Biện pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường không khí

Một phần của tài liệu Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch (Trang 56 - 57)

4. Phương pháp nghiên cứu

4.4.1.Biện pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường không khí

a. Giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình thu gom rác thải và vận chuyển về nhà máy

Để thực hiện công tác thu gom rác từ các tuyến đường đảm bảo vệ sinh môi trường, dự án sẽ đầu tư các phương tiện thu gom rác chuyên dùng (05 xe chở rác chuyên dụng), các thùng chứa rác...

Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải có chứa các chất ô nhiễm bao gồm: bụi, SO2, NOx, CO, CO2... Việc này sẽ tạo ra một khối lượng đáng kể bụi và khói thải làm ô nhiễm môi trường. Để giảm thiểu tác động này, Dự án sẽ có các biện pháp như sau:

− Xe của Dự án sẽ được kiểm tra kỹ thuật định kỳ, bảo dưỡng xe theo đúng quy

định, đảm bảo các thông số khí thải đạt yêu cầu về kỹ thuật và môi trường.

− Các phương tiện giao thông vận tải khi lưu thông phải đạt các tiêu chuẩn khí

thải, tiếng ồn quy định trong Thông tư số 02/TT-MTg ngày 20/01/1996 của Bộ Khoa

học, Công nghệ và Môi trường về Hướng dẫn thực hiện khoản 2 điều 71 Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ.

b. Khống chế mùi hôi, khí độc, bụi tại Nhà máy

Để hạn chế khí độc, mùi hôi và bụi phát ra từ quá trình vận hành,bãi rác sẽ được phun nước thường xuyên. Trải và nén rác mới đổ một cách đầy đủ, hàng ngày phủ đất theo đúng quy trình và thiết kế, đảm bảo số lớp đất, chiều dày từng lớp và lắp đặt hệ thống kiểm soát khí thải tại các vị trí nhạy cảm.

Các loại khí thải bãi rác, đặc biệt là khí mêtan tồn tại ở bãi rác có thể coi là một nguồn nguy hiểm, không an toàn nếu không được tiêu thoát hoặc thu gom để chuyển thành nguồn năng lượng khác vì nó dễ gây cháy, nổ và ngạt thở đối với những người vận hành bãi rác. Với quy mô bãi rác nhỏ, lượng khí thải được tính toán phát ra không đáng kể. Tuy nhiên, việc phòng ngừa an toàn cho tất cả mọi người trong khuôn viên Dự án cũng hết sức cần thiết, nhất là tại các khu vực thoát tán khí gas, các khu vực tích tụ ga, các ống dẫn thoát nước…

Đối với nhà máy xử lý rác: Có hai loại mùi phát sinh trong nhà máy chế biến phân Compost. Loại mùi chính phát sinh ở khu vực xử lý sơ bộ là nơi ủ chín, Công ty sẽ lắp đặt hệ thống khử mùi tại công đoạn này. Nguồn phát sinh mùi còn tù công đoạn chế biến phân compost từ nguyên liệu hữu cơ thô bằng phân vi sinh. Tuy nhiên, do mùi phát sinh trong quá trình này không có hại cho con người và khu vực xung quanh cũng không có khu dân cư nên hệ thống khử mùi đặc biệt là không cần thiết.

Phương pháp khử mùi của dự án

Phương pháp áp dụng để khử mùi tại dự án là phương pháp khử mùi bằng đất. Phương pháp này nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ mùi bằng tác động hỗn hợp với việc khử mùi được hút vào trong loại đất đặc biệt, phân huỷ bởi vi sinh vật trong

đất, hấp thụ vào đất sau đó hào tan bởi độ ẩm và bị trung hoà bằng phản ứng hoá học đối với thành phần đất.

Việc phân huỷ mùi bằng vi khuẩn là phương pháp hiệu quả nhất. Vi khuẩn phân

huỷ những nguồn chính gây ra mùi là ammoniac (NH3) và hydrosunfat (H2S).

Sự phân huỷ NH3: 2NH3 + 3O2 2HNO2 + 2H2O 2HNO2 + O 2 2HNO3 Sự phân huỷ H2S: 2H2S + 3O3 2H2O + 2S2 2S + 3O2 + 2H2O 2H2SO4

Những nhân tố có ảnh hưởng đến sự sinh sôi của vi khuẩn được chỉ ra dưới đây. Việc duy trì hợp lý là cần thiết đối với những nhân tố ảnh hưởng này.

• pH: Trung tính hoặc kiềm yếu ( 6-7) là hợp lý.

• Độ ẩm: Phạm vi 40 - 60 % là hợp lý.

• Oxy: Hoạt động của vi khuẩn hiếu khí là cần thiết.

• Cacbonic: Hằng số CO2 được yêu cầu cho sự sinh sôi của vi khuẩn.

• Nhiệt độ: Trong khoảng 15 - 40 0 C là hợp lý.

Quy trình xử lý

Khí ô nhiễm được hút bằng quạt hút sẽ được đưa vào hệ thống khử mùi bằng đất. Khuyếch tán vào lớp đất dưới đáy bãi chôn lấp thông qua các ống nhánh đặt ở đáy hệ thống, hấp thụ vào tầng cát và tiếp xúc với sinh khối có trong đất và thoát ra bên ngoài sau quá trình khử mùi.

Tính chất xử lý và hiệu quả

Với phương pháp khử mùi bằng đất, có thể cho rằng hiệu quả để thành phần trong mùi phân huỷ được có thể tăng lên thông qua việc thay đổi đất thường xuyên, duy trì độ ẩm và độ pH ở mức độ thích hợp, tăng thêm sự lưu thông không khí cho những nơi tập trung cao khí ô nhiễm.

Cấu tạo của các tầng đất

Hệ thống khử mùi bằng đất gồm có 8 lớp địa tầng thô nhám. Trước hết là lớp sỏi to (φ 40 - 100) nằm dưới đáy. Lớp sỏi nhỏ (φ 20 - 25) nằm phía trên lớp sỏi to. Sau khi trải màng PVC lên trên lớp sỏi nhỏ là lớp cát (φ 3 - 4). Tiếp theo là các tầng đất, các tầng đất được cấu thành bởi 4 hỗn hợp là lớp lá cây tơi xốp (30%), trấu (15%), mùn cưa (15%), slit (40%). Và sau đó là đá vôi (φ 30 - 50) loại tốt để trung hoà axit. Sau khi trải màng PVC, lớp đất phì nhiêu được đặt cuối cùng. Lớp đất này là hỗn hợp của trấu (30%) và đất thịt (70%) đây là loại đất đã được hút nước và khí lưu thông tốt. Phải quan tâm cung cấp đủ nước trên lớp đất mặt khi mùa khô đến để có đủ độ ẩm thích hợp để giữ cho quá trình phản ứng hoá học không bị gián đoạn. Hệ thống thoát nước được lắp đặt phía dưới nhằm loại bỏ nước dư thừa tránh làm cho lượng nước dư thừa ngấm vào các tầng đất.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch (Trang 56 - 57)