* Trên lĩnh vực giao thông vận tải
Giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, là một trong những ngành luôn được các nước trên thế giới quan tâm trong chiến lược phát triển của mình. Thấy được tầm quan trọng đó, hai tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Sa-la-vẳn luôn quan tâm hợp tác nâng cao chất lượng của giao thông vận tải hai tỉnh, nhằm tạo tiền đề cho hợp tác có hiệu quả các lĩnh vực khác.
Tỉnh Thừa Thiên Huế đã thỏa thuận với tỉnh Sa-la-vẳn tiến hành khai thông tuyến đường từ A Lưới sang Sa-la-vẳn. Phía Thừa Thiên Huế đã khai thông và hoàn chỉnh đoạn từ quốc lộ 49 đến cửa khẩu Hồng Vân - Cô Tài và viện trợ không hoàn lại 21,871 tỷ đồng cho Sa-la-vẳn để xây dựng đường từ cửa khẩu Hồng Vân - Cô Tài sang Lào và Trạm kiểm soát hải quan cửa khẩu Việt - Lào [64;3].
Tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Sa-la-vẳn còn hợp tác cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tàu thuyền Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế được phép khai thác và cung ứng, xuất khẩu gỗ tại tỉnh Sa-la-vẳn để thực hiện các hủ tục hợp đồng teo các quy định hiện hành của Nhà nước CHDCND Lào để mua 500m3 gỗ tròn, bao gồm các loại Chò, Kiền Kiền có quy chuẩn đảm bảo phục vụ sửa chữa, đóng mới tàu thuyền đánh cá xa bờ của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Năm 2004, hai bên đã hợp tác cùng nhau xây dựng tuyến đường biên giới từ mốc giới S3 đến bản Cô Tài (Sa-la-vẳn). Đến nay, hai tỉnh tổ chức nhiều chương trình hợp tác sửa chữa, tôn tạo và xây dựng các tuyến đường biên giới hai tỉnh đảm bảo cho việc đi lại giữa hai tỉnh thuận lợi hơn và tạo điều kiện cho hợp tác các lĩnh vực khác nhằm tăng cường mối đoàn kết hữu nghị hai tỉnh.
Ngoài hợp tác phát triển kinh tế xã hội, hai tỉnh còn rất tích cực hỗ trợ nhân dân vùng biên giới. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo cho các ban ngành phối hợp với phía bạn tiến hành khảo sát, lập quy hoạch khu vực trồng trọt chăn nuôi, hướng dẫn nhân dân trồng các loại cây công nghiệp ở khu vực biên giới. Tính đến tháng 9/2009, tỉnh đã hỗ trợ 03 đợt với tổng trị giá 510 triệu đồng để giúp đỡ nhân dân bản Ka Lô (5 tấn gạo, mua tôn lợp nhà, đã dựng được 14 ngôi nhà). Ngoài ra, Sở Y tế phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh và Trung tâm y tế huyện A Lưới tổ chức khám và cấp hỗ trợ thuốc chữa bệnh, màn chống muỗi cho nhân dân khu vực biên giới.
Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ gạo cho nhân dân gần biên giới tỉnh Sa-la-vẳn; cử cán bộ sang phối hợp với nhân dân để dựng nhà, hướng dẫn, tuyên truyền nhân dân trồng trọt, chăn nuôi nhằm đảm bảo ổn định đời sống lâu dài cho nhân dân.
Trong thập niên đầu thế kỷ XX, hai bên đạt được những kết quả thuận lợi trong vấn đề cắm mốc biên giới, về hợp tác biên giới. Song còn có mộ số vấn đề đặt ra là vấn đề xâm canh, xâm cư, di dân tự do và kết hôn qua biên giới vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đặc biệt là di dân tự do và kết hôn không hôn thú đã làm cho vấn đề quản lý dân số và hợp tác biên giới giữa hai tỉnh gặp khó khăn. Hiện nay, hai bên đang tích cực trong công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân nâmg cao ý thức trong việc chấp hành nghiêm túc các Hiệp định, các quy chế biên giới Việt Nam - Lào; có nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng di cư tự do của dân các huyện gần biên giới hai tỉnh và đạt được hiệu quả nhất định.
Tóm lại, trong những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ hữu nghị, hợp tác biên giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế (Việt Nam) với tỉnh Sa-la-vẳn (Lào) ngày càng được mở rộng và phát triển. Với những tiền đề mà hai tỉnh đã có với sự nỗ lực cho sự phát triển của hai bên thì vấn đề hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh sẽ ngày càng phát triển và được nâng lên một tầm cao mới.
C. KẾT LUẬN
Theo tiến trình phát triển của nhân loại, bước vào thế kỷ XXI là giai đoạn cục diện thế giới đã căn bản thay đổi theo hướng tích cực hơn. Tất cả các nước trên thế giới, kể cả những nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga… cũng không thể một mình thao túng toàn bộ thế giới này, cũng không thể đứng ngoài quy luật của tự nhiên được mà phải cùng nhau hợp tác, cùng nhau phát triển, cùng nhau giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, còn tồn tai giữa quan hệc của các nước. Việt Nam - Lào nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế - Sa-la- vẳn nó riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Với điều kiện là hai nước láng giềng, hai tỉnh có chung biên giới, gần gũi nhau về mặt địa lý, nhiều nét tương đồng về văn hóa, và trước bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi tác động mạnh mẽ đến quan hệ Việt Nam - Lào, nên đòi hỏi hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Salavan phải không ngừng được củng cố và phát triển. Vì vậy, trong đầu thế kỷ XXI, hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Salavan đã hợp tác toàn diện và hữu nghị đặc biệt cùng
nhau hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện và góp phần đưa hai nước tiến nhanh tới “ngôi nhà toàn cầu”.
Vượt qua những khó khăn, thử thách quan hệ giữa Thừa Thiên Huế - Sa- la-vẳn trong thập niên đầu thế kỷ XXI cũng đã phát triển mạnh và đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực. Nhìn lại mối quan hệ hợp tác toàn diện, hữu nghị tôt đẹp giữa hai tinh Thừa Thiên Huế - Sa-la-vẳn, chúng ta có thể rút ra những kết luận sau:
1. Về quan hệ chính trị, ngoại giao và an ninh quốc phòng đã có bước phát triển tốt đẹp. Mối quan hệ đó không ngừng được lãnh đạo hai tỉnh quan tâm, củng cố và phát triển. Quan hệ hữu nghị hai tỉnh trong quá khứ vốn đã tốt đẹp, nay nhờ hợp tác song phương nhằm, những chuyến thăm, hội đàm lẫn nhau mối tình hữu nghị giữa Đảng và nhân dân hai nước Việt - Lào nói chung, hai tỉnh Thừa Thiên Huế - Sa-la-vẳn nói riêng ngày càng thắm thiết và gắn bó keo sơn hơn. Hơn nữa, việc hợp tác giữa hai tỉnh còn dựa trên quan hệ đặc biệt, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “giúp bạn là tự giúp mình”, giúp đỡ bạn về vấn đề an ninh, quốc phòng cũng chính là bảo vệ an ninh, quốc phòng, biên giới, lãnh của chính quốc gia. Vì vậy, mối quan hệ này ngày càng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
2. Về quan hệ kinh tế, hai tỉnh đã hợp tác với nhau để cùng nhau đưa nền kinh tế của hai tỉnh vững bước đi lên cùng hai nước Việt Nam - Lào tiến kịp nền kinh tế thế giới. Sa-la-vẳn còn là một tỉnh miền núi nghèo, kinh tế còn chậm phát triển, vì thế quan hệ này chủ yếu là tỉnh Thừa Thiên Huế đã hợp tác giúp tỉnh Sa-la-vẳn, song những năm gần đây, quan hệ kinh tế hai tỉnh đã có những bước đổi khác, dần chuyển từ giúp đỡ, viện trợ không hoàn lại sang hợp tác sản xuất kinh doanh hai bên cùng có lợi. Hai bên đã hợp tác về thương mại, đầu tư chủ yếu trên các ngành như nông - lâm nghiệp, du lịch, lao động, giao thông vận tải… Song song với quan hệ thương mại, đầu tư, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch giữa hai tỉnh không ngừng tăng lên. Ngoài hợp tác phát triển
kinh tế giữa hai tỉnh được Đảng, Chính quyền hai tỉnh giúp đỡ còn có trao đổi, buôn bán giữa nhân dân các huyện biên giới.
3. Ngoài hợp tác về chính trị ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế giữa thì hai tỉnh còn tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác như Giáo dục - Đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao, y tế, giao thông vận tải, biên giới và cửa khẩu… Những năm qua, thành tựu trên tất cả các lĩnh vực này cũng rất đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, quan hệ hợp tác toàn diện hữu nghị giữa hai tỉnh còn tồn tại một số khó khăn, thách thức bên ngoài, làm cho quan hệ hợp tác này chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Tóm lại, trong những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai tỉnh Thừa Thiên huế và Sa-la-vẳn (Lào) ngày càng được mở rộng và phát triển theo chiều sâu. Những thành tựu ấy đã góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của hai tỉnh nói chung và của hai nước Việt Nam và Lào nói riêng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quan hệ giữa hai tỉnh vẫn còn một số khó khăn, hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân hai tỉnh đã từng bước đẩy lùi được những khó khăn đó. Vượt qua những khó khăn thách thức đặt ra, mối quan hệ này còn góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ truyền thống gắn bó thắm tình hữu nghị giữa hai tỉnh và hai dân tộc, mở rộng mối quan hệ hợp tác toàn diện mà hai bên cùng quan tâm, góp phần tạo dựng niềm tin cho nhân dân hhai tỉnh về một mối tình đoàn kết thắm đượm tinh thần mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản đã xây dựng nên trong quá khứ. Đồng thời, góp phần xây dựng mối quan hệ thủy chung son sắt và đầy hiệu quả của hai nước Việt Nam - Lào.