Trên lĩnh vực an ninh quốc phòng

Một phần của tài liệu Quan hệ Thừa Thiên Huế - Salavan (Trang 38 - 42)

Bên cạnh việc củng cố và phát triển các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, hai bên cũng đã từng bước giải quyết một số vấn đề còn tồn tại trong quan hệ giữa hai tỉnh như vấn đề hoạch định cắm mốc biên giới, đối phó với những vấn đề an ninh chính trị phi truyền thống…Đây là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa chiến lược trong quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh. Quan hệ hợp tác an ninh quốc phòng tốt đẹp sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu giữ vững ổn định chính trị và an ninh quốc gia; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của hai tỉnh, góp phần xây dựng mỗi tỉnh sớm đạt mục tiêu đã đề ra. Những thách thức phi truyền thống như chống buôn lậu, chống ma túy, chống mọi âm mưu “diễn biến hòa

Tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Sa-la-vẳn thường xuyên tổ chức các cuộc viếng thăm và hội đàm với nội dung chủ yếu là hợp tác giải quyết vấn đề an ninh quốc phòng. ; thường xuyên trao đổi các đoàn công tác của Công an, Bộ Chỉ huy quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng của hai bên nhằm trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình để cùng nhau phối hợp và có hướng giải quyết kịp thời. Nhìn chung, an ninh chính trị phía bạn thời gian qua cơ bản ổn định, chưa phát hiện có hoạt động phá hoại của phản động lưu vong, phỉ Lào cũng như các thế lực thù địch ở khu vực biên giới với tỉnh Thừa Thiên Huế. Song song đó, lực lượng công an, bộ đội biên phòng hai bên đã thường xuyên phối hợp cùng nhau trongg công tác quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc.

Về hoạch định và cắm mốc biên giới, tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Sa-la- vẳn đảm nhận trách nhiệm của hai tỉnh biên giới hai nước Việt Nam - Lào. Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, hai tỉnh tăng cường công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào. Nó có ý nghĩa về an ninh, chính trị, kinh tế - xã hội của hai quốc gia, hai dân tộc là công việc không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt mà còn đáp ứng yêu cầu lâu dài. Thủ tướng chính phủ có quyết định số 137/QĐ-TTg ngày 30/01/2008 về phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào. Ban Chỉ đạo Phân giới và cắm mốc tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập từ tháng 03/2008 và Ủy Ban liên hợp cắm mốc Việt Nam đã thành lập Đội Cắm mốc tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 10/2008, và đi vào hoạt động từ tháng 11/2008. Ban Chỉ đạo Phân giới và cắm mốc tỉnh Sa-la-vẳn được thành lập từ tháng 06/2008 và Ủy Ban liên hợp cắm mốc Lào đã thành lập Đội Cắm mốc tỉnh Salavan từ tháng 06/2008. Hai bên thực hiện tiến hành triển khai xây dựng kế hoạch, ban hành các văn bản liên quan đến cắm mốc, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác cắm mốc. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch tổng thực hiện công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới tỉnh Thừa Thiên Huế số 43/KH-UBND ngày 19/05/2008 do tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp quản

lý với 37 cột mốc, trong đó :tôn tạo 2 mốc đại dọc sông A Lin (645 tại cửa khẩu Hồng Vân và 666 tại cửa khẩu A Đớt), 8 mốc trung và tăng dày 27 mốc tiểu. Theo kế hoạch dự kiến của tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2014 hoàn tất hồ sơ pháp lý, bản đồ và nghiệm thu song phương về công tác tăng dày và tôn tạo cột mốc. Tỉnh đã tiến hành khảo sát vị trí xây dựng 2 cột mốc đại 645 (cửa khẩu Hồng Vân - Cô Tai), 666 (cửa khẩu A Đớt - Tà Vàng) và khảo sát song phương được 12 cột mốc với tỉnh Salavan [65]. Ngày 31/05/2009, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và chính quyền tỉnh Sa-la-vẳn đã cùng phối hợp tổ chức lễ khởi công xây dựng cột mốc đại 645, đây là cột mốc mở đầu cho việc triển khai phân giới cắm mốc trên đường biên giới thuộc địa bàn do tỉnh Thừa Thiên Huế và Sa-la-vẳn quản lý. Sau đó, các cột mốc còn lại tiếp tục được khảo sát và thi công. Năm 2010, đội cắm mốc của tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát huy cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn hai bên đã triển khai thực hiện xong kế hoạch tôn tạo, tăng dày hệ thống mốc quốc giới trên đoạn biên giới tiếp giáp với tỉnh Sa-la-vẳn (Lào); xây dựng hoàn chỉnh, nghiệm thu và bàn giao 12/12 cột mốc cho lực lượng bảo vệ biên giới của hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Salavan quản lý, bảo vệ. Đồng thời, phối hợp với tỉnh Sêkông khảo sát xác định được 25/25 vị trí cắm mốc trên thực địa vào ngày 15-9, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch khảo sát năm 2010 trước 3,5 tháng. nên đến quý I/2011 tỉnh đã sớm hoàn thành toàn bộ kế hoạch cắm mốc được giao. Đội cắm mốc của tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Đội cắm mốc tỉnh Sa-la-vẳn và Đội cắm mốc số 2 tỉnh Sêkông (Lào) song phương khảo sát xác định vị trí, xây dựng bổ sung 2 cặp cọc dấu trên đoạn biên giới dọc sông A Lin (một cặp trên đoạn biên giới tiếp giáp với tỉnh Sa-la- vẳn và 1 cặp trên đoạn biên giới tiếp giáp với tỉnh Sêkông). Như vậy, đến cuối tháng 9-2011, hoàn thành toàn bộ kế hoạch tôn tạo, tăng dày hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào trên thực địa. Đồng thời, hoàn chỉnh đo GPS 2 tần 4 cọc dấu và 38/38 cột mốc đã xây dựng xong, bàn giao cho lực lượng bảo vệ biên giới hai bên quản lý, bảo vệ. Kế hoạch tôn tạo, tăng dày hệ thống mốc quốc giới trên đoạn biên giới tiếp giáp giữa Thừa Thiên Huế với tỉnh Sa-la-vẳn và

Sêkông là công trình góp phần tăng cường xây dựng đường biên giới đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào. Vì thế phải tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện kế hoạch này. UBND huyện A Lưới cần phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh quán triệt, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong việc tham gia thực hiện kế hoạch tôn tạo, tăng dày hệ thống mốc quốc giới trên địa bàn huyện. Đối với cơ quan thường trực Ban chỉ đạo của tỉnh chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo Phân giới cắm mốc tỉnh Sa-la-vẳn và Sêkông (Lào) để thống nhất và triển khai thực hiện tốt kế hoạch cắm mốc năm 2012; chỉ đạo các đồn biên phòng phối hợp với các xã biên giới và lực lượng bảo vệ biên giới các tỉnh bạn Lào bảo vệ vững chắc hệ thống mốc quốc giới đã được tôn tạo, tăng dày.

Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương của Lào, đặc biệt là hai tỉnh Sa-la-vẳn và Sêkông trong công tác qui tập mộ các chuyên gia, bộ đội, quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào. Trong năm 2011, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên- Huế đã cử Đội 192 phối hợp với Ban công tác đặc biệt tỉnh Sa-la-vẳn, Sêkông đã tuyên truyền, vận động các cấp, các ngành, bà con dân bản tìm kiếm, cất bốc, quy tập được 23 bộ hài cốt quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở chiến trường Lào về nước. Hai bên cũng đã thống nhất tiếp tục thực hiện tốt chương trình tìm kiếm, cất bốc, quy tập mộ liệt sĩ; trao đổi kinh nghiệm công tác quân sự - quốc phòng; phát triển kinh tế; phối hợp giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới của hai nước. Để ghi nhớ công ơn của chiến sĩ hai nước Việt Nam - Lào trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng thời thắt chặt mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt Việt - Lào, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất hỗ trợ 50.000USD cho tỉnh Savanakhet xây dựng công trình “nhà trưng bày truyền thống liên minh chiến đấu Lào - Việt”. Hai bên còn phối hợp với các tỉnh biên giới Campuchia để chống tội phạm buôn bán ma túy, tội phạm xuyên quốc gia và ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trên toàn tuyến biên giới.

Nhìn chung, đây là mối quan hệ tương hỗ vì sự ổn định của Lào và là điều kiện quan trọng để đảm bảo an ninh của Việt Nam và ngược lại. Việc tăng cường củng cố, xây dựng mối quan hệ Việt - Lào trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao và an ninh, quốc phòng là vấn đề sống còn của mỗi nước trong tình hình hiện nay và trong tương lai. Mối quan hệ này đã, đang và sẽ tiếp tục được hai tỉnh củng cố và vun đắp trong thập niên đầu thế kỷ XXI. Trong thời gian đó, mối quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai tỉnh thường xuyên diễn ra, có những bước phát triển mới và thu được những kết quả tốt đẹp. Được như vậy chính là nhờ vào quan hệ tốt đẹp của hai nước trong quá khứ và là cơ sở tiền đề cho mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp trong tương lai. Đồng thời, mối quan hệ tốt đẹp giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Sa-la-vẳn sẽ góp phần tăng cường vào mối quan hệ hữu nghị đặc biệt của hai nước Việt Nam - Lào.

Một phần của tài liệu Quan hệ Thừa Thiên Huế - Salavan (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w