Trên lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu Quan hệ Thừa Thiên Huế - Salavan (Trang 42 - 48)

Trong quan hệ kinh tế Việt Nam Lào, đặc biệt là với giữa tỉnh biên giới hai nước, quan hệ hợp tác về kinh tế ngày càng có vai trò quan trọng và là cơ sở của quan hệ hợp tác toàn diện. Vì thế, nó luôn được hai Đảng, hai Nhà nước quan tâm chỉ đạo sao cho tương xứng với quan hệ chính trị và tiềm năng của hai nước. Ngay từ khi hai nước bước đầu ổn định chính trị, kinh tế - xã hội , công cuộc khôi phục kinh tế căn bản đã hoàn thành, hai nước đã chuyển sang nhiệm vụ trọng tâm là phát triển sản xuất và phát triển kinh tế. quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước dần thay đổi là: “từ viện trợ không hoàn lại và cho vay là chủ yếu

sang giảm dần viện trợ và cho vay, bước đầu đẩy mạnh hợp tác sản xuất kinh doanh và bình đẳng, cùng có lợi. Đồng thời, trong hợp tác đã chuyển dần từ hợp tác từng vụ việc theo yêu cầu của bạn sang hợp tác theo chương trình, kế hochj được ký kết giữa hai chính phủ”[40;7,8].

Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, quan hệ kinh tế luôn là mục tiêu cao nhất mà các nước hướng tới, và đó cũng là mục tiêu mà quan hệ Việt Nam - Lào

đã, đang và sẽ hướng tới trong quá trình hợp tác. Vì vậy, hai nước ngày càng tăng cường quan hệ giao lưu kinh tế và quan hệ thương mại giữa các tỉnh dọc biên giới. Quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế - Sa-la-vẳn cũng góp phần làm cho mục tiêu đó đạt hiệu quả cao nhất. Trong thập niên đầu này, hợp tác kinh tế giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Sa-la-vẳn đã có bước phát triển nhảy vọt chưa từng thấy, hai bên dần trở thành đối tác kinh tế của nhau trong thuận lợi chung là nằm trong tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Trên cơ sở đã thống nhất, năm 2002 hai tỉnh đã thành lập một tiểu ban nghiên cứu việc hợp tác kinh tế giữa Thừa Thiên Huế - Sa-la-vẳn và Sa-la-vẳn - Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở những Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật được 2 Đảng, hai Nhà nước ký kết hàng năm, tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh salavan cũng thực hiện chương trình hợp tác kinh tế có hiệu quả. . Để thực hiện mục tiêu của hai Đảng, hai Nhà nước đề ra, thông qua các chuyến thăm và làm việc của các đoàn cấp cao hai bên, tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Sa-la-vẳn tiếp tục trao đổi xúc tiến các hoạt động đầu tư, thương mại, buôn bán, trao đổi hàng hóa nhất là các mặt hàng về nông lâm sản, thủy hải sản, bia , hàng dệt may, xi măng, gỗ và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; tiếp tục tạo điều kiện có chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư của hai bên sang xúc tiến hoạt động đầu tư, khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi bên nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Hàng hóa xuất nhập khẩu qua hai cửa khẩu S3 và S10 chủ yếu là gỗ, muối ăn, cá khô, dầu thắp, các mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị thủy điện loại nhỏ… Trong 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua hai cửa khuẩu Hồng Vân - Cô Tai và A Đớt - Tà Vàng là 02 bộ tờ khai Hải quan, trọng lượng 152.117 tấn, trị giá 21.302 USD, mặt hàng chủ yếu là gỗ tròn. Trong năm 2011, tổng số tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch là 8 bộ, trọng lượng là 1.027,517 tấn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 161.706,5 USD, mặt hàng chủ yếu vẫn là gỗ tròn [83]. Tuy nhiên, hoạt động thương mại biên giới hai tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng chính trị. Do tuyến đường bộ từ các cửa khẩu đi Sa-la-vẳn chưa được

nâng cấp hoàn thiện nên hoạt động xuất nhập khẩu cảu hai nước bị hạn chế, dân cư thưa thớt tập quán mua bán chưa có, trao đổi là chính. Vì vậy, chưa thu hút các doanh nghiệp của tỉnh và nước bạn Lào tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư sản xuất nông lâm sản để phát triển kinh tế cho vùng biên giới nói chung và phát kinh tế huyện A Lưới nói riêng còn hạn chế.

Sa-la-vẳn là tỉnh miền núi của Nam Lào, kinh tế còn ở tình trạng phát triển thấp kém, sản lượng năng suất thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, hàng năm lương thực còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Vì vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cùng tỉnh Sa-la-vẳn hợp tác cùng nhau phát triển đưa kinh tế của hai tỉnh phát triển vượt bậc và góp phần vào việc phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào. Với đặc điểm địa lý của tỉnh Sa-la-vẳn và tỉnh Thừa Thiên Huế, hợp tác kinh tế chủ yếu trên lĩnh vực nông - lâm nghiệp, du lịch và lao động.

Tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Sa-la-vẳn của nước bạn Lào thường xuyên tổ chức các đoàn công tác nhằm thông báo tình hình kinh tế xã hội mỗi tỉnh và cùng nhau giải quyết các vấn đề liên quan. Các hoạt động trao đổi buôn bán, thương mại, du lịch được đẩy mạnh, thắt chặt thêm mối quan hệ truyền thống gắn bó thắm tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Trong thời gian Hội đàm từ ngày 02 đến ngày 03/11/2009, hai bên đánh giá cao những kết quả đạt được trong hợp tác giữa hai tỉnh và thông báo cho nhau một số tình hình kinh tế xã hội của mỗi tỉnh, đồng thời bày tỏ chia sẻ những thiệt hại về người và tài sản do cơn bão Ketsana (số 9) gây ra và mong muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác. Đồng thời hỗ trợ 100 tấn gạo cho nhân dân hai tỉnh Sa-la-vẳn và Sêkông.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Sa-la-vẳn tạo điều kiện cho các công ty của tỉnh Thừa Thiên Huế hợp tác đầu tư vào tỉnh Sa-la-vẳn về trồng cây cao su, trồng rừng, trồng các loại cây công nghiệp, cây xuất khẩu. Các công ty như Cavico Việt Nam, Phúc Thịnh… đã được tỉnh Sa-la-vẳn đồng ý cấp đất về mặt nguyên tắc để đầu tư tại huyện Tà Ôi và Sá Muội theo quy định của chính phủ

Lào. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có nhiều chính sách hỗ trợ , giúp đỡ phía bạn tiến hành khảo sát, lập quy hoạch khu vực trồng trọt, chăn nuôi, hướng dẫn nhân dân định cư, trồng các loại cây nông nghiệp ở khu vực bản KaLô với sự hỗ trợ về cây, con giống, vật chất, kỹ thuật, thuốc men y tế…góp phần đảm bảo đời sống dân sinh, an ninh vùng biên giới. Để kết quả hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp tương xứng với nguồn vốn đầu tư, hàng năm tỉnh Thừa Thiên Huế còn cử cán bộ, chuyên gia về nông lâm nghiệp và thủy lợi, giao thông sang giúp nhân dân các huyện của tỉnh Sa-la-vẳn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế. Đồng thời, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp nhận các đoàn cán bộ và nhân dân sang học tập kinh nghiệm về mô hình làm phát triển kinh tế ở một số địa phương trong tỉnh.

Cùng với hợp tác về nông nghiệp, tỉnh Thừa thiên Huế cũng rất chú trọng đầu tư vào lâm nghiệp, khai thác thế mạnh của lâm nghiệp là một hướng phát triển kinh tế mới của tỉnh Sa-la-vẳn. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư cho tỉnh Sa-la-vẳn xây dựng nhà máy chế biến gỗ sản xuất hàng hóa để xuất khẩu và thành lập gian hàng để trưng bày và bán sản phẩm hàng hóa, thành lập cơ sở xây dựng dân dụng tại Sa-la-vẳn. Kết hợp với khai thác, hai bên còn hợp tác với nhau trong quy hoạch và phát triển trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, dù có cố gắng bảo vệ cũng không ngăn chặn nổi tình trạng khai thác gỗ trái phép của lâm tặc và của cả những người dân. Tình trạng khai thác, buôn bán gỗ lậu qua biên giới ngày càng gia tăng. theo Dự án “Ngăn chặn phá rừng và suy thoái rừng ở khu vực biên giới phía Nam Lào và miền Trung Việt Nam để bảo toàn lâu dài các bể chứa các-bon và đa dạng sinh học” (gọi tắt là Dự án CarBi), Dự án được WWF Greater Mêkông thực hiện tại 3 khu bảo tồn ở Quảng Nam, Thừa Thiên Huế của Việt Nam và Khu bảo tồn Quốc gia XeSap của Lào. Vì vậy, để chống thất thoát gỗ lậu và bảo tồn môi trường sinh thái giữa hai nước ngày 06/12/2011 tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với tỉnh Quảng Nam và tỉnh Salavan đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng khung hợp tác nhằm quản

giữa Việt Nam - Lào”. Hai bên hợp tác nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu

bảo vệ rừng, cải thiện năng lực thực thi pháp luật ở Lào, cải thiện hợp tác liên quốc gia…, đồng thời tăng khả năng hỗ trợ sinh kế cho người dân quanh khu vực, giúp người dân ổn định cuộc sống lâu dài.

Về viện trợ không hoàn lại, ngày 18/06/2007 nhân dịp khai trương cửa khẩu chính Hồng Vân - Cô Tài, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao trách nhiệm cho Công ty Cổ phần Cơ khí - Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế trực tiếp thi công tuyến đường từ mốc S3 đến bản Cô Tài (Sa-la-vẳn, Lào) và trạm kiểm soát biên giới Lào - Việt Nam (2003). Tiếp đó, công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế (công ty COXANO) đã trực tiếp ký hợp đồng nhận thầu số 48/GTVT - BĐ và hợp đồng nhận thầu số 49 ngày 10/01/2003 giữa Phòng Giao thông Vận tải thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sa-la-vẳn, về việc giao nhận thầu xây dựng công trình đường mốc biên giới S3 đến Cô Tài, huyện Sá Muội, tỉnh Sa-la-vẳn và công trình Trạm kiểm soát biên giới Việt Nam - Lào. Với giá trị đường từ mốc biên giới S3 đến bản Cô Tài là 17.878.305.000 Kíp Lào (tương đương với 30.035.552.400 đồng Việt Nam -VND), Trạm kiểm soát biên giới Việt Nam -Lào là 555.468.248 Kíp Lào (tương đương với 933.186.657 VND), với tổng chi phí là 18.433.773.248 ( Kíp Lào. Đến ngày 19/05/2003 tuyến đường này đã được làm lễ thông tuyến giữa hai tỉnh và công trình này được bàn giao, nghiệm thu và đưa vào sử dụng ở thời điểm 12/07/2004, với giá trị nghiệm thu đường S3 - Cô Tài là 18.403.595.000 Kíp Lào (tương đương với 30.918.039.600 VND), Nhà Trạm kiểm soát Hải quan cửa khẩu S3 (Lào) là 555.468.000 Kíp Lào (tương đương 933.186.240 VND) và phần sửa chữa đường Cô Tài - đồn Biên phòng số 71 là 66.687.000 Líp Lào (tương đương 112.019.040 VND). Tổng giá trị sau khi nghiệm thu là 19.025.750.000 Kíp Lào (tương đương 31.963.260.000VND). Tuy nhiên, do phía Lào còn gặp khó khăn về ngân sách nên mới thanh toán được cho công ty COXANO là 1.919.057.000 Kíp Lào, số nợ còn chưa thanh toán là 17.106.693.000 Kíp Lào, tương đương với 28.739.244.240 đồng Việt Nam, theo

tỷ giá tháng 5/2007, 1 Kíp Lào = 1.68 đồng [57]. Vì vậy, tỉnh Thừa thiên Huế đồng ý viện trợ không hoàn lại cho tỉnh Sa-la-vẳn bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh. Tỉnh Sa-la-vẳn cam kết tiếp tục đầu tư để hoàn chỉnh tuyến đường này.

Về hợp tác du lịch, trong những năm qua hoạt động về lĩnh vực phát triển văn hóa gắn với kinh tế du lịch, du lịch văn hóa gắn với các hoạt động văn hóa, lễ hội nghiên cứu và khá phá nghệ thuật sống của cố đo Huế và các vùng của Lào tiếp tục được tỉnh chú trọng gắn với chiến lược phát triển du lịch. Ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Sở Du lịch Savanakhet tiến hành quảng bá hình ảnh du lịch của hai tỉnh trên tuyến đường xuyên Á Thái Lan - Lào - Việt Nam. Trên tinh thần Hội thảo quốc tế về hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh Bắc miền trung Việt Nam với Lào, Thái Lan diễn ra tại thành phố Huế, tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc lưu chuyển dòng khách của Lào. Cụ thể, sản phẩm, dịch vụ du lịch tour, tuyến sẽ được nâng cao và làm mới; xây dựng một chiến lược chung về chia sẻ thị trường khách, quảng bá du lịch; ký kết các hợp đồng liên doanh hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành - vận chuyển - cung ứng dịch vụ. Ngoài ra sẽ chủ động hợp tác song phương và đa phương việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển nâng cao nguồn nhân lực có tay nghề, ưu tiên đào tạo hướng dẫn viên du lịch. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lữ hành Hương Giang đã phối hợp với các côn0g ty Du lịch ở Lào để khai thác, vận chuyển khách trong khu vực tham quan du lịch trên tuyến đường xuyên Á bằng đường bộ khá hiệu quả.

Về hợp tác lao động, cho đến nay có hơn 5000 lao động của tỉnh sang Lào làm việc, trong đó phần lớn thuộc huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Hương Thủy, và Thành Phố Huế. Số lao động này tập trung chủ yếu ở các tỉnh Sa-vẳn- na-khẹt, Chăm-pa-sắc, Sa-la-vẳn, Sêkông, hoạt động các ngành nghề về dịch vụ, xây dựng và buôn bán nhỏ. Việc người lao động tại Thừa Thiên Huế sang Lào làm việc đã giúp cho họ cải thiện được đời sống và phần nào giải quyết được tình trạng thiếu việc làm tại địa phương. Tuy nhiên, hầu hết số lao động không

có giấy phép lao động do Lào cấp, chưa có đủ thủ tục hợp pháp để làm việc tại Lào nên gặp phải một số khó khăn khi làm việc.

Vì vậy, hai bên đã, đang và sẽ tăng cường hợp tác để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ kinh tế giữa hai tỉnh để có thể cùng nhau phát triển kinh tế, thể hiện được tinh thần an hem đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau từ trước tới nay; góp phần nào đó làm cho nước Lào nhanh chóng đi lên cùng Việt Nam hòa nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, cùng nhau hoàn thành tốt những mục tiêu, nhiệm vụ mà hai Đảng, Chính phủ đã đề ra.

Một phần của tài liệu Quan hệ Thừa Thiên Huế - Salavan (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w