ĐỀ CƯƠNG MÔN TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

42 5.1K 19
ĐỀ CƯƠNG MÔN TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Trình bày khái niệm, ý nghĩa và mục đích của công tác tổ chức sản xuất trongdoanh nghiệp ?2 Trình bày khái niệm định mức lao động ? Cho biết các loại định mức lao động?3 Trình bày khái niệm năng suất lao động? Các chỉ tiêu tính năng suất lao động?4 Trình bày các biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm máy móc thiết bị?5 Trình bày khái niệm định mức tiêu dùng nguyên vật liệu và ý nghĩa của định mứctiêu dùng nguyên vật liệu?6 Cho biết các hình thức kiểm tra kỹ thuật và phương pháp kiểm tra kỹ thuật?7 Cho biết phương hướng và biện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiểm nguyên vật liệu ?8 Cho biết cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp được hình thành theo nguyêntắc nào? Cho ví dụ?9 Trình bày khái niệm quá trình sản xuất? Phân loại quá trình sản xuất trong doanhnghiệp? Nội dung chủ yếu của quá trình sản xuất chính trong doanh nghiệp?10 Trình bày các phân loại thời gian hao phí và cơ cấu của định mức thời gian? Choví dụ?11 Trình bày phương pháp tính năng suất lao động theo thời gian? Cho ví dụ minhhọa?12 Cho biết các hình thức tổ chức công tác sửa chữa máy móc thiết bị ? Cho ví dụminh họa?13 Thế nào là một cơ cấu lao động tối ưu? Phương pháp xác định cơ cấu lao động tốiưu trong doanh nghiệp ? Cho ví dụ minh họa ?14 Trình bày khái niệm, ý nghĩa cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp ? Cho biết mộtsố phương hướng hoàn thiện cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp ?15 Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị ? Cho ví dụ minh họa?16 Để xây dựng định mức lao động các doanh nghiệp thường sử dụng phương phápnào? Trình bày phương pháp đó? Cho biết hình thức bấm giờ trong phương pháp phântích được sử dụng để xây dựng loại thời gian nào?17 Về mặt không gian, các bộ phận sản xuất thường được tổ chức theo các hình thứcnào? Cho ví dụ?18 Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác tổ chức sản xuất trongdoanh nghiệp ? Cho ví dụ ?19 Trong thực tế để sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động các doanh nghiệp cầnphải quan tâm đến những nội dung nào, tại sao? Cho ví dụ?20 Thế nào là một chu kỳ sản xuất? Phương hướng rút ngắn chu kỳ sản xuất? Trìnhbày các phương thức phối hợp các bước công việc ?21 Trình bày phương pháp định mức sử dụng máy móc thiết bị tính theo công suất?Cho ví dụ minh họa?22 Hãy dùng phương pháp so sánh để phân tích năng suất lao động theo giờ, ngày,năm và phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lao động đến giá trị sản xuất ?Cho ví dụ cụ thể ?

ĐỀ CƢƠNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 1- Trình bày khái niệm, ý nghĩa và mục đích của công tác tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp ? 2- Trình bày khái niệm định mức lao động ? Cho biết các loại định mức lao động? 3- Trình bày khái niệm năng suất lao động? Các chỉ tiêu tính năng suất lao động? 4- Trình bày các biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm máy móc thiết bị? 5- Trình bày khái niệm định mức tiêu dùng nguyên vật liệu và ý nghĩa của định mức tiêu dùng nguyên vật liệu? 6- Cho biết các hình thức kiểm tra kỹ thuật và phương pháp kiểm tra kỹ thuật? 7- Cho biết phương hướng và biện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiểm nguyên vật liệu ? 8- Cho biết cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp được hình thành theo nguyên tắc nào? Cho ví dụ? 9- Trình bày khái niệm quá trình sản xuất? Phân loại quá trình sản xuất trong doanh nghiệp? Nội dung chủ yếu của quá trình sản xuất chính trong doanh nghiệp? 10- Trình bày các phân loại thời gian hao phí và cơ cấu của định mức thời gian? Cho ví dụ? 11- Trình bày phương pháp tính năng suất lao động theo thời gian? Cho ví dụ minh họa? 12- Cho biết các hình thức tổ chức công tác sửa chữa máy móc thiết bị ? Cho ví dụ minh họa? 13- Thế nào là một cơ cấu lao động tối ưu? Phương pháp xác định cơ cấu lao động tối ưu trong doanh nghiệp ? Cho ví dụ minh họa ? 14- Trình bày khái niệm, ý nghĩa cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp ? Cho biết một số phương hướng hoàn thiện cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp ? 15- Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị ? Cho ví dụ minh họa? 16- Để xây dựng định mức lao động các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp nào? Trình bày phương pháp đó? Cho biết hình thức bấm giờ trong phương pháp phân tích được sử dụng để xây dựng loại thời gian nào? 17- Về mặt không gian, các bộ phận sản xuất thường được tổ chức theo các hình thức nào? Cho ví dụ? 18- Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp ? Cho ví dụ ? 19- Trong thực tế để sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến những nội dung nào, tại sao? Cho ví dụ? 20- Thế nào là một chu kỳ sản xuất? Phương hướng rút ngắn chu kỳ sản xuất? Trình bày các phương thức phối hợp các bước công việc ? 21- Trình bày phương pháp định mức sử dụng máy móc thiết bị tính theo công suất? Cho ví dụ minh họa? 22- Hãy dùng phương pháp so sánh để phân tích năng suất lao động theo giờ, ngày, năm và phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lao động đến giá trị sản xuất ? Cho ví dụ cụ thể ? CÂU HỎI 1 ĐIỂM Câu 1.1. Trình bày khái niệm, ý nghĩa và mục đích của công tác tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp ?  Khái niệm: Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả cao.  Ý nghĩa: Về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy, tổ chức sản xuất hợp lý đem lại ý nghĩa to lớn về nhiều mặt:  Sử dụng hiệu quả nguyên, nhiên, vật liệu, thiết bị máy móc và sức lao động trong doanh nghiệp.  Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện được mục tiêu kinh tế tổng hợp của doanh nghiệp.  Có tác dụng tốt đối với việc bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.  Mục đích: Nhằm thực hiện 3 chức năng chủ yếu sau:  Chức năng kế hoạch hoá: Công việc thực hiện; các phương tiện vật chất và lao động.  Chức năng thực hiện: Thực hiện các nguyên công sản xuất khác nhau; theo dõi quá trình thực hiện.  Chức năng kiểm tra: So sánh kế hoạch với thực hiện; tính toán mức chênh lệch kế hoạch/thực hiên và tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục.  Một số yêu cầu cơ bản khi xây dựng chƣơng trình sản xuất: Cực tiểu dự trữ, chi phí, chu kỳ sản xuất. Câu 1.2. Trình bày khái niệm định mức lao động? Cho biết các loại định mức lao động?  Khái niệm: Định mức lao động là lượng lao động hao phí lớn nhất không được phép vượt quá để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một chi tiết sản phẩm hoặc một bước công việc theo tiêu chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế - xã hội nhất định.  Các loại định mức lao động:  Mức thời gian: Là lượng thời gian cần thiết được quy định cho 1 công nhân hoặc 1 nhóm công nhân có trình độ tương ứng với độ phức tạp của công việc để hoàn thành 1 công việc trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.  Mức sản lượng: Là lượng sản phẩm được quy định cho 1 công nhân hoặc một nhóm công nhân có trình độ tương ứng với trình độ phức tạp của công việc phải hoàn thành trong 1 đơn vị thời gian với điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.  Mức phục vụ: Là số lượng máy móc thiết bị được quy định để một công nhân hoặc một nhóm công nhân có thể điều khiển đồng thời trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.  Mức số lượng người làm việc: Là số lượng lao động được quy định để hoàn thành 1 công việc trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Câu 1.3. Cho biết các hình thức tổ chức công tác sửa chữa máy móc thiết bị ? Cho ví dụ?  Các hình thức tổ chức công tác sửa chữa máy móc thiết bị  Sửa chữa phân tán: là tự các phân xưởng tổ chức sửa chữa lấy. Mỗi phân xưởng sản xuất chính có một bộ phận sửa chữa. Bộ phận này đảm nhận sửa chữa tất cả các loại máy móc và ở các dạng sửa chữa: lớn, vừa và nhỏ. + Ưu điểm: kết hợp được sửa chữa với sản xuất và sửa chữa kịp thời. + Nhược điểm: có nhiều trường hợp không tận dụng hết khả năng của công nhân sửa chữa, hoặc không đảm bảo hết khối lượng sửa chữa, kéo dài thời gian ngừng máy đề sửa chữa.  Sửa chữa tập trung: là mọi công việc sửa chữa do một bộ phận của doanh nghiệp đảm nhận. + Ưu điểm: tận dụng được khả năng của công nhân nâng cao trình độ chuyên môn hoá sửa chữa, bảo đảm sửa chữa dứt điểm trong một thời gian ngắn. + Nhược điểm: không kết hợp được sản xuất và sửa chữa.  Sửa chữa hỗn hợp: là hình thức sửa chữa tận dụng được ưu điểm, đồng thời cũng khắc phục được nhược điểm của cả hai hình thức sửa chữa trên. Phân ra: sửa chữa vừa và lớn do bộ phận sửa chữa của doanh nghiệp đảm nhận, còn sửa chữa nhỏ bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ do từng phân xưởng sản xuất tự làm.  Ví dụ: Công ty cổ phần Gỗ Minh Dương chuyên sản xuất: bộ bàn ăn, giường, tủ quần áo, kệ ti vi lựa chọn áp dụng hình thức sửa chữa tập trung . Viê ̣ c sư ̉ a do bô ̣ phâ ̣ n Ky ̃ Thuâ ̣ t - Công nghê ̣ đa ̉ m nhâ ̣ n. Máy móc, thiết bi ̣ sa ̉ n xuất se ̃ đươ ̣ c ba ̉ o dươ ̃ ng vào ngày chủ nhật hàng tuần . Trong ca la ̀ m viê ̣ c nếu ma ́ y mo ́ c thiết bi ̣ ho ̉ ng ho ́ c bô ̣ phâ ̣ n na ̀ y se ̃ trư ̣ c tiếp sư ̉ a chư ̃ a. Câu 1.4. Trình bày các biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm máy móc thiết bị? Các biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm máy móc thiết bị gồm:  Nâng cao điều kiện kỹ thuật của sản xuất: - Mua sắm máy móc thiết bị mới có công suất cao hơn phù hợp với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật - Thực hiện sửa chữa máy móc, thiết bị theo kế hoạch sửa chữa dự phòng đồng thời nâng cao tay nghề của công nhân để giảm bớt thời gian ngừng hoạt động không tải của máy - Áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến và các phương pháp sản xuất mới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị - Lựa chọn vật liệu thích hợp cũng tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị  Hợp lý hoá tổ chức quản lý sản xuất - Nâng cao tính đồng bộ của máy móc thiết bị để giảm thời gian ngừng máy - Đảm bảo cung ứng đồng bộ, kịp thời đúng quy cách nguyên vật liệu cho sản xuất, tạo điều kiện cho máy móc thiết bị hoạt động bình thường. - Tổ chức khoa học dây chuyền sản xuất - Bố trí hợp lý các ca làm việc, nâng cao số ca làm việc trong ngày  Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân - Có kế hoạch đào tạo thợ lành nghề - Tổ chức thi đua đạt năng suất cao - Có chính sách thưởng phạt hợp lý để người lao động quan tâm đến hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Câu 1.5. Trình bày khái niệm định mức tiêu dùng nguyên vật liệu và ý nghĩa của định mức tiêu dùng nguyên vật liệu?  Khái niệm: Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng tiêu dùng lớn nhất cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thành một công việc nào đó trong những điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định của thời kỳ kế hoạch  Ý nghĩa của định mức tiêu dùng nguyên vật liệu:  Là cơ sở để xây dựng kế hoạch mua nguyên liệu, điều hoà, cân đối lượng nguyên vật liệu cần dùng trong doanh nghiệp  Là căn cứ trực tiếp để tổ chức cấp phát nguyên vật liệu hợp lý, kịp thời cho các phân xưởng, bộ phận sản xuất và nơi làm việc,  Là cơ sở để tiến hành hạch toán kinh tế nội bộ, là cơ sở để tính toán giá thành chính xác  Là mục tiêu cụ thể để thúc đẩy cán bộ công nhân viên sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu,  Là thước đo đánh giá trình độ tiến bộ khoa học, kỹ thuật và ứng dụng kỹ thuật mới, công nghệ mới vào sản xuất  Là một chỉ tiêu động, nó đòi hỏi phải thường xuyên được đổi mới và hoàn thiện theo sự tiến bộ của kỹ thuật Câu 1.6. Cho biết các hình thức kiểm tra kỹ thuật và phương pháp kiểm tra kỹ thuật?  Các hình thức kiểm tra kỹ thuật:  Kiểm tra toàn bộ hay một số bước công việc của quá trình sản xuất sản phẩm.  Kiểm tra toàn bộ hay kiểm tra có lựa chọn (kiểm tra điển hình) hoặc kiểm tra xác xuất một số sản phẩm.  Kiểm tra cố định hay kiểm tra lưu động.  Kết hợp giữa hình thức kiểm tra giữa chừng với kiểm tra cuối cùng.  Sử dụng hình thức 3 kiểm (công nhân tự kiểm tra, đốc công và tổ trưởng tổ sản xuất kiểm tra, các bộ KCS kiểm tra). => Các hình thức kiểm tra kỹ thuật rất phong phú và đa dạng nên mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu và vận dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của mình  Phƣơng pháp kiểm tra kỹ thuật:  Phương pháp dụng cụ: sử dụng thước, cân, nhiệt kế  Phương pháp phân tích: Sử dụng thiết bị chuyên môn phân tích bên trong sản phẩm  Phương pháp kiểm tra tự động: Các thiết bị phân tích được gắn trên các thiết bị sản xuất  Phương pháp sử dụng toán xác suất thống kê: Kiểm tra điển hình sản phẩm theo lô hoặc loạt sản phẩm => Do có nhiều phương pháp kiểm tra kỹ thuật chất lượng sản phẩm và mỗi phương pháp kiểm tra đều có những tác dụng nhất định nên mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu và lựa chọn phương pháp kiểm tra nào là thích hợp với khả năng, những nét đặc trưng của sản xuất và từng thời kỳ kinh doanh. Câu 1.7. Cho biết phương hướng và biện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiểm nguyên vật liệu? Phương hướng và biện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiểm nguyên vật liệu gồm:  Không ngừng giảm bớt phế liệu, phế phẩm, hạ thấp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu Các doanh nghiệp cần tập trung giải quyết các vấn đề: tăng cường công tác cải tiến kỹ thuật, ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, nâng cao trình độ lành nghề cho công nhân, xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, sử dụng và sửa chữa máy móc, thiết bị, coi trọng việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu và phế phẩm; áp dụng chế độ khuyến khích lợi ích vật chất trong việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu .v v. Ngoài ra, cần phải đặc biệt coi trọng những biện pháp để giảm mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong khâu thiết kế và công nghệ.  Sử dụng nguyên vật liệu thay thế Là một phương hướng đặc biệt quan trọng ở nước ta hiện nay. Việc sử dụng nguyên vật liệu thay thế được thực hiện theo hướng dùng vật liệu nhẹ, rẻ tiền, sẵn có trong nước thay cho vật liệu nặng, đắt tiền, quý hiếm, nhập khẩu, với điều kiện đảm bảo chất lượng và yêu cầu của công nghệ chế biến.  Triệt để thu hồi và tận dụng phế liệu, phế phẩm Là một nội dung quan trọng thể hiện sự quán triệt nguyên tắc tiết kiệm trong quản lý kinh tế. Việc tận dụng phế liệu, phế phẩm chẳng những là yêu cầu trước mắt mà còn là yêu cầu lâu dài của các doanh nghiệp. Ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển cao vẫn hết sức coi trọng việc tận dụng phế liệu phế phẩm, vì nó mang lại hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng nguyên vật liệu từ khai thác, chế biến.  Xoá bỏ mọi hao hụt, mất mát, hƣ hỏng nguyên vật liệu do nguyên nhân chủ quan gây ra Để thực hiện tốt phương hướng này, cần nâng cao trách nhiệm trong công tác thu mua, vận chuyển, bao gói, bốc dỡ, kiểm nghiệm, bảo quản nguyên vật liệu trong kho và cấp phát nguyên vật liệu cho sản xuất. Kiên quyết áp dụng chế độ trách nhiệm và xử phạt nghiêm bằng biện pháp kinh tế, hành chính đối với những người vô trách nhiệm, những hành động lấy cắp hoặc lãng phí nguyên vật liệu; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu . CÂU HỎI 2 ĐIỂM Câu 2.1. Cho biết cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp được hình thành theo nguyên tắc nào? Cho ví dụ? Cơ cấu sản xuất là tổng hợp các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất, hình thức xây dựng những bộ phận ấy, sự phân bố về không gian và mối liên hệ giữa các bộ phận với nhau.  Các nguyên tắc hình thành cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp:  Nguyên tắc chuyên môn hoá theo sản phẩm hay theo đối tượng lao động: Cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp được chia thành các bộ phận sản xuất chính theo sản phẩm được sản xuất. Mỗi bộ phận sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm nào đó có khối lượng sản xuất lớn và ổn định trong một thời gian tương đối dài.  Nguyên tắc chuyên môn hoá theo công nghệ: Việc phân chia các bộ phận sản xuất chính căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm hoặc các phương pháp công nghệ gia công chế biến sản phẩm. Mỗi bộ phận sản xuất đảm nhận một giai đoạn công nghệ nhất định trong hành trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính hoặc một phương pháp công nghệ nào đó.  Ví dụ: Dựa trên kết cấu các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp, số lượng, chức năng, nhiệm vụ của của các bộ phận sản xuất, hệ thống sản xuất của Công ty cổ phần Gỗ Minh Dương chuyên sản xuất: bộ bàn ăn, giường, tủ quần áo, kệ ti vi được hình thành theo nguyên tắc chuyên môn hoá về công nghệ: Mỗi phân xưởng đảm nhận một giai đoạn công nghệ nhất định trong hành trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính hoặc một phương phát công nghệ nào đó. Câu 2.2. Trình bày khái niệm quá trình sản xuất? Phân loại quá trình sản xuất trong doanh nghiệp? Nội dung chủ yếu của quá trình sản xuất chính trong doanh nghiệp?  Khái niệm quá trình sản xuất:  Theo nghĩa rộng: Là quá trình bắt đầu từ khâu chuẩn bị sản xuất, mua sắm vật tư kỹ thuật, tổ chức sản xuất đến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và tích luỹ tiền tệ. Nói cách khác, đây là toàn bộ quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.  Theo nghĩa hẹp: Là quá trình chế biến, khai thác, gia công phục hồi giá trị một loại sản phẩm nhờ kết hợp một cách chặt chẽ, hợp lý các yếu tố cơ bản của sản xuất.  Phân loại quá trình sản xuất: Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp diễn ra trên cơ sở phân công lao động nội bộ doanh nghiệp, tức là trong các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất của doanh nghiệp. Mỗi bộ phận chỉ thực hiện một phần công việc của quá trình sản xuất. Các quá trình sản xuất trong các bộ phận này được phân thành quá trình sản xuất chính, quá trình sản xuất phù trợ, quá trình sản xuất phụ và quá trình phục vụ sản xuất. Cần đặc biệt chú ý vai trò của quá trình sản xuất chính.  Nội dung chủ yếu của quá trình sản xuất chính trong doanh nghiệp: Quá trình sản xuất chính làm nhiệm vụ: khai thác, chế biến, gia công hoặc phục hồi giá trị một loại sản phẩm hay còn gọi là dịch vụ đặc trưng của doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu của quá trình sản xuất chính trong doanh nghiệp bao gồm: quá trình công nghệ, quá trình kiểm tra và quá trình vận chuyển. Trong đó, quá trình công nghệ có vai trò quan trọng hơn cả. { Tuỳ theo phương pháp chế biến hay gia công được áp dụng trong doanh nghiệp mà quá trình công nghệ được chia thành nhiều hay ít giai đoạn công nghệ khác nhau và mỗi giai đoạn công nghệ lại được chia thành nhiều bước công việc khác nhau. Bước công việc được gọi là đơn vị cơ bản của quá trình sản xuất. Đó là một phần việc của quá trình sản xuất, được thực hiện trên một nơi làm việc; do một công nhân hay một nhóm công nhân cùng tiến hành trên một đối tượng lao động nhất định. Khi xem xét các bước công việc cần phải căn cứ vào 3 nhân tố: nơi làm việc; công nhân; [...]... trình tổ chức phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Như vậy, giữa chuyên môn hoá và hiệp tác hoá sản xuất có mối quan hệ hữu cơ với nhau Chuyên môn hoá càng sâu, hiệp tác hoá càng phải chặt chẽ, tổ chức sản xuất trong mỗi doanh nghiệp càng đơn giản Do đó, trong quá trình tổ chức và tổ chức lại sản xuất, mỗi doanh nghiệp. .. tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, gồm:  Nguyên, nhiên vật liệu mà doanh nghiệp sử dụng: Nguyên, nhiên, vật liệu mà mỗi doanh nghiệp sử dụng rất phong phú và đa dạng và chúng còn được gọi là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất Vì vậy giữa nguyên nhiên vật liệu và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ với nhau Mối quan hệ giữa tổ chức sản xuất. .. móc: Tiến bộ khoa học, kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cho tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp được hợp lý Nhờ có tiến bộ khoa học, kỹ thuật mà ngày càng có nhiều công nghệ mới, thiết bị, máy móc, nhiên, vật liệu mới Vì vậy, để có được phương án tổ chức sản xuất hợp lý, mỗi doanh nghiệp phải biết và xác định được cho mình nên mua công... nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định từ đó tự lập loại hình chuyên môn hoá thích hợp.Chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình phân công lao động giữa các doanh nghiệp để xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp vào những công việc cùng loại nhất định Quá trình phân công lao động giữa các doanh nghiệp càng sâu đòi hỏi hiệp tác hoá giữa các doanh nghiệp càng... hình thành hệ thống sản xuất của công ty theo nguyên tắc chuyên môn hoá công nghệ: Thành lập 3 phân xưởng sản xuất chính trong hệ thống sản xuất của mình là: Phân xưởng sợi; phân xưởng dệt và phân xưởng nhuộm Câu 3.4 Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp? Muốn có phương án tổ chức sản xuất hợp lý và có hiệu quả, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nghiên... cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp?  Khái niệm: Cơ cấu sản xuất là tổng hợp các bộ phận sản xuất, hình thức xây dựng những bộ phận ấy, sự phân bố không gian và mối liên hệ giữa các bộ phận đó với nhau  Ý nghĩa: Mỗi doanh nghiệp nếu xác định hay xây dựng được một cơ cấu sản xuất hợp lý thì nó sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về nhiều mặt:  Cho doanh nghiệp thấy rõ hình thức tổ chức của quá trình sản xuất, ... dân nói chung và doanh nghiệp nói riêng Mỗi doanh nghiệp dù muốn hay không đều phải đi theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước để tiến hành tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Chúng ta đang trong giai đoạn chuyển sang xây dựng một nền kinh tế thị trường nhưng Đảng vẫn giữ vai trò lãnh đạo toàn diện, Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế vì vậy tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp có được... thuật và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp tuy là hai vấn đề nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển Vì vậy, để có được phương án tổ chức sản xuất hợp lý, mỗi doanh nghiệp phải chú ý tới các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới và thiết bị, máy móc mới  Chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất: Do sự phân công lao động xã hội nên mỗi doanh nghiệp chỉ... công nghệ chế tạo, quy mô và loại hình sản xuất của doanh nghiệp; bảo đảm tính hợp lý xét trên cả hai mặt: sắp xếp bố trí các bộ phận sản xuất trong không gian và mối liên hệ sản xuất giữa chúng trên cơ sở tăng cường chuyên môn hoá và hiệp tác hoá sản xuất và đảm bảo khả năng nhất định trong quá trình phát triển sản xuất của doanh nghiệp Hoàn thiện cơ cấu sản xuất có thể giải quyết theo các hướng sau:... diện tích sản xuất - Giảm bớt thời gian ngừng nghỉ và chờ đợi trong quá trình gia công sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm lượng tồn kho bán thành phẩm trong quá trình gia công, tiết kiệm vốn - Có lợi cho việc sản xuất ra các sản phẩm hoàn thiện một cách đúng lúc, đúng số lượng và đồng bộ - Thuận tiện cho việc áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến như sản xuất dây chuyển, sản xuất theo . cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp:  Nguyên tắc chuyên môn hoá theo sản phẩm hay theo đối tượng lao động: Cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp được chia thành các bộ phận sản xuất. ĐỀ CƢƠNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 1- Trình bày khái niệm, ý nghĩa và mục đích của công tác tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp ? 2- Trình bày khái. trị sản xuất ? Cho ví dụ cụ thể ? CÂU HỎI 1 ĐIỂM Câu 1.1. Trình bày khái niệm, ý nghĩa và mục đích của công tác tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp ?  Khái niệm: Tổ chức sản xuất trong

Ngày đăng: 02/10/2014, 08:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan