1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

41 10,5K 60

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 82,71 KB

Nội dung

Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức kinhdoanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt độnggắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía c

Trang 1

Đề cương Đạo đức kinh doanh và

Văn hóa doanh nghiệp

1 Khái niệm, nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức và đạo đức kinh doanh

a Đạo đức

- Khái niệm và đặc điểm đạo đức

- Chức năng cơ bản của đạo đức

- Sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật

b Đạo đức kinh doanh

- Khái niệm đạo đức kinh doanh

- Nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức kinh doanh

2 Khái niệm và các khía cạnh của trách nhiệm xã hội

- Khái niệm trách nhiệm xã hội

- Khía cạnh Kinh tế; Pháp lý; Đạo đức và Lòng bác ái của trách nhiệm xã hội

- Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

3 Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp

4 Nguồn gốc của đạo đức kinh doanh

- Mâu thuẫn

- Các lĩnh vực mâu thuẫn

5 Đạo đức kinh doanh trong quản trị nguồn nhân lực

- Tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng lao động

- Đánh giá người lao động

- Bảo vệ người lao động

6 Đạo đức kinh doanh trong marketing

- Bảo hộ người tiêu dung

- Các hoạt động marketing phi đạo đức (Quảng cáo phi đạo đức; Bán hang phiđạo đức; Với đối thủ cạnh tranh)

7 Các đối tượng hữu quan và vấn đề đạo đức

- Khái niệm đối tượng hữu quan

- Các đối tượng hữu quan (Chủ sở hữu; Người lao động; Khách hàng; Đối thủcạnh tranh

Trang 2

8 Vấn đề đạo đức và nhận diện vấn đề đạo đức

- Vấn đề đạo đức

- Nhận diện vấn đề đạo đức

- Xác định mức độ của vấn đề đạo đức

9 Xây dựng đạo đức kinh doanh

- Xây dựng một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả

- Xây dựng và truyền đạt dựa trên phổ biến hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức

- Thiết lập hệ thống điều hành, thực hiện, kiểm tra tuân thủ đạo đức

- Cải thiện lien tục chương trình tuân thủ đạo đức

10 Khái niệm, các yếu tố cấu thành và những đặc trưng của văn hóa

- Khái niệm văn hóa

- Các yếu tố cấu thành văn hóa (Văn hóa vật chất; văn hóa tinh thần)

- Những nét đặc trưng của văn hóa

11 Văn hóa doanh nghiệp và các mức độ văn hóa doanh nghiệp

- Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

- Các mức độ của văn hóa doanh nghiệp (3 mức độ)

12 Tác động của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển doanh nghiệp

- Giá trị, niềm tin và thái độ

- Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa

15 Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

16 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa doanh nghiệp

Trang 3

- Văn hóa dân tộc (Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể; Sựphân cấp quyền lực; Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền; Tính cẩn trọng)

- Nhà lãnh đạo

- Những giá trị văn hóa học hỏi được

17 Các dạng văn hóa doanh nghiệp

- Theo sự phân cấp quyền lực;

- Theo mối quan tâm đến nhân tố con người và mối quan tâm đến thành tích;

- Theo vai trò của nhà lãnh đạo

18 Ảnh hưởng của các đặc trưng văn hóa dân tộc đến văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

- Ảnh hưởng của lối sống trọng tình

- Ảnh hưởng của ý thức về thể diện

- Ảnh hưởng của lối sống linh hoạt

- Ảnh hưởng của tâm lý học để làm quan

- Ảnh hưởng của lối sống trọng tĩnh

- Ảnh hưởng của tính cộng đồng

- Ảnh hưởng của tư tưởng gia tộc

- Ảnh hưởng của tính địa phương cục bộ

- Ảnh hưởng của tính tôn trọng thứ bậc

- Ảnh hưởng của sự sùng bái thế lực tự nhiên

19 Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt nam

- Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước

- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

- Khai thác các giá trị tinh thần thích hợp

- Thiết lập các điều kiện tiền đề cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp

20 Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp

- Bản thân lãnh đạo cần là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp

- Xây dựng một mô hình văn hóa doanh nghiệp tích cực, làm nền tảng cho pháttriển bền vững của doanh nghiệp

-Nâng cao ý thức về văn hóa doanh nghiệp cho thành viên doanh nghiệp

- Kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

- Tăng cường đầu tư vật chất cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Trang 4

21 Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp

- Vai trò của văn hóa ứng xử

- Biểu hiện của văn hóa ứng xử

- Tác động của văn hóa ứng xử

- Những điều cần tránh trong văn hóa ứng xử nội bộ doanh nghiệp

22 Văn hóa trong hoạt động marketing

- Lựa chọn thị trường mục tiêu

- Định vị thị trường

- Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm

- Quyết định về bao gói

- Các thiết kế và marketing sản phẩm mới

- Quảng cáo

- Xúc tiến bán hang

- Tuyên truyền

- Bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp

23 Văn hóa trong định hướng khách hàng

- Ảnh hưởng của văn hóa đến quyết định mua của khách hàng

- Xây dựng phong cách văn hóa doanh nghiệp định hướng khách hàng+Tạo lập văn hóa lấy khách hàng làm trọng tâm

+ Hướng dẫn và định hướng tiêu dung cho khách hàng

- Phát triển môi trường văn hóa đặt khách hàng lên trên hết

+ Lắng nghe khách hàng

+ Chăm sóc khách hàng

+ Xây dựng lòng trung thành của khách hàng

Trang 5

Câu 1: Khái niệm, nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức kinh doanh.

a) Khái niệm đạo đức kinh doanh:

Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điềuchỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân, trong quan hệ với ngườikhác, với xã hội

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụngđiều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinhdoanh Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt độngkinh doanh Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức kinhdoanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt độnggắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạođức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọnghiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụngsang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế hoặc sang các quan hệ xã hội khácnhư vợ chồng, cha mẹ, con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán.Tuy nhiên, đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị

và chuẩn mực đạo đức xã hội chung

b) Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:

- Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữlời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thựctrong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế,lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiệnnhững dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạnhàng

- Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọngphẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng pháttriển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạnhợp pháp khác Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý kháchhàng Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ

- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọnghiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội

Trang 6

- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.

Câu 2: Khái niệm và các khía cạnh của trách nhiệm xã hội

a) Khái niệm trách nhiệm xã hội:

Trách nhiệm xã hội là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triểnkinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bìnhđẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo

và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanhnghiệp cũng như phát triển chung của xã hội

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả năng

lượng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách cải thiện nó Hay nếu doanh nghiệp sản xuấtgiấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó

b) Các khía cạnh trách nhiệm xã hội:

Ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khíacạnh vận hành của một doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh:kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái

1 Khía cạnh kinh tế

-Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sảnxuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trìdoanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư;

là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới,thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuấtnhư hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội

-Trách nhiệm khía cạnh kinh tế còn có thể được thực hiện một cách gián tiếpthông qua cạnh tranh

Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vàotăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

+ Đối với người lao động: trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là tạo

công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội

Trang 7

phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường laođộng an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc

+ Đối với người tiêu dùng: trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung

cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đếnvấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảngcáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh

+ Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: trách nhiệm kinh tế của doanh

nghiệp là bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được ủy thác Những giá trị

và tài sản này có thể là của xã hội hoặc cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho

tổ chức, doanh nghiệp mà đại diện là người quản lý, điều hành với những điềukiện ràng buộc chính thức

+ Đối với các bên liên đới khác: Trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp

là mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ Nghĩa vụ này được thực hiện bằngviệc cung cấp trực tiếp những lợi ích cho họ qua hàng hóa, việc làm, giá cả, chấtlượng, lợi nhuận đầu tư…

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở chocác hoạt động của doanh nghiệp Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanhđều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý

2 Khía cạnh pháp lý

- Các nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội đòi hỏi doanh nghiệp tuânthủ đầy đủ các quy định của luật pháp như một yêu cầu tối thiểu trong hành vi xãhội của một doanh nghiệp hay cá nhân

- Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự

- Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:

(1) Điều tiết cạnh tranh

(2) Bảo vệ người tiêu dùng

(3) Bảo vệ môi trường

(4) An toàn và bình đẳng

(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái

Trang 8

Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi cáchành vi được chấp nhận Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thựchiện trách nhiệm pháp lý của mình

3 Khía cạnh đạo đức

- Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là nhữnghành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quyđịnh trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật

- Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiệnthông qua các tiêu chuẩn, chuẩn mực, hay kỳ vọng phản ánh mối quan tâm củacác đối tượng hữu quan chủ yếu như người tiêu dùng, người lao động, đối tác,chủ sở hữu, cộng đồng

Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, côngbằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi vàhoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phíacác doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật

Các doanh nghiệp phải đối xử với các cổ đông và những người có quan tâmtrong xã hội bằng một cách thức có đạo đức

Chiến lược kinh doanh cần phải phản ánh tầm hiểu biết, tầm nhìn về các giátrị của các thành viên trong tổ chức và các cổ đông và hiểu biết về bản chất đạođức của những sự lựa chọn mang tính chiến lược

Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông quanhững nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh vàchiến lược của công ty Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đứctrở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công

ty và với các bên hữu quan

- Những chuẩn mực này phản ánh quan niệm của các đối tượng hữu quan vềđúng – sai, công bằng, quyền lợi cần được bảo vệ của họ

4 Khía cạnh lòng bác ái:

- Nghĩa vụ về nhân văn trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quanđến những đóng góp cho cộng đồng và xã hội

Trang 9

- Những đóng góp của doanh nghiệp có thể trên bốn phương diện:

+Nâng cao chất lượng cuộc sống

+San xẻ bớt gánh nặng cho Nhà nước

+Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên

+Phát triển đào tạo cho người lao động

Khía cạnh này liên quan tới những đóng góp về tài chính và nguồn nhân lựccho cộng đồng và xã hội lớn hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống

Khía cạnh nhân văn liên quan tới cơ cấu và động lực của xã hội và các vấn đề

về chất lượng cuộc sống mà xã hội quan tâm

Mong đợi doanh nghiệp đóng góp cho cộng đồng và phúc lợi xã hội

c) Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội:

Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sửdụng lẫn lộn

Thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là mộtbiểu hiện của đạo đức kinh doanh Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàntoàn khác nhau

- Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhânphải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực

và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lạibao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong giới kinhdoanh Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội, trong khi đạođức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của

tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra

quyết định của những tổ chức ấy

- Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạonhững quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậuquả của những quyết định của tổ chức tới xã hội Nếu đạo đức kinh doanh thểhiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hộithể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài

- Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệchặt chẽ với nhau Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì

Trang 10

tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuânthủ các luật lệ và quy định

- Đạo đức của doanh nghiệp cũng được coi là lí do quan trọng giải thích tạisao khách hàng tránh không mua sản phẩm của doanh nghiệp đó Một nghiên cứunhận thấy rằng trách nhiệm xã hội góp phần vào sự tận tụy của nhân viên và sựtrung thành của khách hàng – những mối quan tâm chủ yếu của bất cứ một doanhnghiệp nào để có thể tăng lợi nhuận

- Chỉ khi các doanh nghiệp có những mối quan tâm về đạo đức trong cơ sở vàcác chiến lược kinh doanh của mình thì trách nhiệm xã hội mới như một quanniệm mới có thể có mặt trong quá trình đưa ra quyết định hàng ngày được

Ví dụ: - Tổng công ty Bausch & Lomb đã phải chịu một vụ thua lỗ khoảng

54% thu nhập sau khi các nhà quản lý “đùa giỡn và bỏ qua các quy định kế toán

và đạo đức”

- Công ty Pennzoil đã phải chi trả 6,75 USD để dàn xếp vụ kiện về phânbiệt chủng tộc, công ty này đã bị quy kết là đã trả lương cho những nhân viênngười da đen thấp hơn và cho họ ít cơ hội đựoc thăng tiến hơn so với những nhânviên da trắng

=> Khó khăn trong các quyết định quản lý không chỉ ở việc xác định các giátrị, lợi ích cần được tôn trọng, mà còn cân đối, hài hoà và chấp nhận hy sinh mộtphần lợi ích riêng hoặc lợi nhuận Chính vì vậy, khi vận dụng đạo đức vào kinhdoanh, cần có những quy tắc riêng, phương pháp riêng là đạo đức kinh doanh, vàcác trách nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn, trách nhiệm xã hội

Câu 3 : Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp.

a) Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh:

Đạo đức kinh doanh bổ sung, kết hợp với pháp lí để điều chỉnh hành vi kinhdoanh trong khuôn khổ luật pháp và chuẩn mực xã hội Luật pháp dù có hoànthiện đến đâu đi nữa thì cũng ko thể là chuẩn mực cho mọi hành vi của đạo đứckinh doanh

- Luật pháp ko thể thay thế vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc khuyếnkhích mọi người làm việc thiện, tác động vào lương tâm của doanh nhân Bởi vì

Trang 11

phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vựccủa thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quanđến chế độ Nhà nước, chế độ xã hội…

- Pháp luật càng đầy đủ, chặt chẽ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đứccàng được đề cao, càng hạn chế được sự kiếm lời phi pháp Tham nhũng, buônlậu, trốn thuế, gian lận thương mại khi bị phát hiện sẽ bị pháp luật điều chỉnh,lúc này “hiện tượng kiện tụng buộc người ta phải cư xử có đạo đức”

- Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân các sảnphẩm dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanhnghiệp

- Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấytác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức

- Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiếnlược trong việc phát triển doanh nghiệp

b) Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên.

- Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tương laicủa họ gắn liền với tương lai của doanh nghiệp và chính vì thế họ sẵn sàng hysinh cá nhân vì tổ chức của mình Doanh nghiệp càng quan tâm đến nhân viênbao nhiêu thì các nhân viên càng tận tâm với doanh nghiệp bấy nhiêu

- Sự cam kết làm các điều thiện và tôn trọng nhân viên thường tăng sự trungthành của nhân viên đối với tổ chức và sự ủng hộ của họ với các mục tiêu của tổchức

- Các nhân viên sẽ dành hầu hết thời gian của họ tại nơi làm việc chứ khôngchây ì, “chỉ làm cho xong công việc mà không có nhiệt huyết” hoặc làm việc

“qua ngày đoạn tháng”, không tận tâm đối với những mục tiêu đề ra của tổ chứcbởi vì họ cảm thấy mình không được đối xử công bằng

- Cam kết của nhân viên đối với chất lượng của doanh nghiệp có tác động tíchcực đến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp nên một môi trường làm việc có đạođức có tác dụng tích cực đến các điểm mấu chốt về tài chính

- Bởi chất lượng những dịch vụ phục vụ khách hàng tác động đến sự hài lòngcủa khách hàng, nên những cải thiện trong các dịch vụ phục vụ khách cũng sẽ có

Trang 12

tác động trực tiếp lên hình ảnh của doanh nghiệp, cũng như khả năng thu hút, cáckhách hàng mới của doanh nghiệp

Ví dụ: Cam kết về chất lượng sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp

c) Góp phần làm hài lòng khách hàng:

- Các nguyên cứu cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi có đạo đức

và sự hài lòng của khách hàng Các hành vi vô đạo đức có thể làm giảm lòngtrung thành của khách hàng và khác hàng sẽ chuyển sang doanh nghiệp khác.Các khách hàng thích mua sản phẩm của các doanh nghiệp có danh tiếng tốt,quan tâm đến khách hàng và xã hội

- Khách hàng nói rằng họ ưu tiên những thương hiệu nào làm điều thiện nếugiá cả và chất lượng các thương hiệu như nhau

- Các doanh nghiệp có đạo đức luôn đối xử với khách hàng công bằng và liêntục cải tiến chất lượng sản phẩm, cũng như cung cấp cho khách hàng các thôngtin dễ tiếp cận và dễ hiểu, sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn và dành được nhiều lợinhuận hơn

- Bằng việc chú trọng vào sự hài lòng của khách hàng, doanh nghiệp tiếp tụclàm cho sự phụ thuộc của khách hàng vào doanh nghiệp ngày càng sâu sắc hơn,

và khi niềm tin của khách hàng tăng lên thì doanh nghiệp ấy sẽ có tầm hiểu biếtsâu hơn về việc làm thế nào phục vụ khách hàng để phát triển mối quan hệ đó

- Một môi trường đạo đức vững mạnh thường chú trọng vào các giá trị cốt lõiđặt các lợi ích của khách hàng lên trên hết Đặt lợi ích của khách hàng lên trênhết không có nghĩa là phớt lờ lợi ích của nhân viên, các nhà đầu tư Tuy nhiên,một môi trường đạo đức chú trọng đến khách hàng sẽ kết hợp được những lợi íchcủa tất cả các cổ đông trong các quyết định và hoạt động

- Đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết không có nghĩa là phớt lờ lợi ích củanhân viên, các nhà đầu tư

- Tuy nhiên, một môi trường đạo đức chú trọng đến khách hàng sẽ kết hợpđược những lợi ích của tất cả các cổ đông trong các quyết định và hoạt động

- Những nhân viên được làm việc trong môi trường đạo đức sẽ ủng hộ vàđóng góp vào sự hiểu biết về các yêu cầu và mối quan tâm của khách hàng Các

Trang 13

hành động đạo đức hướng tới khách hàng xây dựng được vị thế cạnh tranh vữngmạnh có tác dụng tích cực đến thành tích của doanh nghiệp và công tác đổi mớisản phẩm dịch vụ

d) Góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp:

- Những doanh nghiệp cam kết thực hiện hành vi đạo đức và chú trọng đếnviệc tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp thường đạt được thành công lớn

về mặt tài chính Sự quan tâm đến đạo đức đang trở thành một bộ phận trong các

kế hoạch chiến lược của các doanh nghiệp, đây không còn là một chương trình

do các chính phủ yêu cầu mà đạo đức đang dần trở thành một vấn đề quản lýtrong nỗ lực để dành lợi thế cạnh tranh

- Trách nhiệm công dân của một doanh nghiệp là đóng góp cho xã hội bằnghoạt động kinh doanh của chính mình, đầu tư xã hội, các chương trình mang tínhnhân văn và sự cam kết của doanh nghiệp vào chính sách công, là cách mà doanhnghiệp đó quản lý các mối quan hệ kinh tế, xã hội, môi trường và là cách màdoanh nghiệp cam kết với các bên liên đới có tác động đến thành công dài hạncủa doanh nghiệp đó

- Các doanh nghiệp có nguồn lực lớn hơn, thường có phương tiện để thực thitrách nhiệm công dân của mình cùng với việc phục vụ khách hàng, tăng giá trịnhân viên, thiết lập lòng tin với cộng đồng Nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối quan

hệ tích cực giữa trách nhiệm công dân với thành tích công dân

e) Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia:

- Các thể chế xã hội, đặc biệt là thể chế thúc đẩy tính trung thực là yếu tố vôcùng quan trọng để phát triển sự phồn vinh về kinh tế của một xã hội Các nướcphát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì hệ thống các thể chế bao gồm đạođức kinh doanh để khuyến khích năng suất.Trong khi đó tại các nước đang pháttriển, cơ hội phát triển kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng,hạn chế tiến độ các nhân cũng như phúc lợi xã hội

Trang 14

- Niềm tin là cái mà các cá nhân xác định, có cảm giác chia sẻ với nhữngngười khác trong xã hội Ở mức độ hẹp nhất của niềm tin trong xã hội là lòng tinvào chính mình, rộng hơn nữa là thành viên trong gia đình và họ hàng

- Các Quốc gia có các thể chế dựa vào niềm tin sẽ phát triển môi trường năngsuất cao vì có một hệ thống đạo đức giúp giảm thiểu các chi phí giao dịch, làmcạnh tranh trở nên hiệu quả hơn Trong hệ thống dựa vào thị trường có niềm tinlớn, các doanh nghiệp có thể thành công và phát triển nhờ có một tinh thần hợptác và niềm tin

Ví dụ: Chúng ta so sánh tỷ lệ tham nhũng ở Ni-giê-ri-a và Nga là cao với ở

Canada và Đức là thấp Ta có thể thấy được điểm khác biệt chính giữa các cấp độ

về sự vững mạnh và ổn định kinh tế của các nước này chính là vấn đề đạo đức =>Điều này minh chứng là đạo đức đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc phát triểnkinh tế

g) Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp.

- Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyếtđịnh kinh doanh bao gồm hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao, sựtận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, đưa ra quyết địnhđúng đắn hơn, sự trung thành của khách hàng và lợi ích về kinh tế lớn hơn

- Nhận thức của các nhân viên về doanh nghiệp của mình là có một môitrường đạo đức sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp trong hoạt động của tổ chức.Xét về khía cạnh năng suất và làm việc theo nhóm, các nhân viên trong cácphòng ban khác nhau cũng như giữa các phòng ban cần thiết có chung một cáinhìn về tin tưởng

Nhận xét: Vai trò của đạo đức kinh doanh hết sức quan trọng đối với cá

nhân, doanh nghiệp, xã hội và cả sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.Đạo đức kinh doanh phải được mọi đối tượng liên quan nghiên cứu, xemxét và phấn đấu thực hiện

Câu 4: Đạo đức kinh doanh trong quản trị nguồn nhân lực:

a) Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng lao động

Trang 15

- Trong hoạt động tuyển dụng và bổ nhiệm sẽ xuất hiện tình trạng phân biệtđối xử Phân biệt đối xử không cho phép 1 người nào đó được hưởng lợi ích nhấtđịnh từ định kiến về phân biệt (giới tính, chủng tộc, văn hóa, tôn giáo, địaphương, tuổi tác)

Ví dụ: Trong bộ máy nhà nước ta, người theo đạo không bao giờ được nắm

giữ 1 vị trí nào đó, hay 1 người phụ nữ không thể giữ chức vụ quản lý các côngviệc của đàn ông được

- Tùy từng trường hợp cụ thể, việc phân biệt đối xử là cần thiết và khônghoàn toàn sai

- Bên cạnh đó, trong tuyển dụng và bổ nhiệm, doanh nghiệp phải tôn trọngquyền riêng tư và cá nhân của người lao động Để tuyển chọn nhân lực có chấtlượng, người quản lý phải thu thập thông tin quá khứ của người đó: tình trạng sứckhỏe, tài chính minh bạch - đó là điều chính đáng Nhưng sẽ là phi đạo đức nếu

họ tiết lộ thông tin cá nhân cho mục đích riêng hoặc mục đích trong tương lai

- Khi sử dụng chất xám của người lao động thì công ty phải trả cho người laođộng tiền lương thích hợp với những gì họ đã đóng góp và cống hiến Đây là 1 sựđảm bảo cho cuộc sống của họ Nếu doanh nghiệp không thực hiện thì đó làhành vi phi đạo đức, doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà bỏ qua lợi íchngười lao động

- Doanh nghiệp cũng phải đảm bảo quan hệ giữa tổ chức và người lao độnghài hòa Doanh nghiệp phải quan tâm đến người lao động Ngược lại , người laođộng phải tích cực làm việc để gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp

b) Đạo đức trong đánh giá người lao động:

- Khi đánh giá người lao động, phải dựa trên những tiêu chuẩn nhất định chứkhông được dựa vào cảm quan, trực giác, tình cảm, định kiến, nghĩa là đánh giángười lao động trên cơ sở họ thuộc nhóm người nào đó hơn là đặc điểm cá nhân,người quản lý dùng ấn tượng của mình về đặc điểm của nhóm người đó để xử sự

và đánh giá người lao động thuộc về nhóm đó Các nhân tố quyền lực, ganh ghét,thất vọng, tội lỗi và sợ hãi là những điều kiện duy trì và phát triển sự định kiến

- Người quản lý phải sử dụng các phương tiện kỹ thuật để giám sát, kiểm tra,đánh giá các hoạt động của họ trong quá trình thực hiện công việc, cũng như hiệu

Trang 16

quả đạt được Nếu việc giám sát đánh giá đúng, khách quan, công bằng thì phảnánh đúng người lao động Nếu chỉ phục vụ cho hoạt động riêng tư, mục đích làtrù dập…thì không thể chấp nhận được về mặt đạo đức Đánh giá không tế nhị,thận trọng có thể gây áp lực về mặt tâm lí, không tin tưởng người lao động

c) Đạo đức trong bảo vệ người lao động:

- Doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện lao động an toàn Đây là hoạt động cóđạo đức nhất trong vấn đề bảo vệ người lao động Người lao động có quyền làmviệc trong một môi trường an toàn Tuy nhiên, việc cung cấp những trang thiết bị

an toàn cho người lao động, chi phí cho tập huấn và phổ biến về an toàn laođộng đôi khi cũng tốn kém nguồn lực và thời gian nên một số doanh nghiệpkhông giải quyết thấu đáo, dẫn đến người lao động gặp rủi ro, điều này đáng lên

án về mặt đạo đức

- Người quản lý sẽ bị quy trách nhiệm vô đạo đức trong các trường hợp sau:+ Không trang bị đầy đủ trang thiết bị cho ng lao động, cố tình duy trìthiết bị nguy hiểm, không đảm bảo sức khỏe tại nơi làm việc

+ Che giấu thông tin về mối nguy hiểm của công việc, người quản lídoanh nghiệp làm ngơ trước một vụ việc có thể dự đoán trước và phòng ngừađược

+ Bắt buộc người lao động thực hiện 1 công việc nguy hiểm mà khôngcho họ từ chối, bất chấp thể trạng, khả năng, năng lực của họ

+ Không phổ biến kỹ các quy trình sản xuất, quy phạm sản xuất, an toàncho người lao động

+ Không thường xuyên kiểm tra các thiết bị an toàn của người lao động để

có các biện pháp khắc phục, phòng ngừa

+ Không thực hiện các biện pháp chăm sóc ý tế và bảo hiểm

+ Không tuân thủ các quy định của ngành, của quốc gia, quốc tế về cáctiêu chuẩn an toàn

Câu 5: Văn hóa doanh nghiệp và các mức độ văn hóa doanh nghiệp

a) Khái niệm văn hóa doanh nghiệp:

Trang 17

Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo,nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùngđồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của cácthành viên.

- Văn hoá kinh doanh thể hiện sự đồng thuận về quan điểm, sự thống nhấttrong cách tiếp cận và trong hành vi của các thành viên một doanh nghiệp Nó cótác dụng giúp phân biệt giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác

- Văn hoá doanh nghiệp được mọi thành viên trong doanh nghiệp chấp thuận

có ảnh hưởng trực tiếp, hàng ngày đến hành động và việc ra quyết định của từngngười và được hướng dẫn cho những thành viên mới để tôn trọng và làm theo.Chính vì vậy được gọi là “bản sắc riêng” hay “bản sắc văn hoá” của một doanhnghiệp mà mọi người có thể xác định được và thông qua đó có thể nhận ra đượcquan điểm và triết lý đạo đức của một doanh nghiệp

b) Các mức độ của văn hóa doanh nghiệp (3 mức độ)

1 Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp:

+ Kiến trúc bài trí, công nghệ: Phần lớn những doanh nghiệp thành đạt hoặc

đang phát triển muốn gây ấn tượng với mọi người về sự khác biệt, thành công vàsức mạnh của doanh nghiệp bằng công trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ

Ví dụ: Trụ sở chính của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam là VNPT

Tower, 57 Huỳnh Thúc Kháng,Quận Đống Đa, TP Hà Nội: là một tòa nhà đượcđầu tư xây dựng công phu rất đẹp mắt cả về nội và ngoại thất, xứng tầm với vịthế là tập đoàn số 1 về lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông tại Việt Nam

+ Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức là

tổng hợp các bộ phận các đơn vị cá nhân có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau đượcchuyên môn hóa, có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định được bố trícác cấp các khâu khác nhau nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức một cơ cấu tổchức tuyệt vời với nhân viên tốt mà tất cả mọi người nhìn vào cùng một mục tiêu

là tốt hơn so với nhân viên tuyệt vời nhưng mâu thuẫn

+Văn bản quy định hoạt động của doanh nghiệp

+ Lễ nghi và lễ độ: Lễ nghi là hoạt động được chuẩn bị kĩ lưỡng để giới thiệu

về những giá trị mà doanh nghiệp coi trọng, nhấn mạnh giá trị riêng của doanh

Trang 18

nghiệp, nêu gương khen tặng những tấm gương đại biểu cho niềm tin và cáchthức hành động cần tôn trọng của doanh nghiệp

Ví dụ: Tuần lễ VNPT Week tháng 11 hàng năm có nhiều hoạt động thiết

thực, ý nghĩa,thể hiện cam kết của VNPT cung cấp những sản phẩm dịch vụ chấtlượng, tiện ích và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thể hiện trách nhiệm củaVNPT đối với các hoạt động an sinh xã hội

+ Biểu tượng và logo: thường có sức mạnh rất lớn vì chúng hướng sự chú ý

của mọi người vào một vài chi tiết hay điểm nhấn cụ thể có thể diễn đạt được giátrị chủ đạo mà doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền đạt cho mọingười

Ví dụ: Logo của VNPT gồm 2 phần: phần hình là cách điệu của vệt quỹ đạo

vệ tinh xoay quanh quả địa cầu vẽ lên chữ V, biểu hiện sự phát triển theo mạchvận động không ngừng , phần chữ là VNPT( viết tắt của Vietnam Posts andTelecommunications)

+ Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Là 1 dạng biểu trưng hình tượng khác thông qua giá

trị ngôn ngữ, là hình thức dễ nhập tâm và lưu truyền Khẩu hiệu ngắn gọn dơngiản đôi khi có vẻ sáo rỗng về hình thức, là cách diễn đạt cô đọng triết lý doanhnghiệp vì vậy cần gắn với triết lý của doanh nghiệp

Ví dụ: Khẩu hiệu của VNPT là cuộc sống đích thực mang ý nghĩa giá trị nhân

văn sâu sắc Giá trị tốt đẹp mà VNPT cam kết hướng tới là phục vụ khách hàngmột cách tốt nhất; nâng cao đời sống tinh tình và vật chất của nhân viên; mang lạilợi ích cho đối tác; đóng góp vì lợi ích của cộng đồng Tất cả là vì: "Vì conngười,hướng tới con người và giữa những con người"

+ Huyền thoại của doanh nghiệp: Thường được thêu dệt lên từ những sự

kiện có thực trong tổ chức Các giai thoại có tác dụng duy trì sức sống cho cácthành viên trong tổ chức họ sẽ nhận thức, vận dụng trong quá trình hoạt độngcủa mình

+ Mẫu mã của sản phẩm

+ Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp

Trang 19

2 Những giá trị được tuyên bố: gồm chiến lược, mục tiêu, triết lý kinh

doanh Những giá trị được công bố cũng có tính chất hữu hình và nó có chứcnăng hướng dẫn cho các thành viên của DN

3 Những quan niệm chung mặc nhiên được mọi người công nhận gồm: + Niềm tin: là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng,

thế nào là sai Niềm tin của cấp lãnh đạo đần dần được chuyển hóa thành niềmtin của tập thể nhân viên thông qua các giá trị

Ví dụ: Doanh nghiệp tin vào việc tăng chi phí cho quảng cáo sẽ làm tăng lợi

nhuận thì khi lợi nhuận giảm sút thì lãnh đạo sẽ tăng thêm chi phí cho quảng cáo

+ Nhận thức: Là kết quả của quá trình học tập - nghiên cứu Từ nhận thức để

tạo ra tri thức, tri thức là vốn hiểu biết khoa học của con người

+ Suy nghĩ: Suy nghĩ được tiến hành về điều gì đó mà chúng ta còn chưa

thực quen thuộc cho lắm Suy nghĩ là một hoạt động trí tuệ với cái mới – mộthình thức thể dục tinh thần

+ Tình cảm: Là thái độ cảm xúc của con người đối với sự vật hiện tượng,

đều phản ánh mối quan hệ của con người với nhu cầu, động cơ của họ

=> Để hình thành các quan niệm chung thì doanh nghiệp phải trải qua quátrình hoạt động và xử lí nhiều tình huống

Câu 6: Tác động của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển doanh nghiệp

- Mục đích là để doanh nghiệp của mình không bị “lẫn” với các doanh nghiệpkhác Có nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một lĩnh vực ngành nghề,nhưng người ta sẽ dễ nhớ tới những doanh nghiệp có phong thái riêng

Trang 20

- Ngoài chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ…thì nét văn hóa đặc thù củadoanh nghiệp cũng góp phần tạo nên sự khác biệt Các giá trị cốt lõi, các tập tục,

lễ nghi, thói quen hay cách họp hành, đào tạo, thậm chí đến cả đồng phục, giaotiếp…đã tạo nên phong cách riêng biệt của doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệpnày với doanh nghiệp khác

2 Tạo nên lực hướng tâm cho doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ

thu hút được nhân tài, củng cố lòng trung thành của các thành viên trong doanhnghiệp

- Nhân tài thường có khuynh hướng gắn bó hơn với những doanh nghiệp cóvăn hóa phù hợp với những giá trị cá nhân và có thể giúp họ đạt đến thành côngtrong sự nghiệp

- Thật sai lầm khi cho rằng trả luơng cao sẽ giữ được nhân tài Nhân viên chỉtrung thành, gắn bó với doanh nghiệp khi doanh nghiệp có môi trường làm tốt,

Khi chọn công ty để nộp hồ sơ, ứng viên thường quan tâm đến mức độ mà nhữngchính sách và giá trị trong công ty phù hợp với những giá trị và sở thích củamình

Ví dụ: Một vài công ty quy định sự lương thưởng về tài chính quan trọng hơn

những hình thức thừa nhận về thành tựu khác như sự khen ngợi của cấp trên Một

số ứng viên có thể thích kiểu văn hóa doanh nghiệp coi trọng vật chất này nhưngngười khác lại có thể thấy nó thiếu tình người hoặc hàm chứa sự đe dọa với côngviệc của họ

3 Khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp Nếu được

làm việc trong một môi trường sáng tạo, dường như ở các nhân viên cũng nảysinh nhiều ý tưởng sáng kiến hơn Họ sẽ phát huy được sự năng động của mình

để thích nghi với những thay đổi tại công ty, nhờ đó giúp hoạt động kinh doanhcủa bạn trở nên năng động hơn, có khả năng cạnh tranh tốt hơn trong một thếgiới kinh doanh thay đổi không ngừng Quá trình khích lệ này góp phần phát huytính năng động, sáng tạo của các thành viên trong doanh nghiệp Những thànhcông của các thành viên cũng tạo động lực gắn bó họ lâu dài và tích cực hơn

b) Tác động tiêu cực:

Ngày đăng: 01/10/2014, 21:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w