4. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng
3.2.1.1. Tác động đến môi trường không khí
Trong giai đoạn thi công xây dựng, các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí từ hoạt động của nhà máy gồm:
*Ô nhiễm bụi
Việc san ủi mặt bằng, bóc bỏ các lớp thực vật ở tất cả các hạng mục công trình được thực hiện chủ yếu bằng máy ủi. Ở các tầng đất sâu hơn 1m việc đào đất chủ yếu được thực hiện bằng các máy xúc.
Đường vận chuyển trang thiết bị, đường thi công đều là đường đất tự san ủi nên rất dễ phát sinh bụi, đặc biệt là mùa khô.
Bảng 13 – Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện (kg/ngày)
Loại đường Bụi SO2 NO2 CO VOC
Đường nhựa 0,04 0,04 0,11 0,06 0,04 Đường đất 0,08 0,05 0,20 0,12 0,09
Nguồn: [VITTEP. 02/2005]
Hoạt động của các phương tiện máy móc thi công sẽ phát sinh các loại khí thải vào môi trường không khí. Dựa vào hệ số ô nhiễm do USEPA (Cơ quan bảo vệ môi
trường Mỹ) và WHO (Tổ chức Y tế thế giới) thiết lập, có thể ước tính được tải lượng ô
nhiễm do các phương tiện thi công cơ giới thải vào môi trường theo bảng sau:
Bảng 14 – Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện thi công cơ giới thải vào môi trường
Các loại xe Đơn vị (Kg/U)Bụi (Kg/U)SO2 (Kg/U)NOx (Kg/U)CO (Kg/U)VOC
Xe tải trọng tải <3,5T 1.000 km 0.2 1.16S 0.7 1 0.1S Tấn dầu 3.5 20S 12 18 2.6 Xe tải trọng tải 3,5T – 16T 1.000 km 0.9 4.29S 11.8 6 2.6 Tấn dầu 4.3 20S 55 28 2.6 Xe tải trọng tải >16T 1.000 km 1.6 7.26 18.2 7.3 5.8 Tấn dầu 4.3 20S 50 20 16
Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu (%)
Ô nhiễm chất lượng không khí do các loại khí thải (NOx, SO2, CO) nhìn chung ở mức độ nhỏ, mang tính tạm thời và cục bộ (tại khu vực có các hoạt động xây dựng hoặc dọc theo đường giao thông). Lượng bụi này chủ yếu ảnh hưởng trong khuôn viên nhà máy, các tác động đến khu vực lân cận là hạn chế vì khu vực này có mật độ dân cư thưa thớt lại nằm trong diện tích rừng tự nhiên nên khả năng phát tán bụi là không nhiều. Do đó, các biện pháp giám sát tại các vị trí có khả năng bị ô nhiễm không khí sẽ giúp chủ dự án đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu đã thực hiện và yêu cầu các biện pháp tăng cường nếu cần thiết.
* Khả năng gây ồn và rung
Trong giai đoạn vận hành nhà máy xử lý rác, tiếng ồn và rung phát sinh do: - Phương tiện vận chuyển chất thải rắn.
- Phương tiện chôn lấp và nén chất thải.
- Hoạt động của trang thiết bị, máy móc xử lý chất thải.
Việc sử dụng máy móc thi công, xe vận tải... sẽ gây tiếng ồn và rung cho các khu vực lân cận, dọc đường giao thông dẫn đến công trường và khu vực dự án. Việc tính toán độ ồn tại khu vực xây dựng dự án như sau:
Bảng 15 – Giới hạn ồn của các thiết bị xây dựng
TT Thiết bị Độ ồn cách 15 m (dBA) TCVN 5949 - 1998 - mức ồn cho phép
1 Xe tải 70-96 88
2 Máy xúc 72-96 90
3 Máy ủi 77-95 90
Như vậy, có thể dự báo mức ồn chung do các trang thiết bị thi công tại khu vực xây dựng của dự án trong khoảng 70-96 dBA. Khi lan truyền trong không khí, cường độ tiếng ồn sẽ giảm đi đáng kể do: khả năng hút âm của không khí, bề mặt địa hình và các chướng ngại vật (cây xanh, tường rào,...) nên mức độ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh là không đáng kể.
Lượng ồn và rung này chủ yếu tác động trực tiếp tới người công nhân lao động. Song với một khoảng không gian rộng và có các khoảng trống cách ly với môi trường xung quanh và các khu dân cư, riêng công nhân lao động trực tiếp tại khu vực có cường độ ồn và rung tương đối lớn, thường xuyên sẽ được trang bị bảo hộ lao động nên mức độ ảnh hưởng là không đáng kể.
3.2.1.2. Tác động đến môi trường nước
a. Nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động của công nhân lao động
Như đã trình bày ở trên, lượng nước sinh hoạt thải ra môi trường khoảng 2,4
m3/ngày. Theo kinh nghiệm của VITTEP, nếu không có các biện pháp khống chế ô
nhiễm thì tải lượng tối đa của nước thải sinh hoạt khoảng 2,4 kg COD/ngày (80g COD/ngày/người). Tuy nhiên, tác động này được giảm thiểu do Công ty sẽ triển khai xây dựng nhà vệ sinh tại khu vực trước khi tiến hành xây dựng dự án.
Bảng 16 – Thành phần đặc trưng nước thải sinh hoạt
TT Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ Yếu Trung bình Mạnh 1 Chất rắn tổng cộng mg/l 350 720 1.200 - Hoà tan mg/l 250 500 850 - Lơ lửng mg/l 100 220 350 2 Chất rắn lắng được mg/l 5 10 20 3 BOD5 mg/l 110 220 400 4 COD mg/l 250 350 500
5 Tổng lượng Cacbon hữu cơ mg/l 80 160 290 6 Tổng Nitơ (tính theo N) mg/l 20 40 85 7 Hữu cơ mg/l 8 15 35 8 Amoni tự do mg/l 12 25 50 9 Nitrit mg/l 0 0 0 10 Nitrat mg/l 0 0 0 11 Tổng Phốt pho (tính theo P) mg/l 4 8 15 12 Hữu cơ mg/l 1 3 5 13 Vô cơ mg/l 3 5 10 14 Tổng Coliform No/100ml 106 – 107 107 – 108 108 - 109
15 Cacbon hữu cơ bay hơi µg/l <100 100 - 400 <400
Nguồn: Wastewater Engineering. Treatment, Disposal, Reuse.
Như vậy, nước thải sinh hoạt sẽ gây ô nhiễm môi trường nước khu vực nếu được thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các loại vi khuẩn, các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng. Tuy nhiên, tác động này sẽ được khắc phục bằng các biện pháp thu gom và xử lý phù hợp (khu vực lán trại sẽ xây dựng nhà vệ sinh có bể tự hoại), được nêu trong chương 4 của báo cáo này.
b. Nước mưa chảy tràn
Do việc san ủi, đầm nén làm thay đổi địa hình bề mặt làm cho lớp đất trên bề mặt bị xói mòn. Do đó, khi có mưa lớn, nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trường sẽ cuốn theo
đất đá, dầu mỡ rơi vãi sẽ làm ô nhiễm nguồn nước suối ở cạnh đó.
Lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án (chủ yếu vào mùa mưa) được tính theo công thức:
Q = 0,278.K.I.F
Trong đó: K - hệ số dòng chảy (k = 0,6)
I - Cường độ mưa (mm/tháng), với lượng mưa trung bình là 194mm/tháng. F - Diện tích khu vực (m2), 90.000
Q = 0,278 x 0,6 x 194.10-3 x 90.000 = 2.912 m3/tháng.
Bảng 17 – Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn
Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l)
Tổng Nitơ 0,5 - 1,5
Photpho 0,004 - 0,03
Nhu cầu ôxy hoá học (COD) 10 - 20 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 10 - 20
Tuy hàm lượng các chất bẩn trong nước mưa chảy tràn không cao nhưng nếu chúng chảy thẳng vào nguồn tiếp nhận thì cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, Dự án sẽ đề xuất biện pháp làm giảm bớt lượng đất cát, rác trong nước mưa khi chảy qua khu vực dự án.
c. Nước thải công nghiệp khác
Nước thải từ các khu vực vật liệu xây dựng, trạm bê tông, khu vực đổ bê tông,... có chứa xi măng, bùn cát... nếu không tập trung và xử lý trước khi xả sẽ gây đục và ô nhiễm nguồn nước.
Nước thải xây dựng bao gồm các loại: nước súc rửa và nước làm mát các thiết bị và máy móc thi công có chứa dầu mỡ rò rỉ, đất cát; nước trộn vữa hồ cùng với nước mưa chảy tràn trong khu vực thi công vốn có khả năng nhiễm dầu mỡ cao sẽ góp phần làm ô nhiễm chất lượng nước mặt trong khu vực.
Đánh giá chung: tác động tiêu cực đến chất lượng nước mặt trong giai đoạn xây dựng là đáng kể và cần thực hiện các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, các tác động trong giai đoạn này chỉ mang tính chất tạm thời.
Nước mặt tại con suối gần sát vị trí Nhà máy có thể bị tác động bởi việc san ủi mặt bằng làm thay đổi chế độ dòng chảy mặt, dễ gây xói lở, tăng độ đục, giảm chất lượng nguồn nước.
Tuy nhiên, các tác động trên chỉ xảy ra trong thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng, khi dự án đi vào hoạt động, các tác động này sẽ không còn nữa.
3.2.1.3. Tác động đến hệ sinh thái
Khi thi công sẽ chặt bỏ toàn bộ cây cối, san lấp mặt bằng do vậy hệ sinh thái, cảnh quan ban đầu sẽ bị thay đổi đáng kể, một số loài động vật sẽ mất nơi cư trú phải di chuyển đến nơi cư trú mới. Tuy nhiên, do diện tích rừng các vùng lân cận còn rất lớn lại là rừng hỗn loài, rậm rạp rất thích hợp cho các loài động vật tìm một nơi cư trú mới nên mức độ tác động là chấp nhận được.
có của khu vực. Vì vậy, chủ dự án sẽ thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái như việc trồng cây xanh để phục hồi lại cảnh quan sinh thái đồng thời giúp cải tạo điều kiện vi khí hậu.
3.2.1.4. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
- Tác động do giải tỏa đền bù:
Quá trình giải tỏa, tái định cư cho người dân luôn là vấn đề gây nhiều tác động tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội. Trong quá trình giải phóng mặt bằng, dự án sẽ giải tỏa tái định cư cho 02 hộ dân thuộc khu vực dự án, di dời và xây dựng mới 1 trường tiểu học đến khu vực khác, tổng hợp diện tích đất bị chiếm dụng được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 18 – Tổng hợp diện tích đất bị chiếm dụng
TT Hạng mục Diện tích (m2) Ghi chú
1 Đất trồng cây hàng năm 11.234 Đất phải bền bù
2 Đất ở 800 Đất phải bền bù
3 Đất trồng cây lâu năm 3.019 Đất phải bền bù 4 Đất nuôi trồng thủy sản 85 Đất phải bền bù 5 Đất trồng lúa nước 1 vụ 297 Đất phải bền bù 6 Đất chưa sử dụng 26.569
7 Đất trường học 1.844 Đất phải bền bù 8 Đất rừng tự nhiên sản xuất 48.216
Việc giải tỏa sẽ gây một số tác động như:
+ Sinh ra sự xáo trộn, bất ổn trong đời sống sinh hoạt của người dân như phải chuyển dời nhà cửa, đồ đạc, thu xếp chỗ ở,...
+ Ảnh hưởng đến thời gian lao động do di dời, giải quyết khiếu nại,...
- Việc tập trung một lượng công nhân khá lớn trong thời gian xây dựng nhà máy xử lý rác thải sẽ gây tác động tiêu cực tới an ninh trật tự xã hội khu vực dự án.
- Hoạt động của các phương tiện vận tải trong thời gian thi công sẽ làm tăng mật độ giao thông trong khu vực, do đó làm giảm chất lượng đường sá, ảnh hưởng đến an toàn giao thông khu vực.
Tuy nhiên, diện tích đất rừng thu hồi, giải tỏa là không lớn; số hộ dân cần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ít nên mức độ tác động là không đáng kể. Đối với vấn đề an ninh trật tự xã hội, do lao động tham gia thi công phần lớn là người dân bản địa nên mức độ tác động là không lớn.
Trong giai đoạn thi công cũng có tác động tích cực là góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động nhàn rỗi; kích thích phát triển một số loại hình dịch vụ như kinh doanh ăn uống, giải khát phục vụ cho sinh hoạt của công nhân khu vực dự án.
Tác động được đánh giá ở mức trung bình.
3.2.1.5. Các tác động đến người công nhân trực tiếp thi công
Quá trình thi công xây dựng, vận chuyển đất cát dư thừa,... được thực hiện hoặc bằng thủ công hoặc bằng cơ giới, có khả năng gây ra những ảnh hưởng đến người lao động nếu không được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động. Các tác động có thể tóm tắt như sau:
+ Các ảnh hưởng do ô nhiễm bụi, khí thải: gây ra các bệnh bụi phổi, các bệnh về đường hô hấp, các loại bệnh về mắt.
+ Các ảnh hưởng do tiếng ồn: ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác của cơ thể và có ảnh hưởng đến một vài cơ quan khác trong cơ thể. Trong quá trình thi công công nhân sẽ được trang bị các thiết bị chống ồn như: nút tai, mũ bảo hiểm... nên ảnh hưởng này không lớn.
+ Các ảnh hưởng do ô nhiễm nhiệt lên người lao động: Người lao động sẽ bị ảnh hưởng của các bức nhiệt phát sinh từ các thiết bị thi công và bức xạ mặt trời, các bức xạ này sẽ làm cho con người nhanh chóng mỏi mệt, khát nước, gây nhức đầu chóng mặt làm giảm năng suất lao động. Các tác động này không thể tránh khỏi khi thi công vào mùa hè.
+ An toàn lao động trong khi thi công:
Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển đi lại có thể
dẫn đến tai nạn do các xe cộ trên gây ra.
Việc thi công công trình trên cao sẽ làm tăng khả năng gây tai nạn lao
động do trượt té các giàn giáo, cột điện cao thế trong quá trình lắp đặt và tháo dỡ, từ các công tác thi công, vận chuyển nguyên vật liệu, trang thiết bị lên cao.
Khi công trường thi công trong những ngày có mưa thì khả năng xảy ra
tai nạn lao động có thể tăng cao, do đất trơn dẫn đến trượt ngã cho người lao động, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn…