảm đi, do vậy MĐTB của Collembola trên nền đất có bón phân hữu cơ cao hơn MĐTB của Collembola trên nền đất không bón phân hữu cơ.
*Ảnh hưởng đến độ đa dạng H’ và độ đồng đều J’
1.42 1.04 1.04 0.43 0.31 0 1 2 Đc Tn Chỉ số H’ Chỉ số J’
Hình 3.8: Độ đa dạng H’ và độ đồng đều J’ ở hai nền đất có bón và không bón phân hữu cơ trên đất trồng ngô, lúa Đan Phƣợng, Hà Nội
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Quan sát Hình3.8 ta thấy, giá trị độ đa dạng H’ và độ đồng đều J’ trên nền đất có bón phân hữu cơ thấp hơn nhiều so với giá trị H’ và J’ trên nền đất không bón phân hữu cơ (tương ứng là 1,04 – 1,42 và 0,31 – 0,43). Có sự chênh lệch lớn này là do trên nền đất có bón phân hữu cơ, số lượng cá thể chỉ tập trung nhiều ở một vài loài ưu thế dẫn đến MĐTB của quần xã Collembola tăng, nhưng giá trị H’ và J’ lại giảm. Hay nói cách khác, cấu trúc quần xã Collembola ở nền đất có bón phân hữu cơ kém đa dạng và đồng đều hơn so với cấu trúc quần xã Collembola trên nền đất không bón phân hữu cơ. Cấu trúc ưu thế của Collembola ở 2 nền đất minh học rõ hơn cho nhận xét này (Hình3.9 và 3.10).
3.2.2.2 Các loài Collembola phổ biến, ưu thế
Trên đất trồng ngô, lúa Đan Phượng, Hà Nội ghi nhận được 3 loài ưu thế và 1 loài phổ biến như trong bảng 3.6.
Bảng 3.6: Các loài Collembola phổ biến, ƣu thế trên đất có bón phân hữu cơ và không bón phân hữu cơ ở đất trồng ngô, lúa Đan Phƣợng, Hà Nội
Stt Tên loài Đối chứng Thí nghiệm
Loài ƣu thế (độ ƣu thế %)
1 X. humicola 29,2 70
2 C. thermophilus 50,5 17,3
3 I. punctiferus 8,6 6,3
Loài phổ biến (độ phổ biến %)
1 I. punctiferus 72,85 54,28
Từ bảng 3.6 ta thấy, có 3 loài ưu thế chung trên cả hai nền đất có bón phân hữu cơ và không bón phân hữu cơ. Trong đó loài X. humicola có ưu thế vượt trội trên nền đất có bón phân hữu cơ (chiếm 70%), loài C. thermophilus chiếm ưu thế vượt trội trên nền đất không bón phân hữu cơ (chiếm 50,5%). Cấu trúc ưu thế của quần xã Collembola được thể hiện trong hình 3.9 và hình 3.10:
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.9: Cấu trúc ƣu thế của quần xã Collembola trên nền đất có bón phân hữu cơ ở đất trồng ngô, lúa Đan Phƣợng, Hà Nội
Từ Hình3.9 ta thấy, sự chênh lệch về số lượng cá thể giữa các loài ưu thế với nhau và giữa các loài ưu thế với các loài không ưu thế còn lại ở đất trồng ngô, lúa Đan Phượng, Hà Nội là rất lớn.
Hình 3.10: Cấu trúc ƣu thế của quần xã Collembola trên nền đất không bón phân hữu cơ ở đất trồng ngô, lúa Đan Phƣợng, Hà Nội
Từ Hình3.10 cho ta thấy: cũng như ở đất có bón phân hữu cơ, đất không bón phân hữu cơ ở đất trồng ngô, lúa Đan Phượng, Hà Nội cũng có sự
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chênh lệch lớn về số lượng cá thể của các loài ưu thế với nhau và của loài ưu thế với các loài không ưu thế còn lại. Kiểu cấu trúc ưu thế của Collembola như thế này thể hiện tính kém bền vững của quần xã Collembola.
Loài I. punctiferus là phổ biến cả trên hai nền đất có bón phân hữu cơ và không bón phân hữu cơ. Nhưng trên nền đất không bón phân hữu cơ bắt gặp loài này nhiều hơn (72,85 % số lần thu mẫu), trong khi đó trên nền đất có bón phân hữu cơ lòai này bắt gặp 54,28% tổng số lần thu mẫu.
Như vậy, trên cả 2 địa điểm nghiên cứu đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa và đất trồng ngô, lúa Đan Phượng Hà Nội, phân hữu cơ có ảnh hưởng đến đặc điểm định lượng của Collembola theo hướng làm tăng số loài, tăng MĐTB nhưng lại làm giảm hoặc ít hoặc nhiều độ đa dạng H’, độ đồng đều J’.