1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch

76 2,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường nhằm hoàn thiện hồ sơ cho Dự án, Công tyTNHH một thành viên Vĩnh Cường đã phối hợp với cơ quan tư vấn là Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng thực hiện lập

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC BẢNG 3

CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

MỞ ĐẦU 5

1 Xuất xứ của dự án 5

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 5

3 Tổ chức thực hiện ĐTM 6

4 Phương pháp nghiên cứu 7

Chương I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 8

1.1 Cơ quan chủ dự án 8

1.2 Sự cần thiết đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch 8

1.3 Vị trí địa lý của dự án 9

1.4 Mục tiêu của Dự án 9

1.5 Quy mô đầu tư dự án 9

1.6 Các hạng mục công trình chính của dự án 13

1.7 Danh mục thiết bị và máy móc 15

1.8 Danh mục trang thiết bị phục vụ làm việc 15

1.9 Chi phí cho dự án 15

1.10 Quy trình sản xuất 16

1.11 Tiến độ triển khai dự án 19

1.12 Bố trí nhân lực và bộ máy 20

1.13 Đánh giá chung 20

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 22

2.1 Điều kiện tự nhiên 22

2.2 Hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án 24

2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án 26

Chương 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 32

3.1 Nguồn gây tác động 32

3.1.1 Nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng 32

3.1.2 Nguồn gây tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 33

3.2 Đánh giá tác động môi trường 35

Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 1

Trang 2

3.2.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng 35

3.2.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn Nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động 40

3.2.3 Đánh giá tác động của dự án trong giai đoạn đóng cửa bãi rác 49

3.2.4 Dự báo rủi ro, sự cố do dự án gây ra 49

3.3 Đánh giá về phương pháp sử dụng 50

3.4 Diễn biến tổng hợp môi trường khi dự án thực hiện 50

Chương 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 52

4.1 Giảm thiểu tác động đến người dân do công tác giải toả mặt bằng 52

4.2 Thiết kế và xây dựng các công trình đảm bảo kỹ thuật và bảo vệ môi trường 52

4.3 Khống chế tác động do quá trình thi công xây dựng dự án 53

4.3.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn, khí thải) 53

4.3.2 Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải 54

4.3.3 Biện pháp giảm thiểu tác động từ lán trại công nhân 54

4.3.4 Các giải pháp phòng chống sự cố môi trường 54

4.4 Khống chế tác động khi dự án đi vào hoạt động 55

4.4.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 55

4.4.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 57

4.4.3 Các giải pháp về an toàn lao động 60

4.4.4 Các biện pháp phòng ngừa, ứng cứu sự cố 61

4.4.5 Xây dựng các tiêu chuẩn về quản lý và sản xuất tại nhà máy, bãi chôn lấp 62

4.4.6 Các biện pháp hỗ trợ 62

Chương 5: CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 63

5.1 Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu 63

5.2 Cam kết đảm bảo các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường 63

5.3 Thời gian hoàn thành các công trình xử lý 64

Chương 6: CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 65

Chương 7: KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 67

Chương 8: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 68

Chương 9: NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 70

Chương 10: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

10.1 Kết luận 72

10.2 Kiến nghị 72

Trang 3

PHỤ LỤC 74

Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 3

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 – Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM 7

Bảng 2 – Các hạng mục công trình chính của dự án 13

Bảng 3 – Danh mục thiết bị máy móc 15

Bảng 4 – Danh mục trang thiết bị phục vụ làm việc 15

Bảng 5 – Tổng hợp vốn vốn đầu tư của dự án 16

Bảng 6 – Đặc trưng nhiệt độ không khí khu vực Kon Plông 23

Bảng 7 – Lượng mưa, số ngày mưa và độ ẩm không khí 23

Bảng 8 – Tần suất xuất hiện các hướng gió trong năm của Đăk Tô 23

Bảng 9 – Tốc độ gió lớn nhất và hướng của trạm Đăk Tô 23

Bảng 10 – Kết quả đo đạc, phân tích môi trường không khí, vi khí hậu 25

Bảng 11 – Kết quả đo đạc môi trường nước tại khu vực Dự án 25

Bảng 12 – Tổng hợp các nguồn tác động của dự án đến môi trường 32

Bảng 13 – Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện (kg/ngày) 36

Bảng 14 – Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện thi công cơ giới thải vào môi trường 36

Bảng 15 – Giới hạn ồn của các thiết bị xây dựng 36

Bảng 16 – Thành phần đặc trưng nước thải sinh hoạt 37

Bảng 17 – Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn 38

Bảng 18 – Tổng hợp diện tích đất bị chiếm dụng 39

Bảng 19 – Thành phần chủ yếu của chất thải 40

Bảng 20 – Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải xe ô tô 41

Bảng 21 – Hệ số ô nhiễm của xe ô tô chạy xăng 41

Bảng 22 – Tải lượng từ hoạt động giao thông trong khu vực dự án 42

Bảng 23 – Thành phần các loại khí sinh ra tại bãi rác 42

Bảng 24 – Kết quả phân tích mẫu khí tại một số bãi rác đã đi vào hoạt động 43

Bảng 25 – Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác 45

Bảng 26 – Đặc trưng nước rác trong các giai đoạn 45

Bảng 27 – Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào môi trường hàng ngày .47 Bảng 28 – Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 48

Bảng 29 – Dự toán kinh phí đầu tư các công trình môi trường 67

Trang 5

CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu oxy sinh hoá

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

COD : Nhu cầu oxy hoá học

DO : Nồng độ oxy hoà tan

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng

THC : Chất hữu cơ bay hơi

TNMT : Tài nguyên môi trường

TSS : Tổng Chất rắn lơ lửng

UBND : Uỷ ban nhân dân

UBMTTQ : Uỷ ban mặt trận tổ quốc

WHO : Tổ chức Y tế thế giới

Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 5

Trang 6

Theo Nghị quyết số 41 của Bộ chính trị về Bảo vệ môi trường thì bảo vệ môitrường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức khỏe

và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế

-xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế của cả nước.Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của pháttriển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án

phát triển kinh tế xã hội của từng ngành và của từng địa phương “Thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp bằng các phương pháp thích hợp, trong đó có ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế rác thải, hạn chế tối đa khối lượng chôn lấp, nhất là đối với các đô thị thiếu mặt bằng làm bãi chôn lấp…”.

Để Thị trấn Măng Đen thuộc địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum trở thànhmột khu du lịch, nghỉ mát lí tưởng trong tương lai, thu hút được nhiều du khách trong vàngoài nước, để tránh tình trạng ô nhiễm trong tương lai, đáp ứng cho thị trường du lịch

và hòa chung với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Đồng thời góp phần giải quyếtviệc làm cho người dân lao động tại địa phương, có nguồn thu nhập ổn định, tránh tìnhtrạng đốt phá rừng cũng như đóng góp ngân sách và góp phần phát triển kinh tế – xã hộicủa tỉnh nhà Xuất phát từ tình hình thực tế trên, Công ty TNHH một thành viên VĩnhCường đã quyết định xây dựng dự án “Nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh –trồng rau sạch” tại thôn Kon Năng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường nhằm hoàn thiện hồ sơ cho Dự án, Công tyTNHH một thành viên Vĩnh Cường đã phối hợp với cơ quan tư vấn là Trung tâm Bảo

vệ Môi trường Đà Nẵng thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho “Dự

án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch” Đây

là cơ sở để tiến hành xem xét những tác động đến môi trường từ việc xây dựng nhàmáy xử lý rác, đồng thời nhằm thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi trường nước ta

và Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hànhluật bảo vệ môi trường

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường

Nghiên cứu ĐTM này dựa trên các Luật - Nghị định - Chính sách của Nhà nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo môi trường sống".

Trang 7

 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (29/11/2005).

 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc qui địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006

 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môitrường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường vàcam kết bảo vệ môi trường

 Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường về việc Ban hành Qui chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm địnhbáo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tácđộng môi trường

 Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 về việc bắtbuộc áp dụng tiêu chuẩn về môi trường và các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môitrường ban hành theo Quyết định số 35/2002/QĐ- BKHCNMT ngày 25/06/2002 của BộKHCN&MT

 Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thihành luật khuyến khích đầu tư trong nước và các quy định về ưu đãi đầu tư của tỉnhKon Tum

Quyết đinh số 06/2003/QĐ – UB ngày 24/2/2003 của UBND tỉnh Kon Tum “V/

v phân cấp quản lí quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn”

 Quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Kon Plông

Công văn số 536 UBND – TH ngày 2/4/2008 của UBND tỉnh Kon Tum “Về chủ trương cho phép khảo sát lập dự án đầu tư nhà máy xử lý rác”

Thông báo số 76/TB – UBND huyện Kon Plông “V/v giới thiệu lập dự án đầu tư”.

 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 về quản lý chất thải rắn

 Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí bảo vệ môitrường đối với chất thải rắn

 Thông tư số số 39/2880/BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chínhhướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 củaChính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

 Quyết định số 23/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại

 Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ tàinguyên và Môi trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký,cấp phép hành nghề, mã số chất thải nguy hại

3 Tổ chức thực hiện ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải,sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch tại thôn Kon Năng, xã Măng Cành, huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum do Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường làm chủ đầu tưthực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Bảo vệ Môi trường thành phố Đà Nẵng

Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 7

Trang 8

Địa chỉ đơn vị tư vấn: 408/18 Hoàng Diệu – Đà Nẵng Tel/Fax: 0511.3550977Danh sách cán bộ đơn vị Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng trực tiếp thamgia lập báo cáo ĐTM của dự án:

Bảng 1 – Danh sách cán b tham gia l p báo cáo TM ộ tham gia lập báo cáo ĐTM ập báo cáo ĐTM ĐTM

T

1 ThS Trần Mạnh Cường Giám đốc Tổng hợp toàn bộ báo cáo

2 KS Nguyễn Văn Anh Trưởng phòng

tư vấn kỹ thuật

Đánh giá hiện trạng môi trường và cácđiều kiện KT-XH

3 ThS Nguyễn Thị Kim Hà Phó trưởng

phòng tư vấn Xây dựng giải pháp giảm thiểu ô nhiễm

4 KS Trần Tuấn Anh Chuyên viên Điều tra và tổng hợp ý kiến

trạm quan trắc

Thiết kế và xây dựng chương trình giámsát môi trường

6 KS Huỳnh Ngọc Kháng Chuyên viên Lấy mẫu, đo đạc chất lượng môi trường

7 CN Hoàng Thị Hòa Trưởng trạmquan trắc Phân tích mẫu

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Các phương pháp khảo sát, phân tích môi trường

Các phương pháp được áp dụng bao gồm:

- Thu thập, tổng hợp kết quả của các nghiên cứu hiện có liên quan đến khu vực dự án

- Tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích mẫu, đo đạc các thông số môitrường Cập nhật các số liệu, tài liệu có liên quan đến hiện trạng môi trường dự án

- Sử dụng phương pháp liệt kê các nhân tố môi trường để đánh giá ảnh hưởng

4.2 Các phương pháp dự báo tác động môi trường

- Phương pháp lập ma trận đánh giá tác động môi trường

- Phương pháp đánh giá tác động nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO: được

sử dụng trong tính toán tải lượng ô nhiễm do hoạt động xây dựng dự án và khi dự án đivào vận hành

- Phương pháp so sánh: So sánh chất lượng môi trường, biến đổi, tác động môitrường, tài nguyên và sinh cảnh

- Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích các tác động đầu vào, xem xét cácquá trình xảy ra như là các quá trình tương tác trong hệ thống, dự báo và đánh giá cáctác động đầu ra

- Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS): Phân vùng ảnh hưởngtrên bản đồ, từ đó tiến hành điều tra, xác định phạm vi ảnh hưởng từng loại tác động của

dự án đến môi trường

- Phương pháp phi thực nghiệm: so sánh tương đương trong đánh giá tác động môitrường; thống kê và xử lý số liệu về thủy văn, các số liệu phân tích môi trường

Trang 9

- Phương pháp thực nghiệm: kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu theoTiêu chuẩn Việt nam.

CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1 Cơ quan chủ dự án

Tên dự án: DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI, SẢN

XUẤT PHÂN VI SINH – TRỒNG RAU SẠCH

Địa điểm thực hiện dự án: thôn Kon Năng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông,tỉnh Kon Tum

Chủ đầu tư: Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường

Chủ dự án: Ông Đặng Kim Cương Chức danh: Giám đốc

Trụ sở chính: Lô 166, đường số 9, thị trấn Măng Đen, xã Đăk Long, huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum

Điện thoại: 0983.801.222 – 0913.357.849 Fax: 056.3850300

1.2 Sự cần thiết đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch

Với lợi thế tiềm năng du lịch phong phú, Kon Tum được du khách đánh giá làtỉnh có nhiều điểm du lịch tham quan mang đậm bản sắc Tây Nguyên Kon Tum còn cósức cuốn hút của một vùng sinh thái đa dạng, những công trình kiến trúc văn hóa độcđáo của các dân tộc: Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ Chiêng, B râu, Rơ Mâm…

Khu du lịch sinh thái Măng Đen là một trong những điểm du lịch mới ở dạng tiềmnăng và hấp dẫn nhất Kon Tum, khu du lịch này trước đây đã được người Pháp khámphá và dự định đầu tư xây dựng trở thành Đà Lạt thứ 2 vì khí hậu mát mẻ và có nhữngcánh rừng thông bạt ngàn đầy quyến rũ

Nằm trên độ cao 1.100 - 1.400m so với mặt nước biển, cách thị xã Kon Tum hơn50km và các thành phố phụ cận không quá 200km, Măng Đen lúc nào cũng se lạnh vàtĩnh lặng giữa đại ngàn sẽ là một điểm du lịch và nghỉ mát lí tưởng Chính vì vậy, TổngCục du lịch và chính quyền địa phương đã lập dự án quy hoạch khu du lịch Măng Đen

để thu hút đầu tư, biến nơi đây thành khu du lịch sinh thái và nghỉ mát hấp dẫn trongtương lai

Với những thế mạnh đặc trưng của mình, khu du lịch sinh thái Măng Đen khi hìnhthành được dự đoán sẽ thu hút được lượng khách lớn của khu vực Tây Nguyên và BắcTrung Bộ Nhất là cửa khẩu Pờ Y – Ngọc Hồi được thông thương càng tạo điều kiệnthuận lợi cho Kon Tum trở thành một tâm điểm của khách du lịch trong và ngoài nước

Với sự phát triển kinh tế và dân số đô thị đã đưa đến một sự gia tăng nhanhchóng khối lượng chất thải rắn Tình hình này đã làm xuất hiện các vấn đề nan giải chochính quyền địa phương các đô thị Nếu địa phương có quỹ đất thì việc xây dựng mộtbãi chôn lấp hợp vệ sinh cũng vượt quá khả năng tài chính và kỹ thuật của các đô thịvừa và nhỏ

Cùng với sự phát triển về kinh tế, nhu cầu về nghỉ ngơi, thư giãn, du lịch sinh thái

và mức sống cao, những sản phẩm chất lượng cao an toàn cho sức khỏe là một nhu cầutất yếu (rau sạch)

Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 9

Trang 10

Để thị trấn Măng Đen trở thành một khu du lịch, nghỉ mát lí tưởng trong tươnglai, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước Để tránh tình trạng ô nhiễm trongtương lai, đáp ứng cho thị trường du lịch và hòa chung với sự phát triển kinh tế – xã hộicủa tỉnh Đồng thời, góp phần giải quyết việc làm cho người dân lao động tại địaphương, có nguồn thu nhập ổn định, tránh tình trạng đốt phá rừng cũng như đóng gópngân sách và góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà Như vậy, việc đầu tư xâydựng nhà máy xử lí rác thải sản xuất phân vi sinh trồng rau sạch trên địa bàn ngay từ

bây giờ là rất cần thiết

1.3 Vị trí địa lý của dự án

Khu vực dự kiến thực hiện dự án thuộc tiểu khu 479 của lâm trường Măng Cành

I, nằm hai bên đường tỉnh lộ 676 trên địa bàn thôn Kon Năng, xã Măng Cành, huyện

Kon Plông, tỉnh Kon Tum Tổng diện tích đất sử dụng: 90.000 m2 (Sơ đồ vị trí khu vực

dự án – Phần phụ lục)

Hiện trạng khu đất: đất rừng tự nhiên sản xuất (diện tích khoảng 8 ha) và đất ở,

đất sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân (diện tích khoảng 1 ha) (Theo thông báo giới thiệu địa điểm đất lập dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác, sản xuất phân

vi sinh – trồng rau sạch tại địa bàn xã Măng Cành của UBND huyện Kon Plông).

Khoảng cách đến khu dân cư gần nhất và các công trình khác: 200m

1.4 Mục tiêu của Dự án

Với những bức xúc của Việt Nam và thế giới về rác thải ảnh hưởng nghiêm trọngđến môi trường, trong khi rác thải là nguồn tài nguyên vô tận Chính vì vậy, Công tyTNHH Vĩnh Cường đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy xử lí rác thải và sản xuất một

số sản phẩm từ rác, nhằm xử lí các loại rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện, qua đó tậndụng sản xuất một số sản phẩm từ rác như: phân vi sinh, mùn tinh, dải phân cách đường,hạt nhựa… để đem lại hiệu quả kinh tế cho Công ty

Xây dựng nhà máy phân Compost có thể giảm được từ 70 – 80% khối lượng ráccần xử lí tại các bãi chôn lấp Bên cạnh đó, góp phần giảm chi phí ngân sách của chínhquyền địa phương hàng năm và tạo ra một lượng phân compost phục vụ nhu cầu sảnxuất rau sạch

Khai thác và vận dụng những điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tại địa phương, tạo ranhững sản phẩm mang đặc thù của vùng không khí lạnh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng củanhân dân và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng kimngạch xuất khẩu, doanh thu bán hàng và nộp thuế vào ngân sách nhà nước

Về mặt xã hội: Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số lực lượng lao

động cư dân bản địa, giảm bớt tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy và khai thác gỗlậu; Từng bước ổn định đời sống cho người dân lao động, giảm gánh nặng cho địaphương trong việc giải quyết việc làm đối với người lao động; Nộp thuế vào ngân sáchnhà nước; Góp phần xóa đói giảm nghèo cho huyện, từ đó góp phần thúc đẩy phát triểnkinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh hơn nữa quá trình thực hiện công nghiệp hóa vàhiện đại hóa đất nước

1.5 Quy mô đầu tư dự án

* Công tác thu gom và xử lý rác

Công ty kết hợp với chính quyền các cấp tại địa phương tuyên truyền tạo chonhân dân thói quen phân loại rác tại hộ gia đình (rác độc hại – rác vô cơ – rác hữu cơ) để

Trang 11

thuận tiện cho thu gom, tái chế và xử lí Công tác thu gom được thực hiện như sau:

+ Phân loại tại nguồn:

- Các loại rác vô cơ tái chế (nhựa, sắt, nhôm…) sẽ được bán cho các vựa phế liệu

- Rác vô cơ không tái chế (mảnh chai, đất, cát, cao su…) sẽ được sử dụng làmgạch cao su, các tấm lát đường

- Rác độc hại (bình ắc quy, pin…) sẽ được xử lí và chôn lấp đúng theo quy trình

- Rác hữu cơ sẽ được đưa vào sản xuất phân vi sinh

+ Quét dọn đường phố và thu gom rác được tiến hành theo một thời gian nhấtđịnh để không ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan khu du lịch

+ Thu gom rác thải: Lượng rác thải sinh ra hàng ngày được thu gom lại bằng cácphương tiện và thiết bị:

- Dùng thùng nhựa vệ sinh: đặt trên một số tuyến đường ở khu vực trung tâm

- Dùng xe đẩy tay: công nhân sử dụng xe đẩy tay đi thu gom rác thải ở khu vực

có nhiều ngỏ hẽm, đường hẹp xe cơ giới không vào được rồi đem ra điểm tập kết

- Dùng xe cuốn ép trực tiếp vận chuyển rác đến bãi chôn lấp, xe cuốn ép chạydọc theo các tuyến đường lớn, dừng lại tại các điểm tập kết rác rồi chuyển rác lên xe vàvận chuyển về nhà máy

Khối lượng rác thải sinh hoạt toàn thị trấn Kon Plông được tính theo công thức sau:

Rsh = N x (1+q) x G

Trong đó: N: số dân, người N = 6000 người

q: tỷ lệ gia tăng dân số, % q = 1,9%

G: tiêu chuẩn thải rác G = 0,35 - 0.45kg/người.ngày (khu vực miền núi)Lượng rác thải sinh hoạt khu vực thị trấn Kon Plông hiện nay khoảng 2 tấn/ngày,với hệ số thu gom 80% Công ty đã chủ động đầu tư xây dựng nhà máy với qui mô phùhợp để xử lí hết lượng rác sinh hoạt trên địa bàn huyện cả trong tương lai

* Nhà máy sản xuất phân vi sinh

Nhà máy chế biến rác thải thành phân vi sinh (chiếm 75-80% rác thải sinh hoạt)được xây dựng trên diện tích 0,91 ha tại thôn Kon Năng, xã Măng Cành, huyện Kon

Plông, tỉnh Kon Tum (sơ đồ vị trí dự án – phần phụ lục) Nhà máy được thiết kế với

công suất 5 tấn/ngày

Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 11

Trang 12

Các sản phẩm sau khi sản xuất sẽ được kiểm nghiệm đăng ký chất lượng có nhãnmác, bao bì đặc thù và bảo đảm chất lượng rau sạch Những năm tiếp theo sẽ dần mở rộngquy mô và diện tích để đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường nội địa và xuất khẩu

* Bãi chôn lấp rác thải

Quy mô bãi

Đây là phương pháp được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng cho quá trình xử lý rácthải (Ở Hoa Kỳ có trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phương pháp này;hoặc ở các nước Anh, Nhật Bản,…)

Khu vực dự án cách trung tâm thị trấn Kon Plông khoảng 5 km, đảm bảo đúng

khoảng cách đến các vành đai công trình theo yêu cầu của Thông tư liên tịch số 01/2001/ TTLT-BKHCNMT-BXD của Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường– Bộ Xây dựng.

Bãi chôn lấp của nhà máy có qui mô là 1,8 ha, thuộc loại BCL nhỏ (diện tích bãidưới 10 ha và lượng rác trung bình năm dưới 20.000 tấn/năm) Căn cứ theo địa hình tạikhu vực thực hiện dự án có thể áp dụng phương pháp chôn lấp đào rãnh/hố

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế để đổ bỏ CTR sao cho mức độ gây độc hạiđến môi trường là nhỏ nhất Tại đây, CTR được đổ bỏ vào các ô chôn lấp của BCL, sau

đó được nén và bao phủ một lớp đất dày khoảng 1,5cm (hay vật liệu bao phủ) ở cuốimỗi ngày Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có những ưu điểm sau:

- Ở những nơi có đất trống, BCL hợp vệ sinh thường là phương pháp kinh tế nhấtcho việc đổ bỏ chất thải rắn

- Đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động của BCL hợp vệ sinh thấp so với các phươngpháp khác (đốt, ủ phân)

- BCL hợp vệ sinh có thể nhận tất cả các loại CTR mà không cần thiết phải thugom riêng lẻ hay phân loại

- BCL hợp vệ sinh rất linh hoạt trong khi sử dụng Vì khi khối lượng CTR gia tăng

có thể tăng cường thêm công nhân và thiết bị cơ giới, trong khi đó các phương phápkhác phải mở rộng nhà máy để tăng công suất

- Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi khôngsinh sôi nảy nở được

- Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra giảm thiểuđược các mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí

- Các BCL hợp vệ sinh sau khi đóng cửa có thể xây dựng thành các công viên, cácsân chơi, sân vận động, công viên giáo dục, sân golf, hay các công trình phục vụ nghỉngơi giải trí (recreational facilities) Ở Hoa Kỳ có các sân vận động Denver, Colorado,Mout Transhmore có nguồn gốc là các bãi chôn lấp

Tuy nhiên, các BCL hợp vệ sinh cũng có một số nhược điểm sau:

- Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đòi hỏi diện tích đất lớn

- Các lớp đất phủ ở các BCL hợp vệ sinh thường hay bị gió thổi và phát tán đi xa

- Các BCL hợp vệ sinh thường sinh ra các khí CH4 hoặc khí H2S độc hại có khảnăng gây cháy nổ hay gây ngạt Tuy nhiên, khí CH4 có thể được thu hồi để làm khí đốt

Trang 13

- Nếu không xây dựng và quản lý tốt có thể gây ra ô nhiễm nước ngầm và ô nhiễmkhông khí.

Lượng rác thải cần chôn lấp: 0,75-1 tấn/ngày (15-20% tổng lượng rác thải)

Thời gian hoạt động của bãi là 50 năm

Thiết kế các công trình trong bãi chôn lấp rác thải

- Độ dốc ô và mái dốc taluy đào các ô chôn lấp

Để đảm bảo nước rác có thể tự chảy được tới các hố thu nước rác tập trung thì các

ô chôn lấp cần có độ dốc hợp lý (nhỏ nhất là 1%)

Độ dốc đê bao: ngăn cách các ô là đê bao bằng đất sét, có khả năng không thấmnước cao và phải được dầm chặt Đê được đắp cao 1m, mặt đê rộng 1.5m, độ dốc mái cóm= 1:1.5

- Hệ thống chống thấm của ô chôn lấp

Để hạn chế sự gây ô nhiễm của nước rác tới nước ngầm, nước mặt trong khu vựctrong và ngoài bãi rác, nơi mà nước rác chảy qua thì toàn bộ bãi chôn lấp rác đượcchống thấm thành và đáy bãi, đồng thời dưới đáy bãi có hệ thống thu gom nước rác

* Thành taluy

Thành ô chôn lấp có được đào với độ dốc 1:1 Thành được thiết kế chống thấmbằng gia công đầm nén kỹ bề mặt thành bằng lớp đất sét, sau đó phủ lên bề mặt lớpnhựa chống thấm bằng HDPE 1.5 mm và cuối cùng là lớp bảo vệ bằng đất tự nhiên đầmchặt dày 20cm

* Lớp đáy ô chôn lấp

Theo cấu tạo địa chất, lớp đất 2 của đáy bãi chôn lấp có độ thấm 91 x 10-6 cm/s làđất á sét đen chứa hàm lượng sét cao, vì vậy đáy bãi được đào sâu 2m đến lớp đất thứ 2

và loại bỏ đi lớp đất phủ bề mặt, sau đó tiến hành chống thấm cho đáy bãi chôn lấp Đáy

ô chôn lấp được thiết kế chống thấm đảm bảo độ thấm nhỏ nhất là 10-7 cm/s Đáy bãi có

độ dốc 3% theo chiều mặt cắt ngang bãi từ 2 bên thành xuống giữa bãi thuận lợi chonước rác tập trung về khu vực giữa bãi sau đó được thu vào bằng ống có đục lỗ Ống thugom nước rác được đặt dọc theo chiều dài đáy và đặt dốc 1% theo độ dốc của đáy bãiđảm bảo quá trình thoát nước tự nhiên về cuối bãi

Đáy ô chôn lấp rác được thiết kế chống thấm gồm 5 lớp:

Trang 14

+ Lớp 2: lớp màng địa chất.

+ Lớp 3: lớp sỏi cát thoát nước rò rỉ dày 30cm

+ Lớp 4: lớp nhựa chống thấm HPDE dày 1.5mm

+ Lớp 5: lớp đất sét tự nhiên đầm chặt dày 60cm

 Đối với ô chôn lấp đặt biệt lớp chống thấm có cấu tạo kép gồm:

+ Lớp 1: lớp đất tự nhiên dày 30cm

+ Lớp 2: lớp màng địa chất

+ Lớp 3: lớp sỏi cát thoát nước rò rỉ thứ nhất dày 50cm

+ Lớp 4: lớp nhựa chống thấm HPDE thứ nhất dày 1.5mm và lớp vải địa

kỹ thuật

+ Lớp 5: lớp sỏi cát thoát nước rò rỉ thứ hai dày 50cm

+ Lớp 6: lớp nhựa chống thấm HPDE thứ hai dày 1.5mm và lớp vải địa kỹ thuật + Lớp 7: lớp đất sét tự nhiên đầm chặt dày 90cm

* Lớp phủ bề mặt

Để hạn chế sự thấm nước bề mặt xuống ô chôn lấp thì lớp trên cùng của mỗi ô cần

có lớp lót gồm các thành phần sau:

 Trên cùng là lớp đất tự nhiên trồng cây dày 0,6m

 Giữa là lớp sỏi hay cát thoát nước dày 0,3m

 Dưới cùng là lớp đất sét nén dày 0,6m

- Hệ thống thu gom nước rỉ rác

Hệ thống các đường ống thu gom nước rác trong ô chôn lấp được đặt trên lớpHDPE, dưới lớp đá dăm để không cho rác tiếp xúc trực tiếp với đường ống Các đườngống phải được làm thẳng, chiều dài theo TCXDVN 261:2001 và có độ dốc không nhỏhơn 1% Nước rác được thu gom về hố thu nước rác tập trung và chảy về hồ xử lý nướcthải Tại đây nước rác được xử lý đạt tiêu chuẩn và thải ra ngoài môi trường

- Hệ thống thu gom khí rác.

- Hệ thống thoát nước mưa.

- Hệ thống giếng quan trắc nước ngầm.

Trang 15

Tuy nhiên, cũng cần phải bảo đảm tận dụng tối đa diện tích nhà xưởng nhằm tiếtkiệm chi phí xây dựng và thuận lợi cho việc nâng cấp qui mô trọng tương lai Đồng thờibảo đảm vệ sinh, môi trường thông thoáng, không ô nhiễm, bảo đảm phòng cháy chữacháy và cảnh quan chung

Về cơ bản có thể chia nhà máy thành 4 khu vực: khu vực văn phòng, khu vực

xử lí rác, khu vực nhà xưởng chế biến, đóng gói sản phẩm và khu vực trồng trọt,chăn nuôi

* Khu vực văn phòng: Nhà làm việc, nhà ăn ca, khu vệ sinh là loại nhà cấp 4, móng xây đá chẻ, tường thạch mái lợp tole Khu vực nhà làm việc cách xa khu vực sản

xuất để tránh tiếng ồn làm ảnh hưởng đến công việc

- Nhà làm việc cấp 4 kết cấu móng đá chẻ vữa XM mác 50

- Mái tôn lạnh, ban công đổ BTCT tại chỗ, mác bê tông 200 trên ban công có tạodốc ra phía phễu thu nước

- Nền nhà văn phòng lát gạch nung tráng men, trần lát tấm ép nhựa dày, thanhđơn khép mí, khu vực vệ sinh nền lát gạch nung tráng men, chân tường ốp gạch nungtráng men, mái bê tông cốt thép

- Hệ thống các cửa đi và cửa sổ văn phòng làm bằng gỗ – hoặc khung nhôm

- Toàn bộ công trình quét vôi ve trong nhà, ngoài quét nước xi măng trong quétvôi trắng

* Khu vực nhà máy xử lí rác: là nhà khung tiền chế, khu vực này được đặt ở tiện

đường đi lại và riêng biệt, có dải cây xanh che khuất

* Khu vực nhà xưởng sản xuất: Gồm 2 dãy nhà xưởng chính với kết cấu: móng

đá chẻ, khung cột chịu lực, khung trần thép theo kiểu nhà tiền chế, mái lợp tôn lạnh,chiều cao trần nhà 4,5m nền láng xi măng M200, hệ thống thông gió, hút bụi, lưới điệnhoàn chỉnh đảm bảo đáp ứng cho yêu cầu sản xuất

* Khu vực thành phẩm và kho: Được bố trí phù hợp với qui trình sản xuất sản

phẩm và phải bảo đảm ở khu vực giao nhận hàng thuận lợi, cách xa những công đoạn

Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 15

Trang 16

sản xuất có nhiều bụi Do vậy khu vực thành phẩm và kho được bố trí ở phía trước khuvực sản xuất

* Nhà kính trồng rau: gồm nhiều dãy, mỗi dãy 1.000 m2 trụ và kèo bằng vật liệucây gỗ và được che phủ bằng tấm nhựa trong

Các nhà xưởng, kho móng trụ BTCT đỡ vì kèo gỗ hoặc sắt kiên cố ổn định

Đồng thời, để đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thêm vẻ mỹquan cho nhà máy thì ngoài các khu được xây dựng trên, sẽ qui hoạch khu vực trồng câyxanh, cây cảnh, xây dựng bể nước phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và phòng cháy chữacháy, xây dựng nhà để xe, hệ thống cấp thốt nước… Việc xây dựng các công trình này đảmbảo mỹ quan cho nhà máy và đạt tiêu chuẩn môi trường

1.7 Danh mục thiết bị và máy móc

Bảng 3 – Danh m c thi t b máy móc ục công trình chính của dự án ết bị máy móc ị máy móc

Tên thiết bị Xuất xứ Đặc tính kỹ thuật Số lượng mua tại VN NK hay I- Cho sản xuất:

Ly tâmKim khâu

Ly tâm

010101

Đẩy tayĐẩy tayĐộng cơ

060605

0303

Mua tại VN

1.8 Danh mục trang thiết bị phục vụ làm việc

Bảng 4 – Danh m c trang thi t b ph c v làm vi c ục công trình chính của dự án ết bị máy móc ị máy móc ục công trình chính của dự án ục công trình chính của dự án ệc

Trang 17

15 Giỏ cây xé cái 6

1.9 Chi phí cho dự án

Tổng kinh phí đầu tư dự án: 19.000.000.000 đồng Việt Nam

Bảng 5 – Tổng hợp vốn vốn đầu tư của dự án

Nguồn vốn

-Vốn tự có của doanh nghiệp : 20%

-Vốn vay (tín dụng thương mại) : 80%

1.10 Quy trình sản xuất

Sơ đồ qui trình công nghệ nhà máy xử lý rác thải, sản

xuất phân vi sinh – trồng rau sạch

Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hoá các chấthữu cơ thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạomôi trường tối ưu đối với quá trình Quá trình ủ được thực hiện theo hai phương pháp:

 Phương pháp ủ yếm khí

 Phương pháp ủ hiếu khí (thổi khí cưỡng bức)

Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 17

SẢN XUẤT RAU SẠCH

KIỂM NGHIỆM

ĐÓNG GÓI NHÃN MÁC

Trang 18

a Nguyên lý ủ phân ở chế độ yếm khí

Thực chất của quá trình ủ yếm khí là sự phân giải phức tạp gluxit, lipit và proteinvới sự tham gia của các vi sinh vật kỵ khí

Rác hữu cơ (bổ sung nhiệt độ, độ ẩm, vi sinh vật) -O2 CH4 + H2S + H2O + phânhữu cơ

b Nguyên lý ủ phân ở chế độ hiếu khí

Nguyên lý của phương pháp này chủ yếu là sử dụng các chủng vi sinh vật có sẵntrong tự nhiên, bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh vật phân giải mạnh xenluloza,protein Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, oxy, độ thoáng khí, pH nhằm kích thích sự pháttriển của hệ vi sinh vật có trong bể ủ để phân huỷ các chất hữu cơ tạo thành mùn

Phế thải hữu cơ + nhiệt độ + độ ẩm + O2 + chất dinh dưỡng (phân người) + EM Phân hữu cơ

Rác hữu cơ +O2 H2O + CHNOS (humus)

(độ ẩm, nhiệt độ, vi sinh vật)

CHNOS (humus) được gọi là compost, là thành phần dinh dưỡng chế tạo phân rác

* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ

Phân loại và nghiền

Việc phân loại cẩn thận các chất thải là rất quan trọng để có thể đạt được một quátrình compost hoàn hảo

Việc giảm kích thước của nguyên liệu (bằng cách băm nhỏ hoặc sàn phân loại) nhưmột hệ quả làm tăng nhanh tốc độ phân huỷ

Nhiệt độ

Sự giải phóng CO2 tối đa xảy ra ở nhiệt độ 550C Mỗi sinh vật đều có nhiệt độ tối

ưu để tăng trưởng Nhiệt độ tối ưu cho quá trình sinh hoá là 40 - 550C Nhiệt độ cao(ngưỡng trên) thì tốc độ và mức ủ sẽ nhanh hơn

Độ ẩm

Độ ẩm tối ưu đối với quá trình là 45 - 60 % Nếu vật liệu quá khô không đủ độ ẩmcho sự tồn tại của vi sinh vật hoặc nếu vật liệu quá ẩm thì sẽ xảy ra quá trình lên menyếm khí, O2 không lọt vào được

Độ thoáng khí và phân phối O2

Sự phân phối O2 cho bể ủ là cần thiết bởi vi sinh vật hiếu khí cần O2 để phân giảicác hợp chất hữu cơ Lượng O2 tiêu thụ khoảng 4m3 O2/1 tấn rác/ngày Nhu cầu O2 tiêuthụ rất lớn trong những ngày đầu của quá trình compost và sau đó giảm dần Sự sản sinh

Trang 19

CO2 tương đương với lượng O2 tiêu thụ Quá trình kỵ khí bắt đầu khi tỷ lệ O2 trong bể ủnhỏ hơn 10%, sau đó khí CH4 sẽ xuất hiện.

Tỷ lệ C/N

Nếu ngay từ đầu tỷ lệ C/N thấp thì sự khoáng hoá nitơ thu được từ sự cố định nitơ

Tỷ lệ C/N cao có thể làm mất nitơ bởi amoniac NH3 Tỷ lệ C/N = 50/1 hoặc ít hơn đểsao cho không thiếu các chất dinh dưỡng cho quá trình ủ

Công nghệ composting

Công nghệ xử lý rác của nhà máy chế biến phân vi sinh trong khu liên hợp xử lýrác thành phố Tam Kỳ công suất 290 tấn/ngày đêm, được áp dụng công nghệ ủ lên menđống tĩnh, có thổi khí cưỡng bức đảm bảo hợp vệ sinh

Quá trình công nghệ ủ như sau:

Rác thải được thu gom từ thành phố nhập về nhà máy phun dung dịch EM

sơ lọc đưa vào băng tải tiếp liệu phân loại trên băng chuyền

Đưa về sân đảo trộn (rác hữu cơ 100%) bổ sung vi sinh vật + EM đảo trộn bằng máy xúc chuyên dùng đưa vào bể ủ háo khí ủ chín đưa vào hệ thống sàn nghiền phân loại sản phẩm đóng bao

Trang 20

1.10.1 Xử lí rác sản xuất phân compost

Sản phẩm chính là phân compost được sản xuất từ rác thải sinh hoạt hộ gia đình.Với nhu cầu hiện nay tại địa phương, thị trường phân compost thân thiện với môitrường, có các chỉ số hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng cải tạo đất tốt là rất tiềmnăng và có thể nói không đủ để cung ứng cho thị trường trồng rau sạch nói riêng và nhucầu nông nghiệp nói chung tại địa phương

Thu gom, vận chuyển rác phải vào một thời gian nhất định trong ngày (3 – 6 giờsáng) để bảo đảm về môi trường và mỹ quan cho khu du lịch sinh thái

Rác được sơ loại trước khi đưa vào băng tải nhặt (loại bỏ vật có kích cỡ lớnchiếm từ 20 - 25% tổng lượng chất thải rắn) Các dụng cụ phân loại gồm: cào 3 răng,dao quắm, và các xe thu gom Sau đó, được đưa vào băng tải nhặt và được phân loại dongười công nhân thực hiện đứng đều hai bên băng tải nhặt Sau khi phân loại chỉ cònhoàn toàn rác hữu cơ tiếp tục đưa qua máy nghiền băm nhỏ Rác băm nhỏ được đưa qua

hệ thống băng chuyền trung gian vận chuyển về băng tải phân phối

Phân compost thô sau khi đã được sản xuất ra, sẽ được phân tích các chỉ tiêu dinhdưỡng và hàm lượng kim loại năng, trên cơ sở đó sẽ được bổ sung hàm lượng vi lượngcòn thiếu và viên thành hạt nhằm đáp ứng với từng loại cây trồng khác nhau, nhằm đadạng hóa sản phẩm và cũng là đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn

1.10.2 Qui trình trồng rau

- Do yêu cầu nghiêm ngặt của sản xuất rau – hoa – quả xứ lạnh, vùng thích nghirau – hoa xứ lạnh được chọn phải đạt tiêu chí:

(1) Độ cao >1.000m (so với độ cao mặt biển)

(2) Độ dốc thấp < 80 cho sản xuất rau – hoa

(3) Đất có thành phần cơ giới từ cát pha thịt nhẹ đến thịt trung bình thốt nước tốt(để trồng rau hoa)

(4) Có nguồn nước tưới, đặc biệt là nước mặt

- Rau sạch đòi hỏi rất cao về chất lượng đất, nước tưới và không khí môi trườngxung quanh nên phải được trồng theo đúng qui trình kỹ thuật mới bảo đảm được chấtlượng sản phẩm

- Rau sạch sau khi được sản xuất có kiểm nghiệm, đăng ký chất lượng và dánnhãn mác rồi mới được xuất ra thị trường tiêu thụ

- Các hộ nông dân được Công ty đứng ra xuất hàng phải đảm bảo chất lượng tiêuchuẩn thương hiệu

1.11 Tiến độ triển khai dự án

Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm Dự án sẽ được chia làm hai giai đoạn:

Trang 21

- Giai đoạn 1 (từ năm 2008 đến năm 2012): Bao gồm xây dựng các hạng mục:nhà xưởng xử lí rác, nhà bảo vệ, văn phòng và phòng trưng bày sản phẩm, sân phơi +kho bãi, bể ủ, nhà kính trồng rau, bãi chôn lấp rác, nhà vệ sinh, bể nước cứu hỏa, bểchứa nước thải, tường rào cổng ngõ, đường nội bộ.

- Giai đoạn 2 (từ năm 2012 đến năm 2015): Xây dựng nhà xưởng chế biến vàđóng gói, nhà bảo vệ, nhà kính trồng rau, nhà làm việc và nhà ở cho công nhân, đườngnội bộ, dải cây xanh và trồng rau hoa ngoài trời

1.12 Bố trí nhân lực và bộ máy

Khi đi vào hoạt động, trong công tác quản lí và lao động phải tuân thủ những

nguyên tắc cơ bản sau:

- Ưu tiên giải quyết lao động tại địa phương

- Đảm bảo quyền lợi của người lao động và sử dụng lao động theo đúng qui địnhcủa Pháp luật Nhà nước, xây dựng tổ chức Công đoàn của Công ty

- Có phương án đào tạo kỹ thuật nâng cao tay nghề cho công nhân

- Bố trí quản lí tinh gọn và có hiệu quả

- Có chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng và kịp thời nhằm đảm bảo an toàn trongsản xuất và khuyến khích nâng cao hiệu quả lao động

Bộ máy quản lí bố trí như sau:

- Giám đốc điều hành chung : 01 người

- Phó giám đốc kỹ thuật : 01 người

- Phó giám đốc điều hành sản xuất : 01 người

- Về điều kiện tự nhiên

+ Đất đỏ bazan độ dốc tương đối thích hợp

+ Khí hậu mát mẻ, lượng mưa trên năm dồi dào

+ Có nguồn nước tưới mặt

+ Có khả năng xây dựng thành một vùng chuyên canh rau hoa quy mô lớn

Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 21

Trang 22

- Về kinh tế – xã hội

+ Chưa có dân cư trú và sản xuất

+ Đất rừng sản xuất nghèo kiệt đang được đề nghị chuyển mục đích sử dụng đểđạt hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn

+ Có thị trường tiêu thụ nội địa gần và dung lượng lớn, có thị trường xuất khẩutrước hết là Nam Lào

Trang 23

- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật

+ Cơ bản đã có đường giao thông (tỉnh lộ 676)

+ Đã có điện lưới quốc gia

+ Phương tiện liên lạc thuận tiện

- Về thị trường tiêu thụ

+ Giao thông thuận tiện

+ Thị trường tiêu thụ rất lớn ước tính hàng năm tiêu thụ trên 100.000 tấn

Đó là những thuận lợi để dự án phát triển vùng rau – hoa xứ lạnh Tuy vậy, vẫncòn có những khó khăn sau đây:

- Lượng mưa tương đối nhiều hơn Đà Lạt nên hoa và rau trồng khó khăn hơn, cầnđược gieo trồng trong nhà màng và lựa chọn thời vụ gieo trồng thích hợp để tránh nhữngđợt mưa lớn đối với giống rau hoa trồng ngoài ruộng

- Tuy có nguồn nước tưới, song để đưa được nước tưới đến địa bàn sản xuất, suấtđầu tư phải cao do độ dốc lớn

- Chất lượng đường giao thông còn thấp

- Chưa có lao động phù hợp với sản xuất rau – hoa, vì đòi hỏi phải có trình độ kỹthuật canh tác cao

Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 23

Trang 24

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ

MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN

Khu vực thực hiện dự án địa bàn thôn Kon Năng, xã Măng Cành, huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum nên phần lớn điều kiện khí tượng, thủy văn thuộc khu vực tỉnh KonTum Các thông tin về điều kiện khí tượng thủy văn tại khu vực được mô tả như sau:

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.Vị trí địa lý

Kon Plông là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum Tổng diệntích tự nhiên toàn huyện 137.964,8 ha, trong đó đất nông nghiệp 4.664.24 ha (chiếm3,52%), đất lâm nghiệp 114.132,26 ha (chiếm 82,71%), đất chuyên dùng, đất ở và đấtsông suối 2.266,56 ha (chiếm 1,64%), đất chưa sử dụng 16.687,55 ha (chiếm 12,1%)

Huyện Kon Plông được thành lập từ ngày 31/1/2002 từ chủ trương chia táchhuyện Kon Rẫy cũ

- Huyện có tọa độ địa lí

+ Vĩ độ Bắc từ 14019’55’’

+ Kinh độ đông 108003’45’’ đến 108022’40’’

- Có ranh giới hành chính

+ Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi

+ Phía Tây giáp Đăk Tô – Kon Tum + Phía Nam giáp huyện Kbang, Mang Yang - tỉnh Gia Lai

+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam

+ Phía Tây Nam giáp huyện Kon Rẫy – tỉnh Kon Tum

2.1.2 Địa hình

Khu vực thực hiện dự án thuộc địa bàn thôn Kon Năng, xã Măng Cành, huyệnKon Plông, tỉnh Kon Tum Nằm ở phía Tây Bắc trung tâm huyện, có độ cao trung bình1.100m – 1.200m gồm nhiều núi liền giải, đỉnh bằng và không rộng

Đặc điểm địa hình này thuận lợi là có địa bàn để trồng rau – hoa, khó khăn là độdốc tương đối lớn, tốn kém hơn trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là đườnggiao thông, điện và thủy lợi

2.1.3 Đặc điểm về thời tiết, khí hậu

Qua số liệu quan trắc tại các trạm khí tượng Đăk Tô và Kon Tum cho thấy chế độnhiệt của lưu vực mang tính chất của vùng nhiệt đới gió mùa cao nguyên Mùa đôngtương đối lạnh và mùa hè tương đối nóng Phạm vi dao động của nhiệt độ giữa thángnóng nhất và tháng lạnh nhất là không lớn, khoảng 50C; trong khi đó dao động nhiệt độkhông khí là không đáng kể đặc biệt vào mùa khô chỉ đạt trên 270C (Kon Tum) Cáctháng nóng nhất thường là tháng III và tháng IV; và các tháng lạnh nhất là tháng XII, I.Nhiệt độ trung bình năm là 20,70C, tổng nhiệt độ/năm là 7.3350C (trong đó vụ ĐôngXuân là 3.6200C, vụ hè thu – mùa 3.7150C)

Trang 25

Bảng 6 – Đặc trưng nhiệt độ không khí khu vực Kon Plông

cao nhất (TB) 2,75 28,0 28,5 28,4 28,0 28,0 27,7 27,5 27,4 27,2 27,0 27,6 22,7Nhiệt độ

thấp nhất (TB) 7,4 8,3 10,2 14,5 15,8 15,6 16,2 16,5 16,5 15,5 13,0 8,8 13,2Tổng số

giờ nắng 95,8 125,8 150,6 130,2 121,5 80,5 75,8 60,5 50,1 45,2 40,6 60,1 1036,7

* Chế độ mưa và ẩm: có lượng mưa trung bình/năm là 2.324,9 mm với 176ngày mưa và độ ẩm không khí trung bình năm là 85% Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đếntháng 12 với 95% lượng mưa cả năm Số ngày mưa trong những tháng mùa mưa bìnhquân tháng là 24,6 ngày Thừa độ ẩm trong mùa mưa, đủ độ ẩm trong mùa khô

Bảng 7 – Lượng mưa, số ngày mưa và độ ẩm không khí

1977 đến nay Tốc độ gió trung bình ít thay đổi theo tháng và theo mùa, nhưng do ảnhhưởng của địa hình, tốc độ gió có giảm đi và hướng gió thay đổi khác nhau Nhìn chung,tốc độ gió mùa khô lớn hơn mùa mưa

Trong các tháng XI- II tốc độ gió trung bình 3m/s lớn hơn so với các tháng kháctrong năm

Bảng 8 – T n su t xu t hi n các h ần suất xuất hiện các hướng gió trong năm của Đăk Tô ất xuất hiện các hướng gió trong năm của Đăk Tô ất xuất hiện các hướng gió trong năm của Đăk Tô ệc ướng gió trong năm của Đăk Tô ng gió trong n m c a ăm của Đăk Tô ủa dự án ĐTMăm của Đăk Tô k Tô

Bảng 9 – T c ốc độ gió lớn nhất và hướng của trạm Đăk Tô độ tham gia lập báo cáo ĐTM gió l n nh t và h ớng gió trong năm của Đăk Tô ất xuất hiện các hướng gió trong năm của Đăk Tô ướng gió trong năm của Đăk Tô ng c a tr m ủa dự án ạng mục công trình chính của dự án ĐTMăm của Đăk Tô k Tô

Trang 26

* Bốc hơi

Do độ ẩm không khí cao nên bốc hơi không lớn Lượng bốc hơi tháng lớn nhất

đo bằng ống Piche xảy ra vào mùa khô từ các tháng I đến tháng V đạt tới 248mm (tháng

3 năm 1981) ở trạm Đăk Tô Từ tháng VIII đến tháng X do mưa nhiều lượng bốc hơitháng giảm xuống khoảng 10,7mm

2.1.4 Đặc điểm địa chất công trình

Đất được hình thành trên đá Bazan trong điều kiện nhiệt đới ẩm, thảm thực vậtrừng tự nhiên, thường xanh, độ che phủ cao, độ ẩm lớn, có điều kiện tích lũy mùn

Đặc điểm hình thái hóa lý – hóa học đất: Đất mùn nâu đỏ trên đá bazan có sựphân hóa tầng đất chủ yếu dựa vào sự thay đổi về hàm lượng chất hữu cơ, mùn trongđất, lớp đất mặt cao hơn so với lớp đất sâu Đất mùn nâu đỏ trên đá bazan có tầng thảmmục trên mặt dày 10 – 20cm Tầng đất mặt giàu mùn và chất hữu cơ dạng bán phân giải.Đất có cấu trúc viên và độ xốp cao suốt phẫu diện

2.1.5 Đặc điểm hệ sinh thái khu vực

- Các loại cây gỗ kinh tế: Trong tổ thành thực vật của huyện có nhiều loại cây cógiá trị kinh tế, khoa học khác nhau: gỗ quý hiếm như Trắc mật, cẩm lai, Dáng hương,Muồng đen Gỗ tàu thuyền, cầu cống, tà vẹt như Vên vên, Sao đen, Sao xanh; gỗ xâydựng làm đồ gia dụng như Giổi đỏ, giổi xanh, Đinh hương Gỗ làm nguyên liệu giấynhư thông 3 lá, thông 2 lá

- Đặc sản rừng: gồm Sâm là loại cây dược liệu quý ở nước ta; Sa Nhân phân bố ởven khe sông suối trong kiểu rừng kín lá rộng thường xanh; Nhựa thông (thông 2 lá)phân bố nhiều nơi trên địa bàn huyện; Song mây là một nguồn lợi khá lớn gồm các loạimây tắt, mây đắng, song bột, mây nếp là nguyên liệu cho các mặt hàng thủ công mỹnghệ xuất khẩu Ngoài ra còn có các dược liệu quý hiếm như: Mã Tiền, Vạng đắng, Hàthủ ô phân bố hầu hết các kiểu rừng

- Tài nguyên động vật rừng: khá phong phú gồm có: Nai, Hoẵng, Lợn rừng, Gấu, đặc biệt Gấu, mật gấu là loài dược liệu rất quý để chữa chấn thương và nhiều bệnh khác

Sự phân bố động vật hoang dã này tuỳ thuộc môi trường sinh thái và mật độ dân cư

2.2 Hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án

Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và dự báo các tác độngđến môi trường khu vực khi Dự án đi vào hoạt động, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, đođạc và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường nước và không khí tại khu vực dự kiếnthực hiện Dự án Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:

2.2.1 Môi trường không khí và vi khí hậu

Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và dự báo các tác độngđến môi trường khu vực khi Dự án đi vào hoạt động, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, đođạc và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường nước và không khí tại khu vực dự kiếnthực hiện Dự án Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:

a Môi trường không khí và vi khí hậu

Trang 27

Bảng 10 – Kết quả đo đạc, phân tích môi trường không khí, vi khí hậu

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích K TCVN

- Dấu (-): Không có trong tiêu chuẩn hoặc không phân tích - KPH: không phát hiện

- K 1 - Mẫu lấy tại khu vực dự án – thôn Kon Năng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông

- K 2 - Mẫu lấy tại khu vực xung quanh dự án – thôn Kon Năng, xã Măng Cành

- (*)-TCVN 5937-2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh, Bộ KHCN&MT

- (**)-TCVN 5949-1998: Âm học - Tiếng ồn trong khu vực công cộng và dân cư

- Ngày đo đạc, lấy mẫu: 28/07/2008

- Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng

Nhận xét: - Hàm lượng bụi thấp (0,2) Các vị trí quan trắc đều thấp hơn so với TCVN

- Hàm lượng CO, SO2, NOx trong không khí tại khu vực khảo sát đều chưathấy xuất hiện Chứng tỏ khu vực chưa có hoạt động gây ô nhiễm môi trường không khí

- Hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực dự án chưa có dấuhiệu bị ô nhiễm, hầu hết các chỉ tiêu đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép đối với môitrường không khí xung quanh (TCVN 5937-2005)

Tuy nhiên, hiện trạng môi trường không khí có thể bị ô nhiễm trong quá trình thicông xây dựng Dự án Trong giai đoạn xây dựng, việc tăng lượng xe ra vào khu vực thicông sẽ làm tăng hàm lượng bụi, khí độc và độ ồn tăng lên đáng kể

b Môi trường nước

Bảng 11 – Kết quả đo đạc môi trường nước tại khu vực Dự án

Dự án khoảng 300m về phía hạ nguồn

- N3: Mẫu nước suối, cách khu Dự án khoảng 100m về phía thượng nguồn

- TCVN 5942-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (loại B)

Nhận xét: Qua kết quả phân tích trên cho thấy, chất lượng nước tại khu vực chưa

bị ô nhiễm, các chỉ tiêu phân tích vẫn nằm trong giới hạn cho phép

Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 27

Stt Tên chỉ tiêu ĐVT Kết quả 5942-1995 TCVN

Trang 28

2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án

Kon Plông là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum Tổng diệntích tự nhiên toàn huyện 137.964,8 ha, trong đó đất nông nghiệp 4.664.24 ha (chiếm3,52%), đất lâm nghiệp 114.132,26ha (chiếm 82,71%), đất chuyên dùng, đất ở và đấtsông suối 2.266,56 ha (chiếm 1,64%), đất chưa sử dụng 16.687,55 ha (chiếm 12,1%)

Huyện Kon Plông được thành lập từ ngày 31/1/2002 từ chủ trương chia táchhuyện Kon Rẫy cũ

- Huyện có tọa độ địa lí:

+ Vĩ độ Bắc từ 14019’55’’

+ Kinh độ đông 108003’45’’ đến 108022’40’’

- Có ranh giới hành chính:

+ Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi

+ Phía Tây giáp Đăk Tô – Kon Tum

+ Phía Nam giáp huyện Kbang, Mang Yang - tỉnh Gia Lai

+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam

+ Phía Tây Nam giáp huyện Kon Rẫy – tỉnh Kon Tum

Toàn huyện có 9 xã: xã Hiếu, xã Đăk Ring, xã Măng Bút, xã Măng Cành, xã Pờ Ê,

xã Ngọc Tem, xã Đăk Long, xã Đăk Tăng, xã Đăk Nên Dân số đến cuối năm 2005 là20.133 người, trong đó dân số nông nghiệp là 17.210 người, hầu hết là đồng bào dân tộcthiểu số, mật độ dân số 12 người/km2 Song giá trị sản lượng toàn ngành nông nghiệp (theogiá hiện hành) đạt 33.186 triệu đồng, bình quân đầu người 1,928 triệu đồng/năm Đây làmức rất thấp, vì vậy đời sống của dân cư nông nghiệp và đồng bào dân tộc còn nhiều khókhăn Vì vậy, tìm kiếm các loại cây trồng mới có khả năng sinh trưởng, phát triển phù hợpvới điều kiện sinh thái góp phần đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh

tế cao nhằm xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo ra động lực mới thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội là việc làm cấp bách đối với huyện Kon Plông

Những thuận lợi cho đẩy mạnh phát triển sản xuất các loại rau, hoa, quả xứ lạnh tạihuyện Kon Plông đó là:

- Cao nguyên Măng Đen, huyện Kon Plông có khí hậu mát mẻ tương tự như ĐàLạt (nhiệt độ trung bình/năm 20,70C, độ ẩm trung bình 82–84%, độ cao trung bình1.200m so với mực nước biển) vì thế có thể trồng được các loại rau – hoa - quả xứ lạnh

ôn đới và Á nhiệt đới như Đà Lạt

- Về mặt thổ nhưỡng: Vùng Măng cành và vùng Đăk Loong có đặc điểm đất nâuvàng và đất mùn nâu đỏ trên đá Bazan, có tầng đất dày trên 100cm Tầng đất mặt giàumùn đạm, thành phần cơ giới đất thịt trung bình tầng mặt, các tầng dưới thịt nặng, đấtkết cấu viên, tơi xốp phù hợp trồng các loại rau hoa

- Về giao Giao thông: có quốc lộ 24, tỉnh lộ 676 và đường Bà Bính đi qua vớichiều dài khoảng 6 km Ngoài ra, còn có đường từ trung tâm huyện đến hồ thuỷ điệnĐăk Pô Ne, đường vào khu du lịch thác Pau Sũ, đoạn qua vùng dự án dài thuận lợi choviệc vận chuyển

- Huyện Kon Plông đang chú trọng phát triển du lịch sinh thái, đã có nhiều doanhnghiệp đầu tư các khu biệt thự, khách sạn Chính đây là điều kiện thuận lợi cho phát

Trang 29

triển các loại rau, hoa, quả.

- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Do vị trí địa lý và hệ thống đường giao thông,thị trường tiêu thụ sản phẩm rau hoa của vùng dự án là một số tỉnh duyên hải Trung bộ(Huế, Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), thành phố PleiKu- Gia Lai, thị xãKon Tum, thị trấn Kon Plông và khách du lịch Ngoài ra, trong tương lai thị trường xuấtkhẩu sang Nam Lào qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y- Ngọc Hồi sẽ mở ra nhiều triển vọng.Đặc biệt, thị trường tiêu thu các tỉnh duyên hải Trung bộ, nếu rau hoa Kon Plông pháttriển mạnh thì có lợi so với Đà Lạt

- Về cơ sở khoa học cho phát triển rau – hoa - quả xứ lạnh: Kết quả trồng khảonghiệm của Viện khoa học nông – lâm nghiệp Tây Nguyên, phòng kinh tế huyện KonPlông trong thời gian qua đã cho thấy hầu hết các loại rau hoa xứ lạnh đều thích hợp vớiđiều kiện tư nhiên, sinh thái, thổ nhưỡng ở xã Măng Cành và Đăk Loong Đặc biệt làcác loại hoa như cúc, sa lem, cẩm chướng, hồng, baby, địa lan, hoa ly; một số loại rau củ(khoai tây, ớt ngọt, bí ngồi, súp lơ, đậu Hà Lan ), một số cây ăn quả (hồng, vải, nhãn)đều sinh trưởng và phát triển tốt; rau, hoa đều có màu sắc, chất lượng và năng suấttương tự như trồng ở Đà Lạt

Định hướng cho phát triển rau - hoa - quả xứ lạnh tại huyện Kon Plông:

- Phát triển rau – hoa - quả xứ lạnh theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, lấy thâmcanh, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội làm nền tảng, gắn sản xuất nông nghiệp vớicông nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch, liên kết chặt chẽ với thị trường tiêu thụ

để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường

- Đi ngay vào công nghệ sản xuất tiên tiến như công nghệ sinh học, công nghệsản xuất nông sản sạch, công nghệ gieo trồng trong nhà màng, xây dựng thương hiệucho sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh

- Phát triển rau – hoa - quả xứ lạnh phải đi đôi với bảo vệ môi trường, cảnh quansinh thái, đồng thời phải xây dựng địa bàn sản xuất thành những cánh đồng rau – hoa vàvườn quả đẹp, góp phần tạo thêm những nét chấm phá cho phong cảnh ngoại vi thị trấnKon Plông và vùng du lịch sinh thái nghĩ dưỡng

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho phát triển cây rau, hoa, quản xứ lạnh:

Trên cơ sở quy hoạch vùng trồng rau – hoa - quả xứ lạnh tại huyện Kon Plôngtrong thời gian tới tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Khai hoang, bố trí cơ cấu đất đai cho vùng sản xuất theo quy hoạch tạo điềukiện thuận lợi cho doanh nghiệp và các hộ dân đi vào đầu tư và sản xuất

- Đầu tư nguồn nhân lực cho vùng rau hoa thông qua việc đưa dân kinh tế mới từnơi khác đến; hỗ trợ cấp đất sản xuất và đất ở; đồng thời có chính sách đào tạo, tập huấn

kỹ thuật sản xuất rau – hoa - quả xứ lạnh và hỗ trợ ban đầu cho từng nông hộ

- Có chính sách thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế đến đầu tưsản xuất, kinh doanh rau hoa - xứ - quả lạnh

- Đầu tư xây dựng khu dân cư, hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước,thuỷ lợi, thông tin liên lạc để đảm bảo các điều kiện cho vùng sản xuất rau – hoa - quả

- Tìm kiếm thị trường cho tiêu thụ sản phẩm; gắn sản xuất, chế biến, tiêu thụ vàxuất khẩu

- Kêu gọi các đơn vị khoa học trong và ngoài tỉnh đến đầu tư nghiên cứu, sản

Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 29

Trang 30

xuất Trong đó, đi sâu vào ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống các loại hoa-quả xứ lạnh chất lượng cao để cung cấp cho vùng sản xuất.

rau Đẩy mạnh các chương trình sự nghiệp nông nghiệp, các chương trình mục tiêu,

dự án, xây dựng các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất cho nông dân, đẩy nhanhtiến độ nhân rộng hoá các mô hình ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp

- Thu hút các nguồn vốn để đầu tư cho phát triển sản xuất rau- hoa- quả xứ lạnh

(Nguồn: Kon Tum: Hướng đi cho phát triển rau- hoa- quả xứ lạnh tại huyện Kon Plông,

ngày 21/3/2007, Tham khảo www.kontum.gov.vn)

Khu vực thực hiện dự án thuộc địa bàn xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnhKon Tum Một số thông tin kinh tế - xã hội xã Măng Cành:

I Lĩnh vực nông nghiệp

1 Nông nghiệp

Vụ mùa năm 2008, tính đến nay toàn xã đã gieo cấy được 261,5 ha, trong đó:

- Cây ngô đã trồng 85 ha (55 ha ngô lai, đạt 100% kế hoạch)

- Cây mì đã trồng 110 ha, mì lai 30 đạt 100% so với kế hoạch

- Rau đậu các loại 52,3 ha, vượt 201% kế hoạch, (có sự hỗ trợ giống của cácchương trình dự án)

- Các cây công nghiệp: Tập trung chăm sóc cây đã có như: cà phê 72 ha (trồng mới22,4 ha), cây ăn quả 26 ha (trồng mới 05 ha), cây thảo quả 04 ha Cây song mây 42 ha,cây bời lời 26 ha, trồng thí điểm 06 ha tre lấy măng và các loại cây khác

2 Chăn nuôi

UBND thường xuyên vận động nhân dân làm chuồng trại kiên cố cho gia súc, chăndắt gia súc không để tình trạng thả rong làm ảnh hưởng đến mùa màng và các loại câytrồng khác Người dân đã có ý thức về chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình nên đàngia súc gia cầm trên địa bàn xã ngày càng tăng Vừa qua xã đã phân công cán bộ phụtrách thôn điều tra, khảo sát và lập danh sách cho 123 hộ đăng ký làm chuồng trại do dự

án GNMT tỉnh hỗ trợ

Tính đến nay tổng đàn gia súc gia cầm của toàn xã là: 4.185 con Trong đó:

- Đàn trâu: 745 con đạt 100% kế hoạch

- Đàn bò: 88 con đạt 100% kế hoạch

- Đàn dê: 250 con đạt 100% kế hoạch

- Đàn heo: 830 con đạt 100% kế hoạch

- Gia cầm: 2.272 con đạt 100% kế hoạch

3 Giao thông – thủy lợi

a Giao thông nông thôn

Ngay từ đầu năm xã đã triển khai làm tốt công tác làm đường giao thông nông thôn

và đã thực hiện được:

- Tu sửa các tuyến đường liên thôn được: 13,3 km (trong đó 7 km đường ô tô đi được)

- Làm mới các tuyến đường đi vào các khu sản xuất: 25,5 km

Trang 31

- Làm mới được 04 chiếc cầu tạm Trong đó:

+ 01 cầu từ thôn Kon chênh đi từ thôn Tu Rằng

+ 03 cầu đi khu sản xuất ở thôn Kon Chênh và Tu Ma

Nhìn chung, phong trào người dân tham gia làm đường giao thông nông thôn rất tíchcực đã góp phần thuận lợi trong việc đi lại giao lưu giữa các thôn được dễ dàng

b Thủy lợi

Công tác thủy lợi được coi trọng, UBND xã chỉ đạo nhân dân tập trung nạo vétkênh mương, đập thủy lợi đảm bảo đủ nước phục vụ cho sản xuất, đồng thời chỉ đạo chocán bộ giao thông – thủy lợi làm tốt công tác hỗ trợ ống nước, rọ đá phục vụ cho thủylợi, ngoài ra xã đã chỉ đạo cán bộ tài chính xã phối hợp với cán bộ giao thông thủy lợi xãrút kinh phí bằng nguồn vốn hỗ trợ sửa chữa giao thông thủy lợi được UBND huyệngiao hàng năm và đã tổ chức mua hỗ trợ cho nhân dân làm đường giao thông nông thôncũng như công tác thủy lợi Nhìn chung, công tác thủy lợi được triển khai thực hiện cóhiệu quả

4 Công tác xóa đói giảm nghèo

Từ đầu năm UBND xã đã triển khai phân công cán bộ xuống thôn để khảo sát và họpdân, vận động nhân dân đăng ký thoát nghèo, tiến lên làm giàu Tính đến nay, đã có 59 hộđăng ký thoát nghèo Phấn đấu đến cuối năm mỗi thôn thoát từ 04 – 06 hộ

5 Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Kinh tế nông nghiệp nông thôn đã có những chuyển biến tích cực, từng bước xóa

bỏ các tập quán canh tác lạc hậu, đi lên sản xuất hàng hóa, nông nghiệp nông thôn pháttriển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhân dân đã biết sử dụng các loại phânbón, giống mới, giống lai vào phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, được điều chỉnhphù hợp với đất đai, thời tiết thổ nhưỡng cho năng suất: Sắn cao sản (30 ha), ngô lai (55ha), cây thảo quả (04 ha), song mây (42 ha)

Cùng với việc mở rộng diện tích trồng trọt, chăn nuôi cũng được chú trọng pháttriển cả về số lượng, chất lượng, tích cực đưa các giống lai vào thay thế dần đàn gia súc,gia cầm địa phương; công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc vật nuôi được quan tâmđúng mức, hạn chế và ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh xảy ra góp phầnnâng đàn gia súc, gia cầm lên đến 4.185 con, trong đó: trâu: 745 con; bò: 88 con; dê:

250 con; heo: 830 con; gia cầm: 2.272 con,… đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng,người dân đã biết làm chuồng trại kiên cố, có mái che cho gia súc dần giảm bớt tập quánchăn nuôi gia súc thả rông

II Lĩnh vực văn hóa – xã hội

a Về giáo viên

Tổng số giáo viên là: 52 cán bộ, dân tộc 6 cán bộ Trong đó:

Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 31

Trang 32

- Mầm non: 11 cán bộ (nữ: 11).

- Tiểu học: 28 cán bộ (nữ: 24) Nữ dân tộc: 05 cán bộ

- THCS: 13 cán bộ, dân tộc: không

b Về học sinh

Tổng số học sinh là: 598 em Trong đó:

- Mầm non: 10 lớp, với 114 cháu

- Nhà trẻ: 01 lớp, với 06 cháu

- Tiểu học: 27 lớp, với 346 em

+ Khối lớp 1: 05 lớp, với 58 em

+ Khối lớp 2: 07 lớp, với 56 em

+ Khối lớp 3: 06 lớp, với 57 em

+ Khối lớp 4: 05 lớp, với 111 em

+ Khối lớp 5: 04 lớp, với 64 em

- Trung học cơ sở: Tổng số; 05 lớp với 132 em

+ Khối lớp 6: 01 lớp, với 33 em

+ Khối lớp 8: 01 lớp, với 11 em

+ Khối lớp 9: 03 lớp, với 88 em

Nhìn chung, tình hình khám điều trị cho nhân dân trong 06 tháng đầu năm đượcduy trì tốt

3 Dân số gia đình trẻ em

Từ đầu năm tới nay công tác chăm sóc trẻ em được chú trọng, tổng số trẻ em < 5

Trang 33

tuổi là 281 cháu, trong đó có 101 em bị suy dinh dưỡng; công tác tuyên truyền dân số kếhoạch hóa gia đình được triển khai rộng rãi đến mọi đối tượng đang sinh đẻ, từ đó nhậnthức của người dân đã được nâng lên một bước và đã tích cực tham gia các biện pháptránh thai một cách có hiệu quả, tích cực tuyên truyền vận động các cặp vợ chồng trong

độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai, hạn chế tình trạng sinh con thứ ba,nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khám và điều trị phụ khoa.Qua báo cáo 06 tháng đầu năm 2008 UBND xã đã đề ra nhiều biện pháp tích cực tậptrung chỉ đạo giải quyết dứt điểm một số vấn đề quan trọng nhằm thực hiện có hiệu quảcác chỉ tiêu KT-XH-ANQP Trong lĩnh vực kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi đượcchuyển dịch đúng hướng, các loại giống mới cho năng suất, chất lượng cao đã được đưavào sản xuất, công tác xóa đói giảm nghèo, cứu trợ cho nhân dân được triển khai tích cực,nhân dân đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc ĐGN, mạnh dạn đăng ký thoátnghèo Các vấn đề văn hóa, giáo dục, y tế tiếp tục phát triển tốt, đời sống nhân dân từngbước được cải thiện về cả vật chất lẫn tinh thần Tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn

xã hội được giữ vững, cán bộ và nhân dân trên địa bàn toàn xã tuyệt đối tin tưởng vàođường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, yên tâm lao động sản xuất, các chương trìnhmục tiêu quốc gia được chú trọng phát triển thực hiện dần dần thay đổi bộ mặt nôngnghiệp nông thôn Vai trò của người dân trong việc xây dựng chính quyền, phát triển kinh

tế xã hội, quyết định những vấn đề ở cơ sở ngày càng được thể hiện rõ rệt hơn

Tuy nhiên, với những kết quả đã đạt được nêu trên, trên địa bàn xã vẫn còn tồn tại

- Một số ban ngành của xã chưa chấp hành nghiêm nội quy, quy chế, giờ giấc làmviệc của cơ quan ban hành

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội 06 tháng đầu năm 2008 xã

Măng Cành, huyện Kon Plong)

Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 33

Trang 34

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân visinh – trồng rau sạch thuộc địa bàn thôn Kon Năng, xã Măng Cành, huyện Kon Plôngtỉnh Kon Tum được xem xét qua các giai đoạn: giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng

cơ sở hạ tầng và giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động, cụ thể như sau:

3.1 Nguồn gây tác động

3.1.1 Nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng

Qua quá trình xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sẽ làm phát sinh các tác nhân ônhiễm tác động đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhânlàm việc trên công trường Các nguồn phát sinh tác động được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 12 – T ng h p các ngu n tác ổng hợp các nguồn tác động của dự án đến môi trường ợp các nguồn tác động của dự án đến môi trường ồn tác động của dự án đến môi trường độ tham gia lập báo cáo ĐTM ng c a d án ủa dự án ự án đết bị máy móc n môi tr ường ng

- Ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động

- Ảnh hưởng đến môi trường không khí,nước mặt

- Ảnh hưởng đến sinh vật và cảnh quan.2

- Tiếng ồn

- Độ ẩm không khí,dầu, mỡ,…

- Ô nhiễm không khí, nước mặt

- Ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động

- Ảnh hưởng đến môi trường không khí

- Ảnh hưởng đến công nhân xây dựng

4 Sinh hoạt của

công nhân

- Nước thải và chất thảirắn sinh hoạt - Ô nhiễm đất, nguồn nước mặt.

3.3.1.1 Nguồn gây tác động đến môi trường không khí

a Ô nhiễm không khí do bụi đất phát tán trong quá trình san ủi mặt bằng

Các hoạt động bao gồm: chặt đốn và vận chuyển cây cối, san ủi, đào đắp mặtbằng sẽ làm phát sinh bụi đất gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh

Do bụi đất là loại bụi có kích thước lớn, khả năng phát tán không xa nên chỉ gây ônhiễm cục bộ trong phạm vi khu vực dự án và chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻcủa công nhân làm việc trên công trường

b Ô nhiễm không khí do bụi, khí thải từ các thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển

Các thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển như xe tải, xe đào, xe múc, xeủi… đều sử dụng nhiên liệu là dầu diesel, khi hoạt động sẽ thải ra môi trường một lượnglớn khói thải chứa nhiều chất ô nhiễm như bụi, CO, SO2, NOx, THC sẽ góp phần làm ônhiễm môi trường không khí trong khu vực Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vàonhiều yếu tố như vận tốc xe chạy, phân phối động cơ, chất lượng động cơ, lượng nhiênliệu tiêu thụ, quãng đường đi…

c Ô nhiễm do tiếng ồn từ các phương tiện thi công và giao thông vận chuyển nguyên liệu

Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và thi công cơ giới sẽ gây tác động xấu

Trang 35

đến chất lượng cuộc sống của con người (tiếng ồn là một trong những nguyên nhân gâybệnh đau đầu, tăng huyết áp, giảm trí nhớ, làm giảm khả năng nghe của tai, giảm hiệusuất lao động và phản xạ của công nhân …).

3.3.1.2 Nguồn gây tác động đến môi trường nước

a Nước thải sinh hoạt

Tổng số công nhân tham gia xây dựng công trình là 30 người, như vậy lượngnước sinh hoạt thải ra môi trường khoảng 2,4 m3/ngày

Thành phần của nước thải sinh hoạt bao gồm: chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chấthữu cơ, chất dinh dưỡng và các vi sinh vật gây bệnh; nguồn nước thải này nếu thải trựctiếp ra môi trường mà không qua hệ thống xử lý sẽ gây ô nhiễm nguồn nước khu vực

b Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn trong khu vực san ủi sẽ kéo theo lớp đất bề mặt (khi lớp đấtnày chưa được nén sau khi san ủi), đây sẽ là nguyên nhân làm tăng độ đục ở các suốitrong khu vực

Nước mưa rơi và chảy ngang qua mặt bằng một số khu vực như: khu vực bồn chứanhiên liệu, bãi để xe, xưởng sửa chữa xe máy, cơ khí hoặc khu vực chứa chất thải rắnsinh hoạt không được che chắn kỹ có thể làm cho nước nhiễm bẩn, dầu mỡ và các tạp chấthữu cơ, hóa học, do đó cần được thu gom riêng và xử lý trước khi thải ra môi trường

3.3.1.3 Tác động của chất thải rắn

Khi thi công xây dựng nhà máy xử lý rác thải, chất thải rắn phát sinh bao gồm:

+ Chất thải rắn xây dựng như đất, đá, gạch vỡ, gỗ cốp pha, bao bì xi măng, sắtthép vụn,

+ Chất thải rắn sinh hoạt gồm: bao bì, thức ăn thừa,… ước khoảng 10kg/ngày.Các chất thải này nếu không thu gom, xử lý hợp lý sẽ theo nước mưa chảy tràngây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm trong khu vực

Trong rác thải sinh hoạt còn có thành phần các chất thải hữu cơ dễ bị phân hủy sẽtạo ra mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí, tạo điều kiện cho các loài gặmnhấm, ruồi, muỗi phát triển ảnh hưởng đến môi trường sống của con người Tuy nhiên,với lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày ít nên mức độ tác động là không đáng kể

3.1.2 Nguồn gây tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động

Các tác động đến môi trường trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động bao gồm sau:

- Khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất phân vi sinh và chôn lấp rác thải như:

CO2, CO, NH3, CH4…

- Tăng nồng độ Bụi và làm tăng nồng độ CO, SO2, NO2 của các phương tiện vậnchuyển rác và thành phẩm

- Nước rác rò rỉ trong quá trình sản xuất phân vi sinh và chôn lấp chất thải rắn

- Các tác động trực tiếp tới các công nhân tham gia chế biến phân vi sinh, vận hànhcác thiết bị chôn lấp rác Đặc biệt là số công nhân làm việc tại dây chuyền phân loại rácbằng tay

- Việc tập trung một khối lượng lớn chất thải rắn của huyện Kon Plông tại khu vực sẽtăng nguy cơ rò rỉ chất bẩn ra môi trường, tăng sự phát triển các côn trùng, tăng xác suất

Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 35

Trang 36

xảy ra sự cố trong quá trình tiêu huỷ chất thải.

- Mật độ xe vận chuyển rác tăng lên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động giao thông, kinh tếcũng như xã hội tại khu vực

- Huỷ hoại môi trường nếu chôn lấp và xử lý chất thải rắn không tuân theo đúngquy trình an toàn

- Có thể nảy sinh các vấn đề xã hội như phản ứng của người dân thôn Kon Năng ởgần bãi rác hoặc dọc tuyến đường vận chuyển, hạn chế người nhặt phế liệu

3.1.2.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

Khi nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động sẽ có các nguồn gây ảnh hưởng đến môitrường không khí như sau:

- Bụi và khí độc hại (như SO2, NO2, CO ) trong khói thải của các phương tiệnvận chuyển rác và thành phẩm Nguồn ô nhiễm này phân tán rộng, nồng độ các chất ônhiễm không lớn nên tác động đến môi trường không khí ở mức độ nhỏ

* Khí thải: Phát sinh từ khu vực chứa rác

Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ có các phương tiện giao thông vận tải chuyên chởrác Quá trình hoạt động của các phương tiện này sẽ thải ra môi trường một lượng khí thải

có chứa các chất gây ô nhiễm khu vực Nguồn ô nhiễm này phụ thuộc vào chất lượngđường sá, mật độ, lưu lượng dòng xe, chất lượng của xe, loại nhiên liệu sử dụng…

* Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn chủ yếu là do các phương tiện giao thông vận

chuyển rác và do quá trình sàng lọc compost sau khi ủ hoai mục

* Mùi hôi: Do rác thải phân huỷ tạo mùi.

3.1.2.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

* Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt chủ yếu sinh ra từ hoạt động vệ sinh của CBCNV và côngnhân lao động tại khu vực dự án như: nước rửa chân, tay, tắm giặt, vệ sinh toilet…Nguồn nước thải này chứa một lượng khá lớn các chất gây ô nhiễm như: cặn bã, cácchất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vitrùng Sự tích lũy nước thải trên mặt đất và trong lòng đất, ở các nguồn nước mặt sẽ gây

ô nhiễm môi trường xung quanh và cả khí quyển Đó là nguyên nhân sinh ra các bệnhdịch, truyền nhiễm

Theo thống kê, lượng nước sử dụng để sinh hoạt hàng ngày khoảng 100lít/người/ngày, trong đó lượng nước sử dụng để vệ sinh toilet là 35lít/người/ngày Như vậy, khi

dự án đi vào hoạt động, tức lượng CBCNV và công nhân dự kiến khoảng 79 người,lượng nước sử dụng cho sinh hoạt là 7,9m3/ngày (trong đó lượng nước thải toilet khoảng2,8m3/ngày)

Trang 37

Nguồn nước thải sinh hoạt này nếu không được xử lý trước khi thải ra ngoài sẽgây ô nhiễm môi trường Do đó, đối với nước thải sinh hoạt sẽ có biện pháp xử lý trước

khi thải ra môi trường ngoài (được trình bày ở chương 4).

* Nước rỉ rác

Nước rác được hình thành khi có nước thấm vào các ô chôn lấp rác và nước dobản thân của lượng rác chôn lấp sinh ra Nước có thể thấm theo một số cách như sau:

- Nước có sẵn trong các ô chôn lấp

- Nước từ các khu vực xung quanh chảy qua

- Nước mưa rơi xuống khu vực chôn lấp rác

Trong nước rác chứa một loạt chất hữu cơ và vô cơ chảy ra từ bãi chôn lấp Cácchất hữu cơ dễ hoà tan trong rác như đường, muối từ rác thực phẩm, tinh bột trong côngnghiệp giấy, đường Nước rác có thể kéo theo các chất cứng rất nhỏ, chất không tankhó kết tủa Ngoài ra, sự phân huỷ sinh học của các phần tử hữu cơ phức tạp tạo ra cácaxit và các khí

Phân huỷ

Chất hữu cơ  CH3COOH + ROH

CH3COOH  CH4 + CO2

Như vậy, sự hình thành nước rác và các thành phần của nó nếu không được quản

lý và xử lý triệt để có thể dẫn tới đe doạ nguồn nước ngầm và nước mặt ở xung quanh vàảnh hưởng lâu dài đến chất lượng nước Vì vậy nước rác sẽ được thu gom và xử lý triệt

để trước khi xả ra nguồn nước đảm bảo các quy định chung của nhà nước đã ban hànhđối với nước thải

3.1.2.3 Nguồn gây ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn

Từ hoạt động sản xuất phân vi sinh phát sinh chất thải rắn: bao bì phân bón, baochưa thành phẩm, sinh hoạt công nhân…

Từ hoạt động trồng rau sạch: Bao bì phân bón, rau trồng bị hỏng, thuốc trừ sâu…

3.1.2.3.Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải có thể xảy ra bao gồm:

- Làm thay đổi cảnh quan do phải chặt bỏ một diện tích cây xanh

- Chất lượng đường giao thông

3.2 Đánh giá tác động môi trường

3.2.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng

3.2.1.1 Tác động đến môi trường không khí

Trong giai đoạn thi công xây dựng, các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí từ hoạt động của nhà máy gồm:

*Ô nhiễm bụi

Việc san ủi mặt bằng, bóc bỏ các lớp thực vật ở tất cả các hạng mục công trìnhđược thực hiện chủ yếu bằng máy ủi Ở các tầng đất sâu hơn 1m việc đào đất chủ yếuđược thực hiện bằng các máy xúc

Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường 37

Trang 38

Đường vận chuyển trang thiết bị, đường thi công đều là đường đất tự san ủi nênrất dễ phát sinh bụi, đặc biệt là mùa khô

Bảng 13 – T i l ải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện (kg/ngày) ượp các nguồn tác động của dự án đến môi trường ng ô nhi m không khí do các ph ễm không khí do các phương tiện (kg/ngày) ương tiện (kg/ngày) ng ti n (kg/ngày) ệc

trường Mỹ) và WHO (Tổ chức Y tế thế giới) thiết lập, có thể ước tính được tải lượng ô

nhiễm do các phương tiện thi công cơ giới thải vào môi trường theo bảng sau:

Bảng 14 – T i l ải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện (kg/ngày) ượp các nguồn tác động của dự án đến môi trường ng ô nhi m do các ph ễm không khí do các phương tiện (kg/ngày) ương tiện (kg/ngày) ng ti n thi công c gi i th i vào môi ệc ơng tiện (kg/ngày) ớng gió trong năm của Đăk Tô ải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện (kg/ngày)

Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu (%)

Ô nhiễm chất lượng không khí do các loại khí thải (NOx, SO2, CO) nhìn chung ởmức độ nhỏ, mang tính tạm thời và cục bộ (tại khu vực có các hoạt động xây dựng hoặcdọc theo đường giao thông) Lượng bụi này chủ yếu ảnh hưởng trong khuôn viên nhàmáy, các tác động đến khu vực lân cận là hạn chế vì khu vực này có mật độ dân cư thưathớt lại nằm trong diện tích rừng tự nhiên nên khả năng phát tán bụi là không nhiều Do

đó, các biện pháp giám sát tại các vị trí có khả năng bị ô nhiễm không khí sẽ giúp chủ

dự án đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu đã thực hiện và yêu cầu các biệnpháp tăng cường nếu cần thiết

* Khả năng gây ồn và rung

Trong giai đoạn vận hành nhà máy xử lý rác, tiếng ồn và rung phát sinh do:

- Phương tiện vận chuyển chất thải rắn

- Phương tiện chôn lấp và nén chất thải

- Hoạt động của trang thiết bị, máy móc xử lý chất thải

Việc sử dụng máy móc thi công, xe vận tải sẽ gây tiếng ồn và rung cho các khuvực lân cận, dọc đường giao thông dẫn đến công trường và khu vực dự án Việc tính toán

độ ồn tại khu vực xây dựng dự án như sau:

Bảng 15 – Giới hạn ồn của các thiết bị xây dựng

TT Thiết bị Độ ồn cách 15 m (dBA) TCVN 5949 - 1998 - mức ồn cho phép

Ngày đăng: 02/10/2014, 10:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 – Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM - Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Bảng 1 – Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM (Trang 7)
Bảng 2 – Các hạng mục công trình chính của dự án - Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Bảng 2 – Các hạng mục công trình chính của dự án (Trang 13)
Bảng 4 – Danh mục trang thiết bị phục vụ làm việc - Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Bảng 4 – Danh mục trang thiết bị phục vụ làm việc (Trang 15)
Bảng 5 – Tổng hợp vốn vốn đầu tư của dự án - Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Bảng 5 – Tổng hợp vốn vốn đầu tư của dự án (Trang 16)
Bảng 6 – Đặc trưng nhiệt độ không khí khu vực Kon Plông - Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Bảng 6 – Đặc trưng nhiệt độ không khí khu vực Kon Plông (Trang 24)
Bảng 9 – Tốc độ gió lớn nhất và hướng của trạm Đăk Tô - Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Bảng 9 – Tốc độ gió lớn nhất và hướng của trạm Đăk Tô (Trang 24)
Bảng 10 – Kết quả đo đạc, phân tích môi trường không khí, vi khí hậu - Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Bảng 10 – Kết quả đo đạc, phân tích môi trường không khí, vi khí hậu (Trang 26)
Bảng 11 – Kết quả đo đạc môi trường nước tại khu vực Dự án - Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Bảng 11 – Kết quả đo đạc môi trường nước tại khu vực Dự án (Trang 26)
Bảng 13 – Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện (kg/ngày) - Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Bảng 13 – Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện (kg/ngày) (Trang 37)
Bảng 18 – Tổng hợp diện tích đất bị chiếm dụng - Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Bảng 18 – Tổng hợp diện tích đất bị chiếm dụng (Trang 40)
Bảng 19 – Thành phần chủ yếu của chất thải - Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Bảng 19 – Thành phần chủ yếu của chất thải (Trang 41)
Bảng 22 – Tải lượng từ hoạt động giao thông trong khu vực dự án - Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Bảng 22 – Tải lượng từ hoạt động giao thông trong khu vực dự án (Trang 43)
Bảng 24 – Kết quả phân tích mẫu khí tại một số bãi rác đã đi vào hoạt động - Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Bảng 24 – Kết quả phân tích mẫu khí tại một số bãi rác đã đi vào hoạt động (Trang 44)
Bảng 25 – Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác - Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Bảng 25 – Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác (Trang 46)
Bảng 26 – Đặc trưng nước rác trong các giai đoạn - Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Bảng 26 – Đặc trưng nước rác trong các giai đoạn (Trang 46)
Bảng 27 – Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào môi trường hàng ngày - Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Bảng 27 – Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào môi trường hàng ngày (Trang 48)
Bảng 29 – Dự toán kinh phí đầu tư các công trình môi trường - Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
Bảng 29 – Dự toán kinh phí đầu tư các công trình môi trường (Trang 69)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w