Nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng

Một phần của tài liệu Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch (Trang 33 - 34)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1.Nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng

Qua quá trình xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sẽ làm phát sinh các tác nhân ô nhiễm tác động đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân làm việc trên công trường. Các nguồn phát sinh tác động được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 12 – Tổng hợp các nguồn tác động của dự án đến môi trường

3.3.1.1. Nguồn gây tác động đến môi trường không khí

a. Ô nhiễm không khí do bụi đất phát tán trong quá trình san ủi mặt bằng

Các hoạt động bao gồm: chặt đốn và vận chuyển cây cối, san ủi, đào đắp mặt bằng... sẽ làm phát sinh bụi đất gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh. Do bụi đất là loại bụi có kích thước lớn, khả năng phát tán không xa nên chỉ gây ô nhiễm cục bộ trong phạm vi khu vực dự án và chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của công nhân làm việc trên công trường.

b. Ô nhiễm không khí do bụi, khí thải từ các thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển Các thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển như xe tải, xe đào, xe múc, xe ủi… đều sử dụng nhiên liệu là dầu diesel, khi hoạt động sẽ thải ra môi trường một lượng

lớn khói thải chứa nhiều chất ô nhiễm như bụi, CO, SO2, NOx, THC sẽ góp phần làm ô

nhiễm môi trường không khí trong khu vực. Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vận tốc xe chạy, phân phối động cơ, chất lượng động cơ, lượng nhiên liệu tiêu thụ, quãng đường đi…

c. Ô nhiễm do tiếng ồn từ các phương tiện thi công và giao thông vận chuyển nguyên liệu Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và thi công cơ giới sẽ gây tác động xấu

TT phát sinhNguồn Tác nhân Các tác động

1 Đốn cây, san ủi mặt bằng.

- Bụi - Tiếng ồn

- Ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. - Ảnh hưởng đến môi trường không khí, nước mặt.

- Ảnh hưởng đến sinh vật và cảnh quan. 2 Vận chuyển vật liệu, hoạt động các xe trên công trường. - Khí thải từ các phương tiện vận chuyển - Tiếng ồn - Độ ẩm không khí, dầu, mỡ,…

- Ô nhiễm không khí, nước mặt.

- Ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động.

3

Thi công xây dựng Nhà máy xử lý rác thải.

- Chất rắn lơ lửng, dầu,

mỡ, vữa… - Ảnh hưởng đến môi trường không khí.- Ảnh hưởng đến công nhân xây dựng. 4 Sinh hoạt của

công nhân.

- Nước thải và chất thải

đến chất lượng cuộc sống của con người (tiếng ồn là một trong những nguyên nhân gây bệnh đau đầu, tăng huyết áp, giảm trí nhớ, làm giảm khả năng nghe của tai, giảm hiệu suất lao động và phản xạ của công nhân …).

3.3.1.2. Nguồn gây tác động đến môi trường nước

a. Nước thải sinh hoạt

Tổng số công nhân tham gia xây dựng công trình là 30 người, như vậy lượng nước sinh hoạt thải ra môi trường khoảng 2,4 m3/ngày.

Thành phần của nước thải sinh hoạt bao gồm: chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và các vi sinh vật gây bệnh; nguồn nước thải này nếu thải trực tiếp ra môi trường mà không qua hệ thống xử lý sẽ gây ô nhiễm nguồn nước khu vực. b. Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn trong khu vực san ủi sẽ kéo theo lớp đất bề mặt (khi lớp đất này chưa được nén sau khi san ủi), đây sẽ là nguyên nhân làm tăng độ đục ở các suối trong khu vực.

Nước mưa rơi và chảy ngang qua mặt bằng một số khu vực như: khu vực bồn chứa nhiên liệu, bãi để xe, xưởng sửa chữa xe máy, cơ khí... hoặc khu vực chứa chất thải rắn sinh hoạt không được che chắn kỹ có thể làm cho nước nhiễm bẩn, dầu mỡ và các tạp chất hữu cơ, hóa học, do đó cần được thu gom riêng và xử lý trước khi thải ra môi trường.

3.3.1.3. Tác động của chất thải rắn

Khi thi công xây dựng nhà máy xử lý rác thải, chất thải rắn phát sinh bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chất thải rắn xây dựng như đất, đá, gạch vỡ, gỗ cốp pha, bao bì xi măng, sắt thép vụn,...

+ Chất thải rắn sinh hoạt gồm: bao bì, thức ăn thừa,… ước khoảng 10kg/ngày. Các chất thải này nếu không thu gom, xử lý hợp lý sẽ theo nước mưa chảy tràn gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm trong khu vực.

Trong rác thải sinh hoạt còn có thành phần các chất thải hữu cơ dễ bị phân hủy sẽ tạo ra mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí, tạo điều kiện cho các loài gặm nhấm, ruồi, muỗi phát triển ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Tuy nhiên, với lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày ít nên mức độ tác động là không đáng kể.

Một phần của tài liệu Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch (Trang 33 - 34)