3.2.1.1 Một số chỉ số định lượng
Phân bón hữu cơ có ảnh hưởng đến các chỉ số định lượng của Collembola, sự ảnh hưởng đó được thể hiện trong bảng 3.3:
Bảng 3.3: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến một số chỉ số định lƣợng của Collembola ở đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa
Chỉ số định lƣợng Đối chứng Thí nghiệm Số lồi 42 46 MĐTB (Con/m2 ) 4295 5455 Chỉ số H’ 3,07 3,04 Chỉ số J’ 0,82 0,80 *Ảnh hưởng đến số loài
Qua bảng 3.3 và hình 3.1 ta thấy, trên nền đất có bón phân hữu cơ có số lồi cao hơn trên nền đất khơng bón phân hữu cơ (chênh lệch số lồi giữa 2 nền đất là 4 loài). Mặc dù khu vực thiết kế thí nghiệm giữa nền đất có bón hữu cơ và khơng bón phân hữu cơ là liền kề nhau và khơng có bất ký sự ngăn cách nào. Như vậy phân hữu cơ có thể làm tăng hàm lượng mùn trong đất, làm đất tơi xốp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát của nhiều lồi hơn. Hay nói cách khác, phân hữu cơ có thể đã làm thay đổi tính chất lý, hóa của đất, tạo điều kiện sống thuận lợi hơn cho nhóm Collembola phát triển so với đất khơng được bón phân hữu cơ.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.1: Số lồi Collembola trên nền đất có bón phân hữu cơ và khơng bón phân hữu cơ ở đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa
*Ảnh hưởng đến MĐTB
Từ bảng 3.3 và hình 3.2, ta thấy mật độ trung bình (MĐTB) của Collembola trên nền đất có bón phân hữu cơ cao hơn trên nền đất khơng bón phân hữu cơ (tương ứng 5455 cá thể/m2
so với 4295 cá thể/m2 tăng 27% so với đối chứng). Như vậy phân hữu cơ đã làm tăng đáng kể số loài và MĐTB của Collembola. Sự tăng số loài và MĐTB là do một số lồi ưa thích với phân hữu cơ có số lượng cá thể tăng vọt như: S. pseudomonoculata (từ 75 cá thể
trên nền đất khơng bón phân hữu cơ tăng lên 112 cá thể trên nền đất có bón phân hữu cơ), Rambutsinella sp.1 (tăng từ 69 cá thể trên nền đất khơng bón phân hữu cơ lên 124 cá thể trên nền đất có bón phân hữu cơ), S. zaheri (tăng từ 69 cá thể trên nền đất khơng bón phân hữu cơ lên 129 cá thể trên nền đất có bón phân hữu cơ). Ngồi ra, cịn nhiều lồi có số cá thể trên nền đất có bón phân hữu cơ tăng từ 10 đến 20 cá thể so với nền đất khơng bón phân hữu cơ như: C. antena, L. (L.) cyaneus, S. pumilis. Tuy nhiên, cũng có một số lồi có
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thể là mẫn cảm với phân hữu cơ, số lượng cá thể của chúng trên nền đất có bón phân hữu cơ giảm đáng kể so với trên nền đất khơng bón phân hữu cơ, như: Lepidosira sp.1 (có số lượng từ 97 cá thể trên nền đất khơng bón phân
hữu cơ giảm xuống còn 78 cá thể trên nền đất có bón phân hữu cơ), F. exiguus (có số lượng 20 cá thể trên nền đất khơng bón phân hữu cơ giảm
xuống cịn 7 cá thể trên nền đất có bón phân hữu cơ), D. indicus (có số lượng 54 cá thể trên nền đất khơng bón phân hữu cơ giảm xuống cịn 42 cá thể trên nền đất có bón phân hữu cơ). Tuy nhiên tổng số cá thể giảm đi nhỏ hơn so với tổng số cá thể tăng lên. Vì vậy mà MĐTB trên nền đất có bón phân hữu cơ tăng lên so với MĐTB trên nền đất khơng bón phân hữu cơ.
4295 5455 5455 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Đc Tn Nền đất Cá thể/m2
Hình 3.2: Mật độ trung bình của Collembola ở hai nền đất có bón và khơng có bón phân hữu cơ trên đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Ảnh hưởng đến độ đa dạng H’ và độ đồng đều J’
3.07 3.04 0.82 0.80 - 1.00 2.00 3.00 4.00 Đc Tn Chỉ số H’ Chỉ số J’
Hình 3.3: Độ đa dạng H’ và độ đồng đều J’ ở hai nền đất có bón và khơng bón phân hữu cơ trên đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa
Tuy số lồi và MĐTB ở nền đất có bón phân hữu cơ đều cao hơn so với nền đất khơng bón phân hữu cơ nhưng giá trị độ đa dạng H’ và độ đồng đều J’ ở nền đất có bón phân hữu cơ lại thấp hơn (không đáng kể) ở nền đất khơng bón phân hữu cơ (tương ứng 3,04 – 3,07 và 0,8 – 0,82). Nguyên nhân của sự giảm này là do ở nền đất có bón phân hữu cơ số lượng cá thể của một vài loài ưu thế phát triển mạnh làm cho MĐTB của quần xã Collembola ở nền đất có bón phân hữu cơ cao nhưng lại chỉ tập trung vào một vài loài nên làm giảm giá trị của H’ và J’. Vì cả H’ và J’ đều phụ thuộc khơng chỉ vào số lượng lồi mà cịn phụ thuộc vào số lượng cá thể của từng loài. Như vậy, đất có bón phân hữu cơ có giá trị số lượng lồi, MĐTB của Collembola cao hơn so với đất khơng bón phân hữu cơ, nhưng giá trị H’, J’ thì thấp hơn chút ít.
3.2.1.2 Các lồi Collembola phổ biến, ưu thế
Lồi ưu thế là lồi có số lượng cá thể riêng chiếm từ 5% đến 10% trong tổng số cá thể chung của quần xã. Ở mỗi sinh cảnh có một tập hợp lồi ưu thế
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đặc trưng và tập hợp này thay đổi ở các sinh cảnh khác nhau theo thời gian. Sự thay đổi của các loài ưu thế phản ánh sự thay đổi điều kiện môi trường sống. Trong điều kiện môi trường sống tối ưu, mang tính chất tự nhiên, thơng thường các lồi trong quần xã có số lượng cá thể tương đối đồng đều. Giá trị số lượng loài ưu thế khơng vượt trội hơn các lồi khác. Ngược lại khi điều kiện môi trường thay đổi, tác động đến từng cá thể, sinh vật phải tự điều chỉnh để thích ứng với điều kiện sống mới dẫn đến kết quả: một số loài bị diệt vong, một số loài khác phát triển đột biến làm thay đổi hình ảnh tập hợp ưu thế trong quần xã. Trên cơ sở thay đổi ấy, người ta có thể phán đốn được q trình cũng như chiều hướng diễn thế của sự thay đổi điều kiện môi trường. (Chernova, 1988).
Dưới ảnh hưởng của phân hữu cơ, trên đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa đã ghi nhận được 8 lồi ưu thế và 1 loài phổ biến như trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Các loài Collembola phổ biến, ƣu thế trên đất khơng bón phân hữu cơ và có bón phân hữu cơ ở đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa
Stt Lồi Đối chứng Thí nghiệm
Lồi ƣu thế ( độ ƣu thế %)
1 S. pseudomonoculata 8,73 10,26 2 Rambutsinella sp1 8,03 11,4 3 Lepidosira sp1 11,3 7,15 4 Salina sp13 7,7 5,7 5 S. pumilis 8,03 7,9 6 S. zaheri 8,03 11,8 7 C. antena 6,04 8 D. indicus 6,3
Loài phổ biến (độ phổ biến %)
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ bảng 3.4 ta thấy trên hai nền đất có 8 lồi ưu thế, trong đó có 6 lồi là loài ưu thế chung cho cả 2 nền đất, còn lại mỗi nền đất có 1 lồi ưu thế riêng. Loài C. antena là loài ưu thế riêng trên nền đất có bón phân hữu cơ,
loài D. indicus là loài ưu thế riêng trên nền đất khơng bón phân hữu cơ. Cấu trúc ưu thế quần xã Collembola trên nền đất có bón phân hữu cơ và khơng bón phân hữu cơ được thể hiện trên hình 3.4 và hình 3.5.
Hình 3.4: Cấu trúc ƣu thế quần xã Collembola trên nền đất có bón phân hữu cơ ở đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa
Hình 3.5: Cấu trúc ƣu thế quần xã Collembola trên nền đất khơng bón phân hữu cơ ở đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ hình 3.4 và 3.5 ta thấy, cấu trúc ưu thế của quần xã Collembola trên nền đất khơng bón phân hữu cơ tương tự như cấu trúc ưu thế quần xã Collembola trên nền đất có bón phân hữu cơ.
Loài S. pseudomonoculata là loài phổ biến ở nền đất có bón phân hữu cơ, khơng có lồi phổ biến trên nền đất khơng bón phân hữu cơ.
Như vậy, ở đất trồng mía Hà Trung, Thanh Hóa, phân bón hữu cơ có ảnh hưởng đến đặc điểm định lượng của Collembola thể hiện chủ yếu ở số lượng lồi, MĐTB. Cịn các giá trị H’, J’ và cấu trúc ưu thế của Collembola giữa 2 nền đất có bón phân hữu cơ và khơng bón phân hữu cơ là tương tự nhau.