Quan hệ Thừa Thiên Huế - Salavan

74 564 2
Quan hệ Thừa Thiên Huế - Salavan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ cái viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 ASEAN +1 Association of Southeast Asian Nations +1 Quan hệ song phương giữa ASEAN và một đối tác khác như Nhật Bản, EU, Canada… 3 ASEAN +3 Association of Southeast Asian Nations +3 Cơ chế hợp tác giữa ASEAN và ba quốc gia Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc 4 ASABA Association of South African Black Actuarial Professionals Hiệp hội và nghề tính toán bảo hiểm trong cộng đồng da đen. 5 ASDP The American Society of Dermatopathology Hội Mỹ của Dermatopathology ( bệnh lý da liễu và phẫu thuật) 6 ASEM Asia-European Meeting Diễn đàn hợp tác Á – Âu 7 APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương 8 CARBI Reserve carbon and Biodiversity Conservation Forests Dự trữ Các-bon và Bảo tồn Đa dạng sinh học Rừng 9 CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân 10 CHXHCN Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa 11 COXANO Công ty cổ phần Cơ khí Xây dựng Công trình Thừa Thiên - Huế 12 ĐCSVN Đảng Cộng Sản Việt Nam 13 EU European Union Liên minh Châu Âu 14 EWEC East-West Economic Corridor Hành lang kinh tế Đông – Tây 15 GMS Great Mekong Subregion Khu vực Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng 16 HĐND Hội đồng Nhân dân 17 ICAO International Civil Aviation Tổ chức hàng không quốc tế 18 IFAD International Fund for Agricultural Development Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế 19 JICA Japan International Cooperation Agency Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản 20 KOICA The Korea International Cooperation Agency Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc 21 NAFTA Nouth America Free Trade Agreement Hiệp định thương mại Bắc Mỹ 22 PEMSEA Partnerships in Environmental Management for the Seas of East Asia Quan hệ đối tác trong quản lý môi trường cho các biển Đông Á 23 UNDP United Nations Development Programme Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc 24 UNFPA United Nations Population Fund Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc 25 UBND Ủy ban Nhân dân 26 UVTW Ủy viên Trung Ương 27 UPU Universal Postal Union’s Liên minh bưu chính thế giới 28 WTO Worl Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới 29 WTC World Trade Centrer Trung tâm thương mại thế giới 30 WWF World Wide Fund For Nature Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên A – MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trước hết cần khẳng định, mối quan hệ đoàn kết Việt - Lào không phải là hiện tượng ngẫu nhiên và không phải là quan hệ nhất thời mà có cội nguồn tự nhiên xã hội và lịch sử. Cùng với thời gian, mối quan hệ này được hai đảng và hai nhà nước hết sức chăm lo, dày công vun đắp, người đặt nền móng cho mối quan hệ tốt đẹp này chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn Phôm- vi-hẳn, để giờ đây nó trở thành mối quan hệ truyền thống hữu nghị đặc biệt, gắn bó, thủy chung son sắt và là tài sản vô giá của hai dân tộc trên con đường phát triển đất nước phồn vinh, ấm no, hạnh phúc. Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước, thì ở từng địa phương của hai đất nước cũng xây dựng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp ấy. Đặc biệt ở các tỉnh vùng biên giới của hai nước, quan hệ hữu nghị được biểu hiện rõ nét nhất. Theo số liệu đã được công bố, độ dài của biên giới Việt Nam - Lào là 2.067km. Đường biên giới này kéo dài qua hầu hết các tỉnh miền núi phía đông của Lào và dọc theo 2/3 đường biên giới phía tây của đất nước Việt Nam. Điều này cho thấy hai nước và nhất là các tỉnh dọc biên giới phải dựa lưng vào nhau mà sống, cùng tồn tại, phát triển và cùng nhau hướng tới mục tiêu hòa bình, ổn định, phát triển để cùng bước chân vào “ngôi làng toàn cầu”. Vì vậy, lãnh đạo hai nước đã nhìn lại và đưa ra những chính sách đối ngoại phù hợp với tình hình hiện nay. Một trong những chính sách đối ngoại mà hai nước đẩy mạnh là hợp tác toàn diện với các nước láng giềng, nên ngày càng đẩy mạnh hơn nữa hợp tác toàn diện giữa các tỉnh biên giới hai nước. Với chính sách đó, tỉnh Thừa Thiên Huế (Việt Nam) và tỉnh Sa-la-vẳn (Lào), là một trong những tỉnh có chung biên giới, đã đang và sẽ đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hữu nghị được hai Đảng, hai nhà nước dày công vun đắp. Thừa Thiên Huế (Việt Nam) và Sa-la-vẳn (Lào) là hai tỉnh có chung biên giới, hai bên đã có quan hệ với nhau từ những thế hệ đi trước, và mối quan hệ đó ngày càng được thế hệ trẻ phát huy. Sau hơn 13 năm sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên (20/09/1975), thực hiện nghị quyết Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5 về việc phân chia địa giới hành chính mới (30/06/1989), vào ngày 1/7/1989, tỉnh Thừa Thiên Huế tách ra thành tỉnh độc lập. Hai bên tăng cường cho các huyện, các bản dọc biên giới và các đoàn thể kết nghĩa với nhau. Mối quan hệ kết nghĩa giữa hai tỉnh có cùng biên giới ngày càng được đẩy mạnh. Mối quan hệ hợp tác Thừa Thiên Huế - Sa-la-vẳn đã không ngừng phát triển toàn diện trên cả quy mô và hình thức, mở ra nhiều nội dung phong phú, giải quyết kịp thời được nhiều vấn đề thiết thực, tạo nên bầu không khí hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai tỉnh. Sự hợp tác này đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào sự phát triển không ngừng của từng nước và tình hữu nghị của hai nước ngày càng được thắt chặt hơn. Tuy nhiên những thành tựu đó chưa tương xứng với tiềm năng của hai tỉnh. Trong những năm gần đây, hai tỉnh đã và đang thực hiện theo đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước đưa ra, đồng thời nhìn lại những con đường mình đã đi và vạch vạch ra những kế hoạch hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh để cùng nhau góp phần đưa hai đất nước đi lên tiến kịp với sự phát triển của nhân loại. Đồng thời, thập niên đầu thế kỷ XXI được coi là những năm thành công nhất của tỉnh Thừa Thừa Huế trên lĩnh vực hợp tác, đối ngoại quốc tế, trong đó đặc biệt là hợp tác với các với các địa phương của CHDCND (Cộng hòa dân chủ nhân dân) Lào. Một trong những tỉnh được chú trọng hợp tác nhất là tỉnh Salavan (CHDCND Lào). Đây còn được coi là giai đoạn phát triển vượt bậc trong quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh. Với những lý do trên, cùng với sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và các cán bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Quan hệ Thừa Thiên Huế - Sa-la-vẳn trong thập niên đầu thế kỷ XXI” làm báo cáo tốt nghiệp ngành Lịch sử của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay đề tài mối quan hệ quốc tế là đề tài hấp dẫn, thu hút sự chú ý, quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế, song những công trình đó thường đi khái quát, hay cụ thể về mối quan hệ giữa các chủ thể lớn là các nước. Còn trên phương diện mối quan hệ giữa từng tỉnh của các chủ thể lớn đó thì những bài nghiên cứu này không nhiều. Và cũng có rất ít các tài liệu đã được công bố. “Quan hệ Thừa Thiên Huế - Sa-la-vẳn trong thập niên đầu thế kỷ XXI” là một đề tài hoàn toàn mới, tài liệu chi tiết không nhiều. Tuy nhiên để hiểu được mối quan hệ của hai tỉnh thì phải đi tìm hiểu những công trình nghiên cứu chung của hai nước và những tài liệu chuyên sâu mà hai tỉnh đã tiến hành hợp tác. Vì vậy, có thể kể ra một số công trình nghiên cứu đã được công bố: Các công trình nghiên cứu chung về quan hệ Việt Nam - Lào được đề cập đến, tiêu biểu là “Việt - Lào hai nước chúng ta” do Vũ Văn Khoan sưu tầm và biên soạn năm 2008, hay bản “đề cương lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” do Ban Chỉ đạo biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào… Tại các hội thảo khoa học về quan hệ Việt Nam - Lào cũng có các bài tham luận như “Quan hệ Việt Nam - Lào: Hiện trạng và triển vọng”. Ngoài ra, đề cập đến quan hệ Việt Nam - Lào phải nói đến các viết đăng trên các báo, các tạp chí nghiên cứu, các bài bình luận trên các web… Đặc biệt, trên tạp chí Đông Nam Á tập trung nhiều bài viết đề cập đến mối quan hệ hai nước của các tác giả như “Hợp tác đầu tư Việt Nam và Lào - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Đình Bá (4/2002), “Phối hợp ngoại giao giữa Việt Nam và Lào từ 1975 đến nay” của Trương Duy Hòa (7/2007), “Những nhân tố thuận lợi trong quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào” (3/2004), và “Tình đoàn kết truyền thống Việt Nam Lào” (9/2008) của Nguyễn Hào Hùng, “Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào từ 1991 - 2005” của Nguyễn Thị Phương Nam (08/2007)… Những bài viết đó chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ hay khái quát một vấn đề trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào. Tuy nhiên, đó chỉ là những bài viết nói về mối quan hệ của hai nước Việt Nam - Lào nói chung, còn đối với quan hệ Thừa Thiên Huế - nói riêng chưa có nhiều tài liệu hay tài liệu hay bài viết đề cập tới. Có chăng chúng ta chỉ thấy được một vài bài liên quan đến mối quan hệ giữa hai tỉnh như “Một số thành tựu trong quan hệ Thừa Thiên Huế - Sa-la-vẳn (Lào) trong những năm đầu thế kỷ XXI” của Nguyễn Hoàng Huế (2010) trong kỷ yếu hội nghị cán bộ lần 1 của trường Đại học Phú Xuân, chỉ đề cập đến những thành tựu, những vấn đề rất khái quát trong quan hệ giữa hai tỉnh, hay một số bài trên các trang web của tỉnh Thừa Thiên Huế… Nó cũng chỉ là đề cập tới những những phần rất nhỏ của mối quan hệ này. Những tài liệu chuyên khảo đề cập đến mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh đó là các biên bản hội thảo, những nghị định, quyết định, kế hoạch thư mời… mà tác giả thu thập được như: “Báo cáo kết quả trao đổi, hội đàm với Ban Chỉ đạo cắm mốc tỉnh Salavan từ ngày 21/04/2009 đến 23/042009”, Ban Chỉ đạo Phân giới và Cắm mốc 04/2009”; Kế hoạch hoạt động hè và Chiến dịch Thanh niên tình nguyện năm 2011” Ban Chấp hành tỉnh Thừa Thiên Huế (3/2011); “Quyết định về việc tiếp nhận LHS Lào vào học năm thứ nhất hệ chính quy hợp đồng theo ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế” Đại học Huế (7/2011); “Biên bản hội đàm giữa tỉnh Thừa Thiên Huế nước CHXHCN Việt Nam và tỉnh Saravan” Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (10/2002); “Biên bản thỏa thuận viện trợ giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Salavan” Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (06/2007); “Bài tham luận tại Hội nghị tuyên truyền biển đảo và phân giới cắm mốc, quý IV năm 2009” Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (10/2009); “Báo cáo tình hình hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các địa phương của Lào và Campuchia” Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (11/2011), … Tất cả những bài viết, những tài liệu đó phản ánh quan hệ giữa tỉnh Thừa Thiên Huế - Sa-la-vẳn. Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện đề tài và dựa trên cơ sở những tài liệu đó, chúng tôi đã kế thừa và chọn lọc để đưa ra những kết luận xác thực, khách quan và có hệ thống về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế - Sa-la-vẳn trong thập niên đầu thế kỷ XXI. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của báo cáo tập trung trình bày một cách có hệ thống về quan hệ giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Sa-la-vẳn (Lào) trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Thông qua đó báo cáo còn điểm qua một số nét chính về mối quan hệ Việt Nam - Lào trong thập niên đầu thế kỷ XXI. Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu trên, tác giả của báo cáo sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Phân tích bối cảnh tác động đến quan hệ của hai nước Việt Nam - Lào nói chung và Thừa Thiên Huế - Sa-la-vẳn nói riêng trong thập niên đầu thế kỷ XXI. - Trình bày và phân tích về chính sách đối ngoại của hai tỉnh trong thập niên thế kỷ XXI. - Trình bày khái quát về mối quan hệ Việt Nam - Lào trong thập niên thế kỷ XXI. - Phân tích, đánh giá về mối quan hệ giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Sa-la-vẳn (Lào) trong thập niên đầu thế kỷ XXI. - Nhận xét và dự báo những thách thức và triển vọng của mối quan hệ giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Sa-la-vẳn (Lào). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của báo cáo là quá trình diễn biến của mối quan hệ giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Salavan (Lào) trong những năm đầu thế kỷ XXI. Về phạm vi nghiên cứu, khóa luận chỉ trọng tâm trình bày những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Sa-la-vẳn (Lào) trong những năm đầu thế kỷ XXI. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Về phương pháp luận, để thực hiện đề tài này, tác giả báo cáo luôn tuân thủ phương pháp luận sử học Mácxít, đảm bảo tính khoa học khách quan, cụ thể, biện chứng khi xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ này. Tác giả báo cáo cũng luôn quán triệt những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, về đường lối, chính sách đối ngoại được trình bày trong các kỳ Đại hội của Đảng, đặc biệt là Đại hội IX, Đại hội X. Đồng thời cũng quán triệt những nội dung cụ thể trong chính sách đối ngoại cụ thể của tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là đối với các tỉnh biên giới của Lào. Về phương pháp nghiên cứu, trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã tích cực đi thu thập tài liệu tại nhiều địa điểm, nhiều cơ quan hữu quan trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời tác giả đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra còn kết hợp với nhiều phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,tổng hợp, đánh giá… để giải quyết những yêu cầu mà đề tài đề ra. 6. Nguồn tư liệu và đóng góp của đề tài 6.1. Nguồn tư liệu Tư liệu mà tác giả sử dụng trong báo cáo này bao gồm: - Những tư liệu về quan hệ giữa các nước nước trong tiểu vùng sông Mêkong và Hành lang kinh tế Đông - Tây. - Những công trình viết về mối quan hệ Việt Nam – Lào. - Các văn bản ghi nhớ của tỉnh Thừa Thiên Huế trong mối quan hệ với các tỉnh của Lào, đặc biệt các tài liệu của sở Ngoại vụ UBND Thừa Thiên Huế về mối quan hệ giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế - Sa-la-vẳn trên các lĩnh vực. - Những bài viết, những bài phát biểu và những bài chúc mừng của các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Sa-la-vẳn - Các bài báo, tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á…hay những trang web chính thức của tỉnh cũng là những tư liệu quan trọng. 6.2. Đóng góp của đề tài - Báo cáo cung cấp thêm nguồn tư liệu đầy đủ hơn về mối quan hệ giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế - Sa-la-vẳn trong giai đoạn 2000 -2011. - Báo cáo là công trình nghiên cứu có hệ thống về quan hệ giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế - Sa-la-vẳn trong giai đoạn 2000 -2011. Khóa luận sẽ làm rõ những cơ sở, những nhân tố tác động, chính sách đối ngoại, những thành tựu, khó khăn hạn chế và thành tựu trong quan hệ giữa hai tỉnh. - Báo cáo góp phần quan trọng vào việc giáo dục trong nhân dân hai nước, đặc biệt là hai tỉnh, truyền thống đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa hai dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế và hợp tác khu vực ngày càng phát triển, việc hợp tác toàn diện với các nước láng giềng truyền thống, mà trực tiếp là giữa các tỉnh có chung biên giới có ý nghĩa rất quan trọng. - Hơn thế, đề tài còn giúp cho nhân dân hiểu sâu và giúp ích cho các nhà quản lý của tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc hoạch định các chủ trương, biện pháp để nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh. 7. Bố cục của báo cáo tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của đề tài được cấu tạo bởi 2 chương: Chương 1. Cơ sở của mối quan hệ Thừa Thiên huế - Sa-la-vẳn Chương 2. Quan hệ Thừa Thiên Huế - Sa-la-vẳn trong thập niên đầu thế kỷ XXI. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ THỪA THIÊN HUẾ - SALAVAN 1.1. Sự gần gũi về địa lý và nét tương đồng về văn hóa 1.1.1. Sự gần gũi về mặt địa lý Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có sự gần gũi nhau về mặt địa lý, núi liền núi, sông liền sông, cùng chung sống trên bán đảo Đông Dương cùng uống chung một dòng nước Mê Kông, cùng chung sống trong một mái nhà Trường Sơn. Trường Sơn ở phía Đông Lào dài 1900 km, là biên giới tự nhiên với Việt Nam. Hai nước có khoảng 2.067 km đường biên giới, có nhiều sông, suối. Các con sông lớn của Lào như Xêcông, Xêxan, Xê Bănghiêng, Nậm Thơm… là chi lưu của dòng sông Mêkông chảy xuống đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam. Đầu nguồn của các con sông này là các cánh rừng thuộc miền núi Việt Nam như Gia Lai, Kontum (sông Xêxan), Quảng Trị (sông Xê Bănghiêng), và Thừa Thiên Huế (sông Xêcông). Ngược lại, một số dòng số dòng sông lớn của Việt Nam như sông Chu, sông cả, sông Mã có nhiều cánh rừng đầu nguồn thuộc lãnh thổ Lào. [...]... nước Việt Nam - Lào cũng như của hai tỉnh Thừa Thiên Huế - Sa-la-vẳn sẽ là cơ sở cho quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh Đó là động lực để thúc đẩy quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai tỉnh phát triển lên một tầm cao mới, xứng tầm với tình nghĩa anh em mà hai Đảng, hai Nhà nước đạt được trong hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung và bảo vệ tổ quốc 2.2 Quan hệ Thừa Thiên Huế - Sa-la-vẳn trong thập... lĩnh vực chính trị, ngoại giao Có thể nói, đối với tất cả các nước hay các địa phương thì quan hệ trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao là cơ sở cho mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài cần hướng tới Quan hệ giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với Chính phủ và các địa phương Lào ngày càng được tăng cường Quan hệ Thừa Thiên Huế - Sa-la-vẳn cũng dựa trên cơ sở đó Bước vào thế kỷ XXI, trước những biến đổi sâu sắc của tình... khu vực, tạo cơ sở thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển thành đối tác chiến lược của nhau B – NỘI DUNG CHƯƠNG 2 QUAN HỆ THỪA THIÊN HUẾ - SA-LA-VẲN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI 2 1 Chính sách đối ngoại của tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Sa-la-vẳn 2.1 1 Chính sách đối ngoại của tỉnh Thừa Thiên Huế Bước vào thế kỷ XXI, nghĩa là dân tộc ta đã khép lại quá khứ vẻ vang với những chiến công hiển hách của một... quốc tế Mối quan hệ hữu nghị này được thể hiện rõ nhất ở các tỉnh biên giới hai nước như Sa-la-vẳn - Thừa Thiên Huế Trên cơ sở đường lối mà Lào đề ra, tỉnh Sa-la-vẳn cũng đã đưa ra những chính sách, những kế hoạch cụ thể đối với hợp tác với các tỉnh biên giới với Việt Nam, trong đó tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh biên giới được Salavan tăng cường hợp tác toàn diện Tỉnh Sa-la-vẳn đang cố... buổi tiếp, thay mặt lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch tỉnh bày tỏ niềm vui mừng được đón tiếp Đoàn công tác tỉnh Sa-la-vẳn đến thăm Thừa Thiên Huế và mong muốn mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Lào ngày càng phát triển; đặc biệt mối quan hệ truyền thống đặc biệt giữa Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh và tỉnh Sa-lavẳn Thay mặt đoàn công tác tỉnh Sa-la-vẳn, Phó Bí thư Buasi Khiemmanikhanxay... cấp cao đã đến thăm tỉnh Thừa Thiên Huế Các chuyến viếng thăm cấp cao của lãnh đạo tỉnh Sa-la-vẳn đến Thừa Thiên Huế chủ yếu là để giải quyết các vấn đề liên quan đến biên giới, cửa khẩu, giáo dục; thăm khám và điều trị bệnh tại các bệnh viện của tỉnh Tuy nhiên, tỉnh Sa-la-vẳn cũng luôn quan tâm đặc biệt tới vấn đề hợp tác hữu nghị về chính trị ngoại giao với tỉnh Thừa Thiên Huế Gần đây nhất, ngày 01/07/2011,... 2 xã A Túc (huyện Xá Muội, tỉnh Sa-la-vẳn) và xã A Ling (huyện Kà Lừm, tỉnh Sêkông, CHDCND Lào), phía Đông giáp biển Đông Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu, liên kết kinh tế với nhiều tỉnh, thành phố trong nước và thế giới Sát biên giới của hai tỉnh đều có cửa khẩu, là Hồng Vân (Thừa Thiên Huế) và Cu Tai (hay Cô - tài, Sa-la-vẳn) Đó là điều kiện rất thuận lợi... diện giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và các địa phương của Lào, đặc biệt là với các tỉnh biên giới như Sa-la-vẳn và Sêkông Trong năm 2011, mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa thỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Sa-la-vẳn ngày càng được tăng cường Hai bên ngày càng thắt chặt hơn nữa tình đòan kết, gắn bó thủy chung, son sắc được Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước xây dựng lên Về phía tỉnh Sa-la-vẳn, tiếp... chính sách đối ngoại “mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” [68] Với đường lối đối ngoại đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã, đang và sẽ thắt chặt mối quan hệ hợp tác toàn diện với các địa phương của Lào, đặc biệt là với các tỉnh biên giới như Sa-la-vẳn và Sêkông Tỉnh Thừa Thiên Huế hợp tác với các tỉnh biên giới giải quyết những vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ, an... cường Tỉnh Thừa Thiên Huế thường xuyên tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo và các đoàn ngành công tác tỉnh với lãnh đạo và nhân dân tỉnh Sa-la-vẳn Nhận lời mời của Tỉnh Ủy, Ủy ban chính quyền tỉnh Sa-la-vẳn, đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Thừa Thiên Huế do đồng chí Hồ Xuân Mãn dẫn đầu đã cùng đại diện một số lãnh đạo ban ngành và doanh nghiệp đã sang thăm và làm việc với tỉnh Sa-la-vẳn - Cộng hòa Dân

Ngày đăng: 03/10/2014, 09:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan